Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Dĩ An
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Dĩ An để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Dĩ An
- SỞ GDĐT BÌNH DƯƠNG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 TRƯỜNG THPT DĨ AN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ THAM KHẢO Môn thi thành phần: LI (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 2. Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học kĩ thuật nào dưới đây? A. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Đưa con người thám hiểm Mặt Trăng. Câu 3. Một số nước ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập vào thời điểm năm 1945 là A. Inđônêxia, Xingapo và Malaixia. B. Inđônêxia, Việt Nam và Lào. C. Việt Nam, Philippin và Miến Điện. D. Việt Nam, Lào và Campuchia. Câu 4. Phong trào đấu tranh được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cách mạng Mêhicô. B. cách mạng Cuba. B. cách mạng Côlômbia. D. cách mạng Vênêxuêla. Câu 5: Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược "Cam kết và mở rộng" do Tổng thống Mĩ Bill Clintơnđề ra là A. ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển nền kinh tế Mĩ. B. hợp tác về kĩ thuật với các nước đồng minh để phát triển kinh tế. C. trợ giúp cho nền kinh tế các nước tư bản đồng minh phát triển. D. khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. Câu 6. Nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Biết thâm nhập thị trường thế giới. B. Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. C. Tác dụng của những cải cách dân chủ. D. Con người được coi là vốn quý nhất. Câu 7. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ chiến tranh lạnh bao trùm thế giới? A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947) B. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV được thành lập (1949) C. Sự ra đời của NATO (1949) và tổ chức Hiệp ước Vacsava (1955) D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (1967) Câu 8. Nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là A. Trung Quốc B. Mỹ C. Liên Xô. D. Anh.
- Câu 9. Sự kiêṇ nao đanh dâu giai câp công nhân Vi ̀ ́ ́ ́ ệt Nam bươc đâu đi vao đâu ́ ̀ ̀ ́ tranh tự giac? ́ A. Công hôi (bi mât) Sai Gon Ch ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ợ Lơn do Tôn Đ ́ ức Thăng đ ́ ứng đâu. ̀ B. Bai công cua th ̃ ̉ ợ nhuôm ̣ ở Chợ Lơń C. Bai công cua công nhân ̃ ̉ ở Nam Đinh, Ha Nôi, Hai Phong ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ D. Bai công cua th ̃ ̉ ợ may x ́ ưởng Ba Son ở Cang Sai Gon. ̉ ̀ ̀ Câu 10. Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản Đảng? A. Nhân đạo. B. Thanh niên. C. Búa liềm. D. Người cùng khổ. Câu 11. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) xác định, đó là A. đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc. B. đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. C. chống phát xít, chống chiến tranh, chống chế độ phong kiến lỗi thời. D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. Câu 12. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Thái Nguyên, Hà Nội, Huế, Sài Gòn. C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế. D. Cao Bằng, Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tĩnh. Câu 13. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ở Việt Nam kẻ thù nào là nguy hiểm nhất? A. Trung Hoa Dân Quốc. B. Phát xít Nhật. C. Thực dân Anh. D. Thực dân Pháp. Câu 14. Tháng 3 – 1951, Mặt trận Việt Minh và hội Liên Việt hợp nhất thành mặt trận A. Việt Minh B. Dân tộc thống nhất C. Liên Việt D. Tổ quốc Việt Nam Câu 15. Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954 là tập trung tiến công A. đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động chiến lược của Pháp. B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. C. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch Nava. D. trên toàn bộ chiến trường ba nước Đông Dương. Câu 16. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 là A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. B. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, đi lên xây dựng CNXH. C. Pháp rút quân ra khỏi miền Bắc và miền Nam Việt Nam. D. Pháp không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử ở hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Câu 17. Chiến thắng nào mở ra khả năng quân và dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Vạn Tường. C. Chiến thắng Bình Gĩa. D. Chiến thắng Đồng Xoài. Câu 18. Đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào trong những năm 1969 1973? A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- B. Chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” . C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Câu 19. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, để bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng xâm lược nào? A. Quân xâm lược Mĩ, Pôn Pốt. B. Tập đoàn Pôn Pốt, quân xâm lược Trung Quốc. C. Quân xâm lược Pháp, Trung Quốc. D. Quân xâm lược Nhật, Trung Quốc. Câu 20. Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Bãi Sậy C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh Câu 21. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó? A. Do giai cấp tư sản mới ra đời lãnh đạo. B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang. C. Đoàn kết nhân dân trong một mặt trận. D. Gắn cứu nước với canh tân đất nước. Câu 22: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh A. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn. B. một số tổ chức hợp tác mang tính khu vực đã ra đời. C. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 23. Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN. B. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu. C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc. D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á. Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Đại địa chủ và tư sản mại bản. B. Trung và tiểu địa chủ. C. Trung địa chủ và tư sản mại bản. D. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản. Câu 25. Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế. C. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản. D. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Câu 26. Những khẩu hiệu đấu tranh nào dưới đây đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 19301931 ở Việt Nam? A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!” và “Ruộng đất về tay dân cày!”. B. “Việt Nam độc lập!” và “Chủ nghĩa xã hội!”. C. “Đả đảo chủ nghĩa phát xít!” và “Nhà máy về tay thợ thuyền!”.
- D. “Đả đảo bù nhìn!” và “Việt Nam độc lập!”. Câu 27: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6 3 1946) nhằm A. buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. B. tạo điều kiện để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. C. tránh việc cùng lúc phải chống lại nhiều thế lực ngoại xâm. D. buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia dân chủ. Câu 28. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta là A. làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. B. đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”. C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”. D. tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”. Câu 29: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kỳ 19191930? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Quốc tế Cộng sản được thành lập. C. Liên minh Châu Âu được thành lập. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 30: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây? A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng. B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản. C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân. D. Nổ ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị. Câu 31. Hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam? A. Chỉ phát động quần chúng đấu tranh khi có lực lượng vũ trang lớn mạnh. B. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để phát động đấu tranh. C. Không sử dụng phương thức bạo động để chống lại kẻ thù lớn mạnh. D. Phân tích thực tiễn của đất nước để xác định nhiệm vụ đấu tranh phù hợp. Câu 32. Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (18971914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là A. Pháp đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh. B. nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước. C. ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất. D. lĩnh vực khai thác mỏ được đầu tư nhiều nhất. Câu 33. Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 19301931 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh bùng nổ so với phong trào dân chủ 19361939? A. Chính quyền thực dân tăng cường khủng bố. B. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ. C. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển. D. Quần chúng nhân dân hăng hái tham gia đấu tranh. Câu 34. Trong giai đoạn 19391945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (101930) qua chủ trương
- A. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng. B. thành lập chính phủ công nông binh. C. tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc. D. xác định động lực cách mạng là công nông. Câu 35. Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6 3 1946) có tác dụng như thế nào? A. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp. B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam chuẩn bị kháng chiến lâu dài. C. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại. D. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp. Câu 36. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều A. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến. B. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương. C. là những trận quyết chiến chiến lược. D. có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng. Câu 37: Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam? A. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền Cộng sản. B. Gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt. C. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới. D. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 38. Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc. B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình. C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình. D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét. Câu 39. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. B. án ngữ Hành lang Đông Tây của thực dân Pháp. C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. Câu 40. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là gì? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. C. Kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. D. Kết hợp cuộc đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. Đáp án và lời giải chi tiết 1A 2C 3B 4B 5D 6D 7C 8B 9D 10C 11D 12A 13D 14C 15B 16A 17A 18C 19B 20C 21D 22B 23A 24A 25D 26A 27C 28C 29B 30A 31D 32A 33A 34C 35B 36C 37B 38C 39C 40C
- Câu 1. Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 7. Cách giải: Các đáp án, B,C. D là nguyên tác hoạt động của LHQ C. Duy trì hoà bình an ninh thế giới là mục đích thành lập của LHQ Chọn đáp án: A Câu 2. Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 11. Cách giải: Đáp án A năm 1961, đáp án B năm 1957, đáp án D là thành tựu của Mĩ. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. Chọn đáp án: B Câu 3. Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 25. Cách giải: Chớp thời cơ quân Nhật đầu hàng quân đồng minh, các nước Việt Nam, Indonexia, Lào gianhf độc lập. Chọn đáp án: B Câu 4. sgk Lịch sử 12, trang 39 Phương pháp: Cách giải: Vì cách mạng Cuba là cuộc cách mạng tiêu biểu nhất trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ latinh Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 45. Cách giải: Một trong những Mục tiêu cơ bản của chiến lược cam kết và mở rộng là tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. Chọn đáp án: D Câu 6. Phưng pháp: Sgk trang 55 Cách giải: vì con người là chủ thể của mọi phát minh, sáng tạo. Chọn đáp án: D Câu 7. Phưng pháp: Sgk trang 59 Cách giải: Sự ra đời của 2 khối quân sự lớn nhất đại diện cho hai hệ thống đối lập lôi kéo thêm nhiều nước thành viên đã đánh dấu sự xác lập trật tự 2 cực 2 phe, CT lạnh bao trùm thế giới Chọn đáp án: C Câu 8. Phương pháp: Sgk Lịch sử lớp 12, trang 43. Cách giải: Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng KHKT). Chọn đáp án: B Câu 9. Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 81. Cách giải: vì các phong trào đấu tranh trước đó của công nhân chỉ vì mục tiêu kinh tế trước mắt, baic công của công nhân Ba Son đoàn kết quốc tế vô. Sản, có mục tiêu chính trị. Chọn đáp án: D
- Câu 10. Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 87. Cách giải: Ngày 17/6/1929 Đông Dượng cộng sản Đảng được thành lập, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Chọn đáp án: C Câu 11. Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 100. Cách giải: Hội nghị xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt. là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiên tranh… Chọn đáp án: D Câu 12. Phương pháp: sgk 12 trang 116 Cách giải:ngày 18/8/1945, nhân dan các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam giành được chính quyền. Đáp án A: . Câu 13: Phương pháp: phân tích. Cách giải: Trong tình cảnh hiểm nghèo thù trong và giặc ngoài, chỉ có thực dân Pháp là có dã tâm tâm xâm lược nước ta 1 lần nữa, và theo qui đinh của Hội nghị Potxdam. Chọn đáp án: D Câu 14 Phương pháp: sgk 12 trang 141 Cách giải: tháng 3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là mặt trận Liên Việt. Đáp án: C Câu 15 Phương pháp: sgk 12 trang 147 Cách giải: Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 19531953 là tập trung binh lực mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu…. Đáp án: B Câu 16: Phương pháp: phân tích. Cách giải: do âm mưu của đế quốc Mĩ biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự nên dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Cách mạng 2 miền có 2 nhiệm vụ khác nhau. Chọn đáp án: A Câu 17: Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 170. Cách giải: Phân tích sau chiến thăng Ấp Bắc nhân dân miền Nam vững tin có thể đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mĩ. Vì cuộc hành quân càn quyét của Mĩ _nguỵ vào Ấp Bắc rất lớn có sự yểm trợ của pháo binh, xe tăng, xe bọc thép,… Chọn đáp án: A Câu 18. Phương pháp: SGK Lịch sử 12 trang 180 Cách giải: sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược Việt Nam hoá và Đông Dương hoá chiến tranh( 19691973)
- Chọn đáp án: C Câu 19: Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 206. Cách giải: Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, để bảo vệ Tổ quốc , Việt Nam phải chống quân xâm lược trung Quốc ở biên giói phía Bắc và quân Pôn pốt ở biên giới phía tây Nam. Chọn đáp án: B Câu 20: Phương pháp: sgk Lịch sử 11, trang 133. Cách giải: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tồn tại trong thời gian 10, trên 1 địa bàn rộng lớn gồm cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, gây cho Pháp nhiều khó khăn…. Chọn đáp án: C Câu 21: Phương pháp: phân tích. Giải chi tiết: Phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX không đơn thuẫn là chỉ chống Pháp bằng bạo động vũ trang mà còn đẩy mạnh cải cách, canh tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh, thực hiện những cải cách về kinh tế xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền, gắn liền giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Hay phong trào Đông kinh nghĩa thục – mở trường học và đưa vào nội dung học tập mới, trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Duy tân đất nước mới khiến thực lực đất nước mạng hơn, tạo điều kiện quan trọng chống lại kẻ thù. Chọn đáp án: D Câu 22: Phương pháp: (Sgk trang 31) ASEAN được thành lập trong bối cảnh những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu. => Cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. Câu 23: Phương pháp: (Sgk trang 56) Giải chi tiết: Trong hai giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952 và 1952 – 1973) chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều tập trung trong mối quan hệ với Mĩ (Biểu hiện cụ thể với Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật) và các nước Tây Âu. Từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách “hướng về châu Á” với học thuyết Phucưđa (1977), tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đây chính là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991 so với hai giai đoạn trước. Câu 24: Phương pháp: (Sgk trang 78)
- Cách giải: Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất tồn tại hai mâu thuãn cơ bản: Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thưc dân Pháp Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. ð Nhiệm vu của cách mạng Việt Nam là giải quyết hai mẫu thuẫn này. => thực dân Pháp và địa chủ là đối tương của cách mạng. Tuy nhiên, sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất địa chủ phân hóa thành hai bộ phận: đai địa chủ câu kết với Pháp, trung và tiêu địa chủ tham gia phong trào dân tôc dân chủ chống Pháp cho nên chỉ đại địa chủ mới là đối tượng của cách mạng. Tầng lớp tư sản cũng ra đời ở giai đoạn này và phân hóa thành hai bô phận: tự sản mại bản có quyền lợi gắn bó với Pháp và câu kết chặt chẽ với chúng nên trở thành đối tượng của cách mạng. Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Tóm lại: thực dân Pháp, đại địa chủ và tư sản mại bản là đối tượng của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thê giới thứ nhất. Chọn đáp án: A Câu 25: Phương pháp: phân tích Giải chi tiết: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “muốn giải phóng các dân tộc thuộc địa chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Câu 26: Phương pháp: (Sgk trang 92) Giải chi tiết: Phong trào 1930 1931 phát triển nhất vào tháng 91930 tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong đó, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 129 1930. Khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”.., Câu 27: Phương pháp: (Sgk trang 128) Giải chi tiết: Hiệp định Sơ bộ (6 3 1946) đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian để củng cố chính quyền cách mạng, củng cố lực lượng. Câu 31: Phương pháp: phân tích Giải chi tiết: Xuất phát từ hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: Phan Bội Châu: Cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc => Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ bản chất của kẻ thù. Phan Châu Trinh: Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chống Pháp bằng cách hô hào Duy tân cải cách, xu hướng bắt tay với Pháp. => Như vậy, xuất phát từ những hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX đã đề ra bài học cần phân tích thực tiễn đất nước để đề ra phương thức đấu tranh sao cho phù hợp.
- Câu 32: Phương pháp: phân tích chi tiết: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào tất cả các ngành kinh tế. Đây cũng chính là điểm mới, đặc điểm lớn nhất của cuộc khai thác này so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 1914). Câu 33: Phương pháp: phân tích Giải chi tiết: Về bối cảnh bùng nổ: Phong trào 1930 1931: Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề nhằm bù đắp thiệt hại của khủng hoảng kinh tế 1929 1933. Đồng thời, khủng bố dã man những người yêu nước sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930). Phong trào 1936 1939: Tháng 61936, chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, thực hiện một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa (nới lỏng chính sách cai trị). Chọn: A Câu 34: Phương pháp: phân tích *Trong giai đoạn 1939 1945, đảng đã khắc phục được hai 2 hạn chế này thông qua quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng ở hai hội nghị tháng 111939 và hội nghị tháng 51941. Đặc biệt, hội nghị tháng 51941 đã khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị trước đó bằng việc xác định: Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Thành lập mặt trận của riêng Việt Nam là Mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các giai cấp tầng lớp Việt Nam chống đế quốc, phát xít Pháp Nhật. => Như vậy, trong giai đoạn 19391945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (101930) qua chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Chọn: C Câu 35: Phương pháp: phân tích Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại, có tác dụng: Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Câu 36: Phương pháp: phân tích Những điểm giống nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) bao gồm: + Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược. Chiến dịch Điện Biên Phủ chiến dịch tiến công quy mô lớn nhất đến thời điểm lúc bấy giờ. Với chiến dịch này, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân đội Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, mà các tướng lĩnh Pháp, Mỹ cho rằng, đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với các thắng lợi trên khắp các chiến trường cả nước và
- toàn Đông Dương trong giai đoạn Đông Xuân 1953 1954 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch tiến công lớn nhất, trận quyết chiến chiến lược vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đại thắng lợi, đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. + Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (Chiến dịch Điện Biên Phủ) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (Chiến dịch Hồ Chí Minh). + Cả hai chiến dịch dều do ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc. Chọn đáp án: C Câu 37: Phương pháp: phân tích giai đoạn 1924 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam. Cụ thể, ngay từ năm cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Người mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng và phần lớn số học viên được đào tạo sau đó đã trở về nước “truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân” Gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt.. Chọn đáp án:B Câu 38: Phương pháp: phân tích Giải chi tiết: Đáp án A: tính chất dân tộc của cách mạng tháng Tám thể hiện ở việc giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của Pháp, lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời. Đáp án B: cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng bạo lực, đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Đáp án C: cách mạng tháng Tám không mang tính chất dân chủ điển hình bởi nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giải phóng dân tộc. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ cũng thể hiện tính dân tộc những nhiệm vụ dân chủ không phải là vấn đề hàng đầu cần phải giải quyết. Đáp án D: tính nhân dân của cách mạng tháng Tám thể hiên ở việc đoàn kết toàn dân cũng đấu tranh chống Pháp trog một mặt trận đấu tranh chung (Mặt trận Việt Minh), mục tiêu của cách mạng tháng Tám đã dược đề ra từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản”. Chọn đáp án: c Câu 39: Phương pháp: phân tích Giải chi tiết: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. Chọn: D Câu 40: Phương pháp: phân tích Giải chi tiết:
- Để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Đảng ta đã kiên định và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực, với hai lực lượng cơ bản: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (LLVT); kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng. Trong đó, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến côngđạt tới đỉnh cao, đánh bại và làm tan rã toàn bộ lực lượng địch, kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn, có lợi nhất. Sự kết hợp giữa tiến công quân sự của bộ đội chủ lực và nổi dậy của quần chúng được thực hiện hết sức chặt chẽ, hiệu quả trong suốt cuộc Tổng tiến công chiến lược. Những đòn tiến công quân sự của bộ đội chủ lực, bằng những trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đánh thẳng vào các thành thị, trung tâm đầu não, căn cứ quân sự của địch; tiêu diệt, làm tan rã lực lượng lớn và gây cho chúng hoang mang tột độ đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy lực lượng chính trị của quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch ở địa phương, cơ sở để giành quyền làm chủ. Sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng nhân dân trên nhiều địa bàn từ nông thôn đến thành thị, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt đã tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực cả về thế, lực để nhanh chóng đập tan sự kháng cự của địch, tập trung lực lượng vào những mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng tiến công. Chọn đáp án: C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 76 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 53 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 89 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 71 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn