intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2009- 2010 MÔN SINH HỌC

Chia sẻ: Nguyễn Công Chứ Architect | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

297
lượt xem
141
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TÀI LIỆU THAM KHẢO - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2009- 2010 MÔN SINH HỌC - TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYÊN HUỆ ̃

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2009- 2010 MÔN SINH HỌC

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐAI HOC LÂN THỨ NHÂT ̣ ̣ ̀ ́ NGUYÊN HUỆ ̃ ̣ NĂM HOC 2009 - 2010 ̣ MÔN: SINH HOC Thời gian làm bài: 90 phút; (Đề có 6 trang, gôm 60 câu trắc nghiệm) ̀ Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Mã đề thi 132 Số báo danh:............................................................................... - Thí sinh không được sử dung tai liêu; ̣ ̣̀ - Giam thị không giai thich đề thi. ́ ̉ ́ I. PHẦN CHUNG: Câu 1: Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất: A. Sinh vật sản xuất. B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn thịt. D. Sinh vật phân huỷ Câu 2: Trong các nhân tố tiến hoá, nhóm nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá là A. ngẫu phối và các cơ chế cách li. B. Các cơ chế cách li và chọn lọc tự nhiên. C. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen. D. chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây ưa bóng? A. Lá xanh thẫm và trơn bóng B. Tầng cutin và biểu bì lá kém phát triển. ` C. Lá có nhiều lục lạp và ít lỗ khí D. Lá thường nhỏ, dày nằm ngang Câu 4: Trong quá trình phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, bò sát ngự trị ở kỉ A. Triat (Tam điệp) C. Đệ tam B. Jura D. Krêta Câu 5: Sự mềm dẻo kiểu hình là A. hiện tượng kiểu hình của các cơ thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau. B. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. C. hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau. D. hiện tượng các kiểu gen của các cơ thể thay đổi thành các kiểu hình khác nhau trước các điều kiện môi trường khác nhau. Câu 6: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan h ệ tr ội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều ki ện sống thay đ ổi làm chết t ất c ả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, đi ều ki ện s ống l ại tr ở l ại nh ư cũ. T ần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là A. 0,58 B. 0,41 C. 0,7 D. 0,3 Câu 7: Theo Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là: A. Sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. B. Sự thích nghi hợp lí của sinh vật sau khi đã đào thải các dạng kém thích nghi. C. Sự nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể, từ đơn giản đến phức tạp. D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN. Câu 8: Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là A. 20 B. 40 C. 80 D. 60 Câu 9: Những dạng đột biến nào được hiểu là đột biến dịch khung? A. Mất và thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất và thay thế một cặp nuclêôtit. C. Thêm và thay thế một cặp nuclêôtit. D. Thay thế và chuyển đổi vị trí của một cặp nuclêôtit. Câu 10: Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi: A. Có hiện tượng di cư theo mùa. B. Nguồn sống dồi dào, hoàn toàn thoả mãn các các nhu cầu của cá thể. C. Không gian cư trú bị giới hạn. Trang 1/6 - Mã đề thi 132
  2. D. Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi. Câu 11: Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Cho 3 cây qu ả đ ỏ t ự th ụ phấn trong đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 9 đỏ : 7 vàng B. 3 đỏ : 1 vàng C. 11 đỏ : 1 vàng. D. 7 đỏ : 1 vàng Câu 12: Enzim ligaza có chức năng A. tạo ra các đầu dính trên thể truyền và gen cần chuyển B. tạo ra các liên kết hiđrô làm liền mạch ADN C. cắt giới hạn và tạo các đầu dính D. tạo liên kết phôtphođieste làm liền mạch ADN Câu 13: Nội dung nào sau đây là không đúng khi đề cập đến phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn? A. Phiên mã sẽ tạo ngay ra mARN trưởng thành tham gia dịch mã. B. Phiên mã bắt đầu xảy ra trước trình tự mã hoá trên mạch gốc của gen. C. ARN pôlimêraza bắt đầu tổng hợp mARN tại trình tự nhận biết trên mạch gốc mà enzim này bám vào. D. Phiên mã kết thúc sau trình tự mã hoá. Câu 14: Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây tr ồng nh ằm m ục đích A. tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể lai xa. B. khắc phục tính bất thụ trong trong cơ thể lai xa. C. đưa vào cơ thể lai các gen quí về năng suất của loài hoang dại. D. đưa vào cơ thể lai các gen quí giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của loài hoang dại. Câu 15: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra t ại vùng exôn c ủa gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui đ ịnh t ổng h ợp. Nguyên nhân là do A. mã di truyền có tính thoái hoá. B. mã di truyền có tính đặc hiệu. C. mã di truyền có tính phổ biến. D. mã di truyền là mã bộ ba. Câu 16: Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, qu ần th ể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là nhanh hơn cả? A. Quần thể vi khuẩn B. Quần thể giao phấn C. Quần thể giao phối gần D. Quần thể tự thụ phấn Câu 17: Quan điểm nào sau đây là không đúng? A. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới. C. Cơ chế đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành loài mới. D. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật. Câu 18: Một loài thực vật có bộ NST 2n=12. Số loại thể ba kép khác nhau có thể xu ất hi ện trong qu ần thể của loài là: A. 14 B. 21 C. 15 D. 26 Câu 19: Cho lưới thức ăn sau: Chuột Hổ Lúa Mèo Vi sinh vật Rau xanh Sâu rau Chim Cáo Khi rau xanh và lúa bị nhiễm thuốc trừ sâu thì loài nào có nguy cơ bị nhiễm độc nặng nhất? A. Chuột B. Hổ D. Vi sinh vật C. Mèo Câu 20: Trong một tế bào, xét 3 cặp gen dị hợp (Aa, Bb, Dd) nằm trên 2 c ặp NST th ường trong đó cặp gen Bb phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Kiểu gen của tế bào được viết là BD Ad BD AD hoặc Aa Bb hoặc A. Aa B. Bb bd Ad aD bd AB AD AB Ad Dd hoặc Bb hoặc C. Dd D. Bb ab aD ab ad Trang 2/6 - Mã đề thi 132
  3. Câu 21: Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST th ường, m ỗi lôcut đ ều có 2 alen khác nhau. Số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể, nếu tất cả các lôcut đ ều liên k ết v ới nhau (không xét đến thứ tự các gen) là A. 27. B. 6. C. 30. D. 36. Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là quan điểm của ĐácUyn về biến dị cá thể? A. Là loại biến dị được hình thành thông qua sinh sản B. Là loại biến dị có hướng xác định. C. Là loại biến dị có vai trò quan trọng đối bới tiến hoá của sinh vật. D. Là loại biến dị mang tính cá thể. Câu 23: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì A. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử. B. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật. C. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi. D. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội. Câu 24: Độ đa dạng sinh học có vai trò quan trọng đối với môi trường sống của con người là vì A. đảm bảo sự cân bằng sinh thái. B. dự trữ tài nguyên. C. dự trữ nguồn gen. D. đảm bảo sự tiến hóa của sinh giới. Câu 25: Thể tự đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh? A. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n. B. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n. C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n. D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n. Câu 26: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêrôn Lac, Lactôzơ có trong môi trường được xem như là A. chất cảm ứng liên kết với vùng khởi động (P) ức chế vùng khởi động hoạt động. B. chất cảm ứng liên kết với prôtêin ức chế làm cho prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành. C. chất cảm ứng liên kết với vùng vận hành (O) ức chế vùng vận hành hoạt động. D. chất cảm ứng liên kết với gen điều hoà (R) ức chế gen điều hoà hoạt động. Câu 27: Ứng dụng thực tiễn của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là A. xây dựng được kế hoạch dài hạn cho nông lâm ngư nghiệp. B. biết được quần xã trước đó và quần xã sẽ thay thế nó trong tương lai. C. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. D. nắm được qui luật phát triển của quần xã. Câu 28: Trên mARN axitamin Xêrin được mã hóa bởi bộ ba UXA. Vậy tARN mang axitamin này có bộ ba đối mã là A. 5’ UGA 3’ B. 5’ AGU 3’ C. 3’ AGU 5’ D. 3’ AGU 5’ Câu 29: Ở ruồi giấm thân xám (A), thân đen (a), cánh dài (B), cánh c ụt (b). Các gen này cùng n ằm AB trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai giữa 1 ruồi giấm đực có kiểu gen với ruồi giấm Ab cái dị hợp tử, ở F2 thu được kết quả : 3 mình xám, cánh dài : 1 mình xám, cánh cụt. Ruồi giấm cái dị hợp tử đem lai có kiểu gen và đặc điểm di truyền như sau AB Ab hoặc , các gen di truyền liên kết hoàn toàn. A. aB ab AB Ab hoặc , các gen di truyền liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị. B. ab aB AB , các gen di truyền liên kết hoàn toàn. C. ab Ab , các gen di truyền liên kết hoàn toàn. D. aB Câu 30: Trong quá trình phát sinh loài người, hệ quả quan trọng nhất của dáng đi thẳng người là A. Cột sống hình chữ S. B. Xương chậu rộng. C. Giải phóng 1 chi trước khỏi chức năng di chuyển. Trang 3/6 - Mã đề thi 132
  4. D. Lồng ngực hẹp trước sau. Câu 31: Ở một loài thực vật tính trạng hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so v ới hoa vàng (a). Trong m ột quần thể ngẫu phối thấy xuất hiện cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 1%. Tần số của alen A, a trong qu ần thể lần lượt là A. 0,9 và 0,1 B. 0,2 và 0,8 C. 0,01 và 0,99 D. 0,1 và 0,9 Câu 32: Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 ng ười có nhóm máu AB, 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB,IO trong quần thể là A. IA = 0,6; IB = 0,3 ; IO= 0,1. B. IA = 0,4; IB = 0,5; IO= 0,1. C. IA = 0,3; IB = 0,6 ; IO= 0,1. D. IA = 0,5; IB = 0,4 ; IO= 0,1. Câu 33: Ở một loài thực vật, gen T trội hoàn toàn qui định hạt màu tím, alen tương phản t qui định hạt màu trắng. Cho phép giữa 2 cá thể có ki ểu gen : Tt x Tt. Cơ thể cái phát sinh giao tử không bình thường ở giảm phân I; tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình thu được là: A. Tỷ lệ kiểu gen: 1TT : 2Tt : 1tt; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng. B. Tỷ lệ kiểu gen: TTt : Ttt : OT : Ot; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng. C. Tỷ lệ kiểu gen: 1TTt : 2Ttt : 2T : 1t; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng. D. Tỷ lệ kiểu gen: TTT : TTt : Ttt : ttt; tỷ lệ kiểu hình: 3 hạt màu tím : 1 hạt màu trắng. Câu 34: Điểm phân biệt của u ác tính so với u lành là A. các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. B. tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào. C. tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào. D. các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu, đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. Câu 35: Ở tằm, gen A qui định màu trứng trắng, gen a qui định màu trứng sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn gi ống phân bi ệt con đ ực và con cái ở ngay giai đoạn trứng? A. XaXa x XAY B. XAXa x XAY C. XAXa x XaY D. XAXA x XaY Câu 36: Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng? A. Các cá thể chỉ giống nhau về những nét cơ bản nhưng khác nhau về rất nhiều chi tiết. B. Có sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. C. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể. D. Các cá thể trong cùng một loài thuộc các quần thể khác nhau không có sự giao phối với nhau. Câu 37: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ? I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit. II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit. Tổ hợp trả lời đúng là: A. I, III, IV, II. B. I, II, III, IV. C. II, I, IV, III. D. II, I, III, IV. Câu 38: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến kiểu phân bố đồng đều của quần thể? A. Môi trường sống đồng nhất thể hiện sự phân bố nguồn sống trong môi trường đồng đều. B. Phân bố đồng đều giúp quần thể được bảo vệ tốt hơn trước tác động của môi trường. C. Các cá thể trong loài có sự cạnh tranh gay gắt. D. Các cá thể của loài không có xu hướng tụ tập thành nhóm. Câu 39: Hiệu suất sinh thái là A. sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. B. phần trăm sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng. C. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Trang 4/6 - Mã đề thi 132
  5. Câu 40: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một c ặp nhi ễm s ắc th ể kép t ương đồng là nguyên nhân dẫn đến A. hoán vị gen B. đột biến thể lệch bội C. đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST D. đột biến đảo đoạn NST II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (A hoặc B) A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50): Câu 41: Một loài thực vật có bộ NST 2n=14. Số loại thể ba kép (2n+1+1) khác nhau có th ể xu ất hiện trong quần thể của loài là A. 14 B. 28 C. 15 D. 21 Câu 42: Nguyên nhân chính tạo cho đảo lục địa có hệ động, th ực vật phong phú h ơn đ ảo đ ại dương là do A. khoảng cách li gần nên các loài ở đất liền dễ nhập cư. B. được cách li địa lí tạo thuận lợi cho sự hình thành nhiều loài mới. C. khi mới tách ra, đảo lục địa đã mang theo hệ động, thực vật của đất liền. D. môi trường mới dễ hình thành nhiều loài đặc hữu. Câu 43: Về mặt đạo lí, việc chuyển gen vào tế bào người, hi ện nay m ới ch ỉ th ực hi ện v ới lo ại t ế bào nào ? A. Tế bào sinh dục B. Tế bào ung thư C. Tế bào tiền phôi D. Tế bào xôma Câu 44: Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit hầu như không gây hại gì cho th ể đ ột biến. Giải thích nào dưói đây không hợp lí? A. Đột biến xảy ra làm thay thế một axitamin này bằng axitamin khác ở vị trí không quan trọng của phân tử prôtêin. B. Đột biến xảy ra ở các đoạn vô nghĩa trên gen cấu trúc. C. Đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn. D. Đột biến xảy ra ở mã thoái hoá tạo ra một bộ ba mới nhưng vẫn mã hoá axitamin ban đầu. Câu 45: Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta ch ỉ c ấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân huỷ. Hệ đó được gọi là: A. Một tổ hợp sinh vật khác loài. B. Hệ sinh thái nhân tạo. C. Quần thể sinh vật. D. Quần xã sinh vật. Câu 46: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. Sức tăng trưởng của các cá thể. B. Mức tử vong. C. Mức sinh sản. D. Nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường. Câu 47: Thứ tự nào sau đây được xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp? A. Nuclêôxôm, crômatit, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc. B. Nuclêôxôm, sợi cơ bản, nhiễm sắc thể, crômatit. C. Nuclêôxôm, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc, crômatit. D. Nuclêôxôm, sợi nhiễm sắc, sợi cơ bản, crômatit. Câu 48: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nh ất và hi ệu qu ả ở thực vật? A. Tự thụ phấn. B. Nhân giống vô tính. C. Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn. D. Giao phấn. Câu 49: Ở ngô tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen (A 1, a1, A2, a2, A3, a3), phân li độc lập và cứ mỗi gen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây th ấp đi 20 cm. Cây cao nh ất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, cây lai thu đ ược s ẽ có chi ều cao là A. 150 cm B. 90 cm C. 160 cm. D. 120 cm. Câu 50: Nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành quần thể thích nghi là A. các cơ chế cách li. B. đột biến. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. chọn lọc tự nhiên. B. Theo chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60): Câu 51: Nhiều thực nghiệm đã chứng minh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen A. lạp thể B. ti thể C. trên NST thường D. trên NST giới tính Câu 52: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự biến đổi các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế? Trang 5/6 - Mã đề thi 132
  6. A. Lưới thức ăn ngày càng trở nên phức tạp. B. Số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng. C. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm. D. Thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng trong quần xã. Câu 53: Một tế bào trứng của một loài đơn tính giao phối được thụ tinh trong ống nghi ệm. Khi hợp tử nguyên phân đến giai đoạn 8 phôi bào, người ta tách r ời các phôi bào và nuôi trong các ống nghiệm khác nhau rồi kích thích để các phôi bào này phát triển thành cá thể.Các cá thể được tạo ra nói trên: A. Có thể giao phối được với nhau tạo ra con lai bất thụ. B. Không thể giao phối được với nhau. C. Có thể giao phối được với nhau tạo ra con lai hữu thụ. D. Tùy loài mà có thể giao phối được với nhau hoặc không. Câu 54: Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay ch ậm tuỳ thu ộc vào y ếu t ố nào? A. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài thực vật C. Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng. D. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng. Câu 55: ở người gen A qui định cơ bình thường, gen a qui định lo ạn c ơ Duxen, gen n ằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố mẹ cơ bình thường, lần thứ nhất sinh 1 con trai loạn c ơ. Lần th ứ 2 h ọ sinh đôi 1 đứa con trai và 1 đứa con gái, khả năng sinh mắc bệnh của 2 đứa trẻ lần lượt là A. 50 %; O%. B. 75%; 25%. C. 50%; 250 %. D. 25%; 50%. Câu 56: Hiệu suất sinh thái rất nhỏ là do sự tiêu hao năng lượng nhiều nhất cho quá trình B. bài tiết C. hô hấp D. rơi rụng A. tiêu hoá Câu 57: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Dạng thể ba của loài này có khả năng t ạo ra bao nhiêu loại giao tử không bình thường về số lượng nhiễm sắc thể? Cho rằng sự k ết h ợp và phân li của các nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên A. 32. B. 12. C. 64. D. 24. Câu 58: Ý nghĩa của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính là A. bác bỏ thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại. B. củng cố học thuyết tiến hoá của Đacuyn về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi hình thành loài mới. C. giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. D. bổ sung cho thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại. Câu 59: Bệnh hồng cầu hình liềm xảy ra do A. đột biến thay thế 1 cặp T- A = 1 cặp A-T ở vị trí côdon số 6 của gen qui định sự tổng hợp chuỗi β-hêmôglôbin làm thay thế axit amin glutamic thành valin B. đột biến thay thế 1 cặp A-T = 1 cặp T-A ở vị trí côdon số 6 của gen qui định sự tổng hợp chuỗi α-hêmôglôbin làm thay thế axit amin glutamic thành valin C. đột biến thay thế 1 cặp T- A = 1 cặp A-T ở vị trí côdon số 6 của gen qui định sự tổng hợp chuỗi β-hêmôglôbin làm thay thế axit amin valin thành glutamic. D. đột biến thay thế 1 cặp T- A = 1 cặp A-T ở vị trí côdon số 6 của gen qui định sự tổng hợp chuỗi α-hêmôglôbin làm thay thế axit amin glutamic thành valin Câu 60: Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin ở mức trước phiên mã là trường hợp nào sau đây? A. Phân giải các loại prôtêin không cần thiết trước rồi mới xảy ra phiên mã B. Tổng hợp các loại ARN cần thiết C. Enzim phiên mã tương tác với đoạn khởi đầu D. Nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại prôtêin mà tế bào có nhu cầu lớn ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 6/6 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0