intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Nguyễn Thái Bình

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

22
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Nguyễn Thái Bình sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Nguyễn Thái Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH Môn thi: NGỮ VĂN (ĐỀ THAM KHẢO) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!. (Để chạm vào hạnh phúc - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nêu ngắn gọn nội dung của văn bản. Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng: Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé”? Câu 4 (1,0 điểm). Anh, chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu) ----------- HẾT ----------
  2. ĐÁP ÁN Phần Nội dung cần đạt Điểm ĐỌC HIỂU 3 điểm 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 0,5 2. Nội dung chính của văn bản: Bàn về năng lực tạo ra hạnh phúc và cách thức để 0,5 I chạm đến hạnh phúc của mỗi con người. 3. Vì: Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được 1,0 những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. 4.Thể hiện quan điểm riêng, thuyết phục. 1,0 II LÀM VĂN: 7 điểm Câu 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) 2,0 1. Yêu cầu về kỹ năng: (0.25đ) – Thí sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội; – Vận dụng tốt các thao tác lập luận – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; – Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây: - Giới thiệu vấn đề (0.25đ) - Giải thích (0.25đ). Lẽ sống: thể hiện quan niệm sống, cách sống có ý nghĩa. Câu nói khẳng định cách thức để con người chạm tay vào hạnh phúc thực sự là phải có cách sông thật ý nghĩa - Phân tích vấn đề: (0.75đ) + Không phải ai cũng chọn được cho mình một lẽ sống phù hợp : làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu cực lớn + Để làm được việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu cực lớn cần phải sống hết mình và cháy hết mình, biết cho đi và dâng hiến + Hạnh phúc trọn vẹn không đến từ việc chờ đợi ta nhận được gì mà từ việc cho đi và được lan tỏa từ niềm vui, hạnh phúc của mọi người - Bình luận (0.5đ) + Thực tế hiện nay: con người sống ích kỉ, vụ lợi, cuốn theo vòng xoáy của đồng tiền mà coi thường lẽ sống đẹp. + Bài học nhận thức và hành động: Cần xây dựng và vun đắp cho mình một lẽ sống có ý nghĩa; sống trong niềm vui và sự đam mê khi làm việc nhỏ cũng như việc lớn Câu 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ 5,0
  3. 1. Yêu cầu về kỹ năng: (0.5đ) - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Có sự sáng tạo 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc cũng như cái hay cái đẹp của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau: a/ Mở bài: Giới thiệu tác giả - tác phẩm - đoạn trích (0.5đ) b/ Thân bài: - Phân tích nội dung: Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ tha thiết của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc (2.5đ) + 2 câu đầu: - Câu hỏi tu từ với cách xưng hô mình - ta ngọt ngào là lời ướm hỏi, cách tạo cớ để giãi bày nỗi nhớ -> khéo léo + 8 câu sau: . Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa của núi rừng Việt Bắc. Bằng bút pháp hội họa tài hoa, tác giả làm bật lên vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng VB bốn mùa Xuân – Hạ - thu –Đông. Cảnh vật sinh động, tươi tắn sắc màu: . Vẻ đẹp của con người: Bức tứ bình về vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn con người - Bình luận: (1.25đ) + Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh, tả người độc đáo tài hoa; điệp từ “nhớ”; nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, êm đềm như khúc hát dân ca... + Tác giả: Giàu tình cảm…. c/ Kết luận: Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ và tài năng tác giả (0.25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0