Đề thi thí nghiệm môn Sinh lớp 9 (phần thực hành) năm 2009
lượt xem 101
download
Tài liệu tham khảo đề thi thí nghiệm môn Sinh lớp 9 phần thực hành năm 2009 dành cho các bạn học sinh về: kính lúp, kính hiển vi, tế bào biểu bì, sự vận chuyển các chất nhằm củng cố kiến thức và luyện tập ôn thi môn Sinh, bên cạnh đó còn giúp quý thầy cô tham khảo trong công tác chấm thi và trau dồi kinh nghiệm ra đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thí nghiệm môn Sinh lớp 9 (phần thực hành) năm 2009
- ĐỀ THI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LỚP 9 THCS 2008-2009 MÔN SINH HỌC Phần thực hành- Hệ số 3 Thời gian làm thực hành: 120 phút Thí sinh bốc thăm chọn một trong số các đề thi thực hành dưới đâyrồi đến vị trí làm thí nghiệm; quá trình thực hành được phép sử dụng SGK và mọi tài liệu. Nếu thiếu mẫu vật hay dụng cụ thí nghiệm liên quan đến bài thực hành, thí sinh có thể liên hệ với Giáo viên phụ trách PTN. Sau khi làm xong bài thực hành, thí sinh phải thu dọn mẫu vật và lau rửa dụng cụ thí nghiệm sạch sẽ, kiểm tra đầy đủ, sắp xếp gọn gàng rồi mới viết tường trình. Trước khi nộp tường trình và ra về, thí sinh phải báo cáo để Giáo viên phụ trách PTN kiểm tra lại khu vực làm thí nghiệm của mình. ******************************************** 1- Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng Cho biết tên các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi Cách sử dụng kính hiển vi và kính lúp để quan sát 2 mẫu vật (quan sát qua kính lúp 1 côn trùng nhỏ, qua KHV 1 tiêu bản bất kỳ) Vẽ hình 2 mẫu vật quan sát được qua kính lúp và kính hiển vi. Những điều gì cần lưu ý khi bảo quản KHV? 2- Quan sát tế bào biểu bì vảy hành, tế bào biểu bì lá hành và tế bào thịt quả cà chua chín. Trình bày cách làm tiêu bản Chọn mỗi tiêu bản một nhóm tế bào rõ nhất để quan sát và vẽ hình. Ghi chú 3 chi tiết cho mỗi loại tế bào. 3- Thí nghiệm về sự vận chuyển các chất trong thân cây (PTN cung cấp cành 3 loại hoa: layơn, cúc trắng, huệ) So sánh thời gian vận chuyển qua từng loại cành (với 2 điều kiện: trong mát và ngoài nắng) . Trong tường trình thí nghiệm cần xác định rõ con đường vận chuyển, vẽ hình sau khi quan sát con đường này qua tiêu bản. 1
- 4- Tìm hiểu quá trình quang hợp ở rong đuôi chó. So sánh cường độ quang hợp khi ở ngoài sáng và trong tối. Làm thế nào để xác định khí thoát ra qua quá trình quang hợp . Tường trình cách làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng quan sát được. 5- Thí nghiệm chứng minh cây xanh có hô hấp. (PTN cung cấp: một chậu cây xanh loại nhỏ, bôcal nhựa có nắp, sáp nến, cốc thủy tinh loại 50 ml, nước vôi trong, túi nhựa đen). Quan sát hiện tượng và xác định khí thoát ra. Tường trình thí nghiệm có vẽ hình và giải thích . 6- Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép. ( PTN chuẩn bị: cây lá bỏng, cành cây dâm bụt, dây khoai lang, cây xoài non, cam, chanh, quất, bưởi - loại có chồi non…dao, kéo cắt cành, kéo sắc rạch vỏ, dây nilon….) Thực hành giâm, chiết và ghép cành. Giâm và chiết khác nhau ra sao? Vì sao con người phải giâm, chiết, ghép các loài cây này khi chúng vẫn có thể sinh sản trong tự nhiên? Trả lời trong tường trình cùng với việc vẽ 2 hình từ thực tế thí nghiệm. 7- Quan sát một số động vật nguyên sinh Làm tiêu bản quan sát 2 đại diện của ĐVNS là trùng roi và trùng giày. Phân biệt hình dạng và cách di chuyển của chúng. (PTN chuẩn bị: váng cống rãnh, váng ao hồ và bình nuôi cấy NSĐV có ngâm rơm khô trước 4 ngày) Vẽ hình đã quan sát và ghi chú các chi tiết . 8- Thực hành mổ giun đất và quan sát hệ nội quan Xử lý mẫu, xác định mặt bụng, làm mẫu mổ giun đất. Vẽ hình các cơ quan tiêu hóa trên mẫu mổ Vẽ hình và ghi chú hệ thần kinh sau khi lột bỏ hệ tiêu hóa 2
- Tường trình các bước tiến hành làm mẫu mổ để quan sát cấu tạo trong 9- Quan sát cấu tạo ngoài và trong của thân mềm ( mực ống hoặc mực nang) Xác định các chi tiết: tua dài, tua ngắn, mắt, đầu, thân, vây bơi, giác bám… Mổ và quan sát cấu tạo trong Tường trình cách mổ, vẽ hình đã mổ có ghi chú 8 chi tiết. 10- Thực hành mổ và quan sát tôm sông. Mổ và quan sát cấu tạo mang tôm. Mổ và quan sát cấu tạo trong: cơ quan tiêu hóa, cơ qaun thần kinh Tường trình cách mổ, đường mổ và vẽ hình đã mổ xong. 11- Thực hành mổ cá chép. Quan sát vẽ hình cấu tạo ngoài cá chép, xác định cơ quan đường bên, tên và tác dụng từng loại vây. Mổ và quan sát cấu tạo trong: cơ quan tiêu hóa, cơ quan thần kinh Tường trình cách mổ, đường mổ, vẽ hình đã mổ và ghi chú . 12- Quan sát cấu tạo ngoài của ếch, mổ ếch để quan sát cấu tạo trong. Da và màu sắc, cách thở, giới tính. Mổ để quan sát các nội quan: tim. hệ mạch dưới da, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, huyệt… Tìm các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn. Vẽ hình đã mổ, ghi chú các nội quan trên . 13- Thí nghiệm tìm hiểu thành phần tính chất của xương: xương đùi ếch và xương sườn gà. Xác định thành phần và tính chất của xương là gì? Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra ở mỗi thí nghiệm Tường trình cách làm và vẽ hình 1 thí nghiệm.. 3
- 14- Thí nghiệm sự hoạt động của tim ếch Thực hiện đúng kỹ thuật mổ lộ tim. Mắc tim ếch vào hệ thống đòn ghi Quan sát chuyển động của đòn ghi và dòng điện tim thể hiện trên giấy Phân biệt các pha trong mỗi chu kỳ co giãn của tim ếch Tường trình và cắt đoạn băng giấy ghi được dán vào tường trình. 15- Thí nghiệm thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim có trong nước bọt (PTN cung cấp: tinh bột sống, đèn cồn, ống nghiệm có nhãn ghi A, B, C, D….,giá ống nghiệm, các dung dịch HCl 2%, dung dịch Iôt 1%, thuốc thử strome do PTN tự pha chế đầu mỗi buổi theo nguyên tắc đổ dd NaOH 10% vào trước, đổ dd CuSO4 vào sau) Thí sinh làm các thí nghiệm xác định: tên, vai trò, tính chất của enzim có trong nước bọt. Tường trình cách làm và ghi kết quả từng ống nghiệm . 16- Thực hành 2 trò chơi: tung 2 đồng tiền sấp ngửa (S-N) và bốc ngẫu nhiên 2 túi bi có 2 màu khác nhau, chẳng hạn trắng đỏ (T-Đ). Lập bảng theo dõi, ghi số lần SS, SN, NN và TT,TĐ,ĐĐ trên bảng theo dõi. Xác định mối liên quan số lần S-N, T-Đ với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một tính trạng của Menđen. Vẽ sơ đồ giải thích và rút ra kết luận về nhân tố di truyền. 17- Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và lắp ráp mô hình phân tử này. Quan sát mô hình nhân đôi ADN. Xác định số cặp N của mỗi chu kỳ xoắn- Các loại N liên kết với nhau, Đường kính vòng xoắn- Cách lắp ráp mô hình từ các chi tiết tháo rời. Biểu diễn trên bảng cơ chế tự nhân đôi theo từng giai đoạn, chỉ rõ và vẽ hình giai đoạn đó. -----------------HẾT------------------- 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học 44 Khoa Tự Nhiên
4 p | 570 | 166
-
Đề thi trắc nghiệm môn Sinh - Ban Khoa học Tự nhiên
8 p | 698 | 152
-
Đề thi thí nghiệm môn Sinh lớp 12 (phần thực hành) năm 2009
4 p | 330 | 60
-
Những điểm chú ý trong việc làm bài thi môn Hóa của bộ
6 p | 133 | 34
-
Đề thi trắc nghiệm môn sinh học - DI TRUYỀN GIỚI TÍNH
6 p | 128 | 30
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC NĂM 2010_ĐỀ 2
11 p | 108 | 22
-
Đề thi trắc nghiệm môn sinh học - sự di truyền liên kết với giới tính
8 p | 86 | 16
-
Đề thi trắc nghiệm môn sinh học lớp 10 ban cơ bản - 431
3 p | 148 | 16
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC NĂM 2012_ĐỀ 3
2 p | 73 | 14
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC NĂM 2012_ĐỀ 5
6 p | 89 | 12
-
Đề thi trắc nghiệm môn: Sinh học (Có đáp án)
10 p | 133 | 12
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC NĂM 2010_ĐỀ 1
7 p | 73 | 10
-
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Đức Tiếng Nhật
5 p | 176 | 9
-
Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 483
3 p | 52 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 497
3 p | 47 | 2
-
Đề thi năng lực môn Sinh học năm 2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 304
5 p | 43 | 1
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 485
3 p | 28 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn