intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi môn tư pháp quốc tế

Chia sẻ: Nguyễn Trung Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

2.852
lượt xem
907
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo sách quảng cáo 'đề thi môn tư pháp quốc tế', khoa học xã hội, hành chính - pháp luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi môn tư pháp quốc tế

  1. Tu phap quoc te Nhận định – Trả lời Câu 1 : nhận định 3 điểm 1. Quy phạm xung đột là quy phạm nhằm xác định thẩm quyền tòa án và hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết các vụ vi ệc dân sự có yếu tố n ước ngoài. Sai vì quy phạm xung đột nhằm giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật mà xung đột pháp luật có thể xảy ra trong cả 3 phạm vi đi ều chỉnh của TPQT 2. Đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài mà các bên đều là công dân Việt nam thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Vi ệt Nam. Sai vì theo kho ản 1 đi ều 411 BLTTDS không có quy định về điểm này là thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN như theo đi ểm đ khoản 2 điều 410 trường hợp là all là cdvn nhưng l ại là thuộc trường hợp thẩm quyền chung 3. Phần IV BLDS chỉ được áp dụng để giải quyết các vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong trường hợp di sản thừa kế nằm tại Việt Nam sai vì chỉ cần pháp luật nước ngoài hoặc phần VII của BLDS dẫn chiếu thì đc áp dụng,đặt biệt về hình thức di chúc, năng l ực l ập di chúc, việc sửa đổi di chúc sẽ được áp dụng nếu nơi lập là tại VN (768 BLDS) Câu 2: 4 điểm Có nhận định “Hệ thuôc Luật Toà án” luôn được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Anh( chị) hãy bình luận về quan đi ểm trên. Nhận định này có điểm đúng và điểm chưa đúng. Bởi lẽ, ‘hệ thuộc luật tòa án” sẽ luôn được áp dụng về mặt hình thức (thụ tục) tại tòa án nước đó khi tòa án đó gi ải quyết các vụ án có YTNN còn về mặt nội dung phải tùy vào trường hợp mà đc áp dụng khi QHXĐ dẫn chiếu áp dụng hệ thuộc này, ho ặc n ếu không có QPXĐ và các hệ thuộc khác liên quan trực tiếp hok có tác dụng thì hệ thuộc này mới đc áp dụng. Như vậy nhận định trên chỉ đúng ở mặt hình thức và chưa đúng về mặt nội dung (luật áp dụng) Câu 3 : 3 điểm Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp giữa Thương nhân A ( quốc tịch Pháp, có trụ sở thương mại tại Paris ) trong hợp hồng mua bán với thương nhân B ( quốc t ịch Việt Nam, trụ sở thương mại tại TPHCM ). Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận nơi thực hiện hợp đồng là trên lãnh thổ nước Pháp . Anh ( chị ) hãy xác định: 3.1 Các điều kiện và nguyên tắc để Tòa án Việt Nam có thể áp dụng pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết tranh chấp trên. Giữa pháp và VN có HĐTTTP nhưng không có quy định về trường hợp về việc giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên hợp đồng. do đó ta sẽ có nhưng cách sau để TAVN áp dụng luật nơi thực hiệp hợp đồng Thứ nhất là các bên lựa chọn luật giải quyết trước và sau khi có tranh chấp. Miễn sao đáp ứng đc đk chọn luật (4 điều ki ện) phân tích Nếu các bên không chọn, TAVN có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa vào luật tòa án để xác định luật áp dụng thì áp dụng đi ều 769 BLDS thì sẽ áp dụng luật nơi thực hiện hợp đồng mà theo hợp đồng là Pháp. Việc áp dụng pháp luật Pháp phải thỏa mãn điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài là - Không rơi vào trường hợp bảo lưu trật tự công cộng (Điều 759 khoản 3) - Không có hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại hoặc dẫn chiếu đến nước thứ 3 (Renvoi) 3.2 Nêu ngắn gọn điểm khác biệt cơ bản giữa việc giải quyết tranh chấp hợp đồng ko có yếu tố nước ngoài với việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Lý giải vì sao có sự khác biệt đó. Sự khác biệt chính là nằm ở việc xác định tòa án có thẩm quyền, xác định luật áp dụng và vấn đề công nhận và thi hành bản án đó vì nếu là tranh chấp có YTNN s ẽ dẫn đến sự xung đột pháp luật (nhiều hệ thống pháp luật) còn không có YTNN thì thuộc ngành luật trong nước và sẽ không có sự XĐPL. @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@ Đề thi tốt nghiệp Khóa 31(2006-2010) Môn Tư pháp Quốc tế Thời gian 120 phút Được sử dụng tài liệu Câu 1: Nhận định (3 điểm) 1. Các quốc gia chỉ thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. 2. Việc các bên chọn Toà án nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên đồng nghĩa với vi ệc các bên chọn pháp lu ật của n ước đó nhằm gi ải quyết tranh chấp trên. 3. Theo pháp luật Việt Nam, để xác định "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài", "vụ vi ệc dân sự có yếu tố nước ngoài" đều phải căn cứ theo quy định tại Điều 758 BLDS 2005. Câu 2 (3 điểm): Trình bày căn cứ để xác định một quan hệ thừa kế là có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Vi ệt Nam và phân tích ý nghĩa của việc xác đ ịnh y ếu tố nước ngoài trong các quan hệ này. Câu 3 (4 điểm): Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 10.000 MT hạt điều thô cho Công ty B (quốc tịch Singapore). Hợp đồng được đàm phán và ký k ết t ại tr ụ sở của Công ty B tại Singapore. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Sing để điều chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, A đã tiến hành thu gom hạt điều để chuẩn bị giao hàng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi A đã thu gom đầy đủ hàng hóa để chờ giao thì B gửi thông báo cho biết B sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng vì cho rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapo do đại diện ký k ết hợp đồng của A không có thẩm quyền ký kết. Giả sử A khởi kiện tại Tòa án VN, hãy cho biết: 1. Toà án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên không? Cơ sở pháp lý? 2. Lập luận của B trong vụ việc trên là đúng hay sai? Giải thích. 3. Giả sử tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hãy phân tích các đi ều ki ện đ ể đ ảm bảo pháp lu ật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp. TRA LOI: Câu 1: Nhận định (3 điểm) 1. Các quốc gia chỉ thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Sai. Quốc gia có thể áp dụng pháp luật nước mình, Điều ước quốc tế Quốc gia là thành viên hay do các bên tham gia quan hệ l ựa chọn mà tho ả đi ều ki ện chọn lu ật, t ập quán quốc tế. Ví dụ: trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, toà án Việt Nam có thể viện dẫn Luật Thương mại, BLDS, Incoterms (nếu trong hợp đ ồng có thoả thuận chọn luật). 2. Việc các bên chọn Toà án nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên đồng nghĩa với vi ệc các bên chọn pháp lu ật của n ước đó nhằm gi ải quyết tranh chấp trên. 1
  2. Sai. Việc lựa chon Toà án giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với vi ệc các bên chọn pháp luật của nước đó. Việc chọn lu ật áp dụng s ẽ doToà án có thẩm quyền (được chọn bởi các bên) căn cứ vào thoả thuận riêng giữa các bên hay chỉ dẫn của quy phạm xung đột. Như vậy, nếu các bên chọn luật nước ngoài hay có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng luật nước ngoài thì Toà án đó có thể áp dụng pháp luật nước ngoài. 3. Theo pháp luật Việt Nam, để xác định "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài", "vụ vi ệc dân sự có yếu tố nước ngoài" đều phải căn cứ theo quy định tại Điều 758 BLDS 2005. Sai. Việc xác định "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài", "vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài" ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 758 BLDS 2005 còn căn cứ tại điều 8.14 Luật HNGĐ, Điều 405.2BLTTDS và điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP. Câu 2 (3 điểm): Trình bày căn cứ để xác định một quan hệ thừa kế là có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Vi ệt Nam và phân tích ý nghĩa của việc xác đ ịnh y ếu tố nước ngoài trong các quan hệ này. Tại Việt nam, việc xác định quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phải căn cứ theo Điều 758 BLDS. Quan hệ thừa kế được xác định là có yếu tố nước ngoài khi thoả mãn được một trong các điều kiện quy định tại Đi ều 758 BLDS 2005. (i) chủ thể: ít nhất một bên là tổ chức, công dân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. (ii) các bên là tổ chức, công dân Việt Nam nhưng có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa k ế theo pháp lu ật n ước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hay (iii)tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ thừa kế: (i) xác định thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc hừa kế có yếu tố nước ngoài. (ii) xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế này. (iii) công nhận và thi hành bản án dân sự của toà án nước ngoài. (iii) uỷ thác tư pháp quốc tế Câu 3 (4 điểm): Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 10.000 MT hạt điều thô cho Công ty B (quốc tịch Singapore). Hợp đồng được đàm phán và ký k ết t ại tr ụ sở của Công ty B tại Singapore. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Sing để điều chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, A đã tiến hành thu gom hạt điều để chuẩn bị giao hàng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi A đã thu gom đầy đủ hàng hóa để chờ giao thì B gửi thông báo cho biết B sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng vì cho rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapo do đại diện ký k ết hợp đồng của A không có thẩm quyền ký kết. Giả sử A khởi kiện tại Tòa án VN, hãy cho biết: 1. Toà án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên không? Cơ sở pháp lý? Giả sử rằng các bên không có thoả thuận chọn toà án Singapore giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng . Quan hệ hợp đồng giữa A và B có một bên là tổ chức nước ngoài, được xác lập theo pháp luật nước ngoài và phát sinh tại nước ngoài. Do đó căn cứ theo khoản 2 đi ều 405 BLTTDS thì đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc A đã thu gom hạt điều chuẩn bị giao hàng là biểu hiện của việc một phần hợp đồng được thực hiện ở Việt Nam. Như vậy, theo đi ểm e khoản 2 điều 410 BLTTDS thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền toà án Việt Nam. 2. Lập luận của B trong vụ việc trên là đúng hay sai? Giải thích. Giả sử rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapore do đại diện ký kết hợp đồng của A không có thẩm quyền ký kết. Hợp đồng được thực hiện tại Việt nam nên sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam. Việc các bên thoả thuận chọn luật Singapore chỉ được phép trong gi ới hạn quan hệ pháp luật cho phép. Tức là, luật Singapore chỉ dùng điều chỉnh phạm vị quyền lợi nghĩa vụ của các bên. Còn về hình thức, điều ki ện có hi ệu lực của hợp đ ồng s ẽ tuân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, lập luận của B là chưa chính xác. Việc xác định hợp đồng vô hiệu là thẩm quyền của Toà án chứ không phải do B quyết định. 3. Giả sử tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hãy phân tích các đi ều ki ện đ ể đ ảm bảo pháp lu ật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp. pháp luật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu thoả điều kiện chọn luật: - không trái với các nguyên tắc cơ bản - không lẩn tránh pháp luật - luật lựa chon là luật thực định TRA LOI Câu 1: Nhận định (3 điểm) 1. Các quốc gia chỉ thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trả lời: câu này sai vì Tư pháp quốc tế có hai đối tượng điều chỉnh là QHDS có YTNN và QH Tố tụng dân sự có YTNN. Trong khi đi ều chỉnh QHTTDS có YTNN thì cũng có trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài theo khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2004. 2. Việc các bên chọn Toà án nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên đồng nghĩa với vi ệc các bên chọn pháp lu ật của n ước đó nhằm gi ải quyết tranh chấp trên. Trả lời: sai vì việc chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là không đồng nhất với việc chọn luật giải quyết tranh chấp. 3. Theo pháp luật Việt Nam, để xác định "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài", "vụ vi ệc dân sự có yếu tố nước ngoài" đều phải căn cứ theo quy định tại Điều 758 BLDS 2005. Trả lời: sai vì xác định QHDS có YTNN thì phải dựa vào điều 758 BLDS nhưng để xác định vụ việc dân sự có TYNN thì phải dựa vào khoản 2 Điều 405 BLTTDS 2004 vì đây là hai khái niệm ở hai lĩnh vực khác nhau. 2
  3. Câu 2 (3 điểm): Trình bày căn cứ để xác định một quan hệ thừa kế là có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Vi ệt Nam và phân tích ý nghĩa của việc xác đ ịnh y ếu tố nước ngoài trong các quan hệ này. Pháp luật VN hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào cho thấy thế nào là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Do đó để xác định đâu là quan hệ thừa k ế có y ếu t ố nước ngoài ta vẫn dựa vào quy định tại Điều 758 BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài để xác định. Từ Điều 758 BLDS 2005 ta có thể xác định QHTK có YTNN gồm những quan hệ có các dấu hiệu sau: - Có ít nhất một bên trong QHTK là cá nhân, tổ chức, cơ quan nước ngoài hoặc người Vn định cư ở NN - Di sản ở nước ngoài. - nếu các bên trong QHTK là CD VN thì căn cứ xác lập. thay đổi, hủy bỏ quan hệ thừa k ế đó theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh tại nước ngoài. Ý nghĩa của việc xác định QHTK có YTNN: việc xác định đâu là QHTK có YTNN sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc xác định đó là đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào. Từ đó sẽ gi ải quyết được các vấn đ ề sau: Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng như yêu cầu của các bên đối với quan hệ thừa kế đó Luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế đó Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định về quan hệ thừa kế đó. và các vấn đề khác liên quan đến Tư pháp quốc tế như Ủy thác tư pháp, xác định tư cách thừa k ể của nhà nước trong trường hợp tài sản không người thừa k ế... Câu 3 (4 điểm): Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng bán 10.000 MT hạt điều thô cho Công ty B (quốc tịch Singapore). Hợp đồng được đàm phán và ký k ết t ại tr ụ sở của Công ty B tại Singapore. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Sing để điều chỉnh nội dung hợp đồng cũng như giải quyết tất cả tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, A đã tiến hành thu gom hạt điều để chuẩn bị giao hàng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, sau khi A đã thu gom đầy đủ hàng hóa để chờ giao thì B gửi thông báo cho biết B sẽ không tiếp tục thực hiện hợp đồng vì cho rằng hợp đồng vô hiệu theo pháp luật Singapo do đại diện ký k ết hợp đồng của A không có thẩm quyền ký kết. Giả sử A khởi kiện tại Tòa án VN, hãy cho biết: 1. Toà án Việt Nam có thẩm quyền đối với tranh chấp trên không? Cơ sở pháp lý? 2. Lập luận của B trong vụ việc trên là đúng hay sai? Giải thích. 3. Giả sử tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hãy phân tích các đi ều ki ện đ ể đ ảm bảo pháp lu ật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trả lời: 1.trong hợp đồng và sau khi xảy ra tranh chấp cả A và B đều không có thỏa thuận về cơ quan gi ải quyết tranh chấp nên Theo khoản 2 Điều 405 BLTTDS thì đây là vụ việc dân sự có YTNN nên Áp dụng khoản 1 Điều 410 dẫn chiếu qua chương 3 BLTTDS thì theo điều 29 khoản 1 điểm a thì vụ việc trên thuộc thẩm quyền gi ải quyết của tòa án vì đây là vụ việc trên là tranh chấp về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 410 thì vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án VN. Áp dụng khoản 1 điều 410 BLTTDS dẫn chiếu qua chương 3 BLTTDS áp dụng Điều 34, khoản 3 Đi ều 33 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền tòa án cấp tỉnh gi ải quyết vì đương sự mà cụ thể là cty B đang ở NN. tiếp tục áp dụng điểm g khoản 1 điều 36 BLTTD thì nguyên đơn có quyền chọn tòa án nơi thực hi ện hợp đồng gi ải quyết. 2. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng và giải quyết tranh chấp điều này có nghĩa là quyền và nghĩa v ụ của các bên sẽ theo lu ật đ ược chọn cũng như các vấn đề phát sinh trong hợp đồng như về năng lực hành vi của pháp nhân, hình thức của hợp đồng sẽ không thuộc điều chỉnh của luật được chọn vì trong 2 trường hợp này pháp luật cấm chọn luật điều chỉnh. Vì tòa án VN có thẩm quyền giải quyết. Giữa VN và Singgapor chưa có HĐTTTP về vấn đề này, mặt khác giữa VN và Sing cũng chưa có tham gia chung ĐƯQT v ề vấn đề này nên TAVN sẽ dựa vào pháp luật của nước mình để xác định luật áp dụng. Theo pháp luật VN tại Điều 756 khoản 1 thì năng lực hành vi của pháp nhân sẽ do pháp luật nước mà pháp nhân đó được thành lập. Như v ậy trong trường hợp này cty A sẽ do pháp luật VN điều chỉnh, còn cty B sẽ do pháp luật sing điều chỉnh. Pháp luật VN cho phép điều l ệ công ty A quy định việc cá nhân có thẩm quyền ký k ết hợp đồng nếu không pháp luật Vn sẽ điều chỉnh. Như vậy, việc cty B lấy pháp luật sing ra để đi ều chỉnh năng l ực hành vi của cty A và thẩm quy ền ký k ết của ng ười đ ại diện cty A là không đúng. Do đó, lập luận của cty B là không có căn cứ. 3. Điều kiện để luật do các bên lựa chọn được áp dụng là - Việc áp dụng và hậu quả pháp lý của nó không trái với nguyên tắc cơ bản của PLVN và PLS: đây là đi ều ki ện thể hiện quan điểm về bảo l ưu trật tự công cộng trong trường hợp áp dụng PLNN vì việc chọn luật sẽ có trường hợp dẫn đến việc cơ quan giải quyết tranh chấp phải áp dụng pháp luật NN. - Không nhằm mục đích lẫn tránh pháp luật: việc chọn luật này không nhằm mục đích lẫn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm do pháp luật đáng l ẽ ra phải được áp d ụng đi ều chỉnh quan hệ. và nghĩa vụ trách nhiệm này là nặng hơn so với luật đươc chọn - Luật được chọn phải là luật thực định: - Vấn đề chọn luật giải quyết phải được pháp luật VN và PLS cho phép chọn luật. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0