intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử Đại học lần 1 môn Lịch sử (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi thử Đại học lần 1 môn Lịch sử (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng để thử sức với các bài tập và dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi tuyển sinh 2014. Cấu trúc đề thi thử được biên soạn theo chuẩn mới nhất của Bộ GD&ĐT sẽ giúp bạn tổng quan kiến thức trọng tâm cần ôn tập để luyện thi hiệu quả và nhanh chóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử Đại học lần 1 môn Lịch sử (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng

  1. Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 1 - NĂM 2014 Trường THPT Hai Bà Trưng MÔN: LỊCH SỬ (KHỐI C) (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) ----------------- Họ và tên thí sinh: …………………………………….……. Số báo danh: ………………... I/ Phần chung cho tất cả thí sinh (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1945 - 1973. Phân tích yếu tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? Câu 2: (3 điểm) Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương, biện pháp như thế nào để thực hiện phương châm: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc? Câu 3: (2 điểm) 1/ Nội dung Kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ? 2/ Chủ trương của Đảng, tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. II/ Phần riêng: Thí sinh chỉ chọn một phần riêng thích hợp để làm bài (3 điểm) Câu 4a: (theo chương trình chuẩn) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trên mặt trận quân sự của cách mạng miền Nam trong những năm 1961 - 1968, anh (chị) hãy làm rõ: sau phong trào “Đồng Khởi” 1960, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 4b: (theo chương trình nâng cao) So sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh giữa thời kì 1936 - 1939 với thời kì 1930 - 1931. Đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng trong hai thời kỳ này. ----- HẾT -----
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI THỬ ĐH MÔN SỬ (Đáp án này gồm 4 trang) Câu 1: (2 điểm) Kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1945 - 1973: (1.5đ) - Hoàn cảnh Nhật Bản sau chiến tranh: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho Nhật Bản bị tàn phá nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích, 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% nhà máy, xí nghiệp bị phá hủy… Đất nước bị quân đội Mĩ chiếm đóng. (0.25đ) - Từ năm 1945 – 1952: Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện 3 cuộc cải cách lớn về kinh tế là: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”; cải cách ruộng đất; dân chủ hóa lao động.  Dựa vào sự viện trợ của Mĩ (1950 – 1951) kinh tế Nhật được phục hồi. (0.5đ) - Từ năm 1952 – 1973: + Sau khi được phục hồi, từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có sự phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%/năm. (0.25đ) + Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). (0.25đ) + Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. (0.25đ) Yếu tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản và liên hệ với Việt Nam (0.5 đ) - Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. (0.25đ) - Người Nhật chăm chỉ làm việc và được đào tạo chu đáo, có kỷ luật. Họ chú ý, điều tra kĩ càng trước khi ra quyết định; họ được biệt coi trọng chữ tín, có ý thức cộng đồng. Đặc biệt giới lãnh đạo của Nhật Bản có tầm nhìn chiến lược, quản lí có hiệu quả; giới kinh doanh năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao... (0.25đ) Câu 2: (3 điểm) - Trong hoàn cảnh phải đối phó với nhiều kẻ thù: thực dân Pháp ở Nam Bộ (được sự hậu thuẫn của thực dân Anh), 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở ngoài Bắc nhằm lật đổ chính quyền cách mạng. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó đưa ra chủ trương, biện pháp: - Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc, tập trung đánh Pháp. (0.5đ) + Ta chủ trương nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị cho chúng như: cho phép dùng tiền Trung Quốc trên thị trường, cung cấp một phần lương thực cho chúng, đồng ý nhường cho Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế trong Chính phủ liên hiệp. (0.25đ) + Đối với bọn phản động tay sai của Trung Hoa Dân quốc ra mặt chống phá cách mạng, chính quyền cách mạng kiên quyết vạch trần bộ mặt bán nước, hại dân của chúng. Bọn phản động gây tội ác đều bị trừng trị theo pháp luật. (0.25đ)
  3. + Ý nghĩa: Chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, tránh xung đột vũ trang cùng một lúc với nhiều kẻ thù. (0.5đ) - Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946: chủ trương hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. (0.5đ) + Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (2/1946). Theo đó, Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Trước tình hình đó, để tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “hòa để tiến”. (0.25đ) + 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với G.Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp, bản Hiệp định Sơ bộ. Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng... (0.25đ) + Để kéo dài thêm thời gian hòa hoãn và xây dựng, củng cố lực lượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946. (0.25đ) Như vậy, với sách lược vừa cứng rắn vừa mềm dẻo của Đảng ta, lúc thì tạm hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc thì tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tạo cho ta có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà ta biết rằng không thể tránh khỏi. (0.25đ) Câu 3: (2 điểm) Nội dung kế hoạch Nava: - Ngày 7/5/1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử tướng Nava là Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đã đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng giành lấy thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. (0.25đ) - Kế hoạch Nava được chia thành 2 bước: (0.25đ) + Bước thứ nhất, trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh. + Bước thứ hai, từ thu - đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh. Chủ trương của Đảng, tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954: (1.5 điểm) - Chủ trương của Đảng: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà ở đó địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta. (0.25đ) - Diễn biến: Trong đông - xuân 1953 - 1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở hầu khăp các chiến trường Đông Dương: + Tháng 12/1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng thị xã Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. (0.25đ)
  4. + Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt, tiến công Trung Lào, giải phong Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhét và Xênô, buộc địch phải tăng quân cho Xênô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. (0.25đ) + Tháng 1/1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. (0.25đ) + Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâyku, địch phải tăng cường lực lượng cho Plâyku. Đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. (0.25đ) - Ý nghĩa: Cuộc Tiến công của quân ta trong đông - xuân 1953 - 1954 đã buộc địch phải bị động phân tán lực lượng, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến lên mở trận “quyết chiến chiến lược” ở Điện Biên Phủ. (0.25đ) Câu 4a: Theo chương trình chuẩn (3 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trên mặt trận quân sự của cách mạng miền Nam trong những năm 1961 - 1968, làm rõ sau phong trào “Đồng Khởi” 1960, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công: - Trước phong trào “Đồng khởi”: Mĩ xâm lược miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Cách mạng miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm để củng cố hòa bình, giữ gìn lực lượng cách mạng. (0.5đ) - Sau phong trào Đồng Khởi: Quân và dân miền Nam lần lượt đánh bại hai chiến lược quân sự của Mĩ (chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ”) với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trên mặt trận quân sự của cách mạng miền Nam trong những năm 1961 - 1968 đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công: + Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho, 1/1963): đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy, được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Chiến thắng này chứng minh quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và quân đội Sài Gòn, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. (0.5đ) + Đông - xuân 1964 - 1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó, giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. (0.5đ) + Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, 18/8/1965): Quân và dân ở Vạn Tường đã đẩy lùi cuộc hành quân của 9000 tên địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch. Vạn Tường coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. (0.5đ) + Chiến thắng hai mùa khô (đông - xuân 1965-1966, đông - xuân 1966-1967): quân và dân miền Nam bẻ gãy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” - xương sống của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. (0.5đ) + Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968: Xuân 1968, quân ta đồng loạt tấn công địch ở hầu khắp các đô thị trên toàn chiến miền Nam. Mặc dù còn hạn chế, xong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã đánh đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của cuộc “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu đàm phán với ta ở Hội nghị Pari, mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. (0.5đ)
  5. Như vậy, từ sau phong trào “Đồng Khởi” 1960, với những thắng lợi này trên mặt quân sự, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 4b: Theo chương trình nâng cao (3 điểm) So sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh giữa thời kì 1936 - 1939 với thời kì 1930 - 1931: (2 điểm) Nội dung Thời kì 1930 - 1931 Thời kì 1936 - 1939 so sánh Nhận định kẻ thù Đế quốc và phong kiến Thực dân Pháp phản động và tay sai (0.5đ) Mục tiêu - nhiệm vụ Độc lập dân tộc và người cày có ruộng Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình (0.5đ) Tập hợp lực Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập lượng Liên minh công nông hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước (0.25đ) và tiến bộ. Đấu tranh chính trị hòa bình, công Hình thức Bạo lực cách mạng, vũ tranh, bí mật, khai, hợp pháp: đấu tranh đòi dân sinh, đấu tranh bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, thành dân chủ, đấu tranh nghị trường, báo (0.25đ) lập các xô viết Nghệ - Tĩnh chí, bãi công, bãi thị, bãi khóa... Lực lượng Đông đảo các tầng lớp nhân dân, tham gia Chủ yếu là công - nông không phân biệt giai cấp, tôn giáo, (0.25đ) chính trị Địa bàn Nông thôn và các trung tâm công Chủ yếu ở thành thị (0.25đ) nghiệp Đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng trong hai thời kỳ này: (1 điểm) - Thời kì 1930 - 1931: Đảng đã nhận định đúng đắn về kẻ thù, mục tiêu, nhiệm vụ của các mạng Đông Đương, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh công - nông trong cả nước, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất, đạt đến đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh (9/1930). Tuy nhiên, Đảng chưa nhận thức được khả năng cách mạng của tư sản, tiểu tư sản và một số người thuộc tầng lớp trên, địa bàn chủ yếu chỉ là vùng nông thôn và các trung tâm công nghiệp. (0.5đ) - Thời kì 1936 - 1939: Dựa vào đường lối quốc tế cộng sản, vào tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã linh hoạt, sáng tạo đưa ra các phương pháp đấu tranh phù hợp với chủ trương, sách lược cách mạng trong giai đoạn 1936 - 1939 như đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khóa... Kết quả là buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. (0.5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2