intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Trần Kỳ Phong

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Trần Kỳ Phong, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2018 - THPT Trần Kỳ Phong

  1. SỞ GD­ĐT QUẢNG NGÃI                      ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ  TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG                      NĂM HỌC 2017­2018                                                                     Thời gian : 50 phút (Không kể thời gian giao đề ) ( Đề thi có 08 trang ) Câu 1. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước phát triển  và đang phát triển là : A. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế B. Đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội C. Trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội D. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội Câu 2.  Đặc điểm của các nước đang phát triển là A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều. B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian A. giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX     B. cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX C. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI      D. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Câu 4. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là A.  quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt B. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế­Xã hội thế giới D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia  từ kinh tế đến văn hóa, khoa học Câu 5. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước Câu 6. Ngành giao thông vận tải đường hàng không của nước ta có bước tiến rất  nhanh trong những năm gần đây  là nhờ A. hiện đại hóa cơ sở vật chất. B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. đô thị hóa ngày càng phát triển. D. có nguồn lao động dồi dào. Câu 7. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê số 1 của nước ta là nhờ A. có nhiều đồn điền cà phê từ thời Pháp để lại. B. có độ cao lớn, có khí hậu mát mẻ. C. có diện tích đất badan lớn và khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo. D. có khí hậu nhiệt đới với sự phân hoá đa dạng theo độ cao và có mùa đông lạnh. Câu 8. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nào sau đây  được xếp vào loại rất lớn và lớn?
  2. A. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Hạ Long. B. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vinh. C. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. D. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Đà Nẵng. Câu 9. Cho bảng số liệu  DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG TRÊN CẢ NƯỚC NĂM 2015 Diện tích Dân số Vùng (km2) (nghìn người) Đồng bằng sông Hồng 21060,0 20925,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ 95266,8 11803,7 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung  95832,4 19658,0 Bộ Tây Nguyên 54641,0 5607,9 Đông Nam Bộ 23590,7 16127,8 Đồng bằng sông Cửu Long 40576,0 17590,4           (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Căn cứ vào bảng số liệu trên nhận xét nào sau đây  không đúng với diện tích và dân  số của các vùng nước ta năm 2015? A. Đông Nam Bộ có mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất. C. Dân số tập trung đông ở các đồng bằng. D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biêu đô khí ̉ ̀  hậu của địa  điểm nao d ̀ ưới đây co nhiêt đô trung bình cac thang luôn d ́ ̣ ̣ ́ ́ ưới 20 C? 0 A. Lạng Sơn. B. Sa Pa. C. Hà Nội. D. Điện Biên  Phủ. Câu 11. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía A. nam quần đảo Phú Quý. B. bắc quần đảo Phú Quý. C. đông quần đảo Phú Quý. D. tây quần đảo Phú Quý. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển   nào dưới đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Chu Lai. B. Vũng Áng. C. Hòn La. D. Nghi Sơn. Câu 13. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng   nước sâu là do có A. nhiều vũng, vịnh, mực nước sâu, hiện tượng sa bồi không đáng kể. B. đường bờ biển dài, có nhiều đảo ven bờ. C. thềm lục địa  hẹp tiếp giáp biển sâu.
  3. D. nền kinh tế phát triển, nhu cầu xây dựng cảng là rất lớn. Câu 14. Trở ngại lớn nhất đến sự phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. thiếu lao động lành nghề cho nông nghiệp. B. thiên tai thường  xuyên xảy ra. C. diện tích đất nông nghiệp đang giảm nhanh. D. mùa khô kéo dài thiếu nước. Câu 15.Cho biểu đồ sau: Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thể hiện của biểu đồ trên? A. Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của mỗi vùng nhỏ hơn tỷ trọng sản lượng  thủy sản khai thác. D. Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác của mỗi vùng lớn hơn tỷ trọng sản lượng  thủy sản nuôi trồng. Câu 16.Cho biểu đồ  
  4. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 ­ 2015. B. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 ­ 2015. C. Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 ­ 2015. D. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 ­ 2015. Câu 17. Điểm khác nhau chủ yếu của địa hình khu vực núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. hướng nghiêng của địa hình. B. đồi núi thấp chiếm ưu thế. C. hướng các dãy núi. D. có nhiều khối núi cao đồ sộ. Câu 18. Đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố A. thành vành đai ở khu vực ven biển. B. chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và U Minh. C. rải rác khắp đồng bằng. D. dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Câu 19. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra A. ở hầu hết các quốc gia B. chủ yếu ở các nước phát triển C. chủ yếu ở các nước đang phát triển D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ­ la­ tinh Câu 20.Các nước đang phát triển hiện nay chiếm khoảng A. 70% dân số và 80% số dân tăng hàng năm của thế giới B. 75% dân số và 85% số dân tăng hàng năm của thế giới C. 80% dân số và 90% số dân tăng hàng năm của thế giới D. 80% dân số và 95% số dân tăng hàng năm của thế giới Câu 21.  Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng… Câu 22.Cho bảng số liệu sau:  GDP VÀ DÂN SỐ  CÁC NƯỚC .Năm 2005 NƯỚC HOA KỲ NHẬT BẢN  TRUNG QUỐC  GDP( tỉ USD) 12374,7 4834,3 1867,5 Dân số( Triệu người)     296,5    127,7 1303,7 Biểu đồ thích hợp nhất so sánh GDP và dân số các quốc gia năm 2005 là : A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột và đường     C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột. Câu 23:  Cà Ná và Sa Huỳnh của vùng kinh tế  Duyên hải Nam Trung Bộ  là nơi sản   xuất muối lí tưởng ở nước ta vì A. nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời. B. có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.
  5. C. ít bị thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển có độ mặn cao. D. nhiệt độ cao, ít có sông lớn đổ ra biển. Câu 24: Điểm nào sau đây thể hiện nước ta là nước đông dân? A. Cơ cấu dân số trẻ, ngày càng tăng. B. Đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. C. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ. D. Nước ta có dân số đông và nguồn lao động dồi dào. Câu 25: Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện   nay? A. Nguyên, nhiên, vật liệu. B. Hàng nông ­ lâm ­ thủy sản. C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Câu 26: Địa hình thấp, hẹp ngang, cao  ở hai đầu, thấp trũng  ở  giữa là đặc điểm của   vùng núi A. Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn  Bắc. Câu 27: Những khối núi cao trên 2000m đã A. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. B. tác động đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. D. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta. Câu 28: Điểm nổi bật nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các vùng khác  trong cả nước là có A. trình độ phát triển kinh tế cao nhất. B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời  nhất. C. nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhất. D. lực lượng lao động đông nhất. Câu 29.Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 30: Khu vực có mức độ  tập trung công nghiệp khá cao và tổng giá trị  sản xuất   công nghiệp dẫn đầu cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ  cận. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung.
  6. Câu 31:  Căn cứ  vào  Allat  Địa lí Việt Nam trang 4­5, hãy cho biết tỉnh nào có chung  đường biên giới với Lào và Campuchia? A. Gia Lai. B. Đắk Lắk. C. Điện Biên. D. Kon Tum. Câu 32: Việc hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp  ở  Tây   Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta thể hiện xu hướng A. đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. B. tăng cường chuyên môn hoá sản  xuất. C. tăng cường tình trạng độc canh. D. tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản  xuất. Câu 33: Trong nội bộ  ngành sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)  ở  nước ta đang  chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm. B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua  giết thịt. C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. D. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực. Câu 34. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA QUA CÁC  NĂM (Đơn vị: nghìn ha)                   Năm 1990 2000 2010 2014 Các nhóm cây 12644, Tổng số 9040,0 14061,1 14804,1 3 Cây lương thực 6474,6 8399,1 8615,9 8992,3 Cây công nghiệp 1199,3 2229,4 2808,1 2844,6 Cây   thực   phẩm,   cây   ăn   quả,   cây  1366,1 2015,8 2637,1 2967,2 khác (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Biểu đồ  thích hợp nhất thể  hiện sự  thay đổi cơ  cấu diện tích gieo trồng phân theo   nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 ­ 2014  là A. biểu đồ đường. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột. Câu 35: Hướng chuyên môn hóa vận tải hàng hóa và hành khách của giao thông vận tải   đường thủy nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
  7. Câu 36: Khu vực có mức độ  tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng  tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ  cận. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Câu 37: Biện pháp quan trọng nhất để  tăng sản lượng thuỷ  sản và bảo vệ  nguồn lợi  thuỷ sản của nước ta hiện nay là A. hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ. B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. Câu 38: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù   sa là do A. biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng. B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. C. các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa. D. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. Câu 39.Cho biểu đồ  Biểu đồ trên còn thiếu yếu tố nào dưới đây? A. Đơn vị. B. Tên biểu đồ. C. Chú giải. D. Năm. Câu 40: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG  SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
  8. Diện tích Sản lượng lúa Vùng (nghìn ha) (nghìn tấn) 2005 2014 2005 2014 Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2 Đồng bằng sông Cửu Long 3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475, 0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng  bằng sông Hồng và Đồng bằng sồng Cửu Long năm 2005 và năm 2014? A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng. B. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng. C. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng. D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ ĐÁP ÁN : CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.Á C C D A C A C C A B C A A D B B C D C D CÂU 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ.Á B D D B A D A A C C D B C C D B A A B B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2