Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 16
lượt xem 2
download
Các bạn tham khảo Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 16 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 16
- ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 15 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “… Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích Những đau thương trận mạc đã qua rồi Bao dáng núi còn mang hình góa phụ Vọng Phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi. Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển Nguyễn Việt Chiến) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 3. Quá khứ lịch sử của đất nước, dân tộc hiện lên như thế nào trong hai khổ thơ đầu? Câu 4. Bốn câu thơ được in đậm có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Khổ thơ cuối trong phần Đọc hiểu gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về Tổ quốc Việt Nam? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ). Câu 2 (5,0 điểm)
- Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm lí nhân vật Mị vào đêm mùa đông trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 16 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính:Phương thức biểu cảm. 0,5 Nội dung chính của đoạn thơ: Lòng tự hào về truyền thống đấu tranh 2 bất khuất của dân tộc và tình yêu sâu nặng của tác giả đối với đất 0,5 nước. Quá khứ lịch sử của đất nước, dân tộc được tái hiện nào trong hai khổ thơ đầu: + Đất nước luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm. 1,0 I 3 + Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều mất mát, đau thương để giữ gìn nền độc lập cho nước nhà. + Các thế hệ cha ông đã chiến đấu bất khuất, kiên cường, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, của dân tộc. Bốn câu thơ in đậm là điệp khúc mở đầu các khổ thơ, nhấn mạnh khía cạnh được đề cập tới khi tái hiện hình tượng đất nước. Từ đó 4 1,0 đánh thức, khơi gợi cảm xúc, tình cảm, suy tư của mỗi người về đất nước. LÀM VĂN 7,0 1 Khổ thơ cuối trong phần Đọc hiểu gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về Tổ quốc Việt Nam ? 2,0 ( Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ). a) Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0,25 tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong quá khứ, đất nước đã chịu nhiều đau thương, mất mát và niềm tin vào sự trường tồn của 0,25 đất nước. c) Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh vận dụng tốt các thao tác để làm rõ vấn đề cần nghị luận. Có thể theo những định hướng sau: Nỗi đau trước những hi sinh, mất mát của đất nước trong công cuộc đấu tranh giữ gìn nền độc lập, tự do của dân tộc. 1,0 Lòng tự hào, kiêu hãnh, niềm tin vào sự trường tồn của đất nước Bài học nhận thức: Mỗi người phải có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ đất nước trong mọi hoàn cảnh. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e) Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,25 vấn đề nghị luận. Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm lí nhân vật Mị vào 5,0 đêm mùa đông trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). a) Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận.Thân bài triển khai 0,25 được vấn đề. Kết bài: Đánh giá được giá trị của vấn đề được nêu. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lí của nhân 0,5 vật Mị vào đêm mùa đông. c) Triển khai vấn đề nghị luận 1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận Giới thiệu khái quát về tác giả: Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học hiện đại Việt Nam . Những tác phẩm của ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật dí dỏm, sinh động của người từng trải. Giới thiệu khái quát về tác phẩm: Vợ chồng A Phủ là tác phẩm xuất sắc nhất của Tô Hoài, được in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). 0,5 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tô Hoài là nhà văn có biệt tài 2 miêu tả tâm lí nhân vật. Một trong những yếu tố tạo nên sức sống lâu bền cho truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sự thành công của tác giả II. trong việc khám phá và tái hiện thế giới nội tâm của nhân vật Mị, đặc biệt là trong đêm mùa đông. 2. Phân tích diễn biến tâm lý của Mị trong đêm mùa đông: * Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị. 0,5 * Diễn biến tâm lý của Mị trong đêm mùa đông: Sau đêm mùa xuân, bị A Sử trói đứng, Mị lại trở về trạng thái sống 0,5 vô cảm. Mị làm việc theo thói quen. Đêm nào Mị cũng trở dậy thổi lửa để sưởi ấm. Lúc đầu Mị không quan tâm đến việc A Phủ bị trói, Mị “thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Vì Mị đã quá quen với cảnh đánh đập, đày đọa người khác trong nhà thống lí Pá Tra và bản thân Mị cũng quen sống trong đau khổ nên tâm hồn trở nên chai sạn, không cảm thấy nỗi đau của chính mình nên cũng không cảm nhận được nỗi đau của A Phủ. Khi thấy nước mắt của A Phủ, Mị thay đổi: + Mị nhớ lại cảnh ngày trước bị A Sử trói. 1,0 + Mị thương thân. + Căm phẫn tội ác của cha con thống lí Pá Tra. + Cảm thương cho tình cảnh của A Phủ. + Quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ. + Chạy theo A Phủ: Lòng ham sống, khao khát tự do đã trở thành động lực mạnh mẽ để Mị vùng chạy theo A Phủ, thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra. =>Tô Hoài đã tinh tế khi diễn tả chi tiết sự biến đổi trong tâm lý của Mị; từ vô cảm đến biết thương cảm với người cùng cảnh ngộ, giải thoát cho người và tự giải thoát cho mình. *Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, sắc sảo; nghệ thuật 0,5
- kể chuyện lôi cuốn, linh hoạt; ngôn ngữ giản dị, phong phú. 3. Đánh giá chung: Tô Hoài đã thành công khi miêu tả tâm lí nhân vật. Đặc biệt là những chuyển biến tâm lí của Mị trong đêm mùa đông. Điều này tạo nên sức sống bền lâu của tác phẩm. 0,5 Đoạn miêu tả diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm đông cứu A Phủ thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. e) Sáng tạo: Cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,5 đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12
1 p | 82 | 5
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Địa lí - THPT Trần Qúi Cáp năm 2011
4 p | 68 | 5
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Địa lí - THPT Trần Cao Vân (2010-2011)
3 p | 70 | 5
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Địa lí - PT DTNT Tỉnh năm 2011
4 p | 69 | 4
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 21
4 p | 369 | 3
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 năm 2007 hệ trung học phổ thông không phân ban
1 p | 72 | 3
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 02
4 p | 34 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 12
4 p | 124 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 hệ THPT
3 p | 89 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (2010-2011) đề 1
3 p | 83 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 năm 2011 trung học phổ thông
3 p | 62 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 năm 2009 hệ trung học phổ thông
1 p | 58 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 năm 2011
1 p | 72 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 năm 2008 hệ trung học phổ thông phân ban
1 p | 68 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp lịch sử 12 năm 2008 hệ bổ túc trung học phổ thông
1 p | 61 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân năm 2021 – Bộ Giáo dục và Đào tạo
5 p | 32 | 2
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 05
4 p | 344 | 1
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 25
4 p | 77 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn