intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LUYỆN THI CĐ, ĐH MÔN HÓA HỌC ĐỀ Số 3

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

87
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề thi trắc nghiệm luyện thi cđ, đh môn hóa học đề số 3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LUYỆN THI CĐ, ĐH MÔN HÓA HỌC ĐỀ Số 3

  1. ĐỀ Số 3 Câu 1: Điều nào là không đúng: A.nguyên tử kim loại có ít electron ở lớp ngoài cùng B.các phân tử nhóm phụ của bảng hệ thống tuần hoàn chỉ gồm các kim loại C.kim loại chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học D.kim loại càng mạnh thì độ âm điện càng cao Câu 2: Điều nào là đúng: A.những kim loại đầu dãy hoạt động hóa học dễ bị ăn mòn ,dễ điều chế B.những kim loại đầu dãy hoạt động hóa học dễ bị ăn mòn,khó điều chế C.những kim loại cuối dãy hoạt động hóa học khó bị ăn mòn,khó điều chế D.những kim loại cuối dãy hoạt động hóa học khó bị ăn mòn,khó điều chế Câu 3: Cho bột Mg vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và FeSO4.Phản ứng xong thu được chất rắn gồm 2 kim loại và dung dịch chứa 2 muối thì điều nào sau đây đúng:
  2. A.2kim loại là Cu và Fe,2 muối là MgSO4 và FeSO4 B.2 kim loại là Cu và Mg,2 muối là MgSO4 và FeSO4 C.2 kim loại là Cu va Fe,2 muối la MgSO4 và CuSO4 D.2 kim loại là Fe và Mg,2 muối là MgSO4 và FeSO4 Câu 4: Cho 1 miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng.Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi thêm vào cốc dung dịch nào trong các dung dịch sau: A.MgSO4 B.Na2SO4 C.HgSO4 D.Al2(SO4)3 Câu 5: Có 4 miếng Fe sau để trong không khí thì miếng nào sẽ bị ít ăn mòn nhất: A.miếng Fe nguyên chất B.hợp kim của Fe với Cr hoặc Ni C.mạ lớp Ni trên Fe D.tráng lớp mỏng Sn bao phủ lên sắt(sắt tây) Câu 6: Để nhận biết các khí NH3,CO2,Cl2,HCl có thể dùng: A.dung dịch phenol B.dung dịch HCl C.phênolphtalin D.giấy quì tím ướt Câu 7: khi nào trong các khí sau vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử:
  3. A.CO2 B.SO2 C.NH3 D.H2S Câu 8: Điều nào là không đúng khi nói về điện phân dung dịch CuSO4: A.thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần B.có kim loại màu đỏ bám vào catốt C.có khí bay ra ở anôt D.pH của dung dịch tăng lên Câu 9: Điều nào là sai: Trong dãy kim loại kiềm theo trật tự: Li,Na,K,Rb,Cs, thì: A.khối lượng nguyên tử tăng dần B.điện tích hạt nhân tăng dần C.bán kính nguyên tử tăng dần D.độ âm điện tăng dần Câu 10: Chất X có đặc điểm sau: - Dung dịch của X trong nước làm xanh quì tím - ở thể rắn, X có thể bị nhiệt phân - X không phản ứng với dung dịch BaCl2 – X là: A.NaHCO3 B.Na2CO3 C.K2CO3 D.(NH4)2CO3 Câu 11: Trong các phản ứng sau,phản ứng nào là phản ứng thủy phân:
  4. A. Ca + 2H2O = Ca(OH)2 + H2 B. CaO + H2O = Ca(OH)2 C. CaC2 + 2H2O = Ca(OH)2 + C2H D. CaCO3 + H2O + CO2 = Ca(HCO3)2 Câu 12: Khi cho 0,02 hoặc 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thì lượng kết tủa thu được đều như nhau.Số mol Ba(OH)2 có trong dung dịch là: A. 0,01 B. 0,02 C. 0,03 D. 0,04 Câu 13: Có cân bằng: Al(OH)3 + OH- AlO2- + 2H2O.Trong   công nghiệp để thu được kết tủa Al(OH)3 người ta chọn cách nào: A.thêm dung dịch NaOH vào B.pha loãng hỗn hợp bằng nước C. thêm chất xúc tác D.Tăng áp suất Câu 14: Nhúng thanh kim loại R chưa biết hóa trị vào 100ml dung dịch CuSO4 0,3M.Kết thúc phản ứng nhấc thanh R ra thấy khối lượng tăng 1,38g>R là: A.Al B.Fe C.Mg D.Zn Câu 15: Trong 4 loại quặng sắt đã học thì quặng nào sau đây chứa %Fe nhiều nhất:
  5. A.hêmatit B.manhêtit C.pirit D.xiđêrit Câu 16: ôxy hóa một lượng Fe thành hỗn hợp X gồm: FeO.Fe3O4,Fe2O3 cần a mol O2.Khử hoàn toàn hỗn hợp X thành Fe cần b mol Al.Tỷ số a/b là: A.0,75 B.1 C.1,25 D.1,5 Câu 17: Cho a mol Fe vào 3a mol dung dịch chứa 3a mol HNO3 thu được dung dịch A và có khí No bay ra.Dung dịch A có chứa: A.Fe(NO3)3 B.Fe(NO3)2 C.Fe(NO3)3 + HNO3 dư D.Fe(NO3)3 + Fe(NO3)2 Câu 18: Để nhận biết 2 dung dịch loãng FeSO4 và Fe2(SO4)3 bằng 1 hóa chất thì hóa chất đó có thể là: A.dung dịch nước Brom B.dung dịch KMnO4(có môi trường axit) C.dung dịch HNO3 đặc D.cả 3 phương án trên Câu 19: Nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s2 Điều nào đúng khi nói về nguyên tố X: A.X là 1 phi kim B.số oxi hóa cao nhất của X là +5
  6. C.X nằm ở phân nhóm chính nhóm 7 của bảng hệ thống tuần hoàn D.X thuộc chu kì 4 Câu 20: Dung dịch A chứa các ion: Na+ Mg+2 NO3- SO42- HCO3- Số mol 0,04 0,02 0,01 0,02 x thì x có giá trị bằng: A.0,04 B.0,03 C.0,02 D.0,01 Câu 21: Thêm V lít dung dịch NaOH 0,2M vào 1 lít dung dịch H2SO4 0,1 M thu được dung dịch có pH = 13.V có giá trị: A.1 lít B.2 lít C.3 lít D.4 lít Câu 22: Dung dịch X chứa a mol NaAlO2.Khi thêm vào dung dịch X b mol hoặc 2b mol HCl thì lượng kết tủa sinh ra đều như nhau.Tỷ số a/b có giá trị bằng: A.1 B.1,25 C.1,5 D.1,75 Câu 23: Cho 14g bột sắt tác dụng với 400g dung dịch Cu(NO3)2 23,5% phản ứng xong,được dung dịch A.Thêm dung dịch NaOH dư vào A,kết tủa thu được đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi được m(g)chất rắn.m(g) có giá trị: A.20g B.40g C.30g D.50g
  7. Câu 24: Một dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol Al2(SO4)3 + 0,02 mol Na2SO4.Thêm dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2 vào dung dịch này thì khối lượng kết tủa sinh ra là: A.17,87g B.18,87g C.19,87g D.20,87g Câu 25: Nung 8,96g Fe trong không khí được hỗn hợp A gồm FeO + Fe3O4 + Fe2O3. A hòa tan vừa vặn trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3,bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất.Số mol NO bay ra là: A.0,01 B.0,02 C.0,03 D.0,04 Câu 26: Đốt cháy 1 htể tích hơi của 1 hyđrocacbon có x nguyên tử cacbon,cần vừa vặn 1,25x thể tích O2 ở cùng điều kiện.Hyđrocacbon trên có đặc điểm: A.phải là ankan B.phải là anken C.phải là ankin D.có dạng CxHx Câu 27: Đun rượu etylic với H2SO4 đặc,trong các khí bay ra,ngoài C2H4 còn có CO2,SO2 theo phản ứng: C2H5OH + 6H2SO4 —> 2CO2 + 6SO2 + 9H2O Muốn loại CO2,SO2, để có C2H4 tinh khiết cần dùng:
  8. A.dung dịch nước Br2 B.dung dịch KMnO4 C.H2O D.dung dịch NaOH Câu 28: Etylen glycol có thể điều chế bằng cách nào trong các cách sau: A.hyđro hóa Etadial CHO-CHO B.thủy phân 1,2-diclo etan CH2Cl-CH2Cl C.oxi hóa etylen,C2H4 bằng dung dịch KMnO4 D.cả 3 phương án trên Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 1 rượu đơn chức mạch hở thấy số mol H2O sinh ra lớn hơn số mol O2 đã phản ứng.Công thức phân tử rượu đó là: A.CH3OH B.C2H5OH C.C3H5OH D.C4H9OH Câu 30: Cho chất rắn B gồm 0,84 gam Fe và 1,92 gam Cu tác dụng hết với Cl2 dư, sau đó lấy sản phẩm hoà tan trong nước được dung dịch E. Điện phân E với điện cực trơ tới khi ở anôt thu được 504 ml khí (đktc). Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng lên là : A. 1,41 gam B. 0,96 gam C. 1,14 gam D. 0,84 gam
  9. Câu 31; Thủy phân chất X có công thức C3H6Cl2 thu được axetôn. X có công thức cấu tạo là: A. CH2Cl – CHCl – CH3 B. CH3- CCl2 –CH3 C. CH3 – CH2 – CHCl2 D. CH2Cl – CH2 – CH2Cl Câu 32: Khối lượng phân tử của dãy axit HO – R –COOH, trong đó R là gốc hyđrocacbon, có đặc điểm nào là đúng: A. Luôn là số chẵn B. Luôn là số lẻ C. Có thể chẵn hoặc lẻ phụ thuộc vào R D. Luôn chia hết cho 4 Câu 33: a là axit tactric dùng trong kỹ nghệ chụp ảnh. a có tính chất: 1 mol A + NaHCO3 dư —> 2 mol CO2 1 mol A + Na dư —> 2 mol H2 A có công thức cấu tạo nào trong các công thức sau: A. HOOC – CH(OH) – CH2 – COOH B. HOOC – CH(OH) – C(OH) – COOH C. HO – CH(COOH) – CH2- CH2 – OH D. HO- CH2 – CH2 – CH2 – COOH Câu 34: Cho axit axetic tác dụng với glyxerrin thì số este tối đa có thể thu được là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  10. Câu 35: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là A. CnH2n(CHO)2 (n  0) B. CnH2n+1CHO (n 0)  C. CnH2n-1CHO (n 2) D. CnH2n-3CHO (n 2)   Câu 36: Khối lượng phân tử của axit đơn chức A bằng khối lượng phân tử của rượu đơn chức B. Khi cho A, B tác dụng với nhau tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2 thì công thức cấu tạo đúng của x là: A. HCOOC4H9 B. CH3COOC3H7 C. C2H5COOC2H5 D. C3H7COOCH3 Câu 37: Có sơ đồ : A+ B D  B + H2O E xt   D + H2 O A +E  H   Biết A, B, D, E đều tác dụng được với Ag2O/NH3 thì A, B, D, E lần lượt là: A. CH3CHO; HCOOH;CH CH; HCOOCH = CH2; 
  11. B.CH CH; HCOOH; HCOO – CH = CH2; CH3CHO  C. HCOOH; CH CH; HCOOCH = CH2; CH3CHO  D. CH CH; HCOOH; CH3CHO; HCOOCH = CH2  Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất Z cần 1 mol O2 thu được 1 mol H2O. Z là: A. HCOOH B. HOOC – COOH C. HOC – CHO D. HCHO hoặc HOC – COOH Câu 39: X là 1 chất gluxit: 1 mol X Y 4 mol Axit lactic  H 2   O , xt menlactic   X là: A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozo D. Mantozo Câu 40: Tẩm dung dịch KI lên một lát chuối xanh cắm 2 điện cực nhọn vào rồi điện phân thì thấy hiện tượng nào quan sát được A. Ở anôt, miếng chuối có màu xanh đậm B. Ở catôt, miếng chuuói có màu xanh đậm C. Không có hiện tượng gì xảy ra D. Có kết tủa màu trắng ở cả 2 điện cực Câu 41: Sục 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16 M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch
  12. B gồm BaCl2 0,16 M và Ba(OH)2 x M vào dung dịch A thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch C. Nồng độ x của Ba(OH)2 là :A. 0,015 M B. 0,02 M C. 0,025 M D. 0,03 M Câu 42: Mét nguyªn tö cã cÊu h×nh electron líp ngoµi cïng lµ 4s1, nguyªn tö ®ã thuéc vÒ c¸c nguyªn tè ho¸ häc nµo sau ®©y? A. Cu, Cr, K B. K, Ca, Cu C. Cr, K, Ca D. Cu, Mg, K. Câu 43: Điều nào là sai khi so sánh các chất prôtit, gluxit, lipit A. chỉ có prôtit có chứa nguyên tử nitơ trong phân tử B. Đều có sẵn trong thiên nhiên C. Đều là các polime D. Đều tham gia phản ứng thủy phân hoặc lên men Câu 44: Cho amol Mg và b mol Zn vào dd chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+ . Biết rằng a < c + d/2. Tìm điều kiện về b( so với a,c d) để được một dung dịch chứa 3 ion kim loại A. b >c-a B. b
  13. Câu 45: Plyme X có hệ số trùng hợp là: 5000 và có khối lượng phân tử trung bình là 520000 đ.v.C. X là: A.H B. C. C – CH CH2 – CH CH2 – CH CH2 – CH 2 | | | | D. CH3 Cl C6H5 CN n n n n Câu 46:Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có = 40 đ.v. C. M Hiệu suất phản ứng oxi hóa là: A. 25% B. 35% C. 45% D. 55% Câu 47: Có anđêhit HCHO được chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phần chứa a mol HCHO - Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3 dư/ NH3 thu đựơc m (g) Ag - Phần 2: Oxi hóa bằng oxi thành HCOOH với hiệu suất 40% được dung dịch A. Cho A tác dụng với AgNO3 dư / NH3 thu được m’ g Ag
  14. Tỷ số m’/m có giá trị bằng A. 0,2 B. 0,4 C. 0,6 D. 0,8 Câu 48: A là axit chứa ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho 0,015 mol A tác dụng với dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch B. Người ta nhận thấy: - Nếu a = 0,01 mol thì dung dịch B làm đỏ quỳ tím - Nếu a = 0,02 mol thì dung dịch B làm xanh quỳ tím. B có công thức cấu tạo A. CH3 – CH2 – COOH B. CH2 = CH – COOH C. CH  CH – COOH D. CH2(COOH)2 Câu 49: Cho axit oxalic (COOH)2 tác dụng với hỗn hợp 2 rượu no đơn chức, đồng đẳng liên tiếp, thu được 5,28 g hỗn hợp 3 este trung tính. Thủy phân lượng este trên bằng dung dịch NaOH, thu được 5,36 g muối. hai rượu có công thức là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH Câu 50: Nitro hóa ben zen được 14,1 g hỗn hợp gồm hai chất nitrô có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45đ.v. C. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitrô này được 0,07 mol N2. Hai chất nitrô đó là:
  15. A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2 B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3 C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4 D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5
  16. Đáp án đề số 3
  17. Câu 1: Câu 11: Câu 21: Câu 31: Câu 41: D C C B B Câu 2: Câu 12: Câu 22: Câu 32: Câu 42: C C B A D Câu 3: Câu 13: Câu 23: Câu 33: Câu 43: A B C B C Câu 4: Câu 14: Câu 24: Câu 34: Câu 44: C A A D B Câu 5: Câu 15: Câu 25: Câu 35: Câu 45: A B B C C Câu 6: Câu 16: Câu 26: Câu 36: Câu 46: D A D B A Câu 7: Câu 17: Câu 27: Câu 37: Câu 47: B D D C D Câu 8: Câu 18: Câu 28: Câu 38: Câu 48: D D D D D Câu 9: Câu 19: Câu 29: Câu 39: Câu 49:
  18. D D A D A Câu 20: Câu 30: Câu 40: Câu 50: Câu 10: A B A A A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2