intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ - TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

Chia sẻ: Hồ Huyền Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi thử đại học cao đẳng lần i, năm 2013 môn: lịch sử - trường thpt đức thọ', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ - TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

  1. www.DeThiThuDaiHoc.com SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013 TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ Môn: LỊCH SỬ; Khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản? Câu II (3,0 điểm) a). Trong bối cảnh lịch sử nào Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946? b). Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra đầu tiên ở các đô thị? Tác dụng của cuộc chiến đấu ở các đô thị? Câu III (2,0 điểm) Chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng được xác định như thế nào tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương tháng 11-1939? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nội dung, thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hậu quả của nó? ---------Hết--------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh………………..…………………………; Số báo danh……………… www.DeThiThuDaiHoc.com
  2. www.DeThiThuDaiHoc.com SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ; Khối C (Hướng dẫn chấm gồm 03 tramg) Câu I Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là một xu thế khách quan của 2,0 điểm cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản? - Trong những năm 1928-1929, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, đưa phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Hội Việt 0,50 Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức để lãnh đạo… Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng vô sản lãnh đạo; - Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên. Đến Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương 0,50 Cảng (Trung Quốc) tháng 5/1929, đoàn đại biểu Bắc kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng cộng sản song không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đã bỏ Đại hội về nước; - Sau khi về nước, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì họp quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng (6/1929) và thông qua Tuyên ngôn, điều lệ…Đến tháng 8/1929, đại biểu ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng. Trước 0,50 tình hình đó, tháng 9/1929, những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt cũng tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn; - Như vậy, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 ở Việt Nam là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách 0,50 mạng vô sản. Đáp ứng được nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta. Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản đầu năm 1930. Câu II a. Trong bối cảnh lịch sử nào Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn 3,0 điểm quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946? b. Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra đầu tiên ở các đô thị? Tác dụng của cuộc chiến đấu ở các đô thị? a. Bối cảnh lịch sử …. 1,50 - Với thiện chí hòa bình và để có thời gian chuẩn bị, củng cố lực lượng, Chính phủ Hồ 0,25 Chí Minh đã ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946); - Nhưng với âm mưu xâm chiếm lâu dài đất nước ta, sau khi tăng quân đến Đông Dương, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Ở Hà Nội, Pháp cho quân chiếm đóng Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng 0,50 Bún…Ngày 18/12/1946, chúng gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì Pháp sẽ tấn công vào sáng ngày 20/12/1946. - Trước hành động khiêu khích của thực dân Pháp, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước bình tĩnh để kéo dài thời gian hòa hoãn có lợi cho ta. Nhưng khi sự khiêu khích đến tột cùng, chúng ta chỉ có một con đường là cầm vũ khí kháng chiến 0,50 bảo vệ độc lập dân tộc. Ngày 18 và 19/12/1946, Ban thường vụ trung ương Đảng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm www.DeThiThuDaiHoc.com
  3. www.DeThiThuDaiHoc.com 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”… - Lời kêu gọi toàn quôc kháng chiến là tiếng gọi non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, diễn ra hầu hết các đô thị từ vĩ 0,25 tuyến 16 0 trở ra bắc. b. Vì sao … 1,50 * Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra đầu tiên ở các đô thị bởi 0,75 vì: - Với dã tâm xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp tìm cách phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) đã được ký kết. Chúng thực hiện âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”, mở cuộc tấn công vào các đô thị nhằm đánh úp cơ quan 0,75 đầu não kháng chiến của ta ở Hà Nội, tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở các đô thị; - Ta thực hiện cuộc chiến đấu ở các đô thị để tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong các thành phố, đảm bảo cho cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ rút về căn cứ cách mạng an toàn *Tác dụng của cuộc chiến đấu ở các đô thị: 0,75 - Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, chặn đứng âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, giam chân địch trong các thành phố, không cho chúng mở rộng địa bàn chiếm đóng; 0,75 - Bảo vệ cơ quan đầu não an toàn, tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào thời kỳ kháng chiến lâu dài. Câu III Chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng được xác định như thế nào tại Hội nghị 2,0 điểm Ban chấp hành trung ương tháng 11-1939? - Do những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, tháng 11/1939 Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng đã được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn-Gia Định) đề ra 0,25 chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng: - Hội nghị xác định kẻ thù là bọn đế quốc, phát xít Pháp Nhật và tay sai của chúng. Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng là đánh đổ đế quốc và tay sai, 0,50 giải phóng dân tộc, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; - Chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” và đề ra khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô 0,50 cao, lãi nặng”. Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa; - Đảng quyết định chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt 0,50 động bí mật. Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương. - Như vậy, Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng-đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc 0,25 lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ vận động cứu nước. Câu IV.a Nội dung, thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 3,0 điểm đến nay? *Nội dung….. 1,50 - Tháng 12/1978, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối cải cách 0,50 kinh tế-xã hội, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng…. - Nội dung cơ bản: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN, tiến hành bốn hiện đại hóa nhằm mục tiêu 1,00 biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. www.DeThiThuDaiHoc.com
  4. www.DeThiThuDaiHoc.com * Thành tựu…. 1,50 - Về kinh tế-xã hội: Sau 20 năm tiến hành cải cách và mở cửa, đất nước Trung Quốc có những biến đổi căn bản….Kinh tế có bước phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng 0,50 trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 8%...Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt… - Về khoa học-kỹ thuật, văn hóa, giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật. Năm 1964, thử thành công bom nguyên tử….Tháng 10/2003, phóng thành công con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ, đưa Trung Quốc trở 0,50 thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ… - Về đối ngoại: Trung Quốc có nhiều thay đổi, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ; lập quan hệ ngoại giao hữu nghị, hợp tác với nhiều nước; địa vị 0,50 quốc tế ngày càng được nâng cao… Câu IV.b Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai và 3,0 điểm những hậu quả của nó? * Nguyên nhân… 2,0 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập 0,25 nhau: + Liên Xô chủ trương duy trì hòa bính, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của 0,50 chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; + Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô, nhất là khi chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới…Từ đó, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội 0,50 chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới; + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. Với tiềm 0,50 lực quân sự, kinh tế to lớn, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới - Như vậy chính sách đối ngoại và những hoạt động về quân sự và kinh tế của Mĩ nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình 0,25 trạng chiến tranh lạnh. Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh hai cường quốc Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh. * Hậu quả… 1,0 - Chiến tranh lạnh đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang kéo dài, tốn kém và suy giảm vị 0,25 thế cường quốc của cả Liên Xô và Mĩ - Dẫn đến tình trạng chia cắt lãnh thổ; không ổn định của nhiều quốc gia và khu vực 0,25 trên thế giới… - Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở Đông Nam Á,Triều Tiên, Trung Đông… 0,25 - Tuy không nổ ra cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỷ, thế giới luôn 0,25 trong tình trạng căng thẳng, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi tình trạng chiến tranh lạnh. --------------------Hết------------------ www.DeThiThuDaiHoc.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2