intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCĐ lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 356

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi KSCĐ lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 356 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCĐ lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 356

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN III. NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Đề thi môn: Hóa học Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi: 356 (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) SBD: ………………… Họ và tên thí sinh:  ……………………………………………………………….. Câu 1: Kim loại nào dưới đây không tan trong nước?      A. Be. B. Li. C. Ca. D. K. Câu 2: Đun 3,00 gam axit axetic với 4,60 gam ancol etylic trong H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este  hóa. Biết hiệu suất phản ứng este hóa đạt 30%. Khối lượng este thu được sau phản ứng là A. 1,32 gam. B. 8,80 gam. C. 4,40 gam. D. 2,64 gam. Câu 3: Axit aminoaxetic có công thức là A. H2N­CH2­CH2­COOH. B. CH3­CH(NH2)­COOH. C. H2N­CH2­COOH. D. (CH3)2CH­CH(NH2)­COOH. Câu 4: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 5: Nguyên nhân chính gây nên những tính chất vật lí chung của kim loại là do A. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân lớn. B. tinh thể kim loại có các electron tự do. C. nguyên tử kim loại có số electron lớp ngoài cùng ít. D. bán kính nguyên tử kim loại lớn. Câu 6: Xà phòng hóa triglixerit X, thu được glixerol, natri stearat và natri panmitat. Số công thức cấu   tạo có thể có của X là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 7: Dung dịch chất nào dưới đây làm hồng phenolphtalein? A. NaNO3. B. HCl. C. NaHSO4. D. NaOH. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na, K vào lượng dư nước, thu được dung dịch X và 1,12 lít H 2  (đktc). Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là A. 25 ml. B. 100 ml. C. 75 ml. D. 50 ml. Câu 9: Quặng hemantit đỏ có thành phần chính là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeCO3. D. Fe2O3.nH2O. Câu 10: Trộn 100 ml dung dịch glixin 1,0M với 100 ml dung dịch NaOH 1,4M, thu được dung dịch X.   Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch X là A. 340 ml. B. 40 ml. C. 140 ml. D. 240 ml. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít   H2 (đktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 7,2. B. 12,8. C. 8,8. D. 11,2. Câu 12: Hiđrua nào dưới đây khi tan trong nước tạo dung dịch có tính bazơ? A. HF. B. H2S. C. NH3. D. PH3. Câu 13: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 356
  2. __ __ __ Taám kính ooooo _ _ ooooooooo oo __ __ __ __ Chaát  raén X oooo oooooo oooo Chất rắn X là A. NaCl. B. NH4Cl. C. Na2CO3. D. NH4NO2. Câu 14: Hiđrocacbon nào dưới đây làm mất màu nước brom? A. metan. B. hexan. C. benzen. D. etilen. Câu 15: Hiđroxit nào dưới đây có tính chất lưỡng tính? A. Ca(OH)2. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. NaOH. Câu 16: Oxi hóa ancol etylic bằng CuO (đốt nóng), thu được sản phẩm hữu cơ là A. axit axetic. B. axetanđehit. C. fomanđehit. D. axit fomic. Câu 17: Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. C2H5OH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. C2H5CHO. Câu 18: Chất nào sau đây không tác dụng với cacbon khi đốt nóng? A. CO2. B. Mg. C. CO. D. H2O. Câu 19: Khí thải có trong khói máy bay là một trong những tác nhân phá hủy tầng ozon là A. CO. B. NO2. C. CO2. D. NO. Câu 20: Cho dung dịch HNO3 đặc, nóng lần lượt tác dụng với các chất: Fe2O3, C, FeCO3, CaCO3. Số  thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 21: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C9H8. X có khả năng kết tủa với dung dịch AgNO 3 trong  NH3 và tác dụng với brom trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1 : 2. Số công thức cấu tạo có thể có của X là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 22: Có các thí nghiệm sau: (1) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. (2) Nhỏ dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (3) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3. (4) Dẫn khí CO (đốt nóng) đi qua hỗn hợp MgO, Al2O3. (5) Đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 23: Dung dịch A chứa a mol ZnSO4; dung dịch B chứa b mol AlCl3; dung dịch C chứa c mol NaOH.  Tiến hành 2 thí nghiệm sau:  Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A; Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B. Lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm biến đổi theo đồ thị sau đây: n b a __ _ 0 x 4a 0,32 nNaOH                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 356
  3. Tổng khối lượng kết tủa  ở 2 thí nghiệm khi dùng x mol NaOH có giá trị   gần nhất với giá trị  nào  sau đây? A. 9. B. 8. C. 8,5. D. 9,5. Câu 24:  Chỉ  dùng quỳ  tím để  nhận biết các dung dịch đựng riêng biệt các chất sau: NaOH, HCl,  NaHCO3, Na2CO3, H2SO4, NaHSO4. Số dung dịch có thể nhận biết được là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 25: Có các khẳng định sau: (1) Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo không no. (2) Lipit là trieste của glixerol với các axit béo. (3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (4) Thủy phân đisaccarit thu được hai loại monosaccarit. (5) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch polime phân nhánh. (6) Xà phòng hóa vinyl axetat, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số khẳng định đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 26: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít  khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để  phản  ứng xảy ra  hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Biết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử  của N+5  (nếu có) là NO duy nhất, hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay   hơi nước. Giá trị (mX – mY) gần nhất là? A. 90. B. 89. C. 91. D. 92. Câu 27: Hòa tan hỗn hợp X gồm Na, Mg, Al vào lượng dư nước, thu được chất rắn Y và dung dịch Z.   Chất rắn Y tan một phần trong dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch T và chất rắn G. Sục khí CO2  đến dư vào dung dịch Z hay dung dịch T, đều thu được kết tủa H và dung dịch muối E. Kết luận nào   sau đây đúng? A. Muối G còn được gọi là sođa. B. Dung dịch Z chứa NaAlO2 và NaOH. C. Chất rắn Y chỉ chứa Mg. D. Muối G được dùng làm xốp bánh và thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Câu 28:  X1,  X2, X3, X4, X5  là các hợp chất hữu cơ  no, mạch hở  (mỗi chất chỉ  chứa các nguyên tố  cacbon, hiđro và oxi) đều có khối lượng phân tử là 74 (đvC). Biết rằng:         ­ X1, X2, X3, X5 phản ứng được với Na, giải phóng khí H2.        ­ X2, X3, X4 phản ứng được với dung dịch NaOH.        ­ X2, X4, X5 đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.        ­ Oxi hóa X1 thì thu được đồng đẳng kế tiếp của X3. Kết luận nào sau đây không đúng? A. X2 và X5 thuộc cùng dãy đồng đẳng. B. X3, X4 là đồng phân của nhau. C. X2 là HOOC­CHO. D. X1, X3, X4 là hợp chất đơn chức. Câu 29:  Hòa tan 7,44 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn vào dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít H 2  (đktc). Cho 7,44 gam X vào 200 ml dung dịch CuSO 4 x M, sau khi các phản  ứng xảy ra hoàn toàn thu  được 7,4 gam kim loại. Giá trị của x là A. 0,200 hoặc 0,425. B. 0,275 hoặc 0,400. C. 0,400 hoặc 0,425. D. 0,200 hoặc 0,275. Câu 30: Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ  được tạo ra từ  Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO 2, H2O và  N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840  ml (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối   lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8,25. B. 6,26 C. 7,26. D. 7,25.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 356
  4. Câu 31: Hợp chất X mạch hở  có công thức phân tử  là C5H11NO2, có mạch cacbon phân nhánh. Cho  11,7 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng  hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước  brom. Cô cạn dung dịch Z, thu được khối lượng muối khan là A. 12,2 gam. B. 10,8 gam. C. 8,2 gam. D. 9,4 gam. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe, Mg, MgO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong đó Oxi chiếm 23,43% về khối lượng.   Hòa tan hết 38,24 gam X trong dung dịch chứa a mol HCl và b mol KNO3, thu được dung dịch Y chỉ  chứa các muối trung hòa và 1,12 lít hỗn hợp hai khí gồm N2 và N2O. Cho từ từ dung dịch AgNO3 2M  vào Y, đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì thấy dùng vừa hết 940 ml, đem cô cạn dung dịch tạo   thành thu được m gam rắn, nung phần rắn này trong chân không thấy khối lượng giảm 103,24 gam và  thoát ra 55,44 lít hỗn hợp khí và hơi. Biết: các phản  ứng xảy ra hoàn toàn; các thể  tích khí đo ở điều   kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 188. B. 185. C. 186. D. 187. Câu 33: Có bốn dung dịch riêng biệt được đánh số: (1) H 2SO4 1M; (2) HCl 1M; (3) KNO 3 1M và (4)  HNO3 1M. Lấy ba trong bốn dung dịch trên có cùng thể tích trộn với nhau, rồi thêm bột Cu dư vào, đun   nhẹ, thu được V lít khí NO (đktc). Trộn với tổ hợp nào sau đây thì được giá trị V lớn nhất? A. (1), (2) và (4) B. (1), (3) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (2) và (3) Câu 34: Hỗn  hợp  X  chứa  ba  axit  cacboxylic  đều  đơn  chức,  mạch  hở,  gồm  một  axit  no  và  hai  axit  không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH  2M, thu  được  25,56  gam  hỗn  hợp  muối.  Đốt  cháy  hoàn  toàn  m  gam  X,  hấp  thụ  toàn  bộ  sản  phẩm  cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai  axit cacboxylic không no trong m gam X là A. 12,06 gam. B. 9,96 gam. C. 18,96 gam. D. 15,36 gam. Câu 35: Cho Fe tác dụng lần lượt với lượng dư các dung dịch sau: Fe 2(SO4)3, HNO3 loãng, H2SO4 (đặc,  nóng), AgNO3, HCl. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 36: Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin,   1 mol tyrosin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thấy trong hỗn hợp sản phẩm có các đipeptit Gly­Ala,   Ala­Gly, tripeptit Tyr­Val­Gly. Trình tự các amino axit trong phân tử X là A. Tyr ­ Val ­ Gly ­ Gly ­ Ala. B. Ala ­ Gly ­ Tyr ­ Val ­ Gly. C. Tyr ­ Val ­ Gly ­ Ala ­ Gly. D. Gly ­ Ala ­ Gly ­ Tyr ­ Val. Câu 37:  Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy  đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36   gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản  ứng xảy ra hoàn   toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn  Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ  hơn 46.   Giá trị của m là A. 6,53. B. 5,92. C. 7,09. D. 5,36. Câu 38: Tiến hành thí nghiệm với 4 dung dịch riêng biệt của 4 chất X, Y, Z, T, được kết quả  theo   bảng sau: Dung   dịch   AgNO3/NH3,  Dung dịch brom Cu(OH)2  (nhiệt   độ  t o thường) X Có kết tủa trắng bạc Mất màu Không hiện tượng Y Có kết tủa trắng bạc Mất màu Dung dịch xanh lam Z Không hiện tượng Mất màu Dung dịch màu xanh T Không hiện tượng Không hiện tượng Dung dịch xanh lam Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. CH3­CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH2=CH­COOH, C3H5(OH)3. B. CH3­CHO, CH2=CH­COOH, C6H12O6 (glucozơ), C3H5(OH)3.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 356
  5. C. C6H12O6 (glucozơ), CH3­CHO, CH2=CH­COOH, C3H5(OH)3. D. CH2=CH­COOH, C6H12O6 (glucozơ), CH3­CHO, C3H5(OH)3. Câu 39: Hỗn hợp X gồm hai amino axit  no, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp, phân tử của chúng đều  chứa một nhóm amino, một nhóm chức cacboxyl. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với 200  ml dung dịch HCl 2M (có dư), được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y thì  phải cần dùng 250 ml dung dịch NaOH 2,8 M. Mặt khác, nếu đốt cháy hết m gam hỗn hợp X rồi cho  hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng lượng dư   dung dịch xút, khối lượng bình tăng 52,3 gam. Công  thức hai chất trong hỗn hợp X là A. H2NC4H8COOH; H2NC5H10COOH. B. H2NCH2COOH; H2NC2H4COOH. C. H2NC2H4COOH; H2NC3H6COOH. D. H2NC3H6COOH; H2NC4H8COOH. Câu 40: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và  1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136  lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa   với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi, thu   được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là A. 23,96%. B. 31,95%. C. 27,96%. D. 19,97%. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 356
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2