SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019, LẦN 1<br />
Bài thi: KHXH; môn: Lịch sử<br />
(Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Mã đề : 007<br />
Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh……………..<br />
<br />
Câu 1: Mục đích của thực dân Pháp khi dựng lên “vụ Đuy- puy” (1872) ở Bắc Kì nhằm<br />
A. gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân để chuẩn bị chiến tranh xâm lược.<br />
B. gây rối trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc dẹp loạn rồi xâm lược.<br />
C. phản đối chính sách của triều đình Huế nhờ nhà Thanh đưa quân sang giúp đỡ.<br />
D. ép triều đình cho thương nhân người Pháp được tự do đi lại, buôn bán.<br />
Câu 2: Từ tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách<br />
mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ<br />
A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.<br />
B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.<br />
C. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.<br />
D. giành và giữ chính quyền là sự nghiệp của giai cấp vô sản.<br />
Câu 3: Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho nhân dân Việt Nam từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, bóc lột là<br />
A. thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp để dành độc lập dân tộc.<br />
B. thực hiện nhiệm vụ đánh đổ phong kiến, tay sai để đem lại quyền tự do, dân chủ.<br />
C. đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, xây dựng chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái.<br />
D. thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ, trong đó đưa nhiệm vụ dân chủ lên hàng đầu.<br />
Câu 4: Phương pháp cách mạng được Lê-nin đề ra trong bản “Luận cương tháng Tư” là<br />
A. chuyển từ đấu tranh hòa bình sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.<br />
B. đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng cách mạng.<br />
C. tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.<br />
D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.<br />
Câu 5: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam<br />
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?<br />
A. Biên giới thu – đông năm 1950.<br />
B. Việt Bắc thu – đông năm 1947.<br />
C. Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
D. Thượng Lào năm 1954.<br />
Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế nào ở Đông<br />
Dương?<br />
A. Kinh tế thuộc địa.<br />
B. Kinh tế mới.<br />
C. Kinh tế thời chiến.<br />
D. Kinh tế chỉ huy.<br />
Câu 7: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực<br />
A. thủ công nghiệp.<br />
B. nông nghiệp.<br />
C. thương nghiệp.<br />
D. công nghiệp.<br />
Câu 8: Trong những năm 1936 – 1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam<br />
A. phát triển xen lẫn với khủng hoảng.<br />
B. khủng hoảng, suy thoái.<br />
C. phát triển nhanh.<br />
D. phục hồi và phát triển.<br />
Câu 9: Trên tờ báo Sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: “Khi còn sống, Người là cha,<br />
thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới<br />
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?<br />
A. Ph. Ăng-ghen.<br />
B. C. Mác.<br />
C. V.I. Lê-nin.<br />
D. Mao Trạch Đông.<br />
Câu 10: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ<br />
XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về<br />
A. lực lượng cách mạng.<br />
B. đối tượng cách mạng.<br />
C. khuynh hướng chính trị.<br />
D. mục tiêu trước mắt.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 007<br />
<br />
Câu 11: Sự kiện nào được xem là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho bước phát triển nhảy<br />
vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam?<br />
A. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.<br />
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.<br />
C. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.<br />
D. Cách mạng tháng Tám thành công.<br />
Câu 12: Nguyên nhân nào quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân<br />
Pháp ở Kinh thành Huế (7/1885)?<br />
A. Không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.<br />
B. Công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.<br />
C. Quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.<br />
D. Chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.<br />
Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công ở Nam<br />
Phi?<br />
A. Tháng 3/1990, nước Cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập.<br />
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hoàn toàn thắng lợi, chế độ thực dân kiểu củ kết thúc.<br />
C. Tháng 3/1990, chính quyền Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A pác thai)<br />
D. Tháng 4/1994, NenxơManđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.<br />
Câu 14: Tên viết tắt của Cộng đồng châu Âu là<br />
A. EURO.<br />
B. EC.<br />
C. EU.<br />
D. EEC.<br />
Câu 15: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật nào<br />
của lịch sử dân tộc Việt Nam?<br />
A. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.<br />
B. Kiên quyết chống ngoại xâm.<br />
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.<br />
D. Dựng nước đi đôi với giữ nước.<br />
Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với<br />
Mĩ?<br />
A. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, bên cạnh đó mở rộng quan hệ với Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên<br />
minh với Mĩ.<br />
B. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.<br />
C. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.<br />
D. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.<br />
Câu 17: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì<br />
A. đã tập hợp được tất cả lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh<br />
tổng hợp.<br />
B. chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt<br />
Nam.<br />
C. đây là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh giai cấp trong thời đại mới.<br />
D. chứng tỏ sức mạnh của liên minh công – nông là 2 lực lượng nòng cốt của cách mạng để giành thắng<br />
lợi.<br />
Câu 18: Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, tầng lớp xã hội nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước<br />
là<br />
A. tiểu tư sản.<br />
B. tư sản dân tộc.<br />
C. tiểu địa chủ.<br />
D. học sinh, sinh viên, trí thức.<br />
Câu 19: Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 là<br />
A. có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.<br />
B. chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa.<br />
C. hệ thống tổ chức Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.<br />
D. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.<br />
Câu 20: Đóng góp nổi bật của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1925 – 1930<br />
là<br />
A. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
B. quá trình khảo nghiệm để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.<br />
C. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.<br />
D. viết sách, báo, tạp chí để tuyên truyền vận động nhân dân làm cách mạng vô sản.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 007<br />
<br />
Câu 21: Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp<br />
quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?<br />
A. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.<br />
B. Khẳng định đây là tổ chức quốc tế lớn nhất được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trong tổ chức Liên hợp quốc.<br />
D. Thể hiện đây là một tổ chức có vai trò trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.<br />
Câu 22: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng<br />
Tám năm 1945?<br />
A. Cũng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận Việt Minh.<br />
B. Chủ trương dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.<br />
C. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.<br />
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.<br />
Câu 23: Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại và hòa dịu sau<br />
A. Hiệp ước Bali được kí kết.<br />
B. vấn đề Campuchia được giải quyết.<br />
C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.<br />
D. kết thúc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam.<br />
Câu 24: Điểm mới và tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX<br />
đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?<br />
A. Quan niệm về tập hợp lực lượng gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.<br />
B. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.<br />
C. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước gắn với cầu viện bên ngoài.<br />
D. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.<br />
Câu 25: Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925?<br />
A. Tiền phong.<br />
B. Tin tức.<br />
C. Người nhà quê.<br />
D. Dân chúng.<br />
Câu 26: Trong giai đoạn 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành<br />
A. xâm lược Việt Nam.<br />
B. bình định Việt Nam.<br />
C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.<br />
D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.<br />
Câu 27: Đặc điểm mang tính khách quan nào đưa giai cấp công nhân lên nắm vai trò lãnh đạo cách mạng?<br />
A. Sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.<br />
B. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.<br />
C. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao.<br />
D. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.<br />
Câu 28: Cuộc tập dượt lớn nhất, có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945<br />
ở Việt Nam giành thắng lợi là<br />
A. phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói.<br />
B. phong trào dân chủ 1936 – 1939.<br />
C. phong trào cách mạng 1930 – 1931.<br />
D. cao trào kháng Nhật cứu nước.<br />
Câu 29: Năm 1858, tại mặt trận Đà Nẵng quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân<br />
Pháp – Tây Ban Nha?<br />
A. Thủ hiểm.<br />
B. Chinh phục từng gói nhỏ.<br />
C. Vườn không nhà trống.<br />
D. Đánh nhanh thắng nhanh.<br />
Câu 30: Cuộc biểu tình của nông dân Nghệ - Tĩnh, ngày 12/9/1930 ở huyện<br />
A. Anh Sơn.<br />
B. Thanh Chương.<br />
C. Hưng Nguyên.<br />
D. Nam Đàn.<br />
Câu 31: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) ở Việt Nam do tổ chức nào lãnh đạo?<br />
A. Đảng thanh niên.<br />
B. Việt Nam Quốc dân đảng.<br />
C. Đảng lập hiến.<br />
D. Việt Nam nghĩa đoàn.<br />
Câu 32: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở các nước Đông Nam Á chỉ có ba nước<br />
tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp, vì<br />
A. các nước không đi theo con đường cách mạng vô sản.<br />
B. không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.<br />
C. quân Đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản.<br />
D. không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo.<br />
Câu 33: Trong giai đoạn thứ hai, cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 007<br />
<br />
A. công nghệ.<br />
B. khoa học.<br />
C. kĩ thuật.<br />
D. sản xuất.<br />
Câu 34: Sự kiện ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân Mĩ trong nữa sau thế kỉ XX là<br />
A. sự thất bại, di chứng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.<br />
B. sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
C. sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Irắc.<br />
D. vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Trung tâm Thương mại Thế giới.<br />
Câu 35: Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám<br />
năm 1945 là<br />
A. nạn dốt.<br />
B. tài chính trống rỗng.<br />
C. nạn đói.<br />
D. giặc ngoại xâm.<br />
Câu 36: Những nước không phải ở châu Âu tham gia kí kết Định ước Hen xin ki là<br />
A. Canađa và Nhật.<br />
B. Mỹ và Nga.<br />
C. Anh và Mỹ.<br />
D. Mỹ và Canađa.<br />
Câu 37: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào dưới đây ra đời muộn nhất?<br />
A. Đông Dương Cộng sản đảng.<br />
B. Việt Nam Quốc dân đảng.<br />
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.<br />
D. An Nam Cộng sản đảng.<br />
Câu 38: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định<br />
A. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.<br />
B. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.<br />
C. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.<br />
D. phương pháp và hình thức đấu tranh cách mạng.<br />
Câu 39: Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt<br />
Nam?<br />
A. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.<br />
B. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.<br />
C. Xung kích, hổ trợ lực lượng chính trị.<br />
D. Đông đảo, quyết định thắng lợi.<br />
Câu 40: Điểm tương đồng về phát triển kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
A. dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai đều trở thành cường quốc kinh tế thế giới.<br />
B. nhờ sự phát triển kinh tế, cả hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ trụ.<br />
C. cả hai nước đều tốn kém, chi nhiều tiền trong việc chạy đua vũ trang.<br />
D. cả hai nước đều là trụ cột của Trật tự thế giới “hai cực” Ianta, chi phối các mối quan hệ quốc tế.<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 007<br />
<br />