intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 lần 1 năm 2013 môn Hóa học - ĐH Vinh

Chia sẻ: Tran Duong Tam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 lần 1 năm 2013 môn Hóa học sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 lần 1 năm 2013 môn Hóa học - ĐH Vinh

  1. www.MATHVN.com TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 – LẦN I NĂM 2013 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm) Họ và tên ...................................................... .....................Số báo danh .......................... Mã đề thi 135 Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (theo đvC): C = 12; H = 1; O = 16; S = 32; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; N = 14; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Ba = 137; K = 39; Pb = 207; Ag = 108; P = 31; Ca = 40; Zn = 65; Sn = 119; Be = 9. A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu: Từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 30,24. B. 86,94. C. 60,48. D. 43,47. Câu 2: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Y là A. C3H8. B. C2H6. C. CH4. D. C4H10. Câu 3: Cho dãy các chất: axetilen, anđehit axetic, axit fomic, anilin, phenol, metylxiclopropan. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 4: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, sinh ra 0,055 mol CO2 và 0,81 gam H2O. Phần trăm thể tích của HCHO trong X là A. 25,00%. B. 75,00%. C. 66,67%%. D. 33,33%. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X và 0,2 mol H2. Sục khí CO2 tới dư vào X, xuất hiện 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 37,60. B. 21,35. C. 42,70. D. 35,05. Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là A. 3,17. B. 3,89. C. 4,31. D. 3,59. Câu 7: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là A. C2H5COOH, C2H5CH2OH, CH3COCH3, C2H5CHO. B. C2H5COOH, C2H5CHO, C2H5CH2OH, CH3COCH3. C. C2H5CHO, CH3COCH3, C2H5CH2OH, C2H5COOH. D. CH3COCH3, C2H5CHO, C2H5CH2OH, C2H5COOH. Câu 8: Hấp thụ hết 0,15 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,025 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,775. B. 9,850. C. 29,550. D. 19,700. Câu 9: Ba hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất sau: X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc; X, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. CH2(OH)-CH2-CHO, C2H5-COOH, CH3-COO-CH3. B. HCOO-C2H5, CH3-CH(OH)-CHO, OHC-CH2-CHO. C. CH3-COO-CH3, CH3-CH(OH)-CHO, HCOO-C2H5. D. HCOO-C2H5, CH3-CH(OH)-CHO, C2H5-COOH. Câu 10: Cho 1,74 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (nhóm IIA) và Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 0,1 mol NO2. Mặt khác, cho 2,1 gam M phản ứng hết với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được vượt quá 1,12 lít (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. Câu 11: Hợp chất hữu cơ X, mạch hở có công thức phân tử C5H13O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y nhẹ hơn không khí và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 6. B. 4. C. 8. D. 10. Câu 12: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIA. Đơn chất X không phản ứng trực tiếp với đơn chất Y. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng? A. Công thức oxi cao nhất của X là X2O5. B. Bán kính nguyên tử Y lớn hơn bán kính nguyên tử X. C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X. D. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 electron độc thân. Câu 13: Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,5. C. 3,0. D. 1,0. − 2− Câu 14: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl , SO 4 . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. NaHCO3. B. BaCl2. C. Na3PO4. D. H2SO4. Câu 15: Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là A. 1,28 gam và 2,744 lít. B. 2,40 gam và 1,848 lít. C. 1,28 gam và 1,400 lít. D. 2,40 gam và 1,400 lít. www.DeThiThuDaiHoc.com Trang 1/4 - Mã đề thi 135
  2. www.MATHVN.com Câu 16: Số thuốc thử tối thiểu cần dùng để phân biệt 3 chất khí đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn: HCHO, CH3CHO, CH3OCH3 là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 17: Cho các chuyển hóa sau: + H+ , t0 X + H2O → X1 + X2 X1 + 2[Ag(NH3)2]OH  → X3 + 3NH3 + 2Ag↓ + H2O t0 X2 + 2[Ag(NH3)2]OH  → X3 + 3NH3 + 2Ag↓ + H2O t0 X3 + HCl → axit gluconic + NH4Cl Chất X là A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. Câu 18: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 và ZnO đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 49,25 gam kết tủa. Cho toàn bộ X phản ứng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, kết thúc các phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là A. 4,48 B. 3,36. C. 6,72. D. 5,60. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,155 mol O2, thu được 0,13 mol CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là A. CH3CHO và HCOOCH3. B. CH3CHO và HCOOC2H5. C. HCHO và CH3COOCH3. D. CH3CHO và CH3COOCH3. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,4 mol CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 21: Cho dãy các chất: vinyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, phenol, etilen, ancol benzylic. Số chất trong dãy không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 22: Hỗn hợp X gồm ankin Y và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,7. Dẫn X đi qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 16,75. Công thức phân tử của Y là A. C4H6. B. C5H8. C. C3H4. D. C2H2. Câu 23: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8. C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9. Câu 24: Cho phương trình hóa học: M + HNO3 → M(NO3)n + NxOy + H2O Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tố giản thì hệ số của HNO3 là A. 5nx - 2ny. B. 5nx - 2y. C. 6nx - 2ny. D. 6nx - 2y. − − Câu 25: Dung dịch X chứa: 0,03 mol K+; 0,02 mol Ba2+ và x mol OH . Dung dịch Y chứa: y mol H+; 0,02 mol NO 3 và z mol − Cl . Trộn X với Y thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của z là A. 0,02. B. 0,03. C. 0,08. D. 0,05. − − Câu 26: Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K+, HCO 3 , Cl và Ba2+. Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là A. 23,700 gam. B. 14,175 gam. C. 11,850 gam. D. 10,062 gam. Câu 27: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ X và Y. Cho M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được 14,1 gam một muối và 2,3 gam một ancol no, mạch hở. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng M trên thì thu được 0,55 mol CO2. Công thức của X và Y lần lượt là A. CH2=CHCOOH và CH2=CH-COO-CH3. B. CH≡C-COOH và CH≡C-COO-CH3. C. CH≡C-COOH và CH≡C-COO-C2H5. D. CH2=CHCOOH và CH2=CH-COO-C2H5. Câu 28: Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO. (II) Sục khí H2S vào dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 loãng. (III) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 trong H2O. (IV) Cho Zn vào dung dịch CrCl3. (V) Cho FeS vào dung dịch HCl. (VI) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 29: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là A. CH3-CH2-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CH≡C-COOH. D. CH3-COOH. Câu 30: Cho dãy các chất: CH3OH, C2H5OH, CH3CHO, C2H2, C2H4, C4H10, CH3COOCH3. Số chất trong dãy mà bằng một phản ứng trực tiếp tạo ra axit axetic là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. www.DeThiThuDaiHoc.com Trang 2/4 - Mã đề thi 135
  3. www.MATHVN.com Câu 31: Hòa tan hết 0,15 mol P2O5 vào 200 gam dung dịch H3PO4 9,8%, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Hỏi trong Y có chứa những hợp chất nào của photpho và khối lượng tương ứng là bao nhiêu (bỏ qua sự thủy phân của các muối trong dung dịch)? A. 45,0 gam NaH2PO4; 17,5 gam Na2HPO4 B. 30,0 gam NaH2PO4; 35,5 gam Na2HPO4. C. 14,2 gam Na2HPO4; 41,0 gam Na3PO4. D. 30,0 gam Na2HPO4; 35,5 gam Na3PO4. Câu 32: Cho 10,2 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 15%. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 33: Cho dãy các chất rắn: Zn, NaHCO3, Al2O3, NH4Cl, NaCl, CuO, Cr2O3, Al(OH)3, Mg(OH)2. Số chất trong dãy vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH loãng là A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X bằng một lượng không khí (chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2) vừa đủ, chỉ thu được 0,15 mol CO2; 0,175 mol H2O và 0,975 mol N2. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C9H21N. C. C3H9N. D. C3H7N. Câu 35: Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ nguyên các yếu tố khác) ? A. CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) B. N2O4 (k)  2NO2 (k) C. 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) D. N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) Câu 36: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (3) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch KOH. (5) Nung Mg với SiO2. (6) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (7) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. Số thí nghiệm tạo sản phẩm đơn chất là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 37: Cho dãy các chất: alanin, caprolactam, acrilonitrin, anđehit fomic, axit ađipic, etylen glicol. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 38: Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa khi các phản ứng kết thúc? A. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. B. Cho AgNO3 vào dung dịch CuCl2. C. Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5). Câu 40: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng (với điện cực trơ) là A. Ni, Cu, Ag, Pb. B. Fe, Al, Cu, Ag. C. Mg, Sn, Na, Ni. D. Ba, Mg, Pb, Sn. B. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II) Phần I. Theo chương trình Chuẩn (10 câu: Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm Pb và Sn tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra 0,08 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH đặc nóng, thì khi kết thúc các phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 5,376. B. 1,792. C. 2,688. D. 3,944. Câu 42: Cho dãy các chất: C2H5COOH (1), CH3CHClCOOH (2), CH2ClCH2COOH (3), CH2ClCOOH (4), CH2FCOOH (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực axit giảm dần từ trái sang phải là A. (5), (4), (2), (3), (1). B. (1), (3), (2), (4), (5). C. (5), (2), (4), (3), (1). D. (4), (5), (3), (2), (1). Câu 43: Thứ tự từ trái sang phải của một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Mg2+/Mg; Al3+/Al; Cr2+/Cr; Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu. Dãy chỉ gồm các kim loại tác dụng được với Zn2+ trong dung dịch là A. Al, Fe, Cu. B. Cr, Fe, Cu. C. Mg, Al, Cr. D. Mg, Al, Zn. Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai anđehit, thu được a mol H2O. Công thức của hai anđehit có thể là A. HCHO và OHC-CH2-CHO. B. HCHO và CH≡C-CHO. C. OHC-CHO và CH3CHO. D. CH3CHO và CH≡C-CHO. Câu 45: Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 48 : 5 : 8. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ancol thơm ứng với công thức phân tử của X là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 46: Trường hợp nào sau đây không có phản ứng hóa học xảy ra? A. Sục khí H2S vào dung dịch MgCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. C. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng. D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. Câu 47: Cho dãy các hiđroxit: Zn(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ni(OH)2. Số hiđroxit trong dãy tan được trong dung dịch NH3 dư là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. www.DeThiThuDaiHoc.com Trang 3/4 - Mã đề thi 135
  4. www.MATHVN.com Câu 48: Cho các phát biểu sau: (a) Mantozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ. (b) Dung dịch glucozơ không làm mất màu nước brom. (c) Glucozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian. (e) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2. (g) Hồ tinh bột tác dụng với I2 tạo ra sản phẩm có màu xanh tím. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3 C. 4. D. 2. Câu 49: Số tripeptit mạch hở tối đa thu được từ hỗn hợp chỉ gồm glyxin và alanin là A. 8. B. 6. C. 9. D. 4. Câu 50: Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là A. 4,48. B. 2,80. C. 5,60. D. 8,40. Phần II. Theo chương trình Nâng cao (10 câu: Từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: + H O / H+ ,t0 Tinh bột  2 → Glucozơ → Ancol etylic men ancol , t 0 Lên men 3,24 kg tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Thể tích dung dịch ancol etylic 200 thu được là (biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml) A. 3,45 lít. B. 19,17 lít. C. 6,90 lít. D. 9,58 lít. Câu 52: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. Br2 trong H2O. B. dung dịch H2SO4 đặc. C. H2 (xúc tác: Ni, nung nóng). D. dung dịch NaOH. Câu 53: Cho các chuyển hóa sau: + KCN + H O / H+ ,t0 (1) CH3CH2Br → X1  2 → X2 + HBr + Mg (2) CH3-CH=CH2  → Y1 → ete khan Y2 Các chất hữu cơ X1, X2, Y1, Y2 là các sản phẩm chính. Hai chất X2 và Y2 lần lượt là A. CH3CH2COOH và CH3CH(MgBr)CH3. B. CH3COOH và CH3CH(MgBr)CH3. C. CH3CH2COOH và CH3CH2CH2MgBr. D. CH3COOH và CH3CH2CH2MgBr. Câu 54: Hợp chất hữu cơ X (mạch hở, không phân nhánh) có công thức phân tử C4H8O2. Chất X tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo phù hợp với điều kiện trên của X là A. 6. B. 10. C. 7. D. 5. Câu 55: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: E 0X-Y = 0,18V; E 0X-Z = 0,30V; E 0Y-T = 0,13V (X, Y, Z, T là bốn kim loại). Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Y - Z là 0,48V. B. Trong các pin điện hóa: Y-Z, X-Y, Y-T thì Y đều bị oxi hóa. C. Tính khử giảm dần từ trái sang phải theo dãy: X, Z, Y, T. D. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa X - T là 0,31V. Câu 56: Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là A. 54,95 B. 42,55 C. 40,55 D. 42,95 Câu 57: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là A. 5,92 B. 4,96 C. 9,76 D. 9,12 Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hóa: + S ,t 0 +H O + Br + dung dòch NaOH Cr  → X  2 → Y  2 →Z Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Cr2S3, Cr(OH)3, Na2Cr2O7. B. Cr2S3, Cr(OH)3, Na2CrO4. C. CrS, Cr(OH)2, NaCrO2 (hay Na[Cr(OH)4]). D. CrS, Cr(OH)2, Na2Cr2O7. Câu 59: Cho 200 ml dung dịch CH3COOH 0,1M tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch X. Biết ở −4 ,75 250C, Ka của CH3COOH là 10 , bỏ qua sự phân li của H2O. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là A. 8,95 B. 12,30 C. 1,69 D. 12,00 Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc I, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, X1 là amin no, mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai nguyên tử H) thu được 0,1 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên tác dụng hết với HNO2, sinh ra 0,05 mol N2. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1. B. Trong phân tử X2 có 7 liên kết σ và 1 liên kết π. C. X2 phản ứng với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia phản ứng tráng bạc. D. X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử. ---------------------------------------- ---------------- HẾT ---------- www.DeThiThuDaiHoc.com Trang 4/4 - Mã đề thi 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2