intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: QTDNVVN-LT50

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: QTDNVVN-LT50. Đề thi bám sát chương trình đào tạo của nghề sẽ giúp sinh viên ôn thi hiệu quả, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề trên. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: QTDNVVN-LT50

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - LT 50 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Anh / chị hãy trình bày đặc điểm, điều kiện áp dụng và biện pháp thực hiện của chiến lược hội nhập dọc ngược chiều? Câu 2: ( 2 điểm) Anh/ chị hãy trình bày sự cần thiết phải đổi mới công nghệ đối với tổ chức, doanh nghiệp ? Câu 3 : ( 3 điểm ) Ngay từ những ngày đầu năm ngoái, Phong Phú đã tổ chức bằng nhiều hình thức thích hợp để huy động đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cấp thiết bị cũ, chế tạo thiết bị mới, ứng dụng cộng nghệ mới vào sản xuất…Với kết quả này, trong năm 2006 đã có 30 sáng kiến và cải tiến kỹ thuật được công nhận, làm lợi gần 4 tỉ đồng. Việc tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu, điện, nước, giảm hao phí trong sản xuất là một trong những công tác được ban lãnh đạo toàn thể công ty đặc biệt quan tâm và quản lý một cách chặt chẽ nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đã làm lợi gần 3 tỉ đồng. Trong năm qua, tổng công ty Phong Phú tiếp tục đa dạng hoá các mặt hàng, nhưng ưu tiên phát triển các sản phẩm chính có giá trị cao và có khách hàng ổn định lâu dài. Đặc biệt, Phong Phú mở rộng thị trường xuất khẩu bằng uy tín thương hiệu trong phục vụ khách hàng như đảm bảo đúng tiến độ giao hàng, chất lượng sản phẩm cao, giá cả cạnh tranh, đồng thời sẵn sàng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có nhiều mẫu mã đa dạng và phức tạp.
  2. Do nhanh nhạy trong công tác tiếp thị, ngoài việc sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu, Phong Phú cũng tập trung cho thị trường nội địa. Thị trường trong nước đang bị cạnh tranh rất quyết liệt từ các sản phẩm giá rẻ của các doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc, nhưng Phong Phú cạnh tranh bằng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lý. Rất mừng, người tiêu dùng trong nước chấp nhận sản phẩm của công ty, vì vậy riêng doanh số tiêu thụ của Phong Phú tại thị trường nội địa đạt gần 1.370 tỉ đồng. Việc Việt Nam đạt được thoả thuận với Mỹ về xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, trong khi Trung Quốc bị tái áp đặt hạn ngạch, là cơ hội cho ngành dệt may đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh với hàng dệt may của các nước trong khu vực ngay tại thị trường nội địa khi thuế nhập khẩu sẽ cắt giảm theo những cam kết hội nhập. Trong khi đó, chất lượng lao động còn thấp và tình trạng biến động lao động ở các doanh nghiệp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. Để khắc phục những vấn đề trên, công ty Phong Phú xác định việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nội dung quyết định trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Phong Phú đã tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho CBCNV như đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất cho tổ trưởng sản xuất, trưởng ca, trưởng vùng…;đào tạo thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho một số nhân viên của văn phòng tổng công ty, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, tổ dự án…; đào tạo các chuyên đề về luật đầu tư, luật thương mại, luật doanh nghiệp, các quy định về chống bán phá giá, cổ phần hoá, thị trường chứng khoán…Ngoài ra, Phong Phú còn tạo ra nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực như khuyến khích bằng các chính sách lương thưởng và bổ nhiệm các nhân viên có năng lực và các vị trí chủ chốt. Cùng với quá trình tiếp tục đổi mới nâng cao nội lực cạnh tranh đòi hỏi phải có mô hình quản lý mới năng động và tích cực, Bộ Công nghiệp đã chính thức quyết định chuyển công ty dệt Phong Phú thành Tổng công ty Phong Phú, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; kinh doanh đa ngành hàng…Đây có thể xem là một bàn đạp để Phong Phú có thể phát huy toàn bộ nội lực phát triển nhanh theo tầm cao mới. CÂU HỎI: 1. Các nhà quản trị cấp cao của Tổng công ty Phong Phú đã thực hiện chức năng quản trị nào để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới hiện nay?
  3. 2. Tổng công ty Phong Phú dự định áp dụng các hình thức nào để động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Có cần bổ sung thêm các hình thức nào nữa trong điều kiện hiện nay không? Câu 4 : ( 3 điểm ) Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn. ……….,ngày…….tháng……năm …… DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0