SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2018<br />
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
Họ, tên thí sinh: ...........................................................................<br />
Số báo danh: ................................................................................<br />
<br />
Mã đề thi 004<br />
<br />
Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp với phía nam<br />
nước Lào?<br />
A. Điện Biên.<br />
B. Sơn La.<br />
C. Quảng Nam<br />
D. Nghệ An.<br />
Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tổng lượng mưa từ tháng XI - IV ở khu vực đồng<br />
bằng sông Hồng là:<br />
A. từ 800-1200mm. B. từ 400-800mm.<br />
C. từ 200-400 mm.<br />
D. dưới 200 mm.<br />
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và<br />
Đông Bắc Bắc Bộ?<br />
A. Dãy Hoành Sơn. B. Cánh cung Bắc Sơn.<br />
C. Cánh cung Đông Triều.<br />
D. Dãy Con Voi.<br />
Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tỉnh nào sau đây không có khu kinh tế ven biển?<br />
A. Thanh Hóa.<br />
B. Hà Tĩnh.<br />
C. Quảng Trị.<br />
D. Thừa Thiên Huế.<br />
Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây không có trung tâm công<br />
nghiệp?<br />
A. Phú Yên.<br />
B. Khánh Hòa.<br />
C. Quảng Ngãi.<br />
D. Bình Định.<br />
Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi<br />
Bắc Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?<br />
A. Lạng Sơn.<br />
B. Quảng Ninh.<br />
C. Cao Bằng.<br />
D. Hà Giang.<br />
Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh nào sau đây có GDP/người vào loại cao nhất trong cả<br />
nước?<br />
A. Đồng Nai.<br />
B. Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
C. Quảng Ninh.<br />
D. Khánh Hòa.<br />
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản thiên<br />
nhiên thế giới?<br />
A. Cố Đô Huế.<br />
B. Phố Cổ Hội An.<br />
C. Di tích Mỹ Sơn.<br />
D. Vịnh Hạ Long.<br />
Câu 49. Hai quần đảo xa bờ của nước ta là:<br />
A. Trường Sa và Hoàng Sa.<br />
B. Trường Sa và Nam Du.<br />
C. Trường Sa và Lí Sơn.<br />
D. Trường Sa và Phú Quốc.<br />
Câu 50. Đặc điểm về tình trạng việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là:<br />
A. Số lao động thất nghiệp rất thấp.<br />
B. Số lao động thất nghiệp rất cao.<br />
C. Số lao động thiếu việc làm rất thấp.<br />
D. Số lao động thiếu việc làm rất cao.<br />
Câu 51. Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản?<br />
A. Khí hậu phân hóa theo Bắc - Nam.<br />
B. Tài nguyên hải sản phong phú.<br />
C. Tài nguyên khoáng sản giàu có<br />
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi.<br />
.<br />
Câu 52. Nguyên nhân nào sau đây làm ô nhiễm nước ngọt trên thế giới?<br />
A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lý.<br />
B. Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển.<br />
C. Các sự cố về tràn dầu và rửa tàu.<br />
D. Mưa axit diễn ra nhiều nơi trên Trái Đất.<br />
Câu 53. Điều kiện tự nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới là<br />
A. hệ đất trồng phong phú.<br />
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.<br />
D. địa hình đồi núi chiếm đa số.<br />
Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với công<br />
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta ?<br />
A. Giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm.<br />
B. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển.<br />
C. Cả nước có 3 trung tâm quy mô rất lớn.<br />
D. Cả nước có 6 trung tâm quy mô lớn.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />
Câu 55. Ở nước ta, quá trình bồi tụ xảy ra mạnh ở<br />
A. miền đồi núi.<br />
B. miền cao nguyên.<br />
C. miền đồng bằng.<br />
D. miền đồi trung du.<br />
Câu 56. Cho bảng số liệu:<br />
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2015<br />
(Đơn vị: nghìn tấn)<br />
2015<br />
Năm<br />
1995<br />
2007<br />
2012<br />
3050,0<br />
Khai thác<br />
1195,0<br />
2075,0<br />
2622,0<br />
3532,0<br />
Nuôi trồng<br />
389,0<br />
2123,0<br />
3111,0<br />
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)<br />
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản khai thác và<br />
nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1995 - 2015?<br />
A. Nuôi trồng luôn cao hơn khai thác.<br />
B. Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác<br />
C. Khai thác tăng ít hơn nuôi trồng.<br />
D. Nuôi trồng và khai thác tăng liên tục.<br />
Câu 57. Cho biểu đồ:<br />
100%<br />
80<br />
<br />
37.1<br />
<br />
39.1<br />
<br />
40<br />
<br />
37.8<br />
<br />
40<br />
<br />
44<br />
<br />
60<br />
33.9<br />
40<br />
20<br />
<br />
29<br />
<br />
0<br />
2007<br />
<br />
23.1<br />
<br />
20<br />
<br />
2010<br />
<br />
2012<br />
<br />
42<br />
<br />
14<br />
2015<br />
<br />
CƠ CẤU GIÁ TRỊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THEO NHÓM HÀNG<br />
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007 - 2015<br />
Hàng nông - lâm – thủy sản<br />
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản<br />
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp<br />
<br />
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)<br />
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu hàng<br />
hóa xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2007 - 2015 ?<br />
A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm, hàng nông - lâm - thủy sản tăng.<br />
B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, hàng nông - lâm - thủy sản giảm.<br />
C. Hàng nông - lâm - thủy sản giảm, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.<br />
D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đều tăng.<br />
Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của ngành công nghiệp nước ta?<br />
A. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng.<br />
B. Hoạt động công nghiệp phân bố không đều.<br />
C. Tỉ trọng công nghiệp chế biến ngày càng tăng.<br />
D. Tăng mạnh tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.<br />
Câu 59. Cho bảng số liệu:<br />
SẢN LƯỢNG THAN VÀ ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015<br />
Năm<br />
1985<br />
1995<br />
2004<br />
2015<br />
Than (triệu tấn)<br />
961,5<br />
1536,9<br />
1634,9<br />
3680,0<br />
Điện (tỉ kWh)<br />
390,6<br />
956,0<br />
2187,0<br />
5500,0<br />
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)<br />
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng than và điện của Trung<br />
Quốc, giai đoạn 1985 - 2015?<br />
A. Sản lượng than tăng nhanh hơn điện.<br />
B. Sản lượng than và điện đều tăng.<br />
C. Sản lượng điện tăng nhanh hơn than.<br />
D. Sản lượng than tăng nhẹ hơn điện.<br />
Câu 60. Đặc điểm nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á lục địa?<br />
A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.<br />
B. Đất phù sa và đất đỏ ba dan.<br />
C. Tất cả các quốc gia đều giáp biển.<br />
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />
Câu 61. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về tình hình sản xuất<br />
lúa ở nước ta ?<br />
A. Diện tích trồng lúa cả nước ngày càng tăng lên.<br />
B. Sản lượng lúa cả nước ngày càng giảm.<br />
C. Các tỉnh vùng Tây Nguyên có diện tích trồng lúa lớn.<br />
D. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa lớn nhất.<br />
Câu 62. Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng thấp hơn một số vùng khác là do:<br />
A. Qui mô dân số lớn.<br />
B. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp.<br />
C. Điều kiện sản xuất lương thực khó khăn.<br />
D. Sản lượng lương thực thấp.<br />
Câu 63. Khó khăn lớn nhất làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du và miền núi<br />
Bắc Bộ là<br />
A. dịch bệnh đe dọa trên diện rộng.<br />
B. sự hạn chế của các đồng cỏ chăn nuôi.<br />
C. công nghiệp chế biến chưa phát triển.<br />
D. việc vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.<br />
Câu 64. Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là nhằm<br />
A. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. B. phát huy thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn.<br />
C. nâng cao khả năng xuất khẩu nông sản.<br />
D. khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.<br />
Câu 65. Khí hậu khô nóng ở châu Phi chủ yếu do<br />
A. ảnh hưởng của các dòng biển nóng.<br />
B. địa hình núi chiếm diện tích lớn.<br />
C. phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.<br />
D. lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ.<br />
Câu 66. Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia:<br />
USD/người<br />
<br />
56199<br />
<br />
60000<br />
50000<br />
<br />
44298<br />
37207<br />
<br />
40000<br />
<br />
34485<br />
<br />
41180<br />
34691<br />
<br />
30000<br />
20000<br />
8067<br />
<br />
10000<br />
<br />
1753<br />
<br />
0<br />
Hoa Kì<br />
<br />
Trung Quốc<br />
Năm 2005<br />
<br />
Nhật Bản<br />
<br />
Đức<br />
<br />
Nước<br />
<br />
Năm 2015<br />
<br />
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)<br />
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây ?<br />
A. GDP/người của một số quốc gia.<br />
B. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia.<br />
C. Quy mô GDP của một số quốc gia.<br />
D. Cơ cấu GDP của một số quốc gia.<br />
Câu 67. Ý nào sau đây đúng với xu hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay?<br />
A. Phát triển các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.<br />
B. Phát triển các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn.<br />
C. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.<br />
D. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.<br />
Câu 68. Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản ?<br />
A. Cung cấp nguồn hàng quan trọng nhất cho xuất khẩu.<br />
B. Vùng biển có nhiều ngư trường lớn.<br />
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp.<br />
D. Ngành này không đòi hỏi lao động trình độ cao.<br />
Câu 69. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh do<br />
A. nhu cầu tiêu dùng, sản xuất lớn trong nước.<br />
B. mở rộng và đa dạng hóa thị trường quốc tế.<br />
C. sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.<br />
D. thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.<br />
Câu 70. Năng suất lao động ngành khai thác thủy sản của nước ta còn thấp chủ yếu do<br />
A. môi trường ven biển ô nhiễm.<br />
B. phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.<br />
C. vùng biển có nhiều thiên tai.<br />
D. tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />
Câu 71. Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư ở vùng Bắc Trung Bộ là:<br />
A. Phát huy các thế mạnh về cây lương thực, thực phẩm.<br />
B. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản ở thềm lục địa.<br />
C. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.<br />
D. Khai thác hiệu quả hơn về thế mạnh cây công nghiệp lâu năm.<br />
Câu 72. Để làm tăng khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm cho vùng Đông Nam Bộ thì giải pháp nào sau<br />
đây là quan trọng nhất?<br />
A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi.<br />
B. Thay đổi cơ cấu cây trồng.<br />
C. Mở rộng diện tích canh tác.<br />
D. Đảm bảo nguồn giống cây trồng.<br />
Câu 73. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy<br />
mô lớn là:<br />
A. Diện tích đất đỏ ba dan màu mỡ, rộng lớn.<br />
B. Khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao.<br />
C. Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước phong phú.<br />
D. Mùa khô kéo dài để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.<br />
Câu 74. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển ngành hàng không ở nước ta?<br />
A. Là ngành mới phát triển mạnh gần đây.<br />
B. Có tốc độ phát triển nhanh chóng.<br />
C. Được đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất.<br />
D. Chưa mở các tuyến đường bay quốc tế.<br />
Câu 75. Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng có dân cư đông đúc nhất<br />
cả nước?<br />
A. Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.<br />
B. Vùng thâm canh lúa nước cần nhiều lao động.<br />
C. Vùng có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước.<br />
D. Vùng có nhiều đô thị lớn và cơ sở hạ tầng tốt.<br />
Câu 76. Điều kiện tác động mạnh mẽ nhất đến việc phát triển chăn nuôi ở nước ta là:<br />
A. Lực lượng lao động.<br />
B. Các dịch vụ về về giống, thú y.<br />
C. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.<br />
D. Cơ sở thức ăn .<br />
Câu 77. Vùng nào sau đây có điều kiện tự nhiên để phát triển cơ cấu cây trồng giống với vùng núi cao khu<br />
vực Tây Bắc?<br />
A. Vùng núi Đông Bắc giáp biên giới Việt Trung.<br />
B. Vùng núi cao của khu vực Bắc Trung Bộ.<br />
C. Vùng núi cao khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. D. Vùng núi cao của khu vực Tây Nguyên.<br />
Câu 78. Cho bảng số liệu:<br />
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015<br />
Năm<br />
2000<br />
2009<br />
2012<br />
2015<br />
Than (triệu tấn)<br />
11,6<br />
43,0<br />
44,1<br />
41,7<br />
Dầu (triệu tấn)<br />
16,3<br />
16,0<br />
16,5<br />
18,7<br />
Điện (tỉ kwh)<br />
26,7<br />
96,0<br />
117,0<br />
158,0<br />
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)<br />
Để thể hiện sản lượng của các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2015 theo bảng số liệu, biểu<br />
đồ nào sau đây là thích hợp nhất ?<br />
A. Cột.<br />
B. Đường.<br />
C. Miền.<br />
D. Kết hợp.<br />
Câu 79. Ở đồng bằng sông Hồng, việc đưa ra định hướng chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt nhằm mục đích<br />
chính là:<br />
A. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.<br />
B. Phù hợp với điều kiện khí hậu.<br />
C. Nâng cao hiệu quả kinh tế.<br />
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất.<br />
Câu 80. Việc phát triển thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cần đặc biệt chú ý đến<br />
A. những sự thay đổi của môi trường.<br />
B. việc di dân tới vùng kinh tế mới.<br />
C. việc trồng bổ sung rừng đầu nguồn.<br />
D. việc điều tiết nước cho vùng hạ lưu.<br />
------------------------------ HẾT ------------------------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong<br />
khi làm bài thi.<br />
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />