intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Đức Phổ

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Đức Phổ dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 2 Đức Phổ

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA  TRƯỜNG THPT SỐ 2 ĐỨC PHỔ NĂM 2017 – 2018 (ĐỀ THI MINH HOẠ) MÔN: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh:................................................................................................................. Lớp:........................................................................................................................................ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Khi   U23   Việt   Nam   lần   lượt   vượt   qua   các   đối   thủ   hàng   đầu   châu   lục,   từ   U23   Austraylia, Syria, rồi Iraq đến Qatar để hiên ngang bước vào trận đấu cuối cùng, những   trái tim người Việt trên đất nước hình chữ  S cũng như  khắp nơi trên thế  giới đã hòa   chung một nhịp đập. Hàng triệu người Việt đã chờ đợi và đặt tất cả niềm tin vào trận đấu của U23 Việt   Nam vào chiều 23/1. Những người xa lạ đã đến bên nhau, trao cho nhau những cái ôm   tràn ngập cảm xúc. Hàng vạn người trên khắp cả  nước, từ miền ngược đến miền xuôi   đã được sống trong cảm xúc hạnh phúc đến nghẹn ngào. Một không khí náo nhiệt chưa từng có sau một trận bóng đá. Các trang báo trong   nước gần như ngưng tất cả nội dung để  dành thời lượng và vị  trí trang trọng nhất cho   bóng đá. Hàng triệu nickname trên mạng xã hội Việt cũng chỉ đăng tải các trạng thái về   bóng đá! Và cái mà người ta nhìn thấy không còn là một môn thể  thao thuần túy cho dù nó   được mệnh danh là vua. Đích thị đây là tinh thần dân tộc, là niềm kiêu hãnh khi hình ảnh   lá cờ Tổ quốc tung bay trên đấu trường quốc tế. Chỉ có niềm tự tôn dân tộc mới có sức mạnh đến như vậy. Đó là nỗi khát khao, niềm   tự  hào, hãnh diện của người dân khi hình  ảnh đất nước thăng hoa, mà đội tuyển U23   Việt Nam là biểu trưng cho khát khao đó. Bóng đá có sức mạnh như một lời hiệu triệu, kết nối, lan tỏa tinh thần dân tộc, tạo   ra khối đoàn kết không gì lay chuyển được. Nó cũng bắt nguồn từ lịch sử truyền thống,  
  2. khí chất của người Việt, đó là thường ngày tần tảo mưu sinh, ưa sự bình yên nhưng khi   có biến cố thì nhất tề đứng lên vai sát vai nhau.” (Trích Chiến thắng U23 Việt Nam – niềm kiêu hãnh về tinh thần dân tộc, dẫn theo Báo Nghệ An, 24/01/2018) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn trích trên. Câu 2.  (0.75 điểm) Trong đoạn trích trên,  “tinh thần dân tộc”  được hiểu như  thế  nào? Câu 3. (0.75 điểm) Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu:  “Bóng đá có sức mạnh như một lời hiệu triệu, kết nối, lan tỏa tinh th ần dân tộc, tạo ra   khối đoàn kết không gì lay chuyển được”. Câu 4. (1.0 điểm) Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho mình? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Anh/Chị   có   đồng   ý   rằng: “Tinh   thần   dân   tộc   cũng   cần   được   thể   hiện   đúng   cách” không? Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ  và bảo vệ  quan điểm của   anh/chị. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật Thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà  văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ  đó, liên hệ  với nhân vật Thị  Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam   Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm   về vẻ đẹp con người của nhà văn Kim Lân và nhà văn Nam Cao qua hai nhân vật này. ­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­ Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA  TRƯỜNG THPT SỐ 2 ĐỨC PHỔ NĂM 2017 – 2018 (ĐỀ THI MINH HOẠ) MÔN: Ngữ Văn GỢI Ý – HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦ N Ý NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Học sinh chỉ  cần chỉ  ra một trong những phép liên kết sau  0.5 (về mặt hình thức) có trong đoạn trích: ­ Phép lặp: “U23 VIệt Nam”, “bóng đá”,… ­ Phép thế: “Đích thị đây là”; “như vậy”; “Đó”; “Nó” thay  thế cho những nội dung có trước đó “hàng triệu người Việt   Nam… chỉ đăng tải các trạng thái về bóng đá”! ­ Phép nối: “Và” trong câu  “Và cái mà người ta nhìn thấy   không còn là một môn thể  thao thuần tuý cho dù nó được   mệnh danh là vua”. 2 Đây là câu kiểm tra năng lực nắm bắt thông tin của người đọc  0.75 sau khi đọc văn bản. Học sinh có thể trích dẫn nguyên văn hoặc   viết lại cách hiểu về tinh thần dân tộc được đề  cập trong đoạn  trích. ­ Tinh thần dân tộc là tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc. ­ Hoặc trả  lời theo cách trích dẫn. ­ “Hàng triệu người Việt đã   chờ đợi và đặt tất cả niềm tin ...Hàng triệu nickname trên mạng   xã hội Việt cũng chỉ đăng tải các trạng thái về bóng đá!”  “Đó là nỗi khát khao, niềm tự  hào, hãnh diện của người dân   khi hình ảnh đất nước thăng hoa, mà đội tuyển U23 Việt Nam là   biểu trưng cho khát khao đó”.
  4. 3 Với câu thông hiểu này, học sinh cần giải thích được đối tượng  0.75 dùng để  so sánh (lời hiệu triệu)  để  thấy được hiệu quả  của  phép so sánh này. Dưới đây là câu trả lời tham khảo: Lời hiệu triệu được hiểu là lời kêu gọi mọi người hoặc lớn hơn   là  cả   một  dân tộc   cùng hướng  đến thực  hiện  một  mục   đích  chung nào đó có tính chất, quy mô cộng đồng, dân tộc. Khi so  sánh bóng đá như  một lời hiệu triệu, nghĩa là tác giả  đã cho ta   thấy được sự  tương đồng của sức mạnh tác động của bóng đá  cũng giống như một lời hiệu triệu vậy. Phép ví von so sánh giàu  sức biểu đạt giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung ra sức mạnh   của bóng đá trong vai trò kết nối, lan tỏa tinh thần dân tộc, tạo  ra khối đoàn kết dân tộc. 4 Đây  là   câu   hỏi   mở   nhưng  nó   cũng   cần   được   trả   lời   hợp   lý,  1.0 thuyết phục dựa trên nội dung đoạn trích. Học sinh có thể  chọn   một trong các gợi ý dưới đây: ­ Hiểu và biết cách thể hiện tinh thần dân tộc đúng cách. ­ Biết cách tạo ra hiệu ứng tinh thần dân tộc khi cần và phục vụ  nó vào mục đích tích cực. II LÀM VĂN 7.0 1 Bày tỏ  và bảo vệ  quan điểm về  ý kiến:  “Tinh thần dân tộc   2.0 cũng cần được thể hiện đúng cách” a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,   tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Tinh thần dân tộc cũng cần được thể hiện đúng cách c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Đề  nghị  luận xã hội mở. Do vậy học sinh có thể  đồng ý hoặc  không đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần   bảo vệ quan điểm của mình bằng lí lẽ, bằng chứng xác đáng và   thuyết phục. Đoạn văn cần có các ý sau: ­Tinh thần dân tộc là tình yêu dân tộc, là niềm tự hào, tự tôn dân 
  5. tộc (biểu hiện tinh thần dân tộc). Có tinh thần dân tộc là hoàn  toàn chính đáng và rất cần thiết. ­ Tuy nhiên nó cũng cần được thể hiện đúng cách và có văn hóa.  Gần đây nhất,  sự kiện U23 Việt Nam chiến thắng liên tiếp các  đối thủ mạnh tại giải bóng đá U23 châu Á, những cổ động viên  đã cổ vũ và ăn mừng chiến thắng.   + Cách cổ vũ, ăn mừng lành mạnh và có văn hóa.     +Thì bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn trẻ  lợi dụng chiến  thắng đáng tự hào ấy để làm những chuyện đáng xấu hổ như xả  rác, đua xe, phá phách, đi chơi qua đêm để gia đình lo lắng, thoát  y… ­ Khi U23 Việt Nam thua đội bạn U23 Uzbekistan    + Người hâm mộ  U23 Việt Nam đã nhìn nhận khách quan mà  ngợi khen đội bạn đá hay, đó là tinh thần thượng tôn, biết mình  biết ta, một cách thể hiện tinh thần dân tộc có văn hóa.     +Nhưng vẫn không khỏi xấu hổ  khi có rất nhiều bạn trẻ  trên   mạng   xã   hội   lập   nhóm,   trang   mang   quốc   kì   Việt   Nam   dùng  những lời lẽ hết sức thô tục và thiếu văn hóa bình luận về  đội  thắng cuộc (U23 Uzbekistan). ­ Do vậy, việc thể  hiện tinh thần dân tộc đúng cách và có văn  hóa là một việc hết sức quan trọng vì nó thể hiện nét đẹp truyền  thống văn hóa của cả một dân tộc. Vì thế mong các bạn lưu tâm.  Hi vọng những trải nghiệm về sự kiện bóng đá vừa qua sẽ giúp   bạn nhận ra được nhiều bài học quý giá. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận. 2 Cảm nhận vẻ  đẹp phẩm hạnh của nhân vật   Thị  trong truyện  5.0 ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB 
  6. Giáo dục, 2017). Từ   đó,   liên   hệ   với   nhân   vật   Thị   Nở  trong   truyện   ngắn Chí  Phèo của nhà văn  Nam Cao  (Ngữ  văn 11, tập một, NXB Giáo  dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con  người của nhà văn Kim Lân và nhà văn Nam Cao qua hai nhân  vật này. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở  bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn  đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Cảm nhận vẻ  đẹp phẩm hạnh của Thị  trong truyện ngắn Vợ  Nhặt của Kim Lân và liên hệ  mở  rộng với nhân vật Thị  Nở  trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để  từ  đó tìm ra điểm  gặp gỡ  trong quan niệm về  vẻ  đẹp con người của hai nhà văn   này. c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ  và dẫn chứng. Giới   thiệu   đôi   nét   về   nhà   văn   Kim   Lân,   truyện   ngắn Vợ  0.5 nhặt và vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật Thị. Yêu cầu cơ bản : Cảm nhận vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật  2.0 Thị  trong truyện ngắn Vợ  nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ  văn  12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017): ­ Thị  nạn nhân của nạn đói, cái đói không chỉ  để lại hậu quả  ở  ngoại hình, xuất thân (không tên tuổi, quê quán, xấu xí, gầy đói)  mà còn  ở  cả  tính cách của cô: chao chát, chỏng lỏn, sưng sỉa,  cong cớn, sà xuống ăn một chập bốn bát bánh đúc không nói  năng gì,… là những từ ngữ hoạt họa một con người vô duyên và  thiếu lòng tự trọng. ­ Tuy nhiên, sâu thẳm trong tâm hồn người phụ  nữ   ấy là niềm  khát khao hạnh phúc gia đình.
  7. + Và Thị  rõ là người phụ  nữ  đúng mực, có lòng tự  trọng khi   sống trong sự  bảo bọc của gia đình. Trên đường theo Tràng về  nhà, Thị chân nọ bước díu cả  vào chân kia đây vẻ ngượng ngịu,  duyên dáng và ý tứ. Trong lúc chờ  đợi mẹ  chồng về, Thị  chọn   ngồi  ở  mép giường, dáng ngồi và cách vân vê tờ  áo đã rách bợt   gợi bao nhiêu nỗi niềm tủi hổ. Biểu hiện sự thay đổi của Thị rõ  nhất là vào buổi sáng hôm sau. Hành động dọn dẹp nhà cửa cùng   mẹ Tràng cho thấy cô cũng có lòng tự trọng của riêng mình chứ  chẳng   hề   ăn   bám,   nhác   lười.   Và   qua   con   mắt   của   Tràng   thì   Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng   mực không còn vẻ  gì chao chát chỏng lỏn như  mấy lần Tràng  gặp ở ngoài tỉnh. + Thị  biết san sẻ, vun đắp mái  ấm gia đình: Thị  đã cùng mẹ  chồng dọn dẹp nhà cửa, xây dựng tổ   ấm cùng mẹ  con Tràng.  Trong bữa ăn ngày đói, khi nhận từ  tay mẹ chồng bát cháo cám  đắng chát, Thị vẫn vui vẻ bằng lòng. Rõ là Thị cũng đã có ý thức   chia sẻ khó khăn cùng gia đình mà không hề ca thán. Thị thay đổi  để  làm gì? Vì Thị  ý thức được hạnh phúc  ở  nơi đây và thị  cần   chăm chút, nuôi lớn nó, nhất là trong hoàn cảnh nạn đói khủng  khiếp này. Tràng, Thị  cũng như  bà cụ  Tứ, họ  cần có nhau, bám  vào nhau để cùng vượt qua nghịch cảnh của cuộc sống. ­ Nhìn nhận như  thế, so với vẻ ngoài, rõ Thị  là một người phụ  nữ  có phẩm hạnh: hiền hậu đúng mực, có lòng tự  trọng, đảm  đang, hiền thục, biết san sẻ, vun đắp mái ấm gia đình. 1.0 Yêu cầu phân hóa: Từ  đó, liên hệ  với nhân vật Thị  Nở  trong  truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ  văn 11, tập  một,  NXB Giáo dục, 2017)  để  thấy điểm  gặp gỡ  trong quan  niệm về  vẻ  đẹp con người của nhà văn Kim Lân và Nam Cao  qua hai nhân vật này. ­ Về  hai nhân vật Thị  và Thị  Nở  của hai nhà văn Kim Lân và   Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng, tưởng như là một 
  8. mô típ nhân vật vậy: cả hai nhân vật đều mang vẻ ngoài xấu xí  với hoàn cảnh tính cách cũng chẳng mấy tốt đẹp gì, nhưng khi  được sống trong tình yêu thương, họ  lại toát lên vẻ  đẹp phẩm   chất có thể đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con   người và người phụ nữ nói riêng. ­ Thị  Nở  một người phụ  nữ  với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ  hờn,  tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng  ế  chồng  nhưng từ  khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm  chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng. Khác với những  con người ở làng Vũ Đại, Thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà   không một chút định kiến. Bằng tình thương vô tư của mình, Thị  Nở đã chăm sóc Chí Phèo, thức tỉnh Chí Phèo, mang Chí Phèo trở  về con đường lương thiện. ­ Là một sự  gặp gỡ  tình cờ  trong quan niệm về  vẻ   đẹp con   người hay do tính nhân văn, nhìn nhận đa chiều của văn học đã   ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao? Điều đó không   quan trọng, quan trọng là thông qua hai nhân vật kể  trên, tôi và   rất nhiều người khác đã sống chậm lại, nhìn nhận đa chiều hơn  để trân trọng những vẻ đẹp con người. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Việt. e. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận. TỔNG ĐIỂM: 10.0 ­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2