Đếm Máu
lượt xem 4
download
Tiếp tục nói chuyện đọc máu ... Tuần rồi hình như đã nói về máu trắng ...Và đã nói thoáng qua về hình thái (morphology) cuả các loại máu trắng ... Sự tiến bộ về hình thái hầu như đã đến cực điểm cho nên sự tiến bộ của máu trong hai mươi năm qua chú mục vào nhiệm vụ cuả các tế bào máu trắng. Một phần lớn cũng nhờ khủng hoảng do bệnh HIV/AIDS gây ra cho nên đã có những tiến bộ vượt bực trong việc tìm biết nhiệm vụ cuả lymphocytes. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đếm Máu
- Đếm Máu Tiếp tục nói chuyện đọc máu ... Tuần rồi hình như đã nói về máu trắng ...Và đã nói thoáng qua về hình thái (morphology) cuả các loại máu trắng ... Sự tiến bộ về hình thái hầu như đã đến cực điểm cho nên sự tiến bộ của máu trong hai mươi năm qua chú mục vào nhiệm vụ cuả các tế bào máu trắng. Một phần lớn cũng nhờ khủng hoảng do bệnh HIV/AIDS gây ra cho nên đã có những tiến bộ vượt bực trong việc tìm biết nhiệm vụ cuả lymphocytes. Trong một bài viết ngắn ngủi, ta không thể vào chi tiết được, và trong môt. kỳ sau, sẽ xin nói chuyện kỹ hơn về việc này... Khi nhìn vào một bảng đếm máu (CBC – complete blood count - đếm máu toàn diện): về máu trắng thì chỉ nên để ý ngay lúc đầu mấy điểm chính: Tổng số TBMT tế bào máu trắng (WBC – white blood count) là bao nhiêu. Con số này bình thường ở 4 nghìn 800 đến 10 nghìn 800 trong một mm3 máu (4.8-10.8, viết theo lối xứ này):
- Dưới 4.8: trong oncology, vì các thuốc chữa chemotherapy đa số đều làm suy tủy (bone marrow suppression) cho nên oncologists có những điểm mốc (guide lines), để nhìn khi cho chemotherapy...các điểm mốc này cũng đã thay đổi khi Neupogen ra đời khoảng cuối nn'1990 ("nn": những năm, nếu viết theo tiếng English: 1990's). Trước nn'1990, vì không có cách gì đưa TBMT lên được, cho nên khi nhìn thấy thiếu máu trắng (leukopenia) do chữa hoá chất (chemotherapy) thì chỉ có hai cách: chậm chemotherapy lại (thay vì chu kỳ 4 tuần, nay đành chờ 6 tuần mới cho nữa). Hoặc cách thứ nhì: giảm lượng chemotherapy cho chu kỳ kế tiếp (vẫn giữ nguyên chu kỳ 4 tuần chẳng hạn - không chậm trễ - dose modification, but treatment on time). Làm theo những lối trên (giảm liều, hoặc chậm lại), oncologists rất nghi ngại, vì biết rằng không cho đúng 100% liều, xác suất ung thư sẽ "mọc" (grows) trở lại cao hơn, và trận chiến kế tiếp sẽ khó khăn hơn. Những mốc khi thấy thiếu TBMT (leukopenia) là: TBMT duới 4000/mm3: ngưng chemotherpay, chờ cho TBMT mọc trở lại hoặc: TBMT từ 3000-4000 cho 75% TBMT từ 2000-3000 cho 50% liều Dưới 2000: ngưng hẳn, chờ.
- Leukopenia là bạn đồng hành cuả oncology vì nhiễm trùng là hậu quả quan trọng nhất đưa đến tử vong (morbidity- mortality). Bnhân lắm khi không chết vì ung thư, nhưng chết vì nhiễm trùng. Vì thế oncologists luôn luôn KHÔNG "chờ" nhiễm trùng, và cho trụ sinh, thuốc chống nấm, thuốc chống virus tức thì (sau khi đã cấy trùng, và làm các phim, scans). "Chờ là Chết" Tuy nhiên từ khi Neupogen ra đời khoảng cuối nn'1990, bô mặt ung thư và máu đã thay đổi hẳn: mức độ nhiễm trùng giảm hẳn, và cấp độ nguy hiểm của nhiễm trùng cũng giảm đi, dù rằng đây vẫn là lý do chính của tử vong. Vì vậy, các điểm mốc nói trên trở nên mờ nhạt, các oncologists không nhất thiết phải tôn trọng những mốc đó nữa, và nhiều lúc vẫn cho chỉ thị tiếp tục chemotherapy dù rằng đang bị leukopenic. Bởi vì 48 giờ sau, vẫn có thể cứu bnhân được...Và không phải giảm liều, không phải chậm trễ, thì chắc diệt được ung thư hơn... Khi nhìn vào bảng đếm máu (CBC) thấy leukopenia, ngoài bnhân ung thư, thì cũng thế: cũng dùng những mốc nói trên để "đoán" xem leukopenia nặng như thế nào, và đến lúc nào thì phải can thiệp.
- Có một điểm đáng nhớ: khi bnhân bị thiếu TBMT (leukopenic) th ì nhìn vào đếm phân biệt (differential count) ngay: trong 100% TBMT, thì có bao nhiêu % neutrophils, bao nhiêu % lymphocytes. Nhớ áng chừng neutrophils chiếm khoảng 60-70%, còn lymphocytes chiếm khoảng 30-40% ... và tính nhẩm xem có bao nhiêu neutrophils trong một mm3 máu: chẳng hạn tổng số TBMT (WBC) là 4000/mm3, mà chỉ có 20% là neutrophils thì Tổng Số Tế Bào Trung Hoà (TSTH) (Absolute Neutrophil Count - ANC) là 20% cuả 4000 tức là ANC chỉ có 800 cells/mm3. Khi TSTH (ANC) dưới 1000/mm3 thì xác suất nhiễm trùng tăng, và nếu ANC dưới 500 thì bnhân đó bắt buộc phải để ở phòng riêng, và mọi nguời đều phải rửa tay, mang găng, mặc áo giấy, mang mạng che miệng mũi chẳng hạn để bảo vệ cho bnhân (tức là tránh đưa vi trùng cuả mình lây cho bnhân) (và không cho đem hoa tươi vào phòng - chỉ dùng hoa plastic) (sợ Pseudomonas) Thật sự ra thì khi tính ANC thì phải cọng cả neutrophils và bands. Bands tức là neutrophils còn nhỏ tuổi, vừa mới ra khỏi tủy xuơng, vì nhân nó còn lớn, nhìn giống như một cái băng ngăng (tiếng English: band) cho nên gọi nó là bands.
- Chú thích: Tất cả tế bào tủy bắt đầu từ tế bào mầm (stem cell), từ mầm này, chuyên biệt thành tb trắng, đỏ ... Nói một cách chung chung, thì khi tế bào máu còn trẻ tuổi nhân nó tròn, mà tế bào chất cytoplasm rất ít, khi tb máu truởng thành lên, tb chất tăng dần, nhân teo lại ... Nhân từ hình dáng một khối cầu, đổi sang môt. vạt (band) rồi teo hẳn lại từng khúc (cho nên mô tả là "segmented" neutrophils). Cũng như một quốc gia trong lúc chiến tranh: khi bắt đầu trận chiến, còn đủ người 25-26 tuổi, nhưng đến hồi nguy kịch, người 20-25 đã thiếu, thì phải gọi tuổi xanh (thanh niên) 16-17 tuổi ra nhập ngũ ..Cơ thể cũng không khác: khi matured (đã trưởng thành) neutrophils đánh với vi trùng không xuể, thì phải gọi các cậu trẻ hơn (bands) ra, và rồi cứ thế gọi tế bào trẻ hơn nữa trong tủy xuơng ra ... Cho nên nhiễm trùng nặng thì sẽ phải thấy bands tăng lên ở máu ngoại biên, hết bands rồi thì phải gọi đến cậu 15 tuổi (metamyelocytes) ... Nhìn thấy thế thì biết đất nước đang nguy vong, cho nên hematologists gọi mẫu máu đó là "a stressed marrow" (tủy xương đang bị khốn đốn). Nhưng đến 15 tuổi cũng hết thì không thể động viên con nít 2 tuổi ra chiến truờng, con nít 1-2 tuổi đó là blasts, tức là những tế bào trẻ tuổi
- nhất cuả tủy xuơng ...Vì thế khi thấy blasts (tb mẹ) ở máu ngọai biên: đó phải là ung thư máu. Khi tb máu trắng trẻ tuổi đã phải chạy ra ngoại biên, thì tb máu đỏ cũng "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" và những tb máu đỏ trẻ tuổi cũng phải ra máu ngoại biên...Tế bào máu đỏ thì đơn giản hơn: từ blasts (trẻ tuổi nhất) cuả máu đỏ trong tủy xương (gọi là erythroblast hay rubriblasts; erythro: hồng; rubrid đỏ), sẽ truởng thành dần, vẫn còn nhân (nucleated red cells) rồi mất nhân đi, thành reticulocytes (tế bào mạng), rồi trưởng thành hẳn (erythrocytes) rồi chết sau 120 ngàỵ. Cho nên khi bnhân bị nguy kịch, nhìn phết máu, gọi là "stressed marrow" (tủy bị khốn cùng, cho nên đẩy tế bào trẻ tuổi ra), thì phải thấy metamyelocytes, bands, hoặc phía red cells thì thấy nucleated red cells... Cho nên khi thấy lab báo rằng phết máu có nucleated red cells: đây là một điềm rất bất thường ... Các hematologists tiên phong vẽ ra bản đồ tế bào máu, thì vẽ blasts (tế bào trẻ tuổi nhất) bên trái của trang giấy, rồi cứ thế trưởng thành lên thì vẽ dần sang tay phải.
- Chẳng hạn máu đỏ thì vẽ như sau: (Bắt đầu từ stem cell) rồi đến Rubriblast > Prorubricyte > Rubricyte > metarubricyte > basophilic erythrocyte (reticulocyte) > erythrocyte (từ trẻ nhất bên trái, sang già nhất bên phải). Hoặc tế bào máu trắng trung hoà (neutrophils): (Bắt đầu từ stem cell) rồi đến Myeloblast > Promyelocytes > Myelocyte > Band > Segmented neutrophils. Cho nên khi nhiễm trùng, phải động viên những tế bào trẻ hơn từ tủy xương ra tức là dần dần phải lấy tb từ phía trái của hình vẽ ra, cho nên trên trại bệnh ta gọi là "left shift" (chuyển sang trái) (giá họ vẽ từ phải sang trái như viết chữ Tàu thì đã gọi là "right shift") Bs Nguyễn Tài Mai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiểm họa từ nhồi máu cơ tim cấp (Kỳ II)
5 p | 143 | 20
-
Sản xuất máu từ tế bào gốc
5 p | 109 | 18
-
ĐẠI CƯƠNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Kỳ 3)
5 p | 109 | 16
-
THIẾU MÁU CƠ TIM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
5 p | 117 | 12
-
Thiếu máu sinh lý và bệnh lý ở bé
3 p | 166 | 9
-
Thử Nghiệm Máu , Có Gì Sợ ( Blood Analysis )
11 p | 73 | 9
-
Món ăn, bài thuốc trị máu nhiễm mỡ
5 p | 116 | 9
-
Tác hại của chứng tiểu nhiều ban đêm và cách khắc phục
3 p | 89 | 7
-
13 nguyên nhân khiến con bạn đái dầm ban đêm
3 p | 104 | 5
-
6 bệnh thường xuất hiện vào ban đêm ở trẻ nhỏ
3 p | 96 | 4
-
Cấp cứu kịp thời bệnh nhồi máu cơ tim
5 p | 61 | 4
-
6 bệnh trẻ nhỏ thường gặp vào ban đêm
3 p | 84 | 4
-
Đọc Đếm Máu (số 2)
9 p | 58 | 3
-
Bài giảng Lượng giá sức khỏe thai: Đếm cử động thai
2 p | 53 | 3
-
Thử Nghiệm Máu - có gì sợ
14 p | 44 | 2
-
Đếm Máu số 7
5 p | 52 | 2
-
Máu đỏ
7 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn