intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Tây Trà

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

14
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Tây Trà nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Tây Trà

  1.  TRƯỜNG THPT TÂY TRÀ             KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018      ĐỀ THI THAM KHẢO                      Bài thi: KHOA HỌC XàHỘI                       Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài : 50 Phút không kể thời gian phát đề                                                                                                                                              Họ, tên thí sinh :...............................................................…………………………… Số báo danh:………………………………………………………………… Câu 1. Đất đai  ở  đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít   phù sa, do A. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. B. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.  C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.  D. đồng bằng bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.  Câu 2. Gió phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ có nguồn gốc từ  A. Cao áp Iran. B. Cao áp Bắc Ấn Độ Dương. C. Cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.                     D. Cao áp cận chí tuyến ở nam Thái Bình Dương. Câu 3. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là     A. Châu Á B. Châu Mĩ     C. Châu Phi D. Châu Đại Dương Câu 4. Hướng Tây Bắc­ Đông Nam của dãy Trường Sơn đón gió mùa Tây Nam  mang mưa cho khu vực nào? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Duyên hải miền Trung.     C. Tây Nguyên.                                                     D. Tây Bắc. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­ 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây  không tiếp giáp với Trung Quốc trên đất liền? A. Lạng Sơn. B. Hà Giang. C. Tuyên Quang. D. Cao Bằng. Câu 6. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính  mạng của người dân miền núi là A. xây dựng các hồ chứa nước.  B. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.        C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét. D. quy hoạch lại các điểm dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét. Câu 7. Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển là
  2.     A. Lào. C. Mi­an­ma.     B. Cam­pu­chia. D. Thái Lan. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa Li Viêt Nam trang 9, hãy cho bi ́ ̣ ết vung nào sau đây ch ̀ ị u  ảnh hưởng sâu sắc của gio Tây khô nong? ́ ́ A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ  C. Nam Trung Bộ.                                                D. Đông Nam Bộ. Câu 9: Thủy chế của sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng chủ yếu là do A. mạng lưới kênh rạch chằn chịt, các cửa sông mở rộng. B. chảy qua nhiều đồng bằng, nhiều phụ lưu, có mạng lưới sông hình nan quạt. C. lớp phủ của thực vật ở vùng thượng nguồn phong phú nên có tác dụng điều  hòa nước sông. D. lưu vực sông lớn, dòng sông dài, độ dốc nhỏ, nhiều chi lưu và tác dụng điều  hòa của Biển Hồ. Câu 10: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG  SÔNG HỒNGVÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM Vùng Diện tích(nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn) 2005 2014 2005 2014 Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2 Đồng bằng sông Cửu  3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475,0 Long            (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng         A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.        B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.        C. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.        D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông  Hồng. Câu 11. Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai gió    A. mùa. B. Tín phong Bắc Bán Cầu.    C. Tây ôn đới. D. biển, gió đất. Câu 12. Nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên ở  nước ta hiện nay là do    A. biến đổi khí hậu. B. ô nhiễm môi trường.    C. tác động của con người. D. cháy rừng. Câu 13. Hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc nhằm mục tiêu chủ yếu  A. phát huy tiềm năng của tự nhiên. B.  đầu thế giới về sản lượng một số nông sản. C. tạo nguồn hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ. D. đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho ngành công  nghiệp. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do
  3. A. công nghiệp phát triển mạnh. B. phân bố lại dân cư giữa các vùng. C. đời sống nhân dân thành thị nâng cao. D. tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Câu 15. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về   ảnh hưởng của Biển Đông đối  với khí hậu nước ta? A. Biển Đông mang lượng mưa lớn.     B. Biển Đông làm giảm tính nóng bức trong mùa hạ.      C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.  D. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.    Câu 16. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. có nhiều khối núi cao đồ sộ.      C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.  D.  nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.  Câu 17.  Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt  đới? A. Vị trí nước ta nằm gần xích đạo.     B. Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu. C. Nước ta có nền nhiệt độ cao, cân bằng bức xạ luôn dương.     D. Do nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao, số giờ nắng lớn. Câu 18. Công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng A. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. B. đầu tư phát triển công nghiệp nặng. C. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của địa hình Việt  Nam? A. Núi cao chiếm ưu thế, địa hình có tính phân bậc. B.  Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diện tích. C.  Địa hình phần lớn là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.     D.  Địa hình có 2 hướng núi chính là hướng vòng cung và hướng Tây Bắc – Đông  Nam.  Câu 20. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là A. đới rừng cận nhiệt gió mùa.     B. đới rừng xích đạo gió mùa. C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.     D. đới rừng ôn đới gió mùa. Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm địa hình của đồng bằng 
  4. sông Cửu Long? A. Đất đai màu mỡ. B. Diện tích rộng lớn. C. Địa hình thấp và bằng phẳng. D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 22. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:     A. Phía Tây bắc của miền Đông.         B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.     C. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.     D. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn. Câu 23. Thành phần loài thực vật nào sau đây không phải thuộc các họ  cây nhiệt  đới?  A. Đỗ Quyên                                                       B. Dâu tằm         C. Dầu D. Đậu    Câu 24. Dựa vào trang 16 Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết dân tộc Thái ở nước ta  sống tập trung chủ yếu ở vùng nào? A. Trung du, miền núi Bắc Bộ.                           B. Duyên hải miền Trung     C..Tây Nguyên. D. Tây Nam Bộ. Câu 25. Dạng địa hình ven biển thuận lợi nhất để phát triển ngành nuôi trồng thủy  sản là A. vịnh cửa sông. B. bờ biển mài mòn. C. các bãi cát, cồn cát. D. bãi triều, tam giác châu. Câu 26. Nguyên nhân chính làm cho diện tích rừng của nước ta giảm mạnh trong  giai đoạn 1943 – 1983 là do A. khai thác gỗ quá mức. B. chiến tranh tàn phá. C. chặc phá rừng làm nương rẫy. D. nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm cháy rừng. Câu 27.Vùng thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở ven biển nước ta là     A. Đồng bằng sông Hồng.    B. Bắc Trung Bộ.    C. Duyên hải Nam Trung Bộ    D. Đông Nam Bộ. Câu 28. Ngành công nghiệp truyền thống được xem là mũi nhọn của LB Nga là    A. ngành khai thác dầu khí.           B. ngành khai thác gỗ.    C. ngành khai thác than.           D. ngành chế tạo máy. Câu 29. Biện pháp nào đã không được Nhật Bản áp dụng từ sau năm 1980 để khắc  phục hậu quả của nền kinh tế suy thoái:
  5.     A. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.      B. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ.     C. Khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp truyền thống.     D. Xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.      Câu 30. Khó khăn lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ đối với phát triển kinh tế ­ xã  hội ở nước ta là A. số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. B. nhiều tệ nạn xã hội phức tạp. C. nâng cao chất lượng cuộc sống. D. vấn đề giải quyết việc làm. Câu 31. Biện pháp quan trọng nhất để cải tạo đất nông nghiệp là A. làm ruộng bậc thang. B. đào hố vẩy cá. C. bón phân thích hợp. D. trồng cây theo băng. Câu 32. Dân số Hoa kì tăng nhanh, chủ yếu do    A. Nhập cư.                                                              B. Kết cấu dân số trẻ.    C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.         D. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. Câu 33. Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là   A. Lâm Đồng.               B. Đắc Lắc.                 C. Đắc Nông.           D. Gia Lai. Câu 34. Vùng trồng cao su nhiều nhất nước ta là         A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.            B. Duyên hải Nam Trung Bộ.           C. Tây Nguyên.                                        D. Đông Nam Bộ. Câu 35. Tuyến đường bộ dài nhất nước ta là  A. quốc lộ 1.     B. quốc lộ 5      C. đường Hồ Chí Minh.       D. quốc lộ 14. Câu 36. Bò được nuôi nhiều ở A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.  B. Duyên hải Nam Trung Bộ, đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.  C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.  D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 37. Ý nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta? A. Trình độ lao động đang được nâng cao. B. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao. C. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. D. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Câu 38. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch quốc gia theo  thứ tự từ Bắc vào Nam là A. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh  B. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh   C. Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh  
  6. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng   Câu 39. Một trong những biểu hiện nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền  nông nghiệp nhiệt đới là A. đẩy  mạnh sản xuất theo lối quảng canh. B. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn. C. sản lượng cây trồng, vật nuôi luôn biến động. D. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất. Câu 40. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ  cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm  2014? A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất. D. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất. ……..HẾT…….. ­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam  phát hành trong khi làm bài thi.  ­ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
  7.                HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI MINH HỌA QUỐC GIA NĂM 2018     1 B 11 B 21 A 31 C 2 B 12 C 22 B 32 A 3 C 13 D 23 A 33 A 4 C 14 D 24 A 34 D 5 C 15 C 25 D 35 A 6 A 16 D 26 A 36 A 7 A 17 B 27 C 37 B 8 B 18 C 28 A 38 A 9 D 19 A 29 C 39 B 10 C 20 C 30 D 40 C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2