intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Phan Bội Châu

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Phan Bội Châu. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 - THPT Phan Bội Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2019-2020 MÔN THI: KHOA HỌC XÃ HỘI Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 135 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H là Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và ký quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật? A. Chị B, ông H và anh Q. B. Ông H, anh M và anh K. C. Anh M, anh K và anh Q. D. Anh M, ông H, anh Q và anh K. Câu 2: Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua: A. Thỏa thuận lao động. B. Đàm phán. C. Hợp đồng lao động. D. Thỏa ước lao động. Câu 3: Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn C 14 năm tù về các tội “ cướp tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước: A. Trừng phạt người phạm tội. B. Quản lý xã hội. C. Quản lý công dân. D. Thể hiện quyền lực. Câu 4: Công dân sử dụng quyền khiếu nại tố cáo khi? A. Bầu ra người đại diện quyết định cho mình những công việc chung. B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước. C. Xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Câu 5: Nam thanh niên đủ tuổi, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về: A. An sinh xã hội. B. Ngăn ngừa tội phạm. C. Phòng chống tệ nạn. D. Quốc phòng, an ninh. Câu 6: Thực hiện pháp luật gồm những hình thức cơ bản nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật, triển khai pháp luật, chấp hành pháp luật, áp dụng pháp luật. Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong: A. Các chính sách và luật. B. Các luật. C. Hiến pháp và luật. D. Hiến pháp và văn bản hành chính. Câu 8: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là: A. Văn bản quy định pháp luật. B. Văn bản thực hiện pháp luật. Trang 1/5 - Mã đề thi 135
  2. C. Văn bản quy phạm pháp luật. D. Văn bản áp dụng pháp luật. Câu 9: Việc làm nào sau đây là mê tín dị đoan? A. Chữa bệnh bằng phù phép. B. Đi lễ chùa. C. Tham gia lễ hội cầu ngư. D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Câu 10: Sự tác động của pháp luật trong lĩnh vực xã hội sẽ giúp cho quá trình phát triển kinh tế gắn liền với: A Công bằng xã hội. B. An ninh xã hội. C. Trật tự xã hội. D. Ổn định xã hội. Câu 11: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện nên không thể tham gia bầu cử được. Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông T tổ trưởng phụ trách bầu cử nơi ông K đăng ký bầu cử đã chỉ đạo ông C mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Ông T, ông C và vợ ông K. B. Ông T và ông C. C. Ông T, ông C, ông K và vợ ông K. D. Ông T và ông K. Câu 12: Quyền học tập của công dân được quy định ở đâu? A. Các văn bản quy phạm pháp luật. B. Hiến pháp và Luật Giáo dục. C. Hiến pháp và pháp luật. D. Luật Giáo dục. Câu 13: Anh C (cảnh sát khu vực) đang tuần tra cùng đồng đội thì phát hiện trong nhà ông D có một nhóm con bạc đang đánh bài với số tiền thắng thua mỗi ván lên đến vài triệu đồng. Trong trường hợp này, anh C và đồng đội cần phải làm gì? A. Về lại cơ quan báo cáo xin lệnh khám nhà ông D và lệnh bắt nhóm đánh bạc. B. Ập vào nhà ông D thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc nhưng không bắt người đánh bạc. C. Ập vào nhà ông D bắt, giữ nhóm người đánh bạc và thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc. D. Xin phép ông D cho vào nhà để cảnh cáo nhóm đánh bạc, yêu cầu nhóm này không được phép tái phạm. Câu 14: Để thúc đẩy kinh doanh phát triển,cần phải tạo ra môi trường kinh doanh : A. Tự do canh tranh. B. Tự do và cạnh tranh quyết liệt. C. Tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật. D. Tự do thoải mái. Câu 15: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng: A. Quy định của Nhà nước. B. Sức mạnh vũ lực của Nhà nước. C. Ý chí của Nhà nước. D. Sức mạnh quyền lực Nhà nước. Câu 16: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là một trong những nguyên tắc cơ bản được Nhà nước ghi nhận trong văn bản nào dưới đây? A. Chỉ thị. B. Thông tư. C. Nghị định. D. Hiến pháp. Câu 17: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân: A. Có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau. B. Được hưởng quyền như nhau nhưng có thể nghĩa vụ khác nhau. C. Được hưởng quyền có thể không như nhau nhưng có nghĩa vụ như nhau. D. Được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau. Trang 2/5 - Mã đề thi 135
  3. Câu 18: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Chính sách này có phạm vi quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao? A. Có. Vì như vậy không công bằng với các bạn thuộc dân tộc đa số. B. Không. Vì chính sách này nhằm tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội học hành như các bạn dân tộc đa số. C. Có. Vì bình đẳng giữa các dân tộc là phải bảo đảm cho các thành viên được hưởng quyền lợi giống nhau. D. Không. Vì điều này đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa. Câu 19: Quyền quan trọng nhất đối với mỗi con người là: A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 20: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Học bất kỳ ngành nghề nào. B. Học không hạn chế. C. Học thường xuyên, suốt đời. D. Học từ thấp đến cao. Câu 21: Nhà nước đản bảo cho công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Điều này thể hiện quyền nào của công dân? A. Được vui chơi, giải trí. B. Được phát triển. C. Học tập. D. Sáng tạo. Câu 22: Pháp luật được xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bởi tổ chức nào sau đây? A. Chính phủ. B. Nhà nước. C. Đảng cầm quyền. D. Quốc hội. Câu 23: Công dân A viết bài gửi đăng báo để phản ánh về thực phẩm bẩn. Công dân A đã thực hiện quyền gì? A. Tự do báo chí. B. Tự do tố cáo. C. Tự do phản ánh sự thật. D. Tự do ngôn luận. Câu 24: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội Câu 25: Anh P (là người dân tộc kinh) và chị Q (là người dân tộc Ê đê) thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông H là bố chị Q lại không đồng ý và đã cản trở hai người nhiều lần vì anh P theo đạo Phật còn chị Q và gia đình đang theo đạo Thiên Chúa, Hành vi của ông H là biểu hiện phân biệt đối xử vì lý do: A. Tín ngưỡng. B. Phong tục, tập quán. C. Dân tộc. D. Tôn giáo. Câu 26: Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản. B. Huyết thống. C. Truyền thống. D. Nhân thân. Câu 27: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là: Trang 3/5 - Mã đề thi 135
  4. A. Trách nhiệm pháp lý. B. Nghĩa vụ pháp lý. C. Sự trừng phạt. D. Hình phạt. Câu 28: Công dân T tham gai thảo luận cho đề án định canh định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư của huyện N và đưa ra những ý kiến đóng góp xác đáng cho đề án. Công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây? A. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Tự do ngôn luận. C. Được cung cấp thông tin nội bộ. D. Đóng góp ý kiến. Câu 29: Trừ trường hợp phạm tội quả tang, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát thì không ai có quyền: A. Đánh người. B. Bỏ tù người khác. C. Bắt người. D. Thả người. Câu 30: Tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được pháp luật: A. Bảo đảm. B. Bảo hộ. C. Bảo mật. D. Bảo vệ. Câu 31: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném mình hoa ở lớp vào mặt học sinh K. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh K? A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. D. Bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự, nhân phẩm của công dân. Câu 32: Ông S cán bộ thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải ở tỉnh H, khi điều khiển ô tô cá nhân (ngoài giờ hành chính) đã tông vào bà N đang điều khiển xe đạp điện đi cùng chiều khiến bà N tử vong tại chỗ. Ngay sau khi gây tai nạn, ông S đã đến cơ quan Công an tự thú. Trong trường hợp này, ông S sẽ bị xử lý như thế nào? A. Vì là cán bộ thanh tra giao thông nên ông S bị xử phạt ở mức thấp nhất. B. Ông S sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. C. Không bị xử lý do ông S là cán bộ thanh tra giao thông. D. Ông S bị xử lý ở mức nặng nhất theo quy định của pháp luật để làm gương. Câu 33: Người nào dưới đây không có quyền giải quyết khiếu nại? A. Thủ tướng Chính phủ. B. Tộc trưởng trong dòng họ. C. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính bị khiếu nại. D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Câu 34: Hình thức xử lý cao nhất đối với người có hành vi tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là bị: A. Xử phạt vi phạm kỷ luật. B. Xử phạt vi phạm dân sự. C. Xử phạt vi phạm hành chính. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 35: Thấy tiểu thuyết của nhà văn M hay, đạo diễn H đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn M biết. Đạo diễn H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo. B. Học tập. C. Phát triển. D. Giải trí. Câu 36: Ông T gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa ra xử lý ra môi trường. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Trang 4/5 - Mã đề thi 135
  5. Câu 37: Hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản là hành vi vi phạm: A. Kỷ luật. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Dân sự. Câu 38: Trong một đất nước phát triển bền vững, nền quốc phòng, an ninh của đất nước đó phải: A. Bất khuất. B. Trật tự, ổn định. C. Kiên cường. D. Vững chắc. Câu 39: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? A. Thuế. B. Tín dụng. C. Lãi suất ngân hàng. D. Tỉ giá ngoại tệ. Câu 40: Công việc nào dưới đây của chính quyền xã phải được nhân dân thảo luận tham gia góp ý kiến trước khi ra quyết định? A. Quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. B. Hoạt động của chính quyền xã. C. Dự toán, quyết toán ngân sách của xã. D. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương. ----------------------------------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Trang 5/5 - Mã đề thi 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2