intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Bình Dương giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Bình Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO  KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  TẠO NĂM 2021 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………………… Số báo danh:....................................................................................................................   * Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;   Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.  * Các thể tích khí đều đo ở (đktc)  Câu 41: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?  A. Hg.  B. K.  C. Ca.  D. Li.  Câu 42: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiểm?  A. Al.  B. Na.  C. Ag.  D. Fe.  Câu 43: Ở nhiệt độ cao, khí hiđro khử được oxit nào sau đây? A. CaO. B. Na2O.  C. CuO. D. MgO. Câu 44: Cho các kim loại: Mg, Al, Cu, Na. Kim loại có tính khử mạnh nhất là  A. A1. B. Mg.  C. Cu.  D. Na.  Câu 45: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện   phân nóng chảy?  A. Al.  B. Cu.  C. Ag.  D. Fe.  Câu 46: Kim loại X tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra khí H2. X là  A. Mg.  B. Cu.  C. Ag.  D. Au.  Câu 47: Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. NaHSO4. B. Ca(OH)2. C. NaOH. D. NH3. Câu 48: Khí X không màu, không mùi và nặng hơn không khí. Khí X là  A. N2.  B. NH3.  C. CO.  D. CO2.  Câu 49: Thạch cao nung dùng để đúc tượng, bó bột trong y tế khi gãy xương. Công thức  của thạch cao nung là  A. CaSO4.2H2O.  B. CaSO4.H2O.  C. CaSO4.  D. CaSO4.H2O.  Câu 50: Công thức của sắt(II) sunfua là  A. FeS.  B. FeSO4.  C. Fe2(SO4)3.  D. FeS2.  Câu 51: Trong hợp chất K2Cr2O7, crom có số oxi hóa là  A. +2.  B. +3.  C. +5.  D. +6.  Câu 52: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit? A. N2. B. NH3. C. CH4. D. SO2. 1
  2. Câu 53: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. Công  thức cấu tạo của X là A. HCOOC2H5.  B. CH3COOC2H5.    C. C2H5COOCH3.  D. CH3COOCH3. Câu 54: Công thức hóa học của triolein là A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C17H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 55: Chất nào sau đây là monosaccarit?  A. Glucozơ.  B. Saccarozơ.  C. Tinh bột.  D. Xenlulozơ.  Câu 56: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?  A. Axit amino axetic.  B. Metylamin.  C. Anilin.  D. Axit glutamic.  Câu 57: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic lần lượt   là A. 1 và 1.         B. 2 và 2.       C. 2 và 1.       D. 1 và 2. Câu 58: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong phân tử?   A. Tơ tằm.   B. Poliacrilonitrin.   C. Polietilen.   D. Tơ nilon­6. Câu 59: Độ  dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về  khối lượng   nào sau đây?   A. %N.  B. %P2O5.  C. %K2O.  D. %P.  Câu 60: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố A. cacbon và hiđro.  B. cacbon.  C. cacbon, hiđro và oxi.  D. cacbon và nitơ.  Câu 61: Cho hỗn hợp bột gồm Fe và Cu vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xong  còn lại chất  rắn, chất rắn  này tác dụng  dung dịch HCl sinh ra  khí H2. Dung dịch thu  được từ thí nghiệm trên  chứa chất tan A.  FeCl2. B. FeCl2 và CuCl2.   C. FeCl2 và FeCl3 D. FeCl3  và CuCl2.   . Câu   62:  Cho   các   polime:   poli(vinyl   clorua),   xenlulozơ,   poliacrilonitrin,   polistiren,   xenlulozơ triaxetat, cao su buna. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là A. 4.  B. 3.  C. 2.  D. 5.  Câu 63: Cho m gam Al phản  ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít H 2.  Giá trị của m là  A. 2,70.  B. 4,05.  C. 1,35.  D. 5,40  Câu 64: Để  khử ion Fe  trong dung dịch thành ion Fe  có thể dùng một lượng dư kim  3+ 2+ loại nào sau đây? A. Mg. B. Ba. C. Cu. D. Ag. Câu 65: Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản  ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2. Khối lượng MgO trong X là 2
  3. A. 4,0 gam.  B. 8,0 gam.  C. 2,7 gam.  D. 6,0 gam. Câu 66: Cho hỗn hợp E chứa các este: metyl fomat, metyl axetat, etyl fomat, etyl axetat.   Khi thủy phân bất kì một este trong E bằng dung dịch H 2SO4 loãng thì thu được hai chất  hữu cơ X và Y với  MX = MY. Số chất trong E thỏa mãn các điều kiện  trên là A. 1.  B. 2.  C. 3.  D. 4. Câu 67: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây  mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y  dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là      A. Glucozơ và saccarozơ. B. Saccarozơ và sobitol.      C. Glucozơ và fructozơ. D. Saccarozơ và glucozơ. Câu 68: Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột rồi lấy toàn bộ dung dịch  thu được thực  hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam Ag (hiệu suất phản ứng  tráng gương là 50%). Giá trị của m là A. 2,62. B. 10,125. C. 6,48. D. 8,10. Câu 69: Cho m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng vừa đủ  với 100 ml  dung   dịch HCl 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X ở trên thu được CO2, H2O và V lít khí N2.  Giá trị của V là  A. 2,24.  B. 1,12.  C. 3,36.  D. 4,48.  Câu 70: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna. D. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.  Câu 71: Hấp thụ  hết 4,48 lít CO2 vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu  được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ  từ vào 300 ml dung dịch HCl  0,5M   thu  được   2,688  lít   khí.   Mặt  khác,   100  ml  dung  dịch  X   tác   dụng  với   dung  dịch   Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của y là: A. 0,15. B. 0,05. C. 0,1. D. 0,2. Câu 72: Thực hiện 5 thí nghiệm sau:  (a) Đun sôi nước cứng tạm thời. (b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (e) Cho hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol lần lượt là 1 :1) vào nước dư. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là A. 2.  B. 3.  C. 4.  D. 5.  Câu 73:  Xà phòng hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp  E  gồm các triglixerit bằng dung dịch  NaOH, thu được hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có  tỉ  lệ  mol tương  ứng là 3 : 4 : 5 và 7,36 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp  E cần  vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là  A. 68,84. B. 60,20. C. 68,80. D. 68,40. 3
  4. Câu 74: Cho các phát biểu sau:  (a) Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon bất kì X, nếu thu được số  mol CO2 bằng số  mol H2O thì X là anken. (b) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α­ amino axit được gọi là liên   kết peptit. (c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. (d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol. (e) Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể, ít tan trong nước. Số phát biểu đúng là  A. 1.  B. 2.  C. 3.  D. 4.  Câu 75:  Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K 2O, Ba và BaO (trong đó oxi  chiếm 10% về  khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,336 lít khí H 2.  Trộn 300 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và HNO 3 0,3M, thu được  500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là A. 9,6.  B. 10,8.  C. 12,0.  D. 11,2. Câu 76:  Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2  hidrocacbon mạch hở  cần vừa đủ  1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho m gam X  trên vào dung dịch NaOH dư thấy có 0,08 mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của m là?  A. 14,72. B. 15,02. C. 15,56. D. 15,92.   Câu 77:  Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4  và Fe(NO3)2  tan hết trong 400 ml dung dịch   KHSO4 0,4M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và  0,448 lít NO (sản phẩm khử  duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư  vào Y thì có 8,8 gam   NaOH phản  ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các phản  ứng xảy ra   hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 0,96. B. 1,92. C. 2,24. D. 2,4. Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin đều no đơn chức, mạch hở và hơn  kém nhau 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bằng lượng không khí vừa đủ (O2 chiếm 20%  và N2 chiếm 80% về thể tích) thu được hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ X  qua bình dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 21,3 gam; đồng thời khí thoát ra  khỏi bình có thể tích 48,16 lít. Công thức của amin có khối lượng phân tử lớn là A. C3H9N. B. C4H11N. C. C5H13N. D. C6H15N. Câu 79: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đa chức, no, mạch hở (M X 
  5. Bước 2:  Đun sôi nhẹ  hỗn hợp khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Thỉnh thoảng   thêm vài giọt nước cất. Bước 3:  Để  nguội hỗn hợp, sau đó rót 10 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp,   khuấy nhẹ rồi giữ yên hỗn hợp. Phát biểu nào sau đây đúng? A.  Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để  tránh phân hủy sản  phẩm. B. Sau bước 2, chất lỏng trong bát sứ phân tách thành hai lớp. C. Sau bước 3, bên trên bề mặt chất lỏng có một lớp dày đóng bánh màu trắng. D. NaOH chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­ MA TRẬN ĐỀ Lớp Tên chuyên đề Số câu Số điểm Este – Lipit 5 1,25 Cacbonhiđrat 3 0,75 Amin, amino axit và protein 3 0,75 Polime và vật liệu polime 3 0,75 Đại cương về kim loại 7 1,75 Hóa 12 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 5 1,25 Sắt và một số kim loại quan trọng 3 0,75 Tổng hợp hóa học vô cơ 3 0,75 Tổng hợp hóa học hữu cơ 4 1,0 Hóa học với vấn đề phát triển kin tế, xã hội, môi  1 0,25 trường Sự điện li 0 Cacbon ­ Silic 1 0,25 Hóa 11 Nito – Photpho 1 0,25 Đại cương hóa học hữu cơ 1 0,25 Hiđrocacbon 0 Ancol ­ Phenol 0 Hóa 10 0 BẢNG ĐÁP ÁN 41.A 42.B 43.C 44.D 45.A 46.A 47.D 48.D 49.B 50.A 5
  6. 51.D 52.D 53.D 54.B 55.A 56.D 57.D 58.C 59.B 60.B 61.A 62.A 63.A 64.C 65.B 66.A 67.D 68.B 69.B 70.C 71.D 72.B 73.D 74.A 75.A 76.C 77.C 78.B 79.C 80.C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT  Câu 41: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Hg => chọn A  Câu 42: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 => chọn B Câu 43: CuO +CO Cu + CO2=> chọn C Câu 44: Cho các kim loại: Mg, Al, Cu, Na. Kim loại có tính khử mạnh nhất là Na=> chọn  D Câu 45: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện   phân nóng chảy là Al => chọn A Câu 46: Mg + 2HCl(dd)   MgCl2 + H2=> chọn A Câu 47: Al + ddNH3  không phản ứng => chọn D Câu 48: CO2 là chất khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí (vì MCO2=44 g/mol  > Mkk 29 g/mol) => chọn D Câu 49: Công thức của thạch cao nung là CaSO4.H2O => chọn B Câu 50: Công thức của sắt(II) sunfua là: FeS => chọn A Câu 51: Trong hợp chất K2Cr2O7, crom có số oxi hóa là : +6 => chọn D Câu 52: Khí là tác nhân chủ yếu gây mưa axit: SO2 => chọn D Câu 53: Vì CH3COOCH3 + H2O (xt H2SO4 loãng) tạo CHCOOH và CH3OH => chọn D Câu 54: Công thức hóa học của triolein là: (C17H33COO)3C3H5 => chọn B  Câu 55: Chất monosaccarit là glucozơ => chọn A Câu 56: axit glutamic: HOOC­[CH]2CH(NH2)COOH làm quỳ tím ẩm hóa đỏ=> chọn D Câu   57:  axit   glutamic:   HOOC­[CH]2CH(NH2)COOH   =>   Số   nhóm   amino   và   số   nhóm  cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic lần lượt là: 1 và 2 => chọn D Câu 58: CTPT của polietilen là: (­CH2 – CH2­)n chỉ có C và H => chọn C Câu 59: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm: %P2O5 => chọn  B Câu 60: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố  C=>chọn B Câu 61: Thứ tự phản ứng   Fe + 2FeCl3  3FeCl2 (1) Cu dư + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2 (2) Do (1) xảy ra trước (2)  và chất rắn + ddHCl  H2 nên Fe còn dư, Cu chưa phản ứng, FeCl3  hết. Vì: Fe + 2HCl(dd)   FeCl2 + H2 và Cu + HCl(dd)  không phản ứng => Chọn A Câu 62: Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: poli(vinyl clorua),  poliacrilonitrin, polistiren, cao su buna => Chọn A Câu 63: Ta có: A1   3/2H2  6
  7.               0,1        0,15 mAl = 27.0,1 = 2,7 (g) => Chọn A  Câu 64:  A. 3Mg(dư) +2Fe3+(dd) 3Mg2+ + 2Fe : sai . B. 3Ba +2Fe3+(dd) + 6H2O 3Ba2+ + 2Fe(OH)3+ 3H2 : sai C. Cu +2Fe3+(dd)  Cu2+ + 2Fe2+ : đúng theo quy tắc α D. Ag +Fe3+(dd)  không xảy ra : sai => Chọn C Câu 65: Ta có:  A1  + dd NaOH 3/2H2                0,1        0,15    MgO  + dd NaOH không phản ứng Vậy: mAl = 27.0,1 = 2,7 (g) => mMgO = 10,7 – 2,7 = 8,0 (g) => Chọn B Câu 66: Chất thỏa mãn là etyl fomat vì:  HCOOC2H5 + H2O (xt H2SO4 loãng) tạo HCOOH  (M=46g/mol) và C2H5OH (M=46g/mol) => Chọn A Câu 67:  X có nhiều trong cây mía, củ  cải đường và hoa thốt nốt nên   X là saccarozơ.  Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để  tráng gương, tráng ruột  phích nên Y là glucozơ. => chọn D Câu 68: C6H10O5  C6H12O6 2Ag                 162(g)                        2.108(g)          m(g)                    5,4(g) Vậy: m=5,4.162.100.100:(2.108.80.50) = 10,125(g) => Chọn B Câu 69: CnH2n+3N + HCl  muối                0,1              0,1      CnH2n+3N + HCl 1/2 N2               0,1                      0,05 Vậy: VN2 = 0,05.22,4 = 1,12 (lít) => Chọn B Câu 70: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh: sai vì Amilozơ có cấu trúc mạch không  phân nhánh B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: sai vì Poliacrilonitrin  được điều chế bằng phản ứng trùng hợp C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna: Đúng D. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp: sai vì tơ visco, tơ  xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp => Chọn C Câu 71:  + Thí nghiệm 1:  Vậy 200 ml X chứa  => Chọn D 7
  8. Câu 72: Thực hiện 5 thí nghiệm sau:  (a) Đun sôi nước cứng tạm thời CaCO3 (b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 BaSO4 (c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 NaAlO2, NaCl và NaOH dư đều tan (d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 (tan) (e) Cho hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol lần lượt là 1 :1) vào nước dư  Al2O3(rắn) dư => chọn B Câu 73:  Gọi công thức chung của cả 3 muối là   với Ta có hệ  => Chọn D Câu 74: Cho các phát biểu sau:  (a) Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon bất kì X, nếu thu được số  mol CO2 bằng số  mol H2O thì X là anken: sai vì X có thể là xicloankan (b) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α­ amino axit được gọi là liên   kết peptit: đúng theo khái niệm về peptit  (c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau:  sai  vì CTPT có thể khác nhau (d) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol: sai vì  saccarozơ không tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) (e) Các amino axit là những chất rắn  ở dạng tinh thể, ít tan trong nước:  sai vì amino  axit tương đối dễ tan trong nước => Chọn A Câu 75:  => Chọn A Câu 76:  Với phản ứng đốt cháy ta nhấc nhóm COO: 0,08 mol ra ngoài Ta có:   => Chọn  C Câu 77:  8
  9. Ta có:  Và  Vậy Y chứa  Cho Cu vào Y thì thu được dung dịch chứa:  => Chọn  C  Câu 78:  Đốt: Bảo toàn nguyên tố O có: Thay ngược lại có nCO2 = 0,3 mol và nE = 2x = 0,1 mol → Ctrung bình = 3. → Lại thêm giả thiết 2 amin hơn kém nhau 2C → cặp amin này là C2H7N và C4H9N.  => Chọn  B Câu 79:  Xét quá trình đốt cháy 6,46 gam hỗn hợp E ta có:  + Áp dụng công thức:  Vậy hỗn hợp E gồm các este hai chức được tạo bởi axit cacboxylic no hai chức. Phản ứng thủy phân: E + 2NaOH   R(COONa)2 + 2R’OH Đốt muối thu được là:  Ta có: nancol = 0,08 mol    Vậy X: CH2(COOCH3)2; Y: CH3­OOC­CH2­COO­C2H5 (MY = 146) và Z: CH2(COOC2H5)2  => Chọn C. Câu 80:  Sau bước 3, NaCl làm giảm độ tan muối của axit béo (RCOONa) nên bên trên bề mặt  chất lỏng có một lớp dày đóng bánh màu trắng chính là RCOONa => Chọn C. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1