SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN: SINH HỌC<br />
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi:241<br />
<br />
Câu 1: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?<br />
A. 0,04AA : 0,64Aa: 0,32aa.<br />
B. 0,64AA : 0,32Aa: 0,04aa.<br />
C. 0,64AA : 0,04Aa: 0,32aa.<br />
D. 0,32AA : 0,64Aa: 0,04aa.<br />
Câu 2: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định, alen trội là<br />
trội hoàn toàn.<br />
<br />
I<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
II<br />
4<br />
<br />
3<br />
III<br />
IV<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
Qui ước:<br />
Nam không bệnh:<br />
Nam bị bệnh<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
Nữ không bệnh<br />
Nữ bị bệnh<br />
<br />
10<br />
<br />
Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II. 4 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di<br />
truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Xác suất để IV. 10 không mang alen gây bệnh là bao nhiêu?<br />
A. 8/15 .<br />
B. 5/11<br />
C. 2/3<br />
D. 1/3 .<br />
Câu 3: Xét các yếu tố sau đây:<br />
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.<br />
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .<br />
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.<br />
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.<br />
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:<br />
A. I và II.<br />
B. I, II và IV.<br />
C. I, II và III.<br />
D. I, II, III và IV.<br />
Câu 4: Nội dung nào sau đây đúng?<br />
1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường<br />
2. Chỉ có động vật mới nhạy cảm đối với nhiệt độ, còn thực vật thì rất ít phản ứng đối với nhiệt độ<br />
3. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật<br />
đẳng nhiệt<br />
4. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn so với động vật biến nhiệt<br />
A. 1,2<br />
B. 1, 2, 4<br />
C. 2, 3<br />
D. 1, 4<br />
Câu 5: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.<br />
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.<br />
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.<br />
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.<br />
Câu 6: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể ba (2n +1):<br />
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Lao.<br />
C. Hội chứng Claiphentơ.<br />
D. Hội chứng AIDS.<br />
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?<br />
A. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc<br />
khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.<br />
B. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.<br />
<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 241<br />
<br />
C. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác<br />
nhau.<br />
D. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được<br />
xem là cơ quan tương tự.<br />
Câu 8: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:<br />
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.<br />
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.<br />
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.<br />
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.<br />
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:<br />
A. 1, 2, 3, 4<br />
B. 2, 3, 4, 1<br />
C. 2, 3, 1, 4<br />
D. 4, 1, 2, 3<br />
Câu 9: Cho các phát biểu về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ sau đây:<br />
(1). Enzim ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’-5’.<br />
(2). Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen sẽ đóng xoắn trở lại.<br />
(3). Các Ribonu tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung.<br />
(4). Enzim ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mARN.<br />
(5). Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5’-3’.<br />
(6). Enzim ARN polimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã.<br />
(7). Enzim ADN polimeraza cũng tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã.<br />
(8). Khi Enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.<br />
Trong các phát biểu trên có mấy phát biểu không đúng?<br />
A. 3<br />
B. 4<br />
C. 5<br />
D. 2<br />
Câu 10: Bố đồng hợp 2 cặp gen, dị hợp 4 cặp gen, còn mẹ đồng hợp 3 cặp gen, dị hợp 2 cặp gen. Kiểu gen của cặp bố<br />
mẹ là một trong số bao nhiêu phép lai có thể xảy ra?<br />
A. 16384 phép lai<br />
B. 128 phép lai<br />
C. 32 phép lai<br />
D. 9600 phép lai<br />
Câu 11: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1<br />
A. AaBB x aabb.<br />
B. AaBb x AaBb.<br />
C. Aabb x Aabb.<br />
D. AaBb x aabb.<br />
Câu 12: Trong thiên nhiên, kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể xảy ra phổ biến nhất?<br />
A. Kiểu phân bố đồng đều B. Kiểu phân bố ngẫu nhiên C. Kiểu phân bố đặc trưng D. Kiểu phân bố theo nhóm<br />
Câu 13: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là<br />
A. con lai có sức sống mạnh mẽ.<br />
B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.<br />
C. con lai xuất hiện kiểu hình mới.<br />
D. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ<br />
Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tăng trưởng thực tế của quần thể<br />
A. Là kiểu tăng trưởng trong điều kiện tính đến mức sinh sản, mức tử vong và sự phát tán<br />
B. Là năng lượng thực tế mà quần thể tích lũy được trong một đơn vị thời gian<br />
C. Là kiểu tăng trưởng bị giới hạn, đường biểu diễn có hình chữ J<br />
D. Là kiểu tăng trưởng không bị giới hạn<br />
Câu 15: Tế bào sinh dục của Châu chấu có 2n = 24. Giao tử đực (tinh trùng) của Châu chấu khi giảm phân bình<br />
thường có số NST là:<br />
A. 12<br />
B. 11 hoặc 12<br />
C. 11<br />
D. 24<br />
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai<br />
A. Đấu tranh cùng loài xảy ra khi gặp điều kiện môi trường quá bất lợi<br />
B. Đấu tranh cùng loài làm số lượng cá thể trong loài giảm xuống phù hợp với môi trường<br />
C. Do điều kiện bất lợi, đấu tranh cùng loài ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài<br />
D. Đấu tranh cùng loài giúp loài tồn tại và phát triển một cách hưng thịnh<br />
Câu 17: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến<br />
động số lượng cá thể của quần thể.<br />
B. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.<br />
C. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của hươu non phụ thuộc rất<br />
nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.<br />
D. Hổ và sư tử là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh bảo vệ<br />
vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.<br />
Câu 18: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa gen và tính trạng ở sinh vật nhân thực?<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 241<br />
<br />
A. Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → Pôlipeptit → Tính trạn<br />
B. mARN → Gen (ADN) → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.<br />
C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.<br />
D. Pôlipeptit → mARN → Gen (ADN) → Prôtêin → Tính trạng.<br />
Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?<br />
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.<br />
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.<br />
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’5’.<br />
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban<br />
đầu.<br />
A. (2), (3).<br />
B. (1), (4).<br />
C. (1), (3).<br />
D. (2), (4).<br />
Câu 20: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:<br />
A. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.<br />
B. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.<br />
C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.<br />
D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.<br />
Câu 21: Kiểu gen AaBB<br />
<br />
DE<br />
khi giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen?<br />
de<br />
<br />
A. 4<br />
B. 2<br />
C. 16<br />
D. 8<br />
Câu 22: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là<br />
A. lai thuận-nghịch<br />
B. lai phân tích.<br />
C. lai cải tiến.<br />
D. lai khác dòng.<br />
Câu 23: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, cá thể nào dưới đây có giá trị thích ứng cao nhất ?<br />
A. Một đứa trẻ không bị nhiễm bất kỳ bệnh nào<br />
B. Một phụ nữ 50 tuổi có 7 con trưởng thành<br />
C. Một phụ nữ 89 tuổi có 1 người con trưởng thành<br />
D. Một vận động viên leo núi giỏi, không sinh con<br />
Câu 24: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời<br />
gian từ trước đên nay là<br />
A. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.<br />
B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.<br />
C. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.<br />
D. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.<br />
Câu 25: Hệ nhóm máu MN ở người do 2 loại alen M và N quy định, trong đó ó M trội không hoàn toàn so với N. Một<br />
quần thể gồm 3600 người, trong đó số người có nhóm máu MN và N đều bằng 1620. Tần số tương đối các alen M :N là<br />
A. 0,33 : 0,67<br />
B. 0,32 : 0,68<br />
C. 0,67 : 0,33<br />
D. 0,325 : 0,675<br />
Câu 26: Các gen phân li độc lập,mỗi gen qui định một tính trạng.Tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- tạo nên từ phép lai :<br />
AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?<br />
A. 1/32<br />
B. 1/64<br />
C. 1/16<br />
D. 1/8<br />
Câu 27: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra<br />
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.<br />
B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.<br />
C. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.<br />
D. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.<br />
Câu 28: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái<br />
mà ở đó sinh vật<br />
A. có sức sống giảm dần. B. chết hàng loạt.<br />
C. phát triển thuận lợi nhất.<br />
D. có sức sống trung bình.<br />
Câu 29: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là:<br />
A = 70, G=100, X= 90, G= 80. Gen này nhân đôi 1 lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là:<br />
A. 90.<br />
B. 100.<br />
C. 190.<br />
D. 180.<br />
Câu 30: Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền với tần số của các nhóm máu là: nhóm A =<br />
0,45; nhóm B = 0,21; nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04. Kết luận nào dưới đây về quần thể này là đúng?<br />
A. Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là: 0,25 IAIB; 0,09 IBIB ; 0,04Io Io ; 0,3 IAIA ; 0,21 IAIo ; 0,12 IBIo<br />
B. Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dần tần số cá thể có nhóm máu O<br />
C. Tần số các alen IA, IB và Io quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2<br />
D. Xác suất để gặp một người nhóm máu B, có kiểu gen IBIotrong quần thể là 57,14%.<br />
Câu 31: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?<br />
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.<br />
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.<br />
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.<br />
<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 241<br />
<br />
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi<br />
trường đất.<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 32: Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình:<br />
46,6875% hoa đỏ, thân cao.<br />
9,5625% hoa đỏ, thân thấp.<br />
28,3125% hoa trắng, thân cao.<br />
15,4375% hoa trắng, thân thấp.<br />
Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen qui định. Điều nào sau đây không đúng?<br />
A. Hoán vị gen hai bên với tần số f = 30%.<br />
B. Hoán vị gen một bên với tần số f = 49%.<br />
C. Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 43,3198%.<br />
D. Cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử ở F1 luôn chiếm tỉ lệ 43,625%.<br />
Câu 33: Cho biết các gen phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng. Xét phép lai (P):<br />
AaBbDDEe x aaBbDdEe. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ con (F1), tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và tỉ lệ kiểu gen<br />
mang bốn alen lặn lần lượt là<br />
A.<br />
<br />
7<br />
5<br />
và<br />
.<br />
32<br />
16<br />
<br />
B.<br />
<br />
7<br />
5<br />
và<br />
.<br />
64<br />
16<br />
<br />
C.<br />
<br />
7<br />
7<br />
và .<br />
32<br />
8<br />
<br />
D.<br />
<br />
7<br />
7<br />
và .<br />
64<br />
8<br />
<br />
Câu 34: Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, người ta thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở:<br />
A. Ven lũy tre làng<br />
B. Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các cây cổ thụ<br />
C. Trong các vườn cây rậm rạp<br />
D. Trên các bãi cỏ ở các gò đống, bãi tha ma ngoài đồng<br />
Câu 35: Ở tế bào nhân thực quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất.<br />
A. Phiên mã tổng hợp tARN.<br />
B. Nhân đôi ADN.<br />
C. Phiên mã tổng hợp mARN<br />
D. Dịch mã.<br />
Câu 36: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:<br />
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .<br />
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.<br />
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.<br />
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.<br />
A. (2), (3), (4).<br />
B. (1), (3), (4) .<br />
C. (1), (2), (4).<br />
D. (1), (2), (4).<br />
Câu 37: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?<br />
(1)- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.<br />
(2)- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác<br />
(3)- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.<br />
(4)- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.<br />
Số đáp án đúng là<br />
A. 3<br />
B. 2<br />
C. 4<br />
D. 1<br />
Câu 38: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?<br />
A. Cây trong vườn<br />
B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh<br />
C. Đàn cá rô trong ao.<br />
D. Cây cỏ ven bờ<br />
Câu 39: Những trường hợp nào sau đây làm giảm độ đa dạng di truyền?<br />
1 : giao phối ngẫu nhiên<br />
2 : giao phối không ngẫu nhiên<br />
3 : biến động di truyền<br />
Phát biểu đúng là:<br />
A. 1 , 2 và 3<br />
B. 1 và 2<br />
C. 2 và 3<br />
D. 1 và 3<br />
Câu 40: Ở cà chua có bộ NST 2n= 24. Tế bào nào sau đây là thể đa bội lẻ?<br />
A. Tế bào có 25 NST<br />
B. Tế bào có 36 NST<br />
C. Tế bào có 23 NST<br />
D. Tế bào có 48 NST<br />
---------------------------------------------------------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 241<br />
<br />