SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU<br />
<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
( Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2018<br />
Bài thi: Khoa học xã hội<br />
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
Mã đề thi 103<br />
<br />
Họ và tên thí sinh:………………………………………………….Số báo danh:……………<br />
Câu 1: Đầu thế kỉ XX, tư tưởng cứu nước nào mất vai trò chi phối phong trào yêu nước ở Việt Nam?<br />
A. Trung quân, ái quốc.<br />
B. Quân chủ lập hiến.<br />
C. Dân chủ tư sản.<br />
D. Lấy dân làm gốc.<br />
Câu 2: Sự kiện đánh dấu cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX đã vượt qua khuôn khổ<br />
của phương pháp đấu tranh ôn hòa là<br />
A. phong trào chống thuế ở Trung kì (năm 1908). B. phong trào Đông du (năm 1904).<br />
C. phong trào Đông Kinh nghĩa thục (năm 1907). D. vụ đầu độc lính Pháp (năm 1908).<br />
Câu 3: Phong trào cách mạng 1930-1931 đã chứng minh yếu tố đầu tiên đảm bảo sự thắng lợi của cách<br />
mạng Việt Nam là<br />
A. xây dựng liên minh công-nông.<br />
B. xây dựng chính quyền Xô viết.<br />
C. có sự lãnh đạo của một đảng vô sản.<br />
D. đấu tranh vũ trang giành chính quyền.<br />
Câu 4: Biện pháp căn bản và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói mà Đảng ta chủ trương thực hiện<br />
trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là<br />
A. thực hiện “Nhường cơm sẻ áo”.<br />
B. đẩy mạnh “tăng gia sản xuất”.<br />
C. tổ chức “Ngày đồng tâm”.<br />
D. lập “Hũ gạo cứu đói”.<br />
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào diễn ra ở khu vực Đông Bắc Á có ảnh hưởng to lớn<br />
đến phong trào cách mạng thế giới như thế nào?<br />
A. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). B. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949).<br />
C. Hai nhà nước ra đời ở Triều Tiên (1948). D. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).<br />
Câu 6: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do ai soạn thảo?<br />
A. Lê Hồng Phong.<br />
B. Trần Phú.<br />
C. Nguyễn Văn Cừ.<br />
D. Nguyễn Ái Quốc.<br />
Câu 7: Một trong những mục đích của Đảng ta khi kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 là<br />
A. để có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp.<br />
B. nhằm tập trung lực lượng chống Pháp xâm lược ở Nam Bộ.<br />
C. chuyển cơ quan đầu não kháng chiến đến căn cứ Việt Bắc an toàn.<br />
D. hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân Quốc đối với cách mạng Việt Nam.<br />
Câu 8: Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?<br />
A. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.<br />
B. bản Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.<br />
C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.<br />
D. Những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam.<br />
Câu 9: Những hình thức đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh từ sau<br />
năm 1945 là<br />
A. khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền tay sai.<br />
B. đòi cải cách kinh tế-chính trị để cải thiện đời sống nhân dân.<br />
C. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.<br />
D. đấu tranh nghị trường để xây dựng chính quyền tự chủ.<br />
<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 103<br />
<br />
Câu 10: Chủ trương của ta trong đông-xuân 1953-1954 là tập trung lực lượng tiến công vào<br />
A. vùng Trung Bộ và Nam Đông Dương.<br />
B. những hướng quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu.<br />
C. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.<br />
D. vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi tập trung lực lượng mạnh của Pháp.<br />
Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc<br />
thế giới?<br />
A. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á.<br />
B. Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.<br />
C. Làm thay đổi thế và lực của các nước tư bản chủ nghĩa.<br />
D. Tạo ra những chuyển biến to lớn trong tình hình thế giới.<br />
Câu 12: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có đặc điểm nổi bật là<br />
A. chủ yếu đầu tư vào công nghiệp khai thác mỏ.<br />
B. chủ yếu đầu tư vào công nghiệp chế biến.<br />
C. Pháp nắm độc quyền về ngoại thương.<br />
D. đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn chưa từng có.<br />
Câu 13: Yếu tố nào sau đây không tác động đến sự phát triển của Tây Âu trong giai đoạn 1950-1973?<br />
A. Tận dụng tốt nguồn viện trợ của Mĩ.<br />
B. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.<br />
C. Chi phí quốc phòng thấp.<br />
D. Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EEC.<br />
Câu 14: Chính sách nào của nhà Nguyễn khiến nước ta ngày càng bị cô lập với thế giới bên ngoài?<br />
A. Chú trọng giáo dục Nho học.<br />
B. Chính sách tôn giáo hà khắc.<br />
C. Từ chối những đề nghị cải cách, duy tân.<br />
D. Chính sách “bế quan tỏa cảng”.<br />
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là<br />
A. khởi nghĩa Ba Đình.<br />
B. khởi nghĩa Hương Khê.<br />
C. khởi nghĩa Bãi Sậy.<br />
D. khởi nghĩa Yên Thế.<br />
Câu 16: Mục đích quan trọng nhất của các cường quốc khi triệu tập Hội nghị Ianta tháng 2-1945 là<br />
A. khẳng định vị thế, vai trò của các cường quốc đối với thế giới.<br />
B. nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.<br />
C. nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh, lập lại hòa bình an ninh thế giới.<br />
D. phân chia thế giới để xác lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh.<br />
Câu 17: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, tổ chức cách mạng hoạt động theo khuynh hướng dân chủ<br />
tư sản ở Việt Nam là<br />
A. Việt Nam Quốc dân đảng.<br />
B. Tân Việt Cách mạng đảng.<br />
C. An Nam Cộng sản đảng.<br />
D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.<br />
Câu 18: Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh thực hiện trong những<br />
năm 1930-1931?<br />
A. Cải cách ruộng đất.<br />
B. Xóa nợ cho người nghèo.<br />
C. Bãi bỏ thuế thân.<br />
D. Chia ruộng đất công cho nông dân.<br />
Câu 19: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1936-1939?<br />
A. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai.<br />
B. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.<br />
C. Xây dựng lực lượng vũ trang.<br />
D. Tổ chức quần chúng đấu tranh hợp pháp.<br />
Câu 20: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), chiến dịch nào của quân dân Việt Nam đã làm<br />
thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của quân Pháp?<br />
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.<br />
C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.<br />
D. Chiến dịch Tây Bắc thu-đông năm 1952.<br />
Câu 21: Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta khi quân Pháp tấn công Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh<br />
xâm lược Việt Nam lần thứ hai?<br />
A. Nhân nhượng Pháp một số quyền lợi.<br />
B. Phát động cuộc kháng chiến chống Pháp.<br />
C. Hòa hoãn, thương lượng với Pháp.<br />
D. Kí với Pháp hiệp định đình chiến.<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 103<br />
<br />
Câu 22: Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong việc phản công Pháp tại<br />
kinh thành Huế năm 1885 là<br />
A. chênh lệch về lực lượng giữa ta và Pháp.<br />
B. không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình.<br />
C. cuộc phản công chưa được chuẩn bị chu đáo và diễn ra trong bối cảnh bị động.<br />
D. quân Pháp rất mạnh lại có phương tiện kĩ thuật chiến tranh hiện đại.<br />
Câu 23: Điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của phong trào cách mạng 1936-1939 so với phong<br />
trào cách mạng 1930-1931 là<br />
A. công khai và nửa công khai.<br />
B. báo chí và nghị trường.<br />
C. chính trị kết hợp với vũ trang.<br />
D. quân sự kết hợp với ngoại giao.<br />
Câu 24: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào dân chủ 1936-1939 là<br />
A. công nhân và nông dân.<br />
B. mọi tầng lớp, giai cấp.<br />
C. tư sản và tiểu tư sản.<br />
D. tư sản và địa chủ.<br />
Câu 25: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế<br />
giới?<br />
A. Tổng thư kí.<br />
B. Ban Thư kí.<br />
C. Đại Hội đồng.<br />
D. Hội đồng Bảo an.<br />
Câu 26: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là gì?<br />
A. Cải thiện quan hệ với Liên Xô.<br />
B. Hướng về khu vực Đông Nam Á.<br />
C. Hướng về các nước châu Á.<br />
D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.<br />
Câu 27: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế từ nửa sau thế kỉ XX là<br />
A. Chiến tranh lạnh.<br />
B. xu thế toàn cầu hóa.<br />
C. các liên minh kinh tế.<br />
D. các khối quân sự.<br />
Câu 28: Phát xít Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh (tháng 8-1945) đã tạo thời cơ thuận lợi để Đảng<br />
ta<br />
A. ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.<br />
B. phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
C. phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.<br />
D. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
Câu 29: Sau Chiến tranh lạnh các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào?<br />
A. Tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh của mỗi quốc gia.<br />
B. Hình thành các liên minh khu vực để hợp tác phát triển.<br />
C. Xâm nhập thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu.<br />
D. Chú trọng áp dụng những thành tựu của khoa học-công nghệ vào sản xuất.<br />
Câu 30: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là<br />
A. cầu viện nước ngoài.<br />
B. tập hợp lực lượng.<br />
C. tư tưởng đấu tranh.<br />
D. phương pháp đấu tranh.<br />
Câu 31: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 của Việt Nam Quốc dân đảng thất bại đã để lại cho dân tộc<br />
ta một trong những bài học kinh nghiệm gì?<br />
A. Đào tạo cán bộ cách mạng.<br />
B. Đấu tranh ngoại giao.<br />
C. Xây dựng căn cứ khởi nghĩa.<br />
D. Bài học về thời cơ khởi nghĩa.<br />
Câu 32: Điểm khác biệt độc đáo trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với các<br />
bậc tiền bối là<br />
A. hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước.<br />
B. mục tiêu ra đi tìm đường cứu nước.<br />
C. ảnh hưởng của tình hình thế giới và trong nước.<br />
D. tác động của Cách mạng tháng Mười Nga.<br />
Câu 33: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như<br />
thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?<br />
A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.<br />
B. Kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.<br />
C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.<br />
D. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 103<br />
<br />
Câu 34: Đặc điểm nổi bật nhất của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 là<br />
A. nhiều cuộc bãi công của giai cấp công nhân đã nổ ra từ Bắc chí Nam.<br />
B. tồn tại hai khuynh hướng cách mạng là dân chủ tư sản và vô sản.<br />
C. phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh.<br />
D. nhiều tầng lớp, giai cấp tham gia phong trào cách mạng.<br />
Câu 35: Chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950 của ta đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược<br />
ở Đông Dương như thế nào?<br />
A. Quân đội ta giành được thế chủ động về chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.<br />
B. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.<br />
C. Quân đội ta giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.<br />
D. Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta vẫn được giữ vững.<br />
Câu 36: Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã tác động như thế nào đến phong trào đấu tranh giải phóng<br />
dân tộc thế giới?<br />
A. Trận tuyến của chủ nghĩa tư bản bị phá vỡ và không còn là hệ thống duy nhất.<br />
B. Xuất hiện nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa.<br />
C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.<br />
D. Thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.<br />
Câu 37: Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào<br />
thế kỉ XXI”?<br />
A. Giảm chi phí về quốc phòng để xây dựng đất nước.<br />
B. Tạo môi trường hòa bình để xây dựng và hợp tác giữa các nước về mọi mặt.<br />
C. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.<br />
D. Tranh thủ môi trường hòa bình để phát triển tiềm lực quốc gia.<br />
Câu 38: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện<br />
như thế nào?<br />
A. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, đào tạo cán bộ cách mạng.<br />
B. Tìm ra cho cách mạng Việt Nam con đường cứu nước đúng đắn.<br />
C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
D. Khởi thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.<br />
Câu 39: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) của nhân dân ta mang<br />
tính chất gì?<br />
A. Là cuộc chiến tranh nhân dân.<br />
B. Là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.<br />
C. Là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. D. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.<br />
Câu 40: Một trong những bài học kinh nghiệm mà Đảng ta rút ra từ thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa<br />
tháng Tám năm 1945 là<br />
A. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.<br />
B. động viên nhân dân tham gia kháng chiến.<br />
C. xây dựng hậu phương phát triển về mọi mặt.<br />
D. tranh thủ hòa bình để củng cố lực lượng.<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 103<br />
<br />