ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 07 MÔN: HÓA HỌC
lượt xem 6
download
Tham khảo tài liệu 'đề tự luyện thi đại học số 07 môn: hóa học', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 07 MÔN: HÓA HỌC
- Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 07 ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 07 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (Cho: H=1, C=12, N= 14, O=16, S= 32, F=19, Cl=35,5, Br=80, P=31; Li=7, Na=23, K=39, Rb=85, Cs=133, Mg= 24, Ca=40, Ba=137, Al=27, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108) Câu 1. Nguyên tố kim loại R ở chu kì nhỏ trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Tính oxi hóa của ion Rn+ yếu hơn so với Cu2+ . B. Để điều chế kim loại R có thể điện phân dung dịch muối RCln. C. R có hóa trị không đổi trong các phản ứng hóa học. D. R có phản ứng với dung dịch HCl. Câu 2. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau. Trong một nhóm A, đi từ trên xuống dưới thì : A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần. B. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. C. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần. D. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần. Câu 3. Trong dãy biến hóa sau : C2H6 C2H5Cl C2H5OH CH3CHO CH3COOH CH3COOC2H5 C2H5OH Số phản ứng oxi hóa–khử là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4. Cho phản ứng thuận nghịch : CO(k) + H2O(k) CO2(k) + H2(k) Khi cân bằng được thiết lập, nồng độ câ n bằng của các chất trong hệ là: [CO] = 0,16 mol/l ; [H2O] = 0,32 mol/l ; [CO2] = 0,32 mol /l ; [H2] = 0,32 mol/l. Hằng số cân bằng của phản ứng trên là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Khối lượng NaOH cần dùng để pha chế đ ược 500 ml dung dịch NaOH có pH = 12 là A. 0,2 gam. B. 0,4 gam. C. 2 gam. D. 4 gam. Câu 6. Hai dung dịch NaOH xM và CH3COONa yM có cùng pH. Giá trị của x và y là A. x > y B. x < y. C. x = y. D. x = y = 1. Câu 7. Hỗn hợp nào dưới đây không dùng làm thuốc nổ : A. KNO3 + S + C B. KClO3 + S + C C. KClO3 + P D. KNO3 + KClO3. Câu 8. Dung dịch H2SO4 (loãng) phản ứng với tất cả những chất trong dãy nào dưới đây ? A. Ba(NO3)2, Na2CO3, (NH4)2SO4,, NaOH B. Zn, Fe, (NH4)2CO3, CH3COONa, Ba(OH)2 C. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2, BaCl2 D. Al, Fe, BaO, BaCl2, NaCl, KOH. Câu 9. Trong các câu sau, câu nào không đúng : A. Ăn mòn kim loại là sự hủy kim loại và hợp kim dưới tác dụng hóa học củ a môi trường xung quanh. B. Ăn mòn kim loại là 1 quá trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong không khí. C. Trong quá trình ăn mòn kim loại bị oxi hóa thành ion của nó. D. Ăn mòn kim loại được chia thành 2 dạng : ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. Câu 10. Cho dung dịch H2SO4 dư từ từ vào 500 ml dung dịch A gồm Na 2CO3, NaHCO3 thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho dư BaCl2 vào 500ml dung dịch A thấy tạo thành 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A lần lượt là: A. 0,04 và 0,06 B. 0,16 và 0,04 C. 0,16 và 0,24 D. 0,32 và 0,48. Câu 11. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc) để lại chất rắn B. Cho B tác dụng với H2SO4 loãng dư có 8,96 lít khí (đktc) bay ra. m có giá trị là: A. 45,5 B. 55,5 C. 54,5 D. 55,4. Câu 12. Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO 3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là: A. 0,14 mol. B. 0,15 mol. C.0,16 mol. D. 0,18 mol. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt - Trang | 1 - Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 07 Câu 13. Hòa tan một miếng nhôm trong dung dịch chứa 0,05 mol NaOH thấy có 0,672 lít H 2(đktc) thoát ra và thu được dung dịch A. Cho vào dung dịch A 0,065 mol HCl thì kết tủa thu được là A. 2,34 g. B. 1,17 g. C. 1,56 g. D. 0,78 g. Câu 14. Cho m gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V1 lít H2 (đktc). Khi cho m gam Al đó tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V2 lít N2 (đktc) là sản phẩm khư duy nhất (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tỉ lệ V1/V2 là A. 0,5. B. 2,5. C. 5. D. 1. Câu 15. Sau khi kết thúc thí nghiệm nào sau đây tạo ra kết tủa. A. Thêm dung dịch NH3 từ từ đến dư vào dung dịch KAlO 2. B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. C. Thêm dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3. D. Thêm dung dịch AlCl3 từ từ đến dư vào dung dịch NaOH. Câu 16. Rót 1 đến 2 ml dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm. Thêm vài giọt dung dịch H2S vào ống nghiệm trên. Nêu hiện tượng quan sát được. A. Không có hiện tượng gì ? B. Có kết tủa màu đen xuất hiện. C. Màu nâu đỏ của dung dịch đậm dần. D. Có kết tủa vàng xuất hiện. Câu 17. Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây A. FeCl2, MgCl2, CuO, HNO3, NH3, Br2 B. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3, ZnO, Zn(OH)2 C. H2SO4, CO2, SO2, FeCl2, FeCl3, NO2, Cl2 D. Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4, MgCl2. Câu 18: Cho m gam oxit kim loại tan trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 12,5%. Công thức phân tử của oxit kim loại là A. Fe2O3. B. Al2O3. C. CuO. D. MgO. Câu 19. Khi cho Al vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí X gồm N2O và N2. Khi kết thúc phản ứng cho tiếp dung dịch NaOH vào lại thu được hỗn hợp khí Y. Hỗn hợp khí Y là : A. H2, NO2 B. N2, N2O C. H2, NH3 D. NO, NO2 Câu 20. Cho khí H2S lội chậm đến dư qua dung dịch gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2. Thu đuợc kết tủa X. Thành phần kết tủa X là: A. FeS, CuS B. FeS, Al2S3, CuS C. CuS, S. D. CuS. Câu 21. Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam F e2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Các chất sau phản ứng nhiệt nhôm tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng m bằng A. 0,540 g. B. 0,810 g. C.1,080 g. D. 1,755 g. Câu 22. Cho m gam nhôm tan hoàn toàn trong HNO3 thấy tạo ra 11,2 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 theo tỉ lệ mol n NO : n N2O : n N2 là 1 : 2 : 2. Giá trị của m là A. 49,1. B. 1,68. C. 16,8. D. 35,1. Câu 23. Để tách SiO2 từ hỗn hợp gồm SiO2, Al2O3 và Fe2O3 chỉ dùng hóa chất duy nhất là A. HCl. B. HF. C.H2O. D.NaOH. Câu 24. Thực hiện sơ đồ sau : X +E t0 +F + N aO H Y + N aO H Z T Nếu X là CaCO3 thì E và F lần lượt là A. Ca(OH)2 và CaCl2. B. CaCl2 và Ca(NO3)2. C. Ca(OH)2 và CaSO4 D. NaHCO3 và Na2CO3. Câu 25. Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3, thấy xuất hiện 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng : A. 6,75 g. B. 7,59 g. C. 8,10 g. D. 13,50 g. Câu 26. Hòa tan một hỗn hợp bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được bằng A. 21,6 g B. 43,2 g C. 54,0 g D. 64,8 gam Câu 27. Cho sơ đồ: CH4 X Y C2 H5OH. Các chất X và Y không thể là A. HCHO và C6H12O6 B. C2H2 và C2H4 C. C2H2 và CH3CHO D. C2H2 và C2H6 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt - Trang | 2 - Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 07 Câu 28. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có VC2H2 : VH2 2 : 3 ) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, Cho Y đi qua dung dịch brom dư thu được 896 ml hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đều đo ở đktc. Khối lượng bình brom tăng thêm A. 0,8g B. 0,4g C.1,6g D.1g. Câu 29. Trộn hơi một hiđrocacbon A với một lượng vừa đủ O2 để đốt cháy A trong một bình kín ở 1200C. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết A, sau đó lại đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình không thay đổi so với trước phản ứng. Chất A có đặc điểm là A. Chỉ có thể là một anken. B. Phải có số nguyên tử C = 4. C. Phải có số nguyên tử H = 4. D. Chỉ có thể là một ankan. Câu 30. Một hiđrocacbon X có công thức thực nghiệm là (CH)n. Biết 1 mol X tác dụng tối đa với 4 mol H 2 (Ni, t0), 1 mol X tác dụng với 1 mol Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của X là : A. C4H4 B. C9H9 C. C8H8 D. C6H6 Câu 31. Số sản phẩm monoclo thu được khi cho toluen tác dụng với clo (askt) là A.1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 32. Cho 10 gam fomon tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện 54 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của dung dịch này bằng A. 37,0%. B. 37,5%. C. 39,5%. D. 75,0%. Câu 33. Để trung hòa 28,8 gam hỗn hợp gồm axit axetic, ancol propylic và p–cresol cần 150 ml dung dịch NaOH 2M. Hòa tan 28,8 gam hỗn hợp trên trong n–hexan rồi cho Na dư vào thì thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Lượng axit axetic trong hỗn hợp bằng : A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol. Câu 34. Cho 2,2 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, đồng phân bay hơi ở 136,50C và 760 mmHg thì thu được 840 ml hơi este. CTPT của hai este là A. C3H6O2 B. C5H8O2 C. C4H8O2 D. C6H8O2. Câu 35. Khối lượng dung dịch HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT, với hiệu suất 80% là : A. 0,53 tấn B. 0,83 tấn C. 1,04 tấn D. 1,60 tấn Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 200 ml hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 1200 ml khí O2 (dư). Sau phản ứng thể tích khí còn 1700 ml, sau khi qua dung dịch H2SO4 đặc còn 900 ml và sau khi qua KOH còn 100 ml. Xác định công thức phân tử của X (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). A. C4H8O2 B. C3H8O C. C3H6O2 D. C4H8O Câu 37. Đốt cháy 1 hiđrocacbon X có số mol nước bằng 3/4 số mol khí cacbonic và tỉ lệ số mol khí cacbonic và số mol X ban đầu nhỏ hơn 5. Xác định CTPT và tên gọi của X, biết X phản ứng được với AgNO 3/NH3, t0 A. C4H6, buta-1,3-đien. B. C4H6, but-1-in D. C4H6, buta-1,2-đien. C. C3H4, propin Câu 38. Cho sơ đồ chuyển hóa sau : C2H5OH G Natriaxetat NaOH A CTCT của A là : C TT huu ctinh hữu cơ Thuỷ o Axit metacrylic E A. CH2=C(CH3)-COOC2H5 B. CH2=CH-COOC2H5. C. CH2=C(CH3)-COOCH3. D. CH2=CH-COOCH3. Câu 39. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong nước A. CH3COOH và C6H5ONa B. CH3NH2 và C6H5NH3Cl C. C2H5OH và C6H5ONa D. C6H5OH và C2H5ONa Câu 40. Cho khí CO2 đi qua dung dịch trong suốt của muối A. Dung dịch trở nên đục vì tạo hợp chất B ít tan. Khi thêm nước brom vào chất B, thu được kết tủa trắng của chất C. Công thức của A, B, C là : A. CH2=CHCOOK, CH2=CHCOOH, CH2Br–CH2BrCOOH B. C6H5ONa, C6H5OH, C6H2Br3OH C. CH3C6H4ONa,CH3C6H4OH,ClCH2C6H4OH D.CH2Br–CH2BrCOOH,CH2=CHCOOH,CH2=CHCOOK Câu 41. Dung dịch Y chứa 3 ion : Na+ , K+ , SO 2 . Để thu dược dung dịch Y không thể hòa tan đồng thời hai chất 4 nào sau đây vào nước ? A. NaOH và KHSO4 theo tỉ lệ mol 1 : 1 B. Na2SO4 và KHSO4 C. KOH và NaHSO4 theo tỉ lệ mol 1 : 1 D. Na2SO4 và K2SO4 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt - Trang | 3 - Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 07 Câu 42. Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và 17,5 gam muối của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là A. 9,5. B. 10,2. C. 10,9. D. 19,0. Câu 43. Cho các phát biểu sau : (1) Axit cacboxylic là những hợp chất có công thức CnH2n + 1COOH. (2) Axit cacboxylic là những hợp chất mà trong phân tử có chứa nhóm cacboxyl (–COOH). (3) Tính axit của axit cacboxylic yếu hơn tính axit của các phenol. (4) Tính axit của axit R–COOH (R– là ankyl) giảm dần khi R tăng. (5) Trong dung dịch các axit cacboxylic phâ n li hoàn toàn. Những phát biểu đúng là A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (2) và (4). D. (2), (3) và (5). Câu 44. Cho các ion : Fe2+ , Fe3+ , Al3+ , Cu2+ , Ag+ , H+ . Các ion được xếp theo chiều giảm dần tính ôxi hóa là A. Ag+ , Fe3+ , Cu2+ , H+ , Fe2+ .Al3+ . B. Fe2+ , Fe3+ , Al3+ , Cu2+ , Ag+ , H+ . C. Al , Fe , H , Cu , Fe , Ag . D. Cu2+ , Ag+ , H+ , Fe2+ , Fe3+ , Al3+ . 3+ 2+ + 2+ 3+ + Câu 45. Hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít khí NO duy nhất. (ở đktc). Khối lượng Ag trong hỗn hợp bằng A. 16,2 g. B. 19,2 g. C. 32,4 g. D. 35,4 g. Câu 46. Cho nguyên tố Cu có Z = 29. Phát biểu nào sau đây là đúng. A. Cu tạo được hai ion là Cu2+ , Cu+ đều có cấu hình electron bền giống khí hiếm. B. Cu có cấu hình electron là [Ar] 3d104s1 C. Cu thuộc chu kì 4 nhóm IA. D. Cu thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 47. Để nhận biết sự có mặt của các ion : Al3+, Cu2+, Fe3+, Zn2+ trong dung dịch bằng phương pháp hoá học, cần dùng ít nhất mấy thuốc thử ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 48. Cho từ từ anilin vào dung dịch HCl (1), lắc mạnh hỗn hợp ở (1) thu được sản phẩm (2), thêm dung dịch NaOH vào sản phẩm ở (2) thu được (3). Hiện tượng quan sát được ở (1), (2), (3) là A. (1) có hai lớp chất lỏng, (2) có một lớp đồng nhất, (3) có hai lớp chất lỏng. B. (1) có hai lớp chất lỏng, (2) có một lớp đồng nhất, (3) có một lớp đồng nhất. C. (1) có một lớp đồng nhất, (2) có một lớp đồng nhất, (3) có hai lớp chất lỏng. D. (1) có một lớp đồng nhất, (2) có hai lớp chất lỏng, (3) có hai lớp chất lỏng. Câu 49. Số đồng phân ancol bậc 2 có công thức p hân tử ancol C4H10O là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 50. Một gluxit X có các phản ứng theo sơ đồ sau : t0 X dung dịch xanh lam Kết tủa đỏ gạch. Cu(OH) 2 OH Gluxit X không thể là A. Glucozơ B. Frutozơ C. Saccarozơ D. Mantơzơ Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt - Trang | 4 - Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tự luyện thi đại học môn Hóa 2012
7 p | 577 | 209
-
Đề tự luyện thi đại học môn Vật lý 2012
7 p | 272 | 104
-
Đề tự luyện thi đại học môn toán số 3
1 p | 116 | 16
-
Đề tự luyện thi đại học môn toán số 2
1 p | 128 | 16
-
Đề tự luyện thi đại học môn toán số 4
6 p | 137 | 15
-
Giải đề tự luyện thi đại học môn toán số 1
3 p | 113 | 13
-
Đề tự luyện thi đại học môn toán số 5
3 p | 125 | 12
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 12 MÔN: HÓA HỌC
4 p | 101 | 11
-
Giải đề tự luyện thi đại học môn toán số 2
3 p | 104 | 10
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 18 MÔN: HÓA HỌC
4 p | 56 | 8
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 15 MÔN: HÓA HỌC
4 p | 56 | 8
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 13 MÔN: HÓA HỌC
4 p | 77 | 8
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 11 MÔN: HÓA HỌC
4 p | 60 | 7
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 09 MÔN: HÓA HỌC
5 p | 75 | 6
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 10 MÔN: HÓA HỌC
4 p | 79 | 6
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 17 MÔN: HÓA HỌC
5 p | 67 | 5
-
ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 16 MÔN: HÓA HỌC
5 p | 77 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn