Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 324
lượt xem 0
download
Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 324" để đạt được điểm cao trong kì kiểm tra sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 324
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 – NĂM 2018 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút ; không k ể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh: .................. Mã đề thi 324 Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã dẫn tới sự xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại đó là A. chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Nga hoàng. B. chính quyền Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính quyền Nga hoàng. C. chính quyền Nga hoàng và chính quyền của giai cấp vô sản. D. chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. Câu 2: Các nước sáng lập khối thị trường chung châu Âu gồm: A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha . B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua . C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan,Italia . D. Anh, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha . Câu 3: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc ta, đó là kỉ nguyên: A. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. B. độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. C. độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. D. chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người. Câu 4: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của tổ chức nào? A. Việt Nam quốc dân đảng. B. Việt Nam quang phục hội. C. Duy tân hội. D. Tân Việt cách mạng đảng. Câu 5: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 19301931? A. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (19291933) làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh. C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. D. Đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực do sự bóc lột của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến. Câu 6: Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (19751976), nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định A. tính quyết liệt, mạo hiểm của Đảng. B. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng. C. tính khoa học, linh hoạt của Đảng. D. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng. Câu 7: Vì sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp nhận nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc? A. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. B. Chính quyền cách mạng chưa đủ sức đánh 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc. C. Kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng. D. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau. Câu 8: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp tại Phôngtennơblô thất bại vì A. Pháp tiếp tục đưa ra những yêu sách về quyền lợi kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Đông Dương. B. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập, thống nhất của Việt Nam. C. chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao, đàm phán. Trang 1/5 Mã đề thi 324
- D. lập trường của các bên không thống nhất. Câu 9: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt? A. Ba Gia (Quảng Ngãi). B. Đồng Xoài (Bình Phước). C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho). Câu 10: Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận gì vào Việt Nam? A. Lí luận chủ nghĩa Mac Lênin. B. Lí luận đấu tranh giai cấp. C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. Lí luận cách mạng vô sản. Câu 11: Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng được rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (19451954) là A. xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao. C. độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. D. tư tưởng “chiến tranh nhân dân ”. Câu 12: “Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật...với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và những…đầy bất ngờ”. (SGK Lịch sử 12, T71) Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống: A. phức tạp, sôi động. B. phức tạp, biến động. C. sôi động, đảo lộn. D. sôi động, sự kiện. Câu 13: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành A. động lực của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. giai cấp tập hợp quần chúng nhân dân và lãnh đạo phong trào yêu nước vô sản. C. giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. D. động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. Câu 14: Ngày 1/11/1968, đế quốc Mĩ đã tuyên bố A. ngừng ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. B. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. C. chấp nhận đến đàm phán tại Pari. D. “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. Câu 15: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người ” là tinh thần của hậu phương chi viện cho A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. B. nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ. C. chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975. D. nhân dân Nam bộ và Nam trung bộ kháng chiến chống Pháp. Câu 16: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) đã đề ra phương hướng đấu tranh cho cách mạng miền Nam là A. đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang. B. đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để giữ gìn lực lượng. C. đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp đấu tranh chính trị. D. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp đấu tranh vũ trang. Câu 17: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ tạm thời và mỏng manh” vì A. sự phân chia không đều về phạm vi ảnh hưởng. B. sự phân chia không đều về quyền lợi kinh tế. Trang 2/5 Mã đề thi 324
- C. những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. D. sự phân chía không đều về thuộc địa. Câu 18: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? A. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. B. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố. C. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài. D. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. Câu 19: Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới trong giai đoạn nào? A. 19731991. B. 19521973. C. 19912000. D. 19451952. Câu 20: Nội dung chủ yếu của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” được Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai là đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh A. trao trả độc lập dân tộc, rút khỏi Việt Nam. B. tiến hành cải cách kinh tế, nới lỏng ách cai trị đối với thuộc địa. C. thừa nhận các quyền độc lập, tự do, dân chủ và tự quyết của dân tộc Việt Nam. D. thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đằng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. Câu 21: Trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu”, đế quốc Mĩ đã gặp thất bại nặng nề nhất bởi A. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (19541975). B. thắng lợi của cách mạng Hồi giáo Iran năm (1979). C. thắng lợi của cách mạng Trung quốc năm (1949). D. thắng lợi của cách mạng Cuba năm (1959). Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn chuyển sang giai đoạn tự giác? A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập (6/1925). B. Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng (6/1929). C. Bãi công công nhân Ba Son (8/1925). D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930). Câu 23: Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”? A. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực và hợp tác giữa các nước, các khu vực. B. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển. C. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc phát triển và cơ hội để các nước tăng cường hợp tác về mọi mặt. D. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. Câu 24: Sau cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã diễn ra trong phạm vi: A. cả nước. B. Trung bộ và Nam bộ. C. Bắc bộ và Nam bộ. D. Bắc bộ và Trung bộ. Câu 25: Ý nào sau đây không phải là mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản. B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với phong kiến. C. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. D. Mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc. Câu 26: Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Trang 3/5 Mã đề thi 324
- Câu 27: Với kế hoạch Rơve, vai trò của Mĩ đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dươ ng đượ c thể hiện như thế nào? A. Mĩ hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. B. Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. C. Mĩ đã can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. D. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 28: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” (SGK Lịch sử 12. T131) Đoạn trích trên được nêu trong văn kiện nào? A. “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Chỉ thị : “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. C. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh. Câu 29: Trong kháng chiến chống Mĩ, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc Nam mang tên đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo A. dãy núi Trường Sơn. B. phía Tây dãy núi Trường Sơn. C. phía đông dãy núi Trường Sơn. D. dãy núi Trường Sơn qua Lào và Campuchia. Câu 30: Trước khi thực dân Pháp xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là A. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. B. quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh. C. quốc gia phong kiến, nửa thuộc địa. D. quốc gia bị thực dân phương Tây xâm lược . Câu 31: Ý nào sau đây không phải là mục tiêu của ta khi mở cuộc tiến công chiến lượ c ĐôngXuân 19531954? A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. B. Buộc Pháp phải bị động phân tán lực lượng C. Giải phóng đất đai. D. Làm phá sản kế hoạch Nava . Câu 32: Bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên Hợp quốc vì A. quy định tổ chức, bộ máy của tổ chức Liên hợp quốc. B. là cơ sở pháp lí để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc. C. nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. D. đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 33: Trong bản chỉ thị “NhậtPháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945, Đảng ta nhận định: A. cuộc đảo chính tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. B. cuộc đảo chính đã tạo thời cơ cho cách mạng nước ta tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. C. cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi. D. sau đảo chính, kẻ thù duy nhất của cách mạng Việt Nam lúc này là phát xít Nhật. Câu 34: Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của A. Đảng Quốc Đại. B. Đảng quốc dân. C. Đảng nhân dân Ấn Độ. D. Đảng cộng sản. Câu 35: Sắp xếp các dữ liệu sau theo thứ tự thời gian: 1. Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kì. 2. Pháp tấn công Gia Định. 3. Hiệp ước Nhâm Tuất. 4. Hiệp ước Hácmăng. 5. Pháp tấn công Huế. A. 2,3,1,5,4. B. 4,3,5,2,1. C. 1,2,4,3,5. D. 1,3,2,4,5. Câu 36: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương được triệu tập từ ngày 24 25/4/1970 nhằm Trang 4/5 Mã đề thi 324
- A. bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ. B. vạch trần âm mưu “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ. C. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân Đông Dương. D. đối phó với âm mưu của Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương. Câu 37: Sự biến đổi về mặt xã hội của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã A. làm phân hóa sâu sắc các tầng lớp xã hội cũ, sự ra đời quan hệ sản xuất mới. B. tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX. C. làm xuất hiện những tầng lớp xã hội mới đầu thế kỉ XX: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. D. làm nảy sinh những quan hệ bóc lột mới và những mâu thuẫn xã hội mới. Câu 38: Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hóa là: A. xu thế chủ quan. B. xu thế đối ngoại. C. xu thế khách quan. D. những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Câu 39: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (19461954), thắng lợi nào của quân dân ta đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). B. Chiến thắng Biên giới (1950). C. Chiến thắng đôngxuân 19531954. D. Chiến thắng Việt Bắc (1947). Câu 40: Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12/1978 là A. nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế. B. đưa Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế. C. phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 324
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn