Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Nguyễn Văn Linh
lượt xem 0
download
Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Nguyễn Văn Linh giúp các em học sinh củng cố kiến thức, gặt hái được kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi trong đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Nguyễn Văn Linh
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Tổ : Sử - GDCD MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề. Mã đề 801 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Giáo viên phản biện: Lê Thị Kim Thoa Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu? A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận. B. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà. C. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà. D. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. Câu 2: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về A. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình. B. quyền lựa chọn việc làm. C. đặc quyền của người sử dụng lao động. D. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Câu 3: Pháp luật có đặc điểm là A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Vì sự phát triển của xã hội. C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến . D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Câu 4: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm : A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. Quy định các hành vi không được làm. C. Quy định các bổn phận của công dân. D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm). Câu 5: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc? A. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống. B. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số. C. Mỗi dân tộc đều có chữ viết riêng. D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình. Câu 7: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. Trang 1/5 - Mã đề 801
- D. Tự do ngôn luận của công dân. Câu 8: Vi phạm hình sự là hành vi A. nguy hiểm cho xã hội. B. trái chuẩn mực đạo đức. C. trái phong tục tập quán. D. xâm phạm các quan hệ lao động. Câu 9: Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. Quyền bình đẳng trong gia đình. C. Quyền bình đẳng trong lao động. D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân. Câu 10: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 20%. Đánh giá về hành vi của H, em chọn phương án nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Không vi phạm pháp luật. Câu 11: Anh H và chị T yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố anh H không đồng ý vì anh H là người dân tộc thiểu số. Bố anh H đã vi phạm vào quyền nào? A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. C. Bình đẳng giữa các tôn giáo. D. Bình đẳng giữa nam và nữ. Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ. B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ. C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội. D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ. Câu 13: Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, X đã bị bắt. X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Dân sự B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Hành chính Câu 14: Anh H và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập vào kho đựng cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh H và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 15: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 16: Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của ngân hàng Agribank để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng Agribank đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây đối với hai công ty? A. Bình đẳng trong kinh doanh. B. Bình đẳng trong tài chính. C. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn. D. Bình đẳng trong chính sách kinh tế. Câu 17: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp A. đang đi công tác ở tỉnh Y. B. đang đi lao động ở tỉnh X. C. đang trong trại an dưỡng của mình. D. phạm tội quả tang. Trang 2/5 - Mã đề 801
- Câu 18: Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây? A. Nhân dân lao động. B. Tri thức. C. Cá nhân, tổ chức. D. Công nhân. Câu 19: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là? A. Tạo ra lợi nhuận. B. Tiêu thụ sản phẩm. C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Giảm giá thành sản phẩm Câu 20: Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ? A. Mọi công dân và các tổ chức. B. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể. C. Nhà nước và toàn bộ xã hội. D. Nhà nước và công dân. Câu 21: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ A. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. C. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. D. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Câu 22: Anh K và anh X làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh X có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh X. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào A. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh X. B. độ tuổi của anh K và anh X. C. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh X. D. địa vị của anh K và anh X. Câu 23: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện thi hành pháp luật? A. Thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Công dân không làm hàng giả C. Con cái phụng dưỡng cha mẹ. D. Công dân bảo vệ Tổ quốc. Câu 24: công dân có ý chí vươn lên trong học tập nghĩa là công dân đã là thực hiện tốt quyền A. sáng tạo. B. Lao động. C. học tập. D. Phát triển. Câu 25: Nhà nước khuyến khích, phát huy tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Đó là nội dung của A. pháp luật về quyền phát triển của công dân. B. Ý nghĩa về quyền sáng tạo của công dân. C. pháp luật về quyền học tập của công dân D. Trách nhiệm của Nhà nước về quyền sáng tạo của công dân. Câu 26: quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào? A. chính trị. B. Pháp luật. C. xã hội. D. Dân cử. Câu 27: Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong Trang 3/5 - Mã đề 801
- khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty đã xâm phạm tới A. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. D. quyền ưu tiên lao động nữ. Câu 28: quyền bầu cử bao gồm các quyền A. đề cử, bỏ phiếu. B. Thực hiện việc bầu cử đúng luật. C. tiếp xúc cử tri và bỏ phiếu. D. Chất vấn người ứng cử. Câu 29: Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. gia đình. B. tài sản. C. nhân thân. D. tình cảm. Câu 30: Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong A. 4 tháng. B. 6 tháng. C. 8 tháng. D. 1 năm Câu 31: nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại là A. mục đích của tố cáo B. Nguyên tắc của khiếu nại. C. mục đích của khiếu nại. D. Lợi ích của tố cáo. Câu 32: chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh T gửi nhiều tin nhắn xúc phạm chị D và tung tin bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám nhìn mặt ai. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền nào của chị D? A. bất khả xâm phạm thân thể. B. quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe. C. quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. D. quyền tự do ngôn luận. Câu 33: một trong những nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh là? A. nộp thuế đầy đủ. B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. C. Tuân thủ phòng cháy, chữa cháy. D. Tuân thủ các quy định về an toàn sản xuất. Câu 34: Ba nữ sinh A, B, C, D ở cùng phòng trọ, nhưng bạn A thường xuyên có người nhắn tinvà gọi điện đến. Thấy vậy B khó chịu lắm. Một lần A có việc đi ra ngoài và để quên điện thoại ở phòng. Lúc đó, điện thoại của A đổ chuông, B rủ D cầm điện thoại nghe trộm. C thấy nhưng mặc kệ vì không muốn phiền phức. Tong trường hợp đó ai là người vi phạm pháp luật? A. Bạn A, B và C. B. Bạn B, C và D. C. Bạn D, A và C. D. Bạn B và D. Câu 35: Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với T việc mình được đi bầu cử . Vì bận công việc nên Bố nói Mẹ nhờ N đi bầu cử thay.Trong trường hợp trên ai là người đã vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Bố N và N. B. Mẹ N và N. C. Bố mẹ N và N. D, Bố mẹ N và T Câu 36: D và P( Học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. D vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại để nghe nhạc. P ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. H đã đâm vào anh S đi xe máy ngược chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu D và anh S dừng xe để xử lý vi phạm. Trong trường hợp này ai là người vi phạm hành chính? A. Anh S và D. B, Anh S, D và P. C. Anh S và P. C. Bạn D và P. Trang 4/5 - Mã đề 801
- Câu 37: Anh H có mất một con dê và nghi cho anh M ở thôn bên cạnh lấy trộm. Một hôm anh M có sang thôn của anh H sinh sống để thăm anh em thì bị dân quân vây bắt với lí do là đã lấy trộm dê của nhà anh H. Việc vây bắt anh M của dân quân đã vi phạm quyền nào dưới đây? A. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. B. Quyền tự do đi lại. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe. Câu 38: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 39: anh T là nhân viên cơ quan X vì trong quá trình làm việc đã nhiều lần từ chối làm khống hồ sơ để giám đốc B rút tiền công quĩ, vì thế giám đốc B đã buộc anh T thôi việc vì lí do không hoàn thành nhiệm vụ. Anh T có thể dùng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền lợi của bản thân? A. khởi kiện. B. Tố cáo. C. Lao động. D. Khiếu nại. Câu 40: Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ 5km/h đã bị cảnh sát giao thông X lập biên bản và hạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Trang 5/5 - Mã đề 801
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn