Bài giảng Xét nghiệm cầm máu đông máu ứng dụng trên lâm sàng
lượt xem 1
download
Bài giảng Xét nghiệm cầm máu đông máu ứng dụng trên lâm sàng trình bày các nội dung: Sức bền mao mạch; Thời gian máu chảy; Đếm tiểu cầu, quan sát hình thái, độ tập trung; Co cục máu; Thời gian máu đông; Thời gian phục hồi calci; Xét nghiệm đánh giá sinh thromboplastin ngoại sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xét nghiệm cầm máu đông máu ứng dụng trên lâm sàng
- 07/01/2016 XÉT NGHIỆM CẦM MÁU ĐÔNG MÁU ứng dụng trên lâm sàng I. SỨC BỀN MAO MẠCH 1. Nguyên lý Số nốt xuất huyết xuất hiện ở 1 vị trí đã chọn trước sau 1 thời gian giảm áp (dùng bầu giác) hay chịu 1 áp lực đã định trước (dùng dải đo huyết áp). 1
- 07/01/2016 2. Trị số bình thường 2.1. Phương pháp giảm áp Trị số giảm áp tối thiểu có thể làm xuất hiện 5 nốt xuất huyết. Nếu trị số này dưới 15 cm Hg, kết luận là giảm sức bền mao mạch. 2.2. Phương pháp tăng áp Bình thường, số nốt xuất huyết xuất hiện phải dưới 7 nốt. Khi số nốt xuất huyết nhiều hơn 7, kết quả được ghi là dương tính 3. Giải thích kết quả - Sức bền mao mạch của phụ nữ và trẻ em kém hơn của người lớn nam giới - Sức bền mao mạch giảm trong giảm tiểu cầu, viêm mạch do độc tố hay dị ứng và thiếu vitamin C. Đôi khi XN cũng dương tính trong rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh v-W và 1 số trường hợp thời gian máu chảy kéo dài mà không có khác thường về tiểu cầu và huyết tương. - Không nên thực hiện XN với dây garô 2
- 07/01/2016 II. THỜI GIAN MÁU CHẢY (TS) 1. Phương pháp Duke 1.1. Nguyên lý Dùng kim chủng tạo 1 vết thương nằm ngang ở vùng giữa dái tai và đo thời gian máu chảy. 1.2. Trị số bình thường 1 - 4 phút 2. Phương pháp Ivy 2.1. Nguyên lý Đo thời gian máu chảy của các vết thương ở mặt duỗi cẳng tay, dưới 1 áp suất đã định. 2.2. Trị số bình thường Thay đổi từ 1 - 4 phút. 3
- 07/01/2016 4
- 07/01/2016 3. Giải thích kết quả Thời gian máu chảy kéo dài gặp trong một số bệnh lý sau: - Giảm số lượng tiểu cầu - Chất lượng tiểu cầu kém - Giảm sức bền thành mạch có hoặc không có giảm tiểu cầu - Thương tổn thành mạch do dị ứng hay do độc tố - Bệnh von- Willebrand - Thiếu nặng các yếu tố II, V, VII và X... III. ĐẾM TIỂU CẦU, QUAN SÁT HÌNH THÁI, ĐỘ TẬP TRUNG 1. Đếm tiểu cầu - Trị số bình thường: 150 - 350x 109/l - Số lượng tiểu cầu giảm trong: Xuất huyết giảm tiểu cầu, Suy tuỷ xương, Lơ xê mi cấp, Sốt xuất huyết, Sau tia xạ hoặc sau hoá trị liệu, Do 1 số thuốc có độc tính với tiểu cầu, Một số trường hợp trong hội chứng rối loạn sinh tuỷ, Đông máu nội mạch lan toả (DIC) - Số lượng tiểu cầu tăng chủ yếu gặp trong hội chứng tăng sinh tuỷ 5
- 07/01/2016 2. Quan sát hình thái và độ tập trung tiểu cầu - Tiểu cầu bắt màu tím nhạt, không có nhân, kích thước 1-4m, tế bào chất trong suốt có các hạt đỏ, đứng thành cụm ( 3 tiểu cầu) + Tiểu cầu có kích thước to, gấp 2-3 lần tiểu cầu bình thường; to bằng hoặc hơn lymphocyt (TC khổng lồ). Một số có nhân giả do loạn dưỡng, đôi khi có chân giả, ít ngưng tập. TC có kích thước nhỏ, thường kèm theo giảm vật chứa trong tiểu cầu + Độ tập trung tiểu cầu Tăng trong hội chứng tăng sinh tuỷ Giảm trong 1 số bệnh lý máu: suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp, bệnh Glanzmann, Dengue xuất huyết... IV. CO CỤC MÁU 1. Nguyên lý Định tính hay định lượng mức độ co của cục đông fibrin sau khi máu đã đông trong ống nghiệm thuỷ tinh. 6
- 07/01/2016 2. Kết quả - Mức độ co cục máu được biểu thị từ 0 (không co) đến +++ (co hoàn toàn) - Bình thường cục máu phải co hoàn toàn. Trong các trường hợp bệnh lý, cục máu không co hoặc co không hoàn toàn, ngoài ra có thể gặp 1 số hiện tượng khác: cục máu co nhưng dưới đáy rất nhiều hồng cầu hoặc cục máu co nhưng nhanh chóng bị tan ra. - Sự co cục máu phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu, lượng fibrinogen và thể tích khối hồng cầu (Hct). Tăng fibrinogen máu và đa hồng cầu rất khó làm co cục máu. - Đo độ dính tiểu cầu - Đo ngưng tập tiểu cầu 7
- 07/01/2016 Platelet aggregometry Agonist: ADP Epinephrine Collagen Ristocetin Light Platelet Shape aggregation Photo source Rich change detector Plasma Platelet function studies 8
- 07/01/2016 V. THỜI GIAN MÁU ĐÔNG 1. Phương pháp Milian 1.1. Nguyên lý Xác định thời gian đông của máu toàn phần căn cứ vào sự xuất hiện những sợi fibrin trong giọt máu đặt trên phiến kính. 1.2. Kết quả Thời gian máu đông là thời gian đông của giọt máu trên phiến kính thứ 2 Bình thường: 5 - 10 phút 10 - 15 phút: nghi ngờ Trên 15 phút: bệnh lý. 9
- 07/01/2016 2. Phương pháp Lee-White 2.1. Nguyên lý Là khoảng thời gian từ khi máu tiếp xúc với 1 bề mặt lạ cho đến khi đông thành cục, phản ánh hiệu lực của cơ chế đông máu.Phương pháp Lee-White nhằm loại bỏ ảnh hưởng của mọi yếu ngoại lai có thể gây sai lầm trong kết quả bằng cách ấn định các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. 2.2. Kết quả Thời gian máu đông bình thường 5 - 12 phút 3. Giải thích kết quả - Một thời gian máu đông bị rút ngắn không có ý nghĩa đáng lưu ý. - XN chỉ có giá trị giới hạn dù tuân hành nghiêm ngặt, chính xác mọi tiêu chuẩn đòi hỏi. - XN không đặc hiệu - Một thời gian máu đông bình thường không có nghĩa là cơ chế đông máu vẫn bình thường. Phải đối chiếu với kết quả các XN đông máu khác 10
- 07/01/2016 VI. THỜI GIAN PHỤC HỒI CALCI (HOWELL) 1. Nguyên lý Khi máu được chống đông bằng citrat sodium, sau đó thêm ion calci vào (ion calci có ái tính cao hơn), cơ chế đông máu sẽ được khởi động vào bất kỳ lúc nào ta muốn. 2. Kết quả - Thời gian phục hồi calci của người bình thường thay đổi từ 1,5 phút đến 2,5 phút. Sự kéo dài thời gian phục hồi calci chỉ có ý nghĩa khi vượt quá 60 giây so với bình thường (nghĩa là khi thời gian đông của mẫu nghiệm dài hơn mẫu chứng bình thường trên 60 giây) - Một thời gian phục hồi calci bị rút ngắn không phản ánh 1 tình trạng tăng đông. 11
- 07/01/2016 3. Giải thích kết quả - Thời gian phục hồi calci ít nhạy và tuỳ thuộc rất nhiều vào các điều kiện XN nên chỉ có giá trị giới hạn. Tuy nhiên, đây là 1 XN đơn giản, nhạy hơn thời gian máu đông Lee-White và cho phép phát hiện được 1 khác thường đông máu (ngoại trừ trường hợp thiếu yếu tố VII) dễ dàng hơn. Ngoài ra, đây cũng là 1 phương tiện hữu hiệu để theo dõi điều trị kháng đông bằng heparin. - Ý nghĩa của thời gian phục hồi calci kéo dài hoàn toàn giống thời gian máu đông. VII. XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ SINH THROMBOPLASTIN NGOẠI SINH Thời gian prothrombin- thời gian quick (prothrombin time - PT) 1. Nguyên lý Khi huyết tương đông trước sự hiện diện của thromboplastin tổ chức toàn phần hoạt động và 1 nồng độ ion calci tối ưu, thời gian đông sẽ chỉ phụ thuộc vào nồng độ yếu tố II (prothrombin) và các yếu tố biến đổi prothrombin: V, VII và X, với điều kiện là lượng fibrinogen huyết bình thường và không có chất kháng đông. 12
- 07/01/2016 2. Kết quả Mỗi phòng XN phải tự lập lấy giới hạn bình thường PT của huyết tương chứng từ 12 đến 15 giây. Kết quả có thể biểu thị theo các đơn vị giây, % tiêu thụ prothrombin hoặc đơn vị INR. Một thời gian prothrombin được gọi là kéo dài khi dài hơn thời gian chứng ít nhất 2 giây hoặc % tiêu thụ prothrombin giảm dưới 70% với điều kiện là lượng fibrinogen không giảm và huyết tương không chứa heparin 13
- 07/01/2016 3. Giải thích kết quả PT kéo dài gặp trong các trường hợp: - Điều trị thuốc chống vitamin K - Bệnh lý xuất huyết ở trẻ sơ sinh - Suy tế bào gan - Bệnh lý rối loạn tái hấp thu ở ruột - Hội chứng tiêu sợi huyết - Hội chứng DIC - Thiếu bẩm sinh 1 hay nhiều yếu tố II, V, VII, X - Thiếu fibrinogen - Điều trị heparin (nếu thuốc thử không có chất ức chế heparin)... VIII. XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ SINH THROMBOPLASTIN NỘI SINH Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá (activated Partial Thromboplastin Time - aPTT) 1. Nguyên lý Phục hồi calci cho huyết tương trước sự hiện diện của 1 chất thế yếu tố 3 tiểu cầu (cephalin) sau khi đã hoạt hoá huyết tương này bằng kaolin, thời gian đông của huyết tương sẽ phụ thuộc vào các yếu tố của con đường nội sinh: XII, XI, IX, VIII, X, V, II và I. 14
- 07/01/2016 2. Kết quả Tuỳ theo thuốc thử sử dụng, trung bình APTT từ 30 - 50 giây APTT được cho là bệnh lý khi (APTT bệnh)/(APTT chứng)> 1,2. 3. Giải thích kết quả APTT kéo dài gặp trong các tình huống: - Thiếu hụt bẩm sinh các yếu tố + Nếu PT bình thường , có thể thiếu hụt các yếu tố VIII,IX,XI, XII + Nếu định lượng các yếu tố trên bình thường thì có thể thiếu hụt các yếu tố đụng chạm Prekallikrein, HMWK - Thiếu hụt mắc phải trong các trường hợp: + Suy tế bào gan + Hội chứng tăng tiêu thụ các yếu tố đông máu + Kháng đông lưu hành + Điều trị kháng đông 15
- 07/01/2016 IX. THỜI GIAN THROMBIN 1. Nguyên lý Thời gian đông của huyết tương chống đông bằng citrat trong sự có mặt của thrombin. Nó thăm dò 2 bước đầu tiên của sự hình thành fibrin: hoạt động tiêu protein của thrombin và polymer hoá, nhưng không phụ thuộc yếu tố XIII. Thời gian thrombin nhạy cảm với heparin và những chất ức chế thrombin. 2. Kết quả Trung bình15-19 giây, kéo dài khi lớn hơn chứng 3-5 giây 3. Giải thích kết quả Thời gian thrombin kéo dài - Do điều trị heparin - Giảm hoặc không có fibrinogen - Rối loạn fibrinogen - Hội chứng viêm, tăng fibrinogen máu 16
- 07/01/2016 X. ĐỊNH LƯỢNG FIBRINOGEN (phương pháp Clauss) 1. Nguyên lý Tốc độ biến đổi fibrinogen thành fibrin phụ thuộc vào chức năng và nồng độ fibrinogen và vào lượng thrombin thêm vào hệ thống xét nghiệm. Với sự có mặt một lượng thừa thrombin, thời gian đông của mẫu huyết tương pha loãng sẽ tương quan trực tiếp với nồng độ fibrinogen. 2. Kết quả Tính nồng độ Fibrinogen dựa vào biểu đồ mẫu tự làm với huyết tương bình thường hoặc dựa vào biểu đồ chuẩn được cung cấp kèm theo lô thuốc thử. Nồng độ Fibrinogen bình thường: 200 - 400 mg/lít 3. Giải thích kết quả - Nồng độ Fibrinogen tăng trong các trường hợp bệnh tiểu đường, các hội chứng viêm, tình trạng béo phì. - Nồng độ Fibrinogen giảm trong các hội chứng đông máu nội mạch rải rác, hội chứng tiêu sợi huyết. 17
- 07/01/2016 XI. TIÊU CỤC ĐÔNG CỦA MÁU TOÀN PHẦN 1. Nguyên lý Đo thời gian tan của cục máu đông toàn phần là phương pháp đơn giản nhất để đo hoạt tính tiêu fibrin tổng quát. 2. Kết quả Bình thường cục đông của máu toàn phần tan hoàn toàn trên 72 giờ. Trong trường hợp tiêu fibrin cấp, thời gian này dưới 1 giờ, có khi máu không đông XII. THỜI GIAN TIÊU EUGLOBULIN (NGHIỆM PHÁP VON - KAULLA) 1. Nguyên lý Huyết tương được pha loãng rồi toan hoá nhằm tách euglobulin, đồng thời loại bỏ tất cả thành phần ức chế quá trình tiêu cục đông. Rồi sau đó cho euglobulin đông trở lại (như làm Howell) nhờ đó mà có thể theo dõi sự tiêu của euglobulin được dễ dàng hơn. 18
- 07/01/2016 2. Kết quả Ở người bình thường, thời gian tiêu euglobulin, từ khi đông đến khi tan phải từ 3 giờ trở lên. - Thời gian tiêu euglobulin kéo dài không có ý nghĩa bệnh lý - Biểu hiện tiêu fibrin khi thời gian tiêu euglobulin xảy ra trong vòng 1 giờ đầu, tuỳ mức độ: + 0 - 15 phút: Tiêu sợi huyết cấp + 15 - 30 phút: Tiêu sợi huyết trung bình (vừa) + 30 - 45 phút: Tiêu sợi huyết nhẹ + 45 - 60 phút: Tiêu sợi huyết thoáng qua 3. Ý nghĩa Đây là một XN cần thiết để: - Chẩn đoán tình trạng tiêu fibrin tiên phát hoặc thứ phát và phát hiện tình trạng tiêu fibrin tiềm tàng (nhất là trong xơ gan và trước khi mổ tim) - Theo dõi điều trị tiêu huyết khối 19
- 07/01/2016 XIII. NGHIỆM PHÁP RƯỢU (nghiệm pháp Ethanol) 1. Nguyên lý Các monomer của fibrin là những sản phẩm trung gian giữa fibrinogen và fibrin, nó là kết quả tác động phân huỷ của thrombin. Khi lượng thrombin thấp thì các monomer không đủ để trùng hợp tạo nên cục fibrin. Các fibrin monomer, fibrinogen và các sản phẩm thoái giáng tạo thành phức hợp hoà tan, những phức hợp này sẽ được phát hiện do bị gel hóa dưới tác dụng của rượu ethanol. 2. Kết quả Chất keo xuất hiện (kết quả dương tính) chứng tỏ có các phức hợp hoà tan trong mẫu nghiệm, bằng chứng của 1 tình trạng đông máu nội mạch rải rác (DIC). Tuy nhiên kết quả âm tính không loại trừ được chẩn đoán này. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Các xét nghiệm cầm máu - đông máu ứng dụng trong lâm sàng - BS. Phạm Quý Trọng
45 p | 626 | 84
-
CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM ĐÔNG CẦM MÁU HỢP LÝ
7 p | 414 | 80
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị rối loạn đông cầm máu - TS. Huỳnh Nghĩa
80 p | 328 | 62
-
Xét nghiệm máu (Kỳ 5)
5 p | 261 | 53
-
Bài giảng Xét nghiệm khảo sát đông cầm máu - TS . Huỳnh Nghĩa
84 p | 257 | 39
-
Hemophilia
5 p | 169 | 34
-
Bài giảng Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý - GS.TS.AHLĐ. Nguyễn Anh Trí
22 p | 228 | 32
-
Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing spondylítis) (Kỳ 4)
6 p | 144 | 27
-
BỆNH BẠI LIỆT ( Poliomyelitis ) (Kỳ 3)
6 p | 123 | 14
-
Viêm cột sống dính khớp – Phần 2
9 p | 96 | 9
-
XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
3 p | 101 | 6
-
Bệnh Học Thực Hành: CHOLESTEROL MÁU (Cao Chỉ Huyết Chứng – Hypercholesterolmia – Hypercholestérolémie)
20 p | 80 | 5
-
Bài giảng Nhận định kết quả xét nghiệm đông máu ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông - TS. Trần Thị Kiều My
38 p | 23 | 3
-
Bài giảng Tiếp cận hội chứng xuất huyết - ThS.BS Phan Nguyễn Liên Anh
21 p | 62 | 2
-
Bài giảng Hội chứng xuất huyết - TS. BS. Nguyễn Minh Tuấn
22 p | 8 | 1
-
Bài giảng Đông cầm máu
26 p | 1 | 0
-
Bài giảng Hội chứng xuất huyết ở trẻ em - PGS.TS. Trần Thị Mộng Hiệp
40 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn