intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử đại học lần 2 năm học 2010 2011 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Mã đề 210)

Chia sẻ: Tuan Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử đại học lần 2 năm học 2010 2011 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Mã đề 210) bao gồm 58 câu hỏi thi thử đại học môn hóa học và đáp án. Hy vọng tài liệu sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình luyện tập và ôn thi của mình. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo tài liệu. 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử đại học lần 2 năm học 2010 2011 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Mã đề 210)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2010­2011  Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 210 I. PHẦN CHUNG  CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách ly tập tính? A. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở động vật. B. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao  phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau. C. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan ss nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với  nhau. D. Đột biến dẫn đến rối loạn về giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật. Câu 2: Một  phân tử ADN khi thực hiện tái bản 1 lần có 100 đoạn Okazaki và 120 đoạn mồi, biết kích thước của các đơn vị tái   bản đều bằng 0,408µm. Môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit cho phân tử ADN trên tái bản 4 lần là: A. 720.000 B. 360.000 C. 36.000 D. 180.000 Câu 3:  Ở  một loài thú, khi cho con cái lông ngắn giao phối với con đực lông dài được F1 toàn lông dài. Cho F1 giao phối với   nhau  F2 có tỷ lệ 3 lông dài: 1 lông ngắn (toàn con cái). Sự di truyền tính trạng kích thước lông bị chi phối bởi: A. Gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X. B. Gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y. C. Ảnh hưởng của giới tính. D. Cặp gen nằm trên đoạn tương đồng XY. Câu 4: Trong hệ sinh thái, vì sao vòng tuần hoàn vật chất là vòng kín? A. Sau khi qua các chuỗi và lưới thức ăn, vật chất lại từ sinh vật đến môi trường vô sinh và cứ thế tiếp tục. B. Vật chất đi từ môi trường vô sinh vào cơ thể sinh vật, từ sinh vật này đến sinh vật khác theo chuỗi và lưới thức ăn trong hệ  sinh thái. C. Vật chất được hệ sinh thái sử dụng lại. D. Cả A, B, C đều đúng. AB DE Ab DE Câu 5: P có kiểu gen     x . Nếu xảy ra  trao đổi chéo ở cả 2 giới thì số kiểu gen ở F1 là: ab de ab de A. 70 B. 128 C. 80 D. 100 Câu 6: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau: Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde. Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik. Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế: A. Trao đổi chéo. B. Chuyển đoạn không tương hỗ. C. Phân li độc lập của các NST. D. Đảo đoạn. Câu 7: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim có vai trò cắt bỏ đoạn mồi và tổng hợp đoạn mạch đơn thay thế   cho đoạn mồi là: A. ADN polymeraza I.            B. Primase. C. ADN polymeraza II.           D. ADN polymeraza III. Câu 8: Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử Acridin xen vào 1 mạch khuôn của gen, thì số nucleotit có trong các   gen đột biến là bao nhiêu, biết gen ban đầu có chiều dài 0,51µm và nhân đôi 4 đợt. A. 11.992 B. 24.016 C. 44.970 D. 12.008 Câu 9: Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hoá là: A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. B. Sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên. C. Sự tich luỹ các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng các thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định. D. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 10: Vì sao các hạt đất sét lại đóng vai trò quan trọng trọng sự phát sinh sự sống? A. Tập đoàn vi khuẩn sinh trưởng có khả năng tích luỹ trầm tích đất sét. B. Các hạt đất sét là khuôn thuận lợi cho sự trùng hợp hoá các phân tử hữu cơ đơn giản. C. Đất sét có vai trò bảo vệ chống tia UV và dòng chảy đại dương, và tạo môi trường bảo vệ cho các cơ thể nguyên thuỷ phát  triển. D. Đất sét là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng vô cơ quan trọng. Câu 11: Hai loài A và B có ổ sinh thái dinh dưỡng chồng chéo lên nhau một phần, chúng có thể chung sống với nhau trong điều   kiện nguồn thức ăn chung bị suy giảm: A. B. Kích thước quần thể loài B lớn hơn loài A. B. Loài A có khả năng bắt mồi có kích thước lớn và cả con mồi có kích thước nhỏ, còn loài B chỉ ăn những con mồi cùng loại  nhưng có kích thước nhỏ.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 210
  2. C. Loài A có vị trí phân loại ở bậc cao hơn loài B. D. Kích thước quần thể loài A lớn hơn loài Câu 12: Sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen, di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7   A­B­: 5A­bb: 1aaB­: 3aabb, thì P có kiểu gen, tần số hoán vị gen là: AB AB AB Ab A.   x  , hoán vị một bên với f = 25% B.   f  = 25%  x  ab ab ab ab AB Ab AB aB C.   x  , hoán vị 2 bên với f = 18,75% D.  f = 25%  x   ab aB ab ab Câu 13: Các chu trình sinh địa hoá có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ sinh thái, vì: A. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ đi theo một hướng duy nhất và cuối cùng mất dưới dạng nhiệt. B. Chu trình này lấy đi các chất độc và cất giữ chúng trong bể chứa. C. Chúng giữ cho trái đất đủ ấm để duy trì sự  sống. D. Nguồn các chất dinh dưỡng và các phân tử cần thiết cho sự sống giới hạn nên phải luôn tái tạo không ngừng. Câu 14: Vốn gen của một quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều kiện nào là cần thiết để hiện tượng trên xảy ra? A. Nội phối thường xuyên xảy ra ở động vật. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng. D. Có hiện tượng lạc dòng di truyền. Câu 15: Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không mang gen gây bệnh,   họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ 1 sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ 2 sinh 1 con trai bình thường.   Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng. A. 1/4 B. 26/128 C. 1/16 D. 49/144 Câu 16:  Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt   cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi  lấy vợ không có khả năng đó.   Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là: A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24 Câu 17: Bình thường  ở một loài vi sinh vật không sản xuất enzim A, nhưng khi đưa vào môi trường nuôi cấy của chúng một   chất dinh dưỡng B. Sau 10 phút, người ta thấy enzim A xuất hiện. Hiện tượng này là do: A. Do có chất B làm đột biến xảy ra, do đó enzim A được tổng hợp. B. Do có chất B làm hoạt hoá các enzim giúp cho quá trình tổng hợp enzim A được thực hiện. C. Chất dinh dưỡng B là cần thiết cho loài vi sinh vật này, chúng thuộc vi sinh vật khuyết dưỡng. D. Có chất ức chế làm cản trở việc liên kết của ARN­polymeraza ở vùng khởi động. Khi có chất dinh dưỡng B với vai trò là chất  giải ức chế nên ARN­polymeraza liên kết vùng khởi động phiên mã, enzim A được tổng hợp. Câu 18: Cho cây F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F 2 là 3 quả tròn ngọt: 1 quả bầu dục chua. KQ  phép lai được giải   thích do: A. Tác động nhiều mặt của gen. B. Liên kết hoàn toàn. C. Liên kết hoàn toàn hoặc do tác động đa hiệu của gen. D. Hoán vị gen. Câu 19: Kiểu gen của cá thể  đực là aaBbDdXY thì số  cách sắp xếp nhiễm sắc thể kép ở  mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc   vào kỳ giữa giảm phân I là:   A. 8 B. 16 C. 6 D. 4 Câu 20: Trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi, vì: A. Do sự phân chia khu phân bố. B. Sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ. C. Phân chia nguồn sống. D. Sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ. Câu 21: Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hoá dẫn đến kết luận quan trọng nhất là: A. Trước đây lục địa là một khối liền nhau.                            B. Sinh vật chung nguồn gốc, phân hoá do sự cách li địa lý. C. Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau.          D. Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau. Câu 22: Một quần thể thực vật  tự thụ, alen A quy định khả năng mọc được trên đất nhiễm kim loại nặng, a: không mọc trên   đất nhiễm kim loại nặng. Quần thể  ở P có 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. Khi chuyển toàn bộ quần thể này trồng ở đất nhiễm kim   loại nặng, sau 2 thế hệ tần số của mỗi alen là: A. A = 0,728 ; a = 0,272.           B. A =  0,77 ; a = 0,23.            C. A = 0,87   ; a = 0,13              D. A =  0,79 ; a = 0,21. Câu 23: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với   cá thể  đồng hợp lặn được thế  hệ  con có tỷ  lệ  3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự  thụ, xác suất để  F2 có 4 cây hoa đỏ   trong 5 cây con là:   A. 0,1. B. 0,4292. C. 0,219. D. 0,625. Câu 24: Quần thể có kích thước nhỏ thường phân bố trong vùng thuộc: A. Cận cực Nam. B. Cận cực Bắc. C. Vùng nhiệt đới xích đạo. D. Vùng ôn đới Bắc bán cầu. Câu 25: Ở người, nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội L M = LN, kiểu gen LMLM : nhóm máu M, LNLN: nhóm máu   N.Trong một gia đình có bố mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có   nhóm máu N là:   A. 15/256 B. 6/128               C. 1/1024 D. 3/64 Câu 26: Khi nguồn sống trong sinh cảnh phân bố đều và có cạnh tranh cùng loài thì kiểu phân bố của quần thể thường là: A. Ngẫu nhiên. B. Rải rác. C. Đồng đều. D. Theo nhóm.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 210
  3. Câu 27: Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là: A. Loài chủ chốt. B. Loài thứ yếu. C. Loài đặc trưng. D. Loài ưu thế. Câu 28: Nhiều phân đoạn ADN kích thước lớn được cắt bởi enzim giới hạn ở dạng mạch thẳng, sau khi được chuyển vào tế   bào E.coli chúng chuyển sang mạch vòng. Hiện tượng này do: A. Có sự thay đổi về điều kiện môi trường giữa trong và ngoài tế bào.    B. Các phân đoạn có đầu dính và trong tế bào có ADN­ ligaza. C. Các phân đoạn ADN này có nguồn gốc từ vi khuẩn nên chúng có khả năng đóng vòng.             D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 29: Đặc điểm quan trọng nổi bật của sự phát sinh sinh vật trong đại Cổ sinh là gì? A. Phát sinh các ngành động vật, thực vật, phân hoá tảo.      B. Bò sát xuất hiện và phát triển ưu thế. C. Sinh vật chuyển từ đời sống ở nước lên cạn. Cơ thể sinh vật có cấu tạo phức tạp, hoàn thiện hơn, thích nghi với đời sống ở  cạn. D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. Câu 30: Ở E.coli một  gen bị đột biến ở vùng mã hoá do tác động của chất 5 brôm uraxin, trường hợp nào sau đây không đúng   với hậu quả của đột biến này: A. Mất  hoặc thêm 1 nucleotit làm toàn bộ các bộ ba thay đổi, do đó các axitamin của chuỗi polypeptit hình thành đều thay đổi kể  từ vị trí bị đột biến. B. Nucleotit trong gen bị thay thế nhưng axitamin không bị thay thế, chuỗi polypeptit hình thành không thay đổi. C. Sự thay thế nucleotit dẫn đến hình thành bộ ba kết thúc, chuỗi polypeptit hình thành không hoàn chỉnh, thường mất chức năng. D. Sự thay thế nucleotit  dẫn đến sự thay thế 1 axitmin trong chuỗi polypeptit. Câu 31: Điểm nhiệt độ mà ở đó 2 mạch đơn của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN   có cùng số chu kỳ xoắn. Phân tử ADN có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: A. Phân tử ADN có tổng giữa 2 loại nu bổ sung bằng 50%. B. Phân tử ADN có tích số % giữa T với một loại nucleotit không bổ sung với nó bằng 4% (với T
  4. C. Tính trạng loa kèn vàng là trội không hoàn toàn.   D. Đây là hiện tượng di truyền theo dòng mẹ, nên đều di truyền qua tế bào  chất. Câu 40: Tại sao sơ đồ dòng năng lượng từ bậc dinh dưỡng này sang bậc dinh dưỡng khác lại có hình tháp? A. Sinh vật ở mức năng lượng thấp có số lượng lớn hơn sinh vật ở mức năng lượng cao hơn. B. Phần lớn năng lượng ở một mức bất kỳ đều bị mất đi nên chỉ một phần năng lượng nhỏ được truyền theo dòng năng lượng  đến các mức năng lượng khác. C. Sinh vật ở mỗi bậc giữ lại phần lớn năng lượng và chỉ chuyển phần nhỏ năng lượng còn lại đi tiếp theo dòng năng lượng. D. Sinh vật tiêu thụ thứ hai bao giờ cũng lớn hơn sinh vật tiêu thụ sơ cấp. II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A­ Theo chương trình Chuẩn ( 10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Một tế bào sinh tinh của ong đực phát sinh giao tử bình thường đã tạo nên số loại tinh trùng là: A. 4 B. 8 C. 1 D. 2 Câu 42: Dạng sai hỏng trên ADN phổ biến khi chiếu tia UV là: A. Hai bazơ Timin của hai mạch ADN liên kết với nhau hình thành cầu nối dimer Timin. B. Thêm một cặp bazơ Timin. C. Mất một cặp bazơ nitơ. D. Hai bazơ Timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau hình thành cầu nối dimer Timin. GH PQ pq GH Câu 43: Cá thể có kiểu gen    X X , cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp gen  không phân ly trong giảm phân   gh gh II, cặp nhiễm sắc thể giới tính giữ nguyên cấu trúc và giảm phân bình thường thì số loại giao tử hình thành là: A. 14 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 44: Ở cà chua cho F1 cây cao, quả đỏ tự  thụ phấn thu được 30000 cây trong đó có 48 cây thấp, quả vàng. Kiểu gen của F 1  và tần số hoán vị gen của F1 là: AB Ab AB AB A.  , f = 46% B.  , f = 8% C.  , f = 8% D.  , f = 16% ab aB ab ab Câu 45: Bệnh phenylketonuria  ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể  thường. Trong quần thể người có tần số  người bị   bệnh này là 1/10000, quần thể cân bằng di truyền. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng   bị bệnh là: A. 0,00495 B. 0,002475. C. 1/8 D. 0,0049.10­2    Câu 46: Ưu thế chính trong lai tế bào so với sinh sản hữu tính là: A. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn.                         B. Hạn chế hiện tượng thoái hoá. C. Tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài đứng cách xa nhau trong bậc thang phân loại. D. Khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. Câu 47: Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹcó một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số   loài đặc trưng? A. Đại lục Á Âu và Bắc Mỹ mới tách nhau (từ kỷ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau  xuất hiện sau. B. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mỹ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay. C. Đầu tiên, tất cả các loài giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc TN theo nhiều hướng khác  nhau. D. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ thực vật và động vật giống nhau, các loài đặc trưng là  do sự thích nghi với điều kiện địa phương. Câu 48: Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá? A. Vết xương chân ở rắn.    B. Đuôi chuột túi.     C. Xương cụt ở người.   D. Cánh của chim cánh cụt. Câu 49: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi: A. Nhóm trước sinh sản và đang sinh sản. B. Nhóm trước sinh sản. C. Nhóm đang sinh sản. D. Nhóm đang sinh sản và sau sinh sản. Câu 50: Trong các hệ sinh thái, các cơ  thể  ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở  bậc   dinh dưỡng thấp hơn, vì: A. Sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên. B. Hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hoá thành sinh khối là thấp. C. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi. D. Các sinh vật sản xuất thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ. B­ Theo chương trình Nâng cao ( 10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Trong một lứa đẻ khi bay giao hoan, ong con được tạo thành có 4 loại kiểu gen: AaBb, Aabb, aaBb, aabb. Kiểu gen của   ong chúa và ong đực là: A. AaBb x aabb B. AaBb x AaBb C. AaBb x ab D. AABB x aabb Câu 52: Có 2 loại protein bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ  2 phân tử  mARN khác nhau. Nhưng 2 phân tử   mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do: A. Các exon trong cùng 1 gen được xử lý theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau. B. Hai protein có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau. C. Một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 210
  5. D. Các gen được phiên mã từ những gen khác nhau. Câu 53: Khi cho giao phối giữa nòi chuột đen với nòi chuột lông trắng được F1 toàn lông xám. Cho F1 lai với chuột lông đen thu   được 3 lông xám: 3 lông đen: 2 lông trắng. Nếu cho F1 lai với nhau thì ở F2 thu được tỷ lệ: A. 9 lông xám: 4 lông đen: 3 lông trắng B. 9 lông xám: 6 lông đen: 1 lông trắng C. 9 lông xám: 3 lông đen: 4 lông trắng. D. 12 lông xám: 3 lông đen:1 lông trắng Câu 54: Khi lai hai thứ cây thuần chủng được F1, cho F1 tự thụ thu được F2 có tỷ lệ 1 hạt  đen tròn: 2 hạt đen bầu dục: 1 hạt   trắng dài. Để có tỷ lệ 1 hạt đen bầu dục: 1 hạt đen dài: 1 hạt trắng dài: 1 hạt trắng bầu dục,  thì bố mẹ phải có kiểu gen như   thế nào?(biết 1 gen quy định 1 tính trạng và dài là tính trạng lặn). Ab aB Ab aB A.   x  B. Aabb x aaBb C. AaBb x aabb D.   x  aB ab ab ab Câu 55: Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được người   ta dùng công nghệ tế bào nào? A. Dung hợp tế bào trần.              B. Nuôi cấy tế bào.     C. Nuôi cấy hạt phấn.                   D. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị. Câu 56: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường.   Trong quần thể người cứ 200 người có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh 1   đứa con bình thường là: A. 0,1308 B. 0,99999375 C. 0,9999375 D. 0,0326. Câu 57: Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra được sự cân bằng ổn định với cả hai loại alen (trội và lặn) cùng hiện diện là: A. Chọn lọc chống lại alen trội. B. Chọn lọc chống lại alen lặn. C. Chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. Câu 58: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể, alen đột biến có hại sẽ   bị chọn lọc tự nhiên đào thải: A. Khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.            B. Triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. C. Khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.             D. Không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. Câu 59: Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã? A. Quan hệ giữa các loài luôn đối kháng nhau. B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang. C. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của loài. D. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm: nhóm sinh vật sản xuất, nhóm  sinh vật tiêu thụ, nhóm sinh vật phân giải. Câu 60: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất? A. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng. B. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim). C. Các hệ sinh thái hoang mạc.                                 D. Các hệ sinh thái thảo nguyên.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 210
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2010­2011  Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (60 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 210 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mã  Đáp án đề 210 1 B 11 B 21 B 31 B 41 C 51 C 210 2 B 12 B 22 C 32 C 42 D 52 A 210 3 D 13 D 23 C 33 C 43 A 53 C 210 4 D 14 B 24 C 34 A 44 B 54 D 210 5 A 15 D 25 A 35 B 45 D 55 A 210 6 A 16 C 26 C 36 B 46 C 56 B 210 7 A 17 D 27 D 37 A 47 A 57 D 210 8 D 18 C 28 B 38 D 48 B 58 A 210 9 A 19 D 29 C 39 B 49 A 59 A 210 10 B 20 C 30 A 40 B 50 B 60 C                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0