intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Trường THPT Bến Cát

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Trường THPT Bến Cát là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Trường THPT Bến Cát

  1. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 TRƯỜNG THPT BẾN CÁT Câu 1  (NB)  Phương pháp chung để  điều chế  các kim loại Na, Ca, Al trong công   nghiệp là A. điện phân dung dịch.         B. điện phân nóng chảy.        C. nhiệt luyện.        D. thủy luyện. Câu 2 (NB) Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. nước.       B. rượu etylic.     C. dầu hỏa.     D. phenol lỏng. Câu 3 (NB) Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học  của thạch cao sống là A. CaSO4.0,5H2O.   B. CaSO4.H2O.   C. CaSO4.      D    .  CaSO4.2H2O. Câu 4 (NB) Kim loại nhôm tan được trong dung dịch A. NaCl.           B. H2SO4 đặc, nguội.      C. NaOH. D. HNO3 đặc nguội. Chọn C vì 2Al + 2NaOH + 2H2O   2NaAlO2 + 3H2 Câu 5 (NB) Hidrocacbon nào trong phân tử chỉ chứa 1 liên kết đôi A.  C2H4.    B. C2H6.     C. C2H2.                              D. C4H4. Câu 6 (TH): Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được  V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 5,60. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Mg  + H2SO4   MgSO4 +  H2 0,15                                    0,15 (mol) V=3,36 lít Câu 7 (TH):  Để  phản  ứng  vừa  đủ  với  m  gam  Al  cần  100  ml  dung  dịch  NaOH  1,50M. Giá trị của m là A. 8,10.        B. 4,05.                 C. 5,40.                      D. 2,70. 2Al + 2NaOH + 2H2O   2NaAlO2 + 3H2 0,15        0,15 (mol) m= 27. 0,15= 4,05 gam Câu 8 (VD) Hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và N2, tỉ khối của X so với H 2 là 19. Cho  m gam X phản  ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y chứa NaOH 2M và Na2CO3  1,5M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2, sau khi  kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là 1
  2. A. 15,2.         B. 9,5.                    C. 13,3.                          D. 30,4. Chọn A.  Dung dịch Z.  Dung dịch Z chứa  Bảo toàn điện tích  Bảo toàn  Dễ thấy CO và N2 có cùng phân tử khối (28). Tổng số mol của 2 khí này là x.  gam. Câu 9 (VDC) Hòa tan hoàn toàn 1,74 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg (có tỉ  lệ  mol   tương ứng là 2 : 5) vào dung dịch chứa 0,394 mol HNO 3 thu được dung dịch Y và V  ml (đktc) khí N2 duy nhất. Để thu được kết tủa đạt cực đại từ các chất trong Y thì  cần 2,88 lít dung dịch NH3 0,125M. Giá trị của V là A. 268,8.         B. 358,4.              C. 352,8.                         D. 112,0.  và  Bảo toàn electron   phản ứng   dư   lít = 268,8 ml Câu 10 (TH) Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân MgCl2 nóng chảy. (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3. (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng. (g) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư.  Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. 2
  3.  (a)  (b)  (c)  (d)  (e)  Câu 11 (VD) Có 4 mệnh đề sau (1) Hỗn hợp Na2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư (2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư (3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư (4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư Số mệnh đề đúng là A. 4.        B. 3        C. 1        D. 2  (1) Đúng 1                        2 (mol) 2              1             (mol) (2) Đúng 1      1                          (mol) (3) Đúng 1                2/3 (mol) Cu tan hết (4) Sai, CuS không tan. Câu 12 (NB) Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Poli(vinyl clorua). B. Tơ nitron.         C. Tơ tằm.        D. Tơ nilon ­6,6. Câu 13 (TH) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit? A. Tơ axetat.        B. Tơ nitron.              C. Tơ nilon­6,6.           D. Tơ visco. Chọn C vì có liên kết ­CO­NH­ Câu 14 (NB) Công thức cấu tạo của tristearin là A. (C17H31COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5. 3
  4. Câu 15 (TH) Thủy phân este có công thức CH3COOCH3 trong dung dịch NaOH đun  nóng, sản phẩm thu được gồm A. CH3COONa và CH3ONa. B. CH3COONa và CH3OH. C. CH3COOH và CH3OH.                             D. CH3COOH và CH3ONa.  Câu 16 (VD) Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 ­ 2,5 ml dung   dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ  và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh  thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Sau 8 ­ 10 phút, rót thêm vào hỗi hợp 4 ­ 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng,  khuấy nhẹ. Phát biểu nào sau đây sai? A.  Ở  bước 2, xảy ra phản  ứng thủy phân chất béo, tạo thành glixerol và   muối natri của axit béo. B. Sau bước 3, glixerol sẽ tách lớp nổi lên trên. C. Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp  này là muối của axit béo hay còn gọi là xà phòng. D. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của   axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa. Câu 17 (VD) Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch  hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được  phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và  152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong  CCl4, số mol Br2 phản ứng là A. 0,18  B .  0,21 C. 0,24                  D. 0,27   nglyxeron = nx= nglyxeron = x      nKOH =3nx        nKOH = 3x         mKOH =168x          mddKOH =168x/28.100= 600x        mH2O = 600x­168x=432x Theo đề: mH2O + m glyxeron = 26,2       x=0,05 mol                   432        92 Ta có:  Phương trình đốt cháy muối:  Theo đề: Dùng CT liên hệ:        nCO2­ nH2O = ( k­ 1) ny      k=8/15     2,485      2,405                      0,15 Y có số liên kết  trong ­C­C­ của X=3.số liên kết  trong ­C­C­ của Y 4
  5. Ta có: lk trong ­C­ C­ = nBr2 /nx      nBr2= 0,21                              21/15                0,15 Câu  18  (VDC)  Este X hai chức mạch hở  tạo từ  ancol Y no, hai ch ức và hai axit  cacboxylic đơn chức trong đó có một axit no và một axit không no chứa một liên kết  C=C. Trong phân tử X, cacbon chiếm 50% theo khối lượng. Thủy phân hoàn toàn X  trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,3 gam ancol và m gam muối. Giá trị  của m là A. 21,6. B. 32,4. C. 24,3. D. 16,2. Câu 19 (VDC) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm triglixerit và hai axit panmitic,  axit stearic (tỉ lệ mol 2: 3), thu được 11,92 mol CO 2 và 11,6 mol H2O. Mặt khác xà  phòng hóa hoàn toàn X thu được hỗn hợp hai muối natri panmitat và natri stearat.   Đốt cháy hoàn toàn muối thu được CO2, H2O và 36,04 gam Na2CO3. Khối lượng  chất béo trong hỗn hợp X là A. 116,76 gam.    B. 141,78 gam. C. 125,10 gam.             D. 133,44 gam. Câu 20 (NB) Axit glutamic có tổng số nhóm chức – NH2 và – COOH là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 21 (NB) Chất hữu cơ nào sau đây làm quỳ tím (ẩm) hóa xanh? A. natri hiđroxit B. anilin C. trimetyl amin D. alanin Câu 22 (TH) Cho 0,2 mol axit aminoaxetic tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M,  sau phản ứng thu được dung dịch X, cô cạn X thu được chất rắn chứa m gam muối   khan. Giá trị m là A. 19,4 B. 22,6 C. 28,2 D. 31,8 Câu 23 (VDC) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm ancol no đơn chức mạch hở  X  và amin Y (mạch hở, hai chức) cần vừa đủ  20,16 lít O2 thu được N2, CO2  và 17,28  gam H2O. Biết nếu đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y trong bình kín chứa 15,68 lít O 2  (dư), sau phản ứng trong bình thu được 1,15 mol khí và hơi. Các thể tích khí đều đo  ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 22,9%. B. 24,5%. C. 26,2%. D. 27,8%. 5
  6. Câu 24 (TH) Cho mô hình thí nghiệm sau: Mô hình thí nghiệm trên ứng với phương pháp tách chất nào sau đây? A. phương pháp chưng cất áp suất cao.  B. phản ứng chiết lỏng. C. phương pháp chưng cất áp suất thường. D. phản ứng kết tinh. Câu 25 (VD) Cho các phat biêu sau: ́ ̉ (a) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào cốc dựng bông nõn thấy có màu xanh tím. (b) Saccarozơ là nguyên liệu để thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong  kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích. (c) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các  protein của cơ thể sống. (d) Các hợp chất hữu cơ cao phân tử, có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài  triệu là protein. (e) Poli propilen trong suốt, ánh sáng có thể xuyên qua khoảng 90%, được sử  dụng làm thuỷ tinh hữu cơ. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 3 C. 2 D. 4. Câu 26 (VDC) Đun nóng 28,9 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C3H6, CxHy (mạch  hở) và H2 (trong bình kín không chứa oxi, xúc tác Ni, giả  sử  chỉ xảy ra phản  ứng   cộng H2), kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với X là  . Biết   Y phản  ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 1,9  mol hỗn hợp X cần vừa đủ 6,45 mol O2, thu được H2O và 4 mol CO2. Giá trị của a  A. 0,15. B. 0,20.  C. 0,25. D. 0,35.  6
  7. Câu 27( NB) Kim loại nào sau đây dẻo nhất? A. Au. B. Ag. C. Cu. D. W. Câu 28 ( NB) Kim loại nào tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo thành Cu A.Na B.Ba C.Zn D.Ag Câu 29 ( NB) Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A.  B. . C. . D. . Câu 30( NB) Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương   pháp điện dung dịch muối? A. Na. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 31 ( NB) Tính chất hóa học chung của kim loại là: A. Tính khử B.Tính bị khử   C.Tính oxi hoá  D.Tính bazơ Câu 32( NB) Ở nhiệt độ cao ,Khí CO khử được oxit kim loại nào sau đây A. MgO. B.Al2O3 . C. CuO. D. Na2O. Câu 33 ( NB) Độ  dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ  phần trăm về  khối lượng của  A. P2O5. B. P. C. K2O. D. N Câu 34 (TH) Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần  số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là  A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin. Câu 35 (NB)  Chất nào sau đây là polisaccarit? A. Glucozơ.        B. Saccarozo.        C.Fructozo.              D. Xenlulozơ. Câu 36 (NB) Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu  được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu  cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là: A. Glucozơ, fructozơ.                      B. Fructozơ, sobitol.   C. Glucozơ, sacarozơ.                      D. Glucozơ, etanol 7
  8. Câu 37 (TH)  Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất  90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là A. 17,1.                          B. 18,5.                          C. 20,5.                          D. 22,8 Giải: C12H22O11      C6H12O6 0,06  ←            0,06  mol m C12H22O11  =0,06. 342.100/90=  22,8  Câu 38(NB)  Trong hợp chất Cr2O3, crom có số oxi hóa là A. +2. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 39 (NB) Công thức của sắt(III) sunfat là A. FeS. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3 . D. FeS2 . Câu 40 (VD): Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320  ml dung dịch KHSO4  1M. Sau phản  ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam   muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ,  ở đktc). Y phản  ứng vừa đủ  với 0,44 mol NaOH. Biết các phản  ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm  khối lượng của Fe (NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?  A. 63.  B. 18.  C. 73.             D. 20 Bảo toàn  H —> nH2O = 0,16 Bảo toàn khối lượng —> m = 19,6 gam Đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 —> 56a + 232b + 180c = 19,6 (1) nH+ = 4nNO + 2nO trong oxit nên: 0,04.4 + 2.4b = 0,32 (2) Bảo toàn N —> nNO3­ = 2c – 0,04 Bảo toàn điện tích cho dung dịch cuối cùng (Na+, K+, NO3­, SO42­): 0,44 + 0,32 = 2c – 0,04 + 2.0,32 (3) Giải hệ (1)(2)(3): a = 0,01 b = 0,02 c = 0,08 —> %Fe(NO3)2 = 73,47% 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2