intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý phụ huynh cùng tham khảo "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt" để hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn luyện kiến thức cho học sinh khối 11.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC: 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 11 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Mã đề: 132 Câu 1: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng? A. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện đi qua. B. Các đường sức điện của hệ điện tích là đường cong không kín. C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau. D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu. B. Chim thường xù lông về mùa rét. C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường. D. Sét giữa các đám mây. Câu 3: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích lần lượt là q1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì mỗi quả cầu mang điện tích A. q = q1 + q2 . B. q = q1 - q2. C. q = (q1 + q2)/2. D. q = (q1 - q2 ). Câu 4: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 10cos2πt (cm) có pha tại thời điểm t là A. 2π. B. 2πt. C. 0. D. π. Câu 5: Cọ xát thanh ebonit vào miếng dạ, thanh ebonit tích điện âm vì: A. Electron chuyển từ thanh ebonit sang dạ. B. Electrong chuyển từ dạ sang thanh ebonit. C. Proton chuyển từ dạ sang thanh ebonit. D. Proton chuyển từ thanh ebonit sang dạ. Câu 6: Cường độ điện trường là đại lượng A. véctơ B. vô hướng, có giá trị dương. C. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm. D. vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích. Câu 7: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó. C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường. Câu 8: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1. J/N. Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về điện môi? A. Điện môi là môi trường cách điện. B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1. C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần. D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. Câu 10: Gọi x là li độ, k là hệ số tỉ lệ (k > 0). Lực tác dụng làm vật dao động điều hòa có dạng A. F = kx. B. F = -kx2. C. F = kx2. D. F = -kx. Câu 11: Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai? A. B. C. D. Câu 12: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = E.d. B. U = E/d. C. U = q.E.d. D. U = q.E/q. Câu 13: Trong không khí luôn luôn có những ion tự do. Nếu thiết lập một điện trường trong không khí thì điện trường này sẽ làm cho các ion di chuyển thế nào? A. Ion âm sẽ di chuyển từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp. B. Ion âm sẽ di chuyển từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. C. Ion dương sẽ di chuyển từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. D. Các ion sẽ không dịch chuyển. Câu 14: Sau khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng A. hóa năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. năng lượng điện trường trong tụ điện. Câu 15: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét không đúng là A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau, mỗi vật dẫn là một bản tụ điện. B. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. C. Điện dung của tụ điện được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ. D. Hiệu điện thế giới hạn của tụ điện là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng. Câu 17: Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có A. cùng tần số góc. B. cùng pha ban đầu. C. cùng biên độ. D. cùng pha. Câu 18: Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai? A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương. D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương. Câu 19: Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là A. trung điểm của AB. B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB. C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều. D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân. Câu 20: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cosωt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là A. 2 cm. B. 6 cm. C. 3 cm. D. 12 cm. Câu 21: Phương trình x = Acos( t   / 3 ) cm biểu diễn dao động điều hoà của một chất điểm. Gốc thời gian đã được chọn khi A. li độ x = A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng về vị trí cân bằng. B. li độ x = A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng ra xa vị trí cân bằng. C. li độ x = -A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng về vị trí cân bằng. D. li độ x = -A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng ra xa vị trí cân bằng. Câu 22: Đồ thị biểu diễn độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân F2 không phụ thuộc vào khoảng cách r được cho như hình vẽ bên. Tỉ số là: F1 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 23: Một vật dao động điều hòa với tần số 5Hz và có tốc độ cực đại bằng 1,57 m/s. Lúc t =0, vật có li độ cực đại. Phương trình dao động của vật:  A. x  5 cos(5t ) (cm). B. x  10 cos(5 t  ) (cm). 2 C. x  5cos(10 t ) (cm). D. x  10 cos(10 t ) (cm). Câu 24: Hai điện tích điểm q1 = +3 μC và q2 = -6 μC, đặt trong dầu (  = 2) cách nhau một khoảng r=6cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. lực hút với độ lớn F = 22,5 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 22,5 (N). C. lực hút với độ lớn F = 45 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. Câu 25: Hãy giải thích tại sao ở các xe xitec thở dầu người ta phải lắp một chiếc xích sắt chạm xuống đất? Khi xe chạy vỏ thùng nhiễm điện, có thể làm nảy sinh tia lửa điện và bốc cháy. Vì vậy, người ta phải làm một chiếc xích sắt nói vỏ thùng với đất? A. Điện tích xuất hiện sẽ theo sợi dây xích truyền xuống đất. B. Điện tích xuất hiện sẽ phóng tia lửa điện theo sợi dây xích truyền xuống đất. C. Điện tích xuất hiện sẽ đốt nóng thùng và nhiệt theo sợi dây xích truyền xuống đất. D. Sợi dây xích đưa điện tích từ dưới đất lên để làm cho thùng không nhiễm điện. Câu 26: Có ba quả cầu kim loại, kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích + 27µC, quả cầu B mang điện – 3 µC, quả cầu C không mang điện. Cho hai quả cầu A và B chạm nhau rồi tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau. Lúc này điện tích trên các quả cầu A, B và C lần lượt là x, y và z. Giá trị của biểu thức (x + 2y – 3z) gần giá trị nào nhất sau đây? A. 42 µC. B. 24 µC. C. 30 µC. D. 6 µC. Câu 27: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A 2 là A. T/8. B. T/4. C. T/6. D. T/12. Câu 28: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 72 V/m, tại B bằng 18 V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức? A. 32 V/m. B. 54 V/m. C. 45 V/m. D. 30 V/m. Câu 29: Tại ba đỉnh của tam giác vuông cân ABC, AB = AC = a, đặt ba điện tích dương qA= qB = q; qC = 2q trong chân không. Cường độ điện trường tại H là chân đường cao hạ từ đỉnh góc vuông A xuống cạnh huyền BC có biểu thức 18 2.10 9.q 18.10 9.q 9.10 9.q 27.10 9.q A. . B. . C. . D. . a2 a2 a2 a2 Câu 30: Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công M của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường: Q N A. AMQ = - AQN . B. AMN = ANP. C. AQP = AQN. D. AMQ = AMP. P Câu 31: Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V. Câu 32: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc . Tốc độ chuyển động trung bình của chất điểm trong một chu kì là 2 ωA π A. ωA . B. ωA . C. . D. ωA . π 2π 2 Câu 33: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Tính cường độ điện trường và cho biết đặc điểm điện trường, dạng đường sức điện trường giữa hai tấm kim loại: A. điện trường biến đổi, đường sức là đường cong, E = 1200V/m. B. điện trường biến đổi tăng dần, đường sức là đường tròn, E = 800V/m. C. điện trường biến đổi, đường sức là đường thẳng, E = 1000V/m. D. điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1000V/m. Câu 34: Một hạt bụi kim loại tích điện âm khối lượng 10-10kg lơ lửng trong khoảng giữa hai bản tụ điện phẳng nằm ngang bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 4,8mm, lấy g = 10m/s2. Chiếu tia tử ngoại làm hạt bụi mất một số electrôn và rơi xuống với gia tốc 8m/s2. Biết điện tích electron là 1,6.10-19C, bỏ qua sự giảm khối lượng của hạt bụi do mất bớt electron, số hạt electrôn mà hạt bụi đã mất là: A. 18 000 hạt. B. 20000 hạt. C. 24 000 hạt. D. 28 000 hạt. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 35: Một điện trường đều E = 300V/m. Tính công của lực điện trường trên di chuyển A điện tích q = 10nC trên quỹ đạo ABC với ABC là tam giác đều cạnh a = 10cm như hình vẽ: A. 4,5.10-7J . B. 3.10-7J. C. - 1.5.10-7J. D. 1.5.10-7J. B C Câu 36: Trên một tụ điện có ghi 250V - 50nF. Điện tích mà tụ tích được khi đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 220V là: A. 12,5μC B. 11μC C. 5 μC D. 1,1μC Câu 37: Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một điện tích điểm vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét? A. Hình 2. B. Hình 3. C. Hình 1 D. Hình 4   Câu 38: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos( t + ) cm. Thời điểm vật có li độ 3 4 2 3 cm lần thứ 2020 là: A. 3030,25 s. B. 3029,75 s. C. 6059,75 s. D. 12119,75 s. Câu 39: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống hệt nhau chứa các điện tích cùng dấu q1, q2 được treo vào chung điểm O bằng hai sợi dây chỉ mảnh, không dãn, dài bằng nhau. Hai quả cầu đẩy nhau và góc giữa hai dây treo bằng 600. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi thả ra thì chúng đẩy nhau mạnh hơn và góc giữa hai dây q1 treo bây giờ là 900. Tỉ số có thể là q2 A.7,5. B. 0,085. C. 10. D. 9. Câu 40: Một chất điểm đang dao động điều hòa trên một đoạn thẳng. Trên đoạn thẳng đó có 7 điểm theo đúng thứ tự M1, M2, M3, M4, M5, M6, và M7 với M4 là vị trí cân bằng. Biết cứ 0,1  s thì chất điểm lại qua hai điểm liên tiếp M1, M2, M3, M4, M5, M6, và M7 . Tốc độ của nó lúc qua điểm M6 là 5cm/s. Biên độ A bằng: A. 4 cm. B. 6 cm. C. 12 cm. D. 4 3 cm ---------------- HẾT ---------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2