TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH<br />
TỔ VẬT LÝ<br />
========<br />
<br />
(Đề thi có 60 câu TNKQ / 05 trang)<br />
Mã đề: 109<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, Lần IV năm 2014<br />
Môn: Vật lí, khối A & A1<br />
Thời gian: 90 phút.<br />
<br />
Lấy gia tốc rơi tự do g ≈ 10 m/s2; π2 ≈ 10; số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023 hạt/mol; êlectron có khối lượng me =<br />
9,1.10-31 kg và điện tích qe = − 1,6.10-19 C; hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không<br />
c = 3.108 m/s; đơn vị khối lượng nguyên tử 1u = 931,5 MeV/c2.<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)<br />
<br />
Câu 1: Chọn phát biểu sai: Tia hồng ngoại và tia sáng màu tím<br />
A. đều có thể bị phản xạ, khúc xạ nhưng chỉ có tia sáng màu tím mới có thể giao thoa.<br />
B. đều là sóng điện từ, có thể được phát ra từ một vật nhưng có tần số khác nhau.<br />
C. đều mang năng lượng nhưng phôtôn của tia hồng ngoại mang năng lượng nhỏ hơn.<br />
D. đều có thể gây ra hiện tượng quang điện cho một số chất bán dẫn như Ge, PbS, CdS.<br />
Câu 2: Một con lắc đơn có vật nhỏ làm bằng kim loại mang điện tích q. Khi không có điện trường, chu kì dao<br />
động nhỏ của con lắc là T0. Đặt con lắc trong một điện trường đều có vectơ cường độ điện trường hướng thẳng<br />
đứng xuống dưới thì chu kì dao động nhỏ của con lắc là T1. Nếu đổi chiều điện trường hướng thẳng đứng lên<br />
trên (giữ nguyên cường độ) thì chu kì dao động nhỏ của con lắc là T2. Hệ thức đúng là<br />
2<br />
1<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
A. T02 = T12 + T22 .<br />
B. 2 = 2 + 2 .<br />
C. T02 = T1.T2 .<br />
D.<br />
= + .<br />
T0 T1 T2<br />
T0 T1 T2<br />
Câu 3: Một đồng vị phóng xạ có thể đồng thời phát ra:<br />
A. tia α và β+.<br />
B. tia α và β−.<br />
C. tia α, β−, β+ và γ<br />
D. tia β− và γ.<br />
Câu 4: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có tần số f thay đổi được. Khi f = f1 thì<br />
hệ số công suất cosφ1 = 1; khi f = 2f1 thì cosφ2 = 0,707. Khi f = 1,5f1 thì<br />
A. cosφ3 = 0,625.<br />
B. cosφ3 = 0,874.<br />
C. cosφ3 = 0,486.<br />
D. cosφ3 = 0,546.<br />
Câu 5: Hai nguồn kết hợp S1, S2 trên mặt nước cách nhau 21 cm, dao động cùng pha với tần số f = 20 Hz.<br />
Trong các điểm nằm trên mặt nước cách S1S2 8 cm mà các phần tử ở đó không dao động, M là điểm gần mặt<br />
phẳng trung trực của S1S2 nhất - khoảng cách đó là 4,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là :<br />
A. v = 3,4 m/s.<br />
B. v = 5,2 m/s.<br />
C. v = 2,8 m/s.<br />
D. v = 1,4 m/s.<br />
Câu 6: Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm đẳng hướng và ở hai phía so với<br />
nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại trung điểm của AB lần lượt là 50 dB và 44 dB. Bỏ qua sự hấp thụ<br />
và phản xạ âm của môi trường. Mức cường độ âm tại B là<br />
A. 28 dB.<br />
B. 38 dB.<br />
C. 47 dB.<br />
D. 36 dB.<br />
Câu 7: Kết luận nào sau đây là sai ? Khi sóng điện từ có tần số ổn định lan truyền trong không gian, vectơ cường độ<br />
điện trường và vectơ cảm ứng từ tại mỗi điểm<br />
A. có phương vuông góc với nhau.<br />
B. có giá trị biến thiên tuần hoàn cùng tần số.<br />
C. có phương trùng nhau.<br />
D. có giá trị biến thiên tuần hoàn cùng pha.<br />
Câu 8: Đặt điện áp u = 100 2 cos(ω.t) V vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối<br />
tiếp với tụ điện. Khi đó điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện gấp 1,2 lần điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây. Nếu<br />
nối tắt tụ điện thì cường độ dòng điện qua mạch vẫn có giá trị hiệu dụng không đổi và bằng 0,5 A. Cảm kháng<br />
của cuộn dây có giá trị là<br />
A. 80 Ω.<br />
B. 120 Ω.<br />
C. 160 Ω.<br />
D. 180 Ω.<br />
Câu 9: Trong cách biến điệu biên độ, người ta làm cho<br />
A. biên độ của sóng âm biến thiên theo không gian với tần số bằng tần số sóng mang.<br />
B. biên độ của sóng mang biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số âm tần.<br />
C. biên độ của sóng mang biến thiên theo không gian với tần số bằng tần số âm tần.<br />
D. biên độ của sóng âm biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số sóng mang.<br />
Trang 1/5, Mã đề thi 109<br />
<br />
Câu 10: Một hạt có khối lượng m = 5,0675.10-27 kg đang chuyển động với động năng 4,78 MeV. Động lượng<br />
của hạt này là<br />
A. 7,75.10-20 kg.m/s<br />
B. 8,8.10-23 kg.m/s.<br />
C. 7,75.10-23 kg.m/s<br />
D. 8,8.10-20 kg.m/s<br />
Câu 11: Tốc độ truyền sóng cơ trên một sợi dây đàn hồi phụ thuộc vào<br />
A. gia tốc trọng trường. B. lực căng dây.<br />
C. bước sóng.<br />
D. biên độ sóng.<br />
Câu 12: Tại thời điểm t1, vận tốc v1 và gia tốc a1 của một vật dao động điều hòa với chu kì T thỏa mãn hệ thức:<br />
a1v1 > 0. Đến thời điểm t2 = t1 + T/4 thì vật đang chuyển động<br />
A. chậm dần đều ra biên.<br />
B. nhanh dần về vị trí cân bằng.<br />
C. chậm dần ra biên.<br />
D. nhanh dần đều về vị trí cân bằng.<br />
Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 30 2 V vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều RLC mắc<br />
nối tiếp. Biết cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt<br />
giá trị cực đại ULmax thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ bằng 30 V. Giá trị của ULmax là<br />
A. 30 2 V.<br />
B. 60 V.<br />
C. 120 V.<br />
D. 60 2 V.<br />
Câu 14: Nguyên tử mà hạt nhân có số prôtôn và số nơtron tương ứng bằng số nơtron và prôtôn có trong hạt<br />
3<br />
nhân của nguyên tử 2 He, là nguyên tử<br />
A. heli.<br />
B. liti.<br />
C. triti.<br />
D. đơteri.<br />
Câu 15: Một chùm sáng Mặt Trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể bơi và tạo ra ở đáy bể (lát gạch trắng)<br />
một vệt sáng<br />
A. có nhiều màu khi chiếu xiên góc và có màu trắng khi chiếu vuông góc.<br />
B. có nhiều màu dù chiếu xiên góc hay chiếu vuông góc.<br />
C. có màu trắng khi chiếu xiên góc và có nhiều màu khi chiếu vuông góc.<br />
D. có màu trắng dù chiếu xiên góc hay chiếu vuông góc.<br />
C<br />
Câu 16: Mạch xoay chiều như hình vẽ, tụ điện có điện dung C = 5.10-5 F. Đặt vào<br />
R<br />
L<br />
hai đầu mạch điện áp xoay chiều u = U0cos(100t), t tính bằng s. Biết điện áp hiệu A<br />
B<br />
M<br />
dụng hai đầu đoạn mạch AM là UAM = U0/ 2 . Độ tự cảm của cuộn dây là :<br />
A. L = 4 H.<br />
B. L = 3 H.<br />
C. L = 1 H.<br />
D. L = 2 H.<br />
Câu 17: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là x1 = 5cos(ω.t<br />
+ φ) cm và x2 = A2cos(ω.t − π/4) thì dao động tổng hợp có phương trình dao động là x = Acos(ω.t − π/12). Để<br />
biên độ A có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại Amax của chính nó thì biên độ A2 có giá trị là<br />
A. 5 / 3 cm.<br />
B. 10 / 3 cm.<br />
C. 10 3 cm.<br />
D. 5 3 cm.<br />
Câu 18: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T và có năng lượng dao động W. Gọi Wđ là động năng<br />
tức thời của chất điểm. Trong một chu kỳ khoảng thời gian mà Wđ ≤ 0,75W là<br />
A. 2T/3.<br />
B. T/4.<br />
C. T/6.<br />
D. T/3.<br />
Câu 19: Khi xét hiện tượng quang - phát quang của một chất lỏng và một chất rắn:<br />
A. ở chất lỏng chỉ có sự lân quang, sự huỳnh quang chỉ có ở chất rắn.<br />
B. cả hai trường hợp đều là sự huỳnh quang.<br />
C. cả hai trường hợp đều là sự lân quang.<br />
D. ở chất lỏng chỉ có sự huỳnh quang, sự lân quang chỉ có ở chất rắn.<br />
Câu 20: Khi chiếu lần lượt các bức xạ đơn sắc có các phôtôn mang năng lượng tương ứng là 10,200 eV, 12,750<br />
eV, 13,060 eV vào nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng<br />
thái dừng được xác định bằng các công thức: En = − 13,6/n2 (eV) với n = 1,2,3... Nguyên tử hiđrô đó có thể hấp<br />
thụ tối đa bao nhiêu loại phôtôn trong các chùm trên ?<br />
A. 2.<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 0.<br />
Câu 21: Biên độ của dao động cưỡng bức khi đã ổn định không phụ thuộc vào<br />
A. tần số của ngoại lực cưỡng bức tác dụng lên vật dao động.<br />
B. pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức tác dụng lên vật dao động.<br />
C. lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.<br />
D. biên độ của ngoại lực cưỡng bức tác dụng lên vật dao động.<br />
Câu 22: Mắc cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 100 V.<br />
Nếu ở cuộn sơ cấp giảm đi 1000 vòng dây hoặc tăng thêm 2000 vòng dây thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn<br />
thứ cấp lần lượt là 400 V và 100 V. Thực tế, điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là<br />
A. 100 V.<br />
B. 400 V.<br />
C. 200 V.<br />
D. 300 V.<br />
Trang 2/5, Mã đề thi 109<br />
<br />
Câu 23: Giới hạn quang điện của kali là 0,55 µm. Công thoát của êlectron khỏi kali bằng<br />
A. 2,26 eV.<br />
B. 2,26 MeV.<br />
C. 3,61.10-21 kJ.<br />
D. 3,61.10-16 kJ.<br />
Câu 24: Mắc đồng thời ba phần tử R = 100 Ω, L = 2 H, C = 4.10-4 F vào ba pha của một máy phát điện xoay<br />
chiều ba pha. Cường độ dòng điện đi qua R, đi qua L cùng có giá trị hiệu dụng là 1 A. Bỏ qua điện trở của các<br />
cuộn dây trong phần ứng của máy phát. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện qua tụ C là<br />
A. 1 A.<br />
B. 0,5 A.<br />
C. 2 A.<br />
D. 1,5 A.<br />
Câu 25: Một cuộn dây D nối tiếp với một tụ xoay trong mạch có điện áp u = U0cos(ω.t). Ban đầu, dòng điện i<br />
trong mạch lệch pha φ = φ1 so với điện áp u và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là UD = UD1 = 30 V. Sau đó,<br />
tăng điện dung tụ xoay lên 3 lần thì lúc đó φ = φ2 = φ1 − 90o và UD = UD2 = 90 V. Giá trị của U0 là<br />
A. 60 V.<br />
B. 63 V.<br />
C. 30 2 V.<br />
D. 12 5 V.<br />
Câu 26: Dưới tác dụng của tia γ, hạt nhân đơteri đứng yên bị tách thành các hạt prôtôn và nơtron có cùng động<br />
năng 0,22 MeV. Biết khối lượng của hạt nhân đơteri, của prôtôn, của nơtron lần lượt là mD = 2,0136 u, mp =<br />
1,0073 u, mn = 1,0087 u. Tần số của tia γ là:<br />
A. 5,43.1020 Hz.<br />
B. 4,65.1020 Hz.<br />
C. 3,45.1020 Hz.<br />
D. 6,46.1020 Hz.<br />
Câu 27: Xét hai mạch dao động lí tưởng L1C1 và L2C2 với C1 = C2, L1 = 4L2. Thời điểm ban đầu điện tích trên<br />
các bản tụ của hai mạch đều có giá trị cực đại Q0. Tại thời điểm điện tích trên tụ điện C1 có giá trị q1 = Q0/ 2<br />
lần đầu tiên thì tỉ số cường độ dòng điện qua L2 và cường độ dòng điện qua L1 là<br />
A. 2 .<br />
B. 1.<br />
C. 2 2 .<br />
D. 2.<br />
Câu 28: Một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, đầu trên gắn cố định còn đầu dưới treo quả cầu nhỏ có khối lượng<br />
m = 1 kg sao cho vật có thể dao động không ma sát theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Ban đầu<br />
vật nặng được đặt trên giá đỡ nằm ngang sao cho lò xo không biến dạng. Cho giá đỡ chuyển động thẳng đứng<br />
xuống dưới nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Khi m rời khỏi giá đỡ thì nó dao động điều hòa với biên độ là:<br />
A. A = 12 cm.<br />
B. A = 8 cm.<br />
C. A = 10 cm.<br />
D. A = 6 cm.<br />
Câu 29: Một lò xo nhẹ có độ cứng k, đầu trên cố định còn đầu dưới nối với một sợi dây nhẹ không dãn. Đầu<br />
r<br />
còn lại của sợi dây gắn với vật nặng khối lượng m. Khi vật nặng cân bằng, cung cấp cho vật nặng vận tốc v 0<br />
theo phương thẳng đứng. Để vật nặng dao động điều hòa thì<br />
A. v 0 ≤ g m / k .<br />
B. v0 ≤ 1,5g m / k .<br />
C. v0 ≤ g 1,5m / k .<br />
D. v0 ≤ g 0,5m / k .<br />
Câu 30: Mắc vào hai đầu tụ điện một điện áp xoay chiều thì xuất hiện dòng điện qua mạch<br />
A. vì nhờ có một dòng điện tích chạy qua không gian giữa hai bản tụ.<br />
B. vì nhờ có sự tích điện và sự phóng điện của tụ điện.<br />
C. với cường độ tỉ lệ nghịch với điện dung C của tụ.<br />
D. với cường độ tỉ lệ nghịch với tần số f dòng điện.<br />
Câu 31: Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe Y-âng.<br />
Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe a = 1,20 ± 0,03 (mm); khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1,60 ±<br />
0,05 (m) và độ rộng của 10 khoảng vân L = 8,00 ± 0,16 (mm). Sai số tương đối của phép đo là:<br />
A. δ = 1,60%.<br />
B. δ = 7,63%.<br />
C. δ = 0,96%.<br />
D. δ = 5,83%.<br />
Câu 32: Một bộ pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin là 0,55 m2. Dòng<br />
ánh sáng chiếu vuông góc vào bộ pin có cường độ 1220 W/m2. Khi cường độ dòng điện mà bộ pin cung cấp<br />
cho mạch ngoài là 2,25 A thì điện áp đo được giữa hai cực của bộ pin là 25 V. Hiệu suất của bộ pin là<br />
A. 8,40%.<br />
B. 11,3%.<br />
C. 10,2%.<br />
D. 9,31%.<br />
Câu 33: Trên một sợi dây có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là A. Hai điểm M, N trên dây<br />
cách nhau 5 cm, các phần tử ở đó dao động ngược pha nhau với cùng biên độ A/2. Với tốc độ truyền sóng trên<br />
dây là v = 6 m/s thì bước sóng λ > 10 cm. Tần số sóng là :<br />
A. f = 40 Hz.<br />
B. f = 20 Hz.<br />
C. f = 60 Hz.<br />
D. f =120 Hz.<br />
Câu 34: Chiếu chùm tia laze vào khe F của ống trực chuẩn thì trên buồng ảnh của máy quang phổ ta thu được<br />
A. quang phổ vạch hấp thụ, chỉ có một vạch.<br />
B. quang phổ vạch phát xạ, có nhiều vạch.<br />
C. quang phổ vạch hấp thụ, có nhiều vạch.<br />
D. quang phổ vạch phát xạ, chỉ có một vạch.<br />
Câu 35: Nếu tăng tốc độ của một hạt vi mô lên 2 lần thì động năng của nó tăng lên 5 lần. Hạt đó đang chuyển<br />
động với tốc độ có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?<br />
A. 9,4.107 m/s.<br />
B. 7,5.107 m/s.<br />
C. 6,6.107 m/s.<br />
D. 4,4.107 m/s.<br />
Câu 36: Bắn phá nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản bởi dòng phôtôn mà mỗi phôtôn mang năng lượng<br />
25,5.10-19 J. Tính vận tốc cực đại của êlectron khi rời khỏi nguyên tử đó. Biết rằng năng lượng mà êlectron hấp<br />
Trang 3/5, Mã đề thi 109<br />
<br />
thụ một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến đổi hoàn toàn thành động năng. Lấy năng lượng ion hoá<br />
của hiđrô là 13,6 eV.<br />
A. 9,1.106 m/s.<br />
B. 1,62.106 m/s.<br />
C. 16,2.106 m/s.<br />
D. 0,91.106 m/s.<br />
Câu 37: Đặt một điện áp xoay chiều u = 200 2 cos(100π.t) V vào hai đầu một đoạn mạch thì dòng điện qua<br />
đoạn mạch có biểu thức i = 2 2 cos(100π.t + π/3) A. Công suất tức thời của đoạn mạch có giá trị cực đại là<br />
A. 1200 W.<br />
B. 400 W.<br />
C. 600 W.<br />
D. 800 W.<br />
Câu 38: Hạt nhân pôlôni đứng yên, phân rã α thành hạt nhân X: 210 Po→ 4 He+ A X. Biết khối lượng của các<br />
84<br />
2<br />
Z<br />
nguyên tử tương ứng là mPo = 209,982876 u, mHe = 4,002603 u, mX = 205,974468 u. Tốc độ của hạt α bay ra là<br />
A. 1,2.107 m/s.<br />
B. 1,6.106 m/s.<br />
C. 1,2.106 m/s.<br />
D. 1,6.107 m/s.<br />
Câu 39: Sóng điện từ có tần số f = 150 kHz, khi truyền trong chân không có bước sóng là :<br />
A. λ = 2000 km.<br />
B. λ = 1000 km.<br />
C. λ = 2000 m.<br />
D. λ = 1000 m.<br />
Câu 40: Hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống Cu-lít-giơ (ống tia X) là 10 kV. Khi bay đến anôt, êlectron có động<br />
lượng bao nhiêu ? Bỏ qua tốc độ đầu khi êlectron bứt ra khỏi catôt.<br />
A. 101 eV/c.<br />
B. 5,40.10−20 kg.m/s.<br />
C. 101 keV/c.<br />
D. 5,40.10−23 g.m/s.<br />
II. PHẦN RIÊNG [10 câu]<br />
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)<br />
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)<br />
<br />
Câu 41: Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì<br />
A. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi. B. tần số và bước sóng đều không thay đổi.<br />
C. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi. D. tần số và bước sóng đều thay đổi.<br />
Câu 42: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách 2 khe là a = 1 mm, khoảng cách từ hai<br />
khe đến màn là D = 2 m. Chiếu vào khe S ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,39 µm đến 0,76 µm. Khoảng cách<br />
gần nhất từ vị trí có hai bức xạ cho vân sáng đến vân trung tâm là:<br />
A. 1,52 mm.<br />
B. 1,56 mm.<br />
C. 3,04 mm.<br />
D. 2,34 mm.<br />
Câu 43: Một cuộn dây có 1000 vòng quay với tốc độ 3000 vòng/phút trong từ trường đều có các đường sức từ<br />
vuông góc với trục quay của cuộn dây. Ở thời điểm mà từ thông xuyên qua một vòng dây có độ lớn<br />
3 3.10−4 Wb thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có độ lớn là 30π V. Giá trị hiệu dụng của<br />
suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là :<br />
A. E = 60π 2 V.<br />
B. E = 30π 2 V.<br />
C. E = 120π V.<br />
D. E = 60π V.<br />
Câu 44: Các mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức: En = − 13,6/n2 (eV), với n =<br />
1, 2, 3... Khi một đám nguyên tử hiđrô được kích thích lên các trạng thái có mức năng lượng cao thì quang phổ<br />
của đám khí này có bao nhiêu vạch nằm trong vùng nhìn thấy (bước sóng từ 380 nm đến 760 nm) ?<br />
A. 4.<br />
B. 6.<br />
C. 10.<br />
D. 8.<br />
Câu 45: Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 2 cm, tần số góc ω. Trong quá trình dao động có ba thời<br />
điểm liên tiếp t1, t2 và t3 vật có cùng tốc độ 30 6 cm/s. Biết t2 – t1 = 2(t3 – t2). Trong hai giá trị có thể có của ω,<br />
giá trị lớn hơn là<br />
A. 20 rad/s.<br />
B. 10 6 rad/s.<br />
C. 10 3 rad/s.<br />
D. 10 rad/s.<br />
L<br />
Câu 46: Cho mạch dao động LC lí tưởng như hình vẽ. Nếu chọn điện tích của bản tụ A là q, thì<br />
(+)<br />
cường độ dòng điện i qua mạch theo chiều dương đã chọn thỏa mãn hệ thức:<br />
C<br />
A. di = − q.dt.<br />
B. i.dt = + dq.<br />
C. di = + q.dt.<br />
D. i.dt = − dq.<br />
B A<br />
Câu 47: Hạt có trong chùm tia nào dưới đây giống với hạt có trong chùm tia catôt ?<br />
A. Tia β−.<br />
B. Tia gamma.<br />
C. Tia X.<br />
D. Tia α.<br />
Câu 48: Cho đoạn mạch điện RLC mắc nối tiếp. Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện<br />
trở R, hai đầu cuộn cảm thuần L và hai đầu tụ điện C. Biết UR = UL = UC/2. Độ lệch pha giữa điện áp u hai đầu<br />
đoạn mạch và cường độ dòng điện i qua mạch là:<br />
A. φ = + π/4.<br />
B. φ = − π/3.<br />
C. φ = + π/3.<br />
D. φ = − π/4.<br />
<br />
Trang 4/5, Mã đề thi 109<br />
<br />
Câu 49: Con lắc gồm vật nhỏ có khối lượng m = 250 g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m đang dao động<br />
điều hoà. Chọn gốc thời gian t = 0 khi vật nhỏ qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Trong khoảng thời gian<br />
π/20 (s) đầu tiên kể từ t = 0, vật đi được quãng đường 4 cm. Vận tốc của vật tại thời điểm t = π/20 (s) là:<br />
A. v = + 20 cm/s.<br />
B. v = − 40 cm/s.<br />
C. v = + 40 cm/s.<br />
D. v = − 20 cm/s.<br />
Câu 50: Hạt prôtôn chuyển động đến va chạm vào một hạt nhân 7 Li đang đứng yên. Sau va chạm xuất hiện hai<br />
3<br />
hạt nhân 4 He. Biết phản ứng trên tỏa năng lượng và hai hạt tạo thành có cùng động năng. Coi khối lượng hạt<br />
2<br />
nhân tỉ lệ với số khối của chúng. Góc giữa hướng chuyển động của các hạt tạo thành chỉ có thể là<br />
A. 160o.<br />
B. 120o.<br />
C. 60o.<br />
D. 30o.<br />
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)<br />
<br />
Câu 51: Phần lớn năng lượng giải phóng trong phản ứng phân hạch là:<br />
A. Năng lượng tỏa ra do phóng xạ của các mảnh.<br />
B. Động năng của các hạt nơtron.<br />
C. Động năng của các mảnh.<br />
D. Năng lượng các phôtôn của tia gamma.<br />
Câu 52: Một máy thu khi chuyển động lại gần một nguồn âm đứng yên thì tần số âm đo được là f1 = 1000 Hz,<br />
khi chuyển động ra xa với cùng tốc độ thì tần số âm đo được là f2 = 4f1/5. Tần số của âm do nguồn phát ra là:<br />
A. 1500 Hz.<br />
B. 800 Hz.<br />
C. 1200 Hz.<br />
D. 900 Hz.<br />
Câu 53: Trong động cơ không đồng bộ ba pha, cảm ứng từ do ba cuộn dây gây ra tại trục rôto biến đổi tuần<br />
hoàn với tần số góc 120π rad/s. Tần số quay của rôto không thể nhận giá trị nào dưới đây ?<br />
A. 60 Hz.<br />
B. 50 Hz.<br />
C. 40 Hz.<br />
D. 10 Hz.<br />
Câu 54: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(2π.t − π/4) cm, t tính bằng s. Thời điểm vật đi<br />
qua vị trí cách vị trí cân bằng 4 cm lần thứ 2014 (kể từ t = 0) là:<br />
A. 12083/24 (s).<br />
B. 6043/24 (s).<br />
C. 12038/24 (s).<br />
D. 24155/24 (s).<br />
Câu 55: Chọn phát biểu sai khi nói về các hiện tượng quang điện ?<br />
A. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại.<br />
B. Giới hạn quang dẫn thường nhỏ hơn so với giới hạn quang điện ngoài.<br />
C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng các êlectron liên kết được ánh sáng giải phóng để trở thành<br />
các êlectron dẫn.<br />
D. Không thể giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng lí thuyết sóng ánh sáng.<br />
Câu 56: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách 2 khe là a = 1 mm, khoảng cách từ hai<br />
khe đến màn là D = 2 m. Chiếu vào khe S ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,39 µm đến 0,76 µm. Khoảng cách<br />
gần nhất từ vị trí có hai bức xạ cho vân sáng đến vân trung tâm là:<br />
A. 1,52 mm.<br />
B. 3,04 mm.<br />
C. 2,34 mm.<br />
D. 1,56 mm.<br />
Câu 57: Một bánh xe đang quay đều xung quanh trục của nó. Nếu tác dụng lên vành bánh xe một lực F theo<br />
phương tiếp tuyến với vành thì:<br />
A. tốc độ góc của bánh xe có độ lớn giảm xuống.<br />
B. gia tốc góc của bánh xe có độ lớn tăng lên.<br />
C. gia tốc góc của bánh xe có độ lớn giảm xuống.<br />
D. tốc độ góc của bánh xe có độ lớn tăng lên.<br />
Câu 58: Tác dụng một lực tiếp tuyến với vành ngoài của một bánh xe đang đứng yên có độ lớn 1,2 N. Đường<br />
kính của bánh xe là 50 cm. Sau 3 s bánh xe quay được một vòng đầu tiên. Momen quán tính của bánh xe là:<br />
A. I = 0,21 kg.m2.<br />
B. I = 0,43 kg.m2.<br />
C. I = 0,14 kg.m2.<br />
D. I = 1,35 kg.m2.<br />
Câu 59: Vật rắn nào quay nhanh dần đều quanh trục cố định trong các vật có tốc độ góc ω biến thiên theo thời<br />
gian t được cho bởi phương trình:<br />
A. ω = 3 − 2t.<br />
B. ω = 3 + 2t.<br />
C. ω = 3 − 2t2.<br />
D. 3 + 2t2.<br />
L<br />
Câu 60: Cho mạch dao động LC lí tưởng như hình vẽ. Nếu chọn điện tích của bản tụ A là q, thì<br />
(+)<br />
cường độ dòng điện i qua mạch theo chiều dương đã chọn thỏa mãn hệ thức:<br />
C<br />
A. di = + q.dt.<br />
B. i.dt = − dq.<br />
C. i.dt = + dq.<br />
D. di = − q.dt.<br />
B A<br />
****HẾT*****<br />
Editor: NNH<br />
DĐC: NVH<br />
ĐXC: ĐNT<br />
HN: HBH<br />
<br />
Reviewers: HCV<br />
SC&SĐT: NĐĐ<br />
SAS<AS:TVH<br />
CTrC: LMC; CTrNC: BTH<br />
<br />
Trang 5/5, Mã đề thi 109<br />
<br />