intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017  PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 421 Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….SBD: ………………….. Câu 81: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền A. bí mật của công dân. B. bí mật đời sống riêng tư của cá nhân. C. bí mật của nhà nước. D. bí mật của công chức. Câu 82: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học không hạn chế của công dân? A. Công dân có quyền học ở các cấp học khác nhau. B. Công dân có quyền học từ tiểu học đến trung học, Đại học và Sau đại học. C. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau. D. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học. Câu 83: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan điểm về đạo đức. B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức. C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức. D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Câu 84: Học tập là quyền và cũng là trách nhiệm của A. công dân. B. nhà nước. C. gia đình. D. xã hội. Câu 85: Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người? A. Người chuẩn bị trộm cắp. B. Người đang bị truy nã. C. Người phạm tội rất nghiêm trọng. D. Người phạm tội lần đầu. Câu 86: Để đảm bảo ổn định quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước cần phải làm gì? A. Ban hành hệ thống văn bản pháp luật. B. Tăng cường ổn định xã hội. C. Đảm bảo tăng trưởng về kinh tế. D. Ngoại giao với các nước mạnh. Câu 87: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Phát biểu những nội dung vượt quá thẩm quyền cho phép. B. Góp ý cho dự thảo luật mới. C. Kiến nghị với đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND trong các dịp tiếp xúc cử tri. D. Phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học. Câu 88: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 89: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai   trong các trường hợp dưới đây? A. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ. B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo. C. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 421
  2. D. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính bị khiếu nại. Câu 90: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, lam cho những quy định của pháp luật đi   vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của các cá nhân và tổ chức? A. Hợp pháp. B. Chính đáng. C. Đúng đắn. D. Phù hợp. Câu 91: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng cho các dân tộc thiểu số. B. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng về vai trò làm chủ. D. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 92: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và A. nghĩa vụ cơ bản của mình. B. nghĩa vụ của mình. C. lợi ích cơ bản của mình. D. lợi ích hợp pháp của mình. Câu 93: Thi hành pháp luật được hiểu là công dân thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những   gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định phải làm. C. không cấm. D. quy định nên làm. Câu 94: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân có tôn giáo? A. Chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân khi có sự đồng ý của các chức sắc tôn giáo. B. Sống khép kín không giao lưu, hợp tác với các công dân không có tôn giáo. C. Sẵn sàng làm các việc trái với quy định của pháp luật để bảo vệ tôn giáo của mình. D. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc tôn giáo khác nhau và không có tôn giáo. Câu 95: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. B. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. C. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. D. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. Câu 96: Pháp luật Việt Nam quy định trong thời bình, các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân   sự, còn các bạn nữ thì không phải thực hiện. Điều này thể hiện việc công dân A. bất bình đẳng về quyền. B. bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. bình dẳng về quyền. D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 97: Đặc trưng nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân? A. Công dân chỉ được làm việc ở một thành phần kinh tế. B. Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình. C. Công dân phải lao động dưới sự giám sát của chính quyền. D. Công dân có thể làm việc không cần theo quy định của pháp luật. Câu 98: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc A. Viết bài đăng báo, quảng bá cho du lịch ở địa phương. B. tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng. C. tham gia lao động công ích ở địa phương. D. thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. Câu 99: Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân? A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân. C. Công dân được đối xử bình đẳng về  phát triển khả năng. D. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng. Câu 100: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 421
  3. A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 101: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được quy định từ bản Hiến pháp của Việt Nam ban hành năm A. 1946. B. 1980. C. 2013 D. 1992. Câu 102: Nhà nước cho phép mở các trường dân lập nhằm đảm bảo quyền nào của công dân? A. Quyền sáng tạo của công dân. B. Công bằng xã hội trong giáo dục. C. Quyền học thường xuyên và học suốt đời của công dân. D. Quyền xây dựng của công dân. Câu 103: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi. B. Chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng. C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp. D. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi. Câu 104: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động? A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. B. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. C. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh. D. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm. Câu 105: Chị Y có chồng là anh X. Một hôm chị Y nhận được phong bì từ người bạn tên là H gửi đến bên   trong có 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi   thời kì khó khăn này”. Trong trường hợp này, 2000 USD là A. tài sản riêng của chị Y. B. tài sản riêng của chị H. C. tài sản riêng  của anh X. D. tài sản chung của X và Y. Câu 106: Ông H bị  xử  lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là  biểu hiện của đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hính thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy định, ràng buộc chung. Câu 107: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa   học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền kết hợp lao động và học tập. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập. Câu 108: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT­XH của xã phường là những việc A. dân không được  bàn và quyết định trực tiếp. B. không cần thông báo để dân biết. C. dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến. D. do cán bộ UBND xã bàn bạc và quyết định. Câu 109: Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia   giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện A. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật. C. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. D. bản chất giai cấp của pháp luật.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 421
  4. Câu 110: Thấy cửa hàng của gia đình ngày càng phát đạt, B bàn với bố  mẹ  thành lập công ti. Bố  B cho   rằng gia đình mình không được quyền thành lập công ti. Ý kiến của em là A. Bố B nói không đúng, công dân được quyền kinh doanh không hạn chế. B. Bố B nói đúng, gia đình B không được quyền thành lập công ti. C. Gia đình B có quyền mở rộng quy mô kinh doanh khi đảm bảo điều kiện do pháp luật quy định. D. Gia đình B chỉ nên tiếp tục quy mô kinh doanh như hiện tại. Câu 111: Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực pháp lí từ khi nào? A. Ngày 1/6/2013. B. Ngày 01/01/2014. C. Ngày 28/11/2013. D. Ngày 28/6/2013. Câu 112: Hai bạn cùng lớp trao đổi thư  từ  với nhau. Do tò mò nên giờ  ra chơi H đã đọc trộm thư  của 1   bạn rồi kể với em và bảo em giữ bí mật. Trong trường hợp này em sẽ ứng xử như thế nào cho phù hợp? A. Cùng nghe truyện H kể và không nói cho ai biết. B. Không quan tâm và để ý tới chuyện đó. C. Nói với H nên tôn trọng quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của các bạn. D. Cùng với H kể tiếp truyện này với mọi người. Câu 113: Trường hợp nào không áp dụng hình phạt chung thân và tử  hình với người phạm tội phải chịu   trách nhiệm hình sự? A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Người dưới 18 tuổi. C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi. Câu 114: Sau khi tốt nghiệp THPT, anh G xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Em đồng ý với ý   kiến nào dưới đây? A. Anh G cần học xong đại học mới được kinh doanh. B. Anh G đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh. C. Anh G chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi. D. Anh G đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí. Câu 115:  M là học sinh người dân tộc thiểu số  nên khi theo học  ở  trường phổ  thông, bạn M đã được   hưởng một số  chế  độ   ưu tiên của Nhà nước. Trong trường hợp này, học sinh M đã thực hiện nội dung   quyền bình đẳng nào? A. Bình đẳng về quyền và cơ hội học tập. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. C. Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ công dân. D. Bình đẳng trong thực hiện trách nhiệm công dân. Câu 116: Nghi con Ông B lấy trộm, ông N tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này Ông N   đã xâm phạm quyền A. được pháp luật bảo vệ danh dư, uy tín. B. tự do ngôn luận. C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 117: Ông Nguyễn Văn B có trang trại chăn nuôi gia súc lớn tại địa phương. Khi kiểm tra, ông đã bị cơ  quan chức năng xử  phạt và buộc tiêu hủy toàn bộ  số  gia súc do đã sử  dụng chất cấm trong chăn nuôi.   Trường hợp này, ông B đã phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Hành chính. Câu 118: Bố bạn Nam có việc bận nên đã nhờ bạn Nam đi bầu cử Quốc hội và HĐND. Việc làm của bố  con bạn Nam đã vi phạm nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng. B. bỏ phiếu kín. C. trực tiếp. D. phổ thông.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 421
  5. Câu 119: Cửa hàng buôn bán đồ điện của ông T đang kinh doanh thì bị cơ  quan thuế yêu cầu ngừng hoạt   động kinh doanh, vì lý do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt   nghĩa vụ gì ? A. Nộp thuế trong kinh doanh. B. Gây mất trật tự an toàn xã hội. C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Kinh doanh ngành nghề pháp luật cấm. Câu 120: Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh   nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị  B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp  này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B? A. Khuyên chị B trình báo với công an. B. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A. C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh. D. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 421
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2