intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đi tìm bản thể và nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng Phần 2.

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

127
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng “Quan hệ thông gia” giữa văn học và mạng không chỉ sáng tạo nên mô hình “đọc qua màn hình” hoàn toàn mới, tạo cho văn học một gương mặt “khác”, mà còn có hi vọng đóng hai vai “gợi mở” và “thức tỉnh”, khiến việc nhận thức các quan niệm văn học và xây dựng lại các giá trị trở thành mệnh danh văn hóa của thời đại số hóa, giúp sự “điều chỉnh lại văn học” đang ở trong tình trạng cũ mới đan xen có được niềm tin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đi tìm bản thể và nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng Phần 2.

  1. Đi tìm bản thể và nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng Phần 2
  2. 2. Nhận thức về ý nghĩa của văn học mạng “Quan hệ thông gia” giữa văn học và mạng không chỉ sáng tạo nên mô hình “đọc qua màn hình” hoàn toàn mới, tạo cho văn học một gương mặt “khác”, mà còn có hi vọng đóng hai vai “gợi mở” và “thức tỉnh”, khiến việc nhận thức các quan niệm văn học và xây dựng lại các giá trị trở thành mệnh danh văn hóa của thời đại số hóa, giúp sự “điều chỉnh lại văn học” đang ở trong tình trạng cũ mới đan xen có được niềm tin để xây dựng lại. Ý nghĩa đầu tiên của văn học mạng khi xuất hiện trên văn đàn nằm ở chỗ lấy sự ủng hộ về kĩ thuật dân chủ bình quyền để giải phóng quyền diễn ngôn văn học, thể hiện xu thế của văn học thời đại khoa học kĩ thuật cao quay về với ý thức thẩm mĩ dân gian. Các đặc tính tự do, đồng bộ, bình quyền, cộng hưởng, đi trước trong việc thiết lập cơ chế dân chủ trong nghệ thuật, câu chuyện thần thoại “dân chủ khi online” đã củng cố lập trường dân gian của việc viết trên mạng, kích thích ước mơ văn học và lòng nhiệt tình mà công chúng xã hội dành cho nghệ thuật, giúp văn học thực hiện quyền diễn ngôn quay về với dân gian trong sự phân quyền diễn ngôn trung tâm và mô hình phân công quyền cấp. Mạng Internet là một không gian văn hóa có độ bao quát lớn, bằng kỹ thuật của mình, nó coi tất cả mọi người lên mạng đều là người dân bình thường, điều này đã khiến ý thức thẩm mĩ của những người nằm ở ven rìa của văn học có được cơ hội để được biểu đạt tự do. Quyền diễn ngôn văn học lại một lần nữa được mở ra cho công chúng xã hội, giúp diễn ngôn dân gian được cộng hưởng một sân đối thoại Internet bằng phương thức “tung ra rộng rãi” hết sức thoải mái, xây dựng lại nền “văn học dân gian mới” cho thời đại phương tiện truyền thông thứ tư, cập nhật xã hội học văn học trong thời đại số hóa bằng bức tranh văn học bình dân hóa. Internet là một thế giới hư ảo phản trung tâm hóa, phi tập trung quyền lực, nó coi thường quyền uy, xóa bỏ đẳng cấp, từ chối những tình cảm anh hùng và thế lớn át người, bất luận quan to kẻ giàu hay người dân bình
  3. thường, trên đó tất cả đều là dân mạng bình đẳng như nhau, chính vì vậy hoạt động viết trên mạng thường viết về những sự kiện đời thường bằng tư thái bình dân, tâm trạng bình thường, viết bằng một thái độ và ngôn ngữ đại chúng hóa, cuộc sống hóa, phàm tục hóa, thể hiện những cảm nhận cuộc sống chân thực nhất của người bình thường, thể hiện những tình cảm thân thiết đời thường. Và thế là, tôn sùng cái bình thường chứ không sùng bái cái cao xa, cởi mở lòng mình chứ không che giấu dục vọng, giả tạo làm bộ nhường chỗ cho chân thực thẳng thắn, tất cả những điều này đã trở thành mô thức đồng thuận hay gặp nhất trong hoạt động viết trên mạng. Chúng ta đều biết, gốc rễ của văn học nằm ở dân gian, thời sơ khai của văn học vốn thuộc về “văn hóa dân gian”. Những khẩn cầu về tinh thần sinh tồn cảm tính của con người thời viễn cổ là nền tảng khởi nguồn của văn nghệ. Thời đó, quyền diễn ngôn văn học thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội, mỗi người phát ngôn đều có thể trở thành nhà thơ và ca sĩ hát rong, cơ hội đồng đều và sự tự do trong sáng tác đã trở thành ngọn cờ nghệ thuật được giương cao trong thời đại đó. Tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc Kinh thi vốn thuộc văn học dân gian đã qua chọn lọc, chỉnh lí, trong đó có nhiều bài như Phạt đàn, Thạc thử, Thất nguyệt... đều có thể nhìn thấy hình ảnh văn học dân gian thời đó phổ cập hóa. Cùng với sự xuất hiện của quá trình phân công xã hội, song song với việc văn học vươn tới sự cao xa, tinh túy và đỉnh cao, văn học ngày càng tách rời cái thông tục, cái quần chúng và suy diễn tài nghệ biểu đạt thành quyền diễn ngôn văn học và sự lũng đoạn trong văn hóa, biến “nhiều tiếng hô hào” của văn học bình dân thành sự ngâm vịnh cá nhân và sự trao đổi ứng đáp giữa các văn nhân trong khoảng trời riêng của mình. Hình thái ý thức chủ lưu phú cho văn học trách nhiệm xã hội, đạo nghĩa văn nhân giao cho tác gia trọng trách thẩm mĩ, hoạt động sáng tác và thưởng thức văn học đã trở thành sự nghiệp của các tầng lớp trên trong xã hội và đặc quyền của số ít người, hai cửa ải “sáng tác” và “lưu truyền” đã khiến ý thức thẩm mĩ dân gian trong văn học ngày càng mờ nhạt, văn học chủ lưu trong xã hội ngày càng xa
  4. rời cơ thể mẹ là những cái thuộc về dân gian, dân chúng, phong tục tập quán, hoạt động văn học từ “nhiều tiếng hô hào” biến thành hoạt động giảng đạo và lắng nghe “anh viết tôi đọc”, từ đó hình thành nên tình trạng lũng đoạn quyền diễn ngôn văn học từ hàng nghìn năm nay. Sự xuất hiện của Internet đã nhanh chóng thay đổi nếp cũ viết lách là đặc quyền của tầng lớp trên (tầng lớp tinh anh) của xã hội. “Internet là mẹ của tất cả những cái bình đẳng nhất”(7). Không gian công cộng được xây dựng bởi quá trình truyền tải thông tin qua Internet “có thể trở thành một lãnh địa giao lưu tự do và nền tảng để thảo luận của người dân, mạng thông tin đã thực sự cấu thành nên một “trường điện tử”(8). Sự bình đẳng, đồng bộ và tính cộng hưởng của không gian Cyber (không gian điều khiển bằng điện tử - ND) số hóa đã mở ra quyền diễn ngôn cho công chúng bình thường, đặc biệt là những người nằm ngoài giới văn học, xác lập lại lập trường viết dân gian. Như thế, nữ thần văn học trước kia đứng ở vị trí cao vời vợi đã được mời xuống thần đàn, để quan niệm “trước mặt văn học mọi người đều bình đẳng” xây dựng nên “thân phận dân gian” và “ý thức bình quyền”, giúp văn học có thể quay về với ngôn ngữ mẹ đẻ dân gian, miêu tả bức tranh cuộc sống dân gian, thể hiện ý thức thẩm mĩ dân gian. Đương nhiên, hiện nay “dân gian mạng” về cơ bản vẫn là một kiểu “dân gian thành thị” và “dân gian tiểu tư” (Tiểu tư: chỉ những thanh niên trẻ tuổi có học vị, có điều kiện về kinh tế, biết hưởng thụ cuộc sống - ND), phần lớn các tác giả trên mạng đều đứng trong tầng lớp trí thức của thời đại mới hoặc giai cấp trung lưu, nhưng tâm trạng sáng tác của họ phần lớn đều giữ lập trường dân gian, không sợ “những tiếng nói đầu đường xó chợ”, “những lời bàn luận của những kẻ bất bình thường, những người cắt cỏ, đốn củi sống dưới đáy xã hội”, tự thỏa mãn với những lời đùa giỡn mắng chửi, tự hài lòng với những tác phẩm thông tục đời thường. Những sáng tác lướt dưới các đầu ngón tay không nằm ở việc có các tư tưởng sâu sắc như thế nào, có các tình tiết lãng mạn đến bao nhiêu, có câu chữ sắc bén như thế nào hoặc có trí tưởng tượng phong phú đến nhường nào, mà nằm ở lối viết giản dị về sự cảm nhận của m ình đối với cuộc
  5. sống, nằm ở tâm hồn chân thực biểu lộ trong từng câu chữ. Nhiều dân mạng bắt tay nhau đưa lối viết dân gian mới lên sân chơi Internet, khiến lối thể hiện tự ngã dân gian đã trở thành lập trường cơ bản của các sáng tác trên mạng, đây là một tiến bộ lớn của quan niệm văn học, cũng là một lần giải phóng lớn của sức sản xuất văn học. Ý nghĩa thứ hai của văn học mạng nằm ở chỗ, thể hiện tinh thần tự do nghệ thuật. Đúng như điều mà các nhà nghiên cứu đã nói, đặc điểm nổi bật nhất của lối viết qua mạng là sự tự do cao độ của nó: “nó không giống với lối viết truyền thống phải dựa vào việc xuất bản và phát hành của tác phẩm để thực hiện sự thừa nhận cuối cùng của xã hội, vì thế không những thoát được những khó khăn, trăn trở về tiền bạc và cơ sở vật chất, điều quan trọng hơn là vượt khỏi được sự can thiệp của hình thái ý thức và các chế độ thẩm tra, cộng thêm sự hư ảo và kín đáo của bút danh tác giả, khiến tác giả có thể thực sự thực hiện nguyện vọng nói hết mình”(9). Chúng ta đều biết, một đặc điểm nổi bật của mạng Internet là cung cấp cho dân mạng một sự tự do tối đa để biểu đạt tinh thần tự do trong một không gian hư ảo. Văn học vốn là đứa con của tinh thần tự do, nó bắt nguồn từ những khát vọng của nhân loại đối với lí tưởng tự do, thỏa mãn trí tưởng tượng của nhân loại về một thế giới tự do, đồng thời đúc tạo cho tinh thần nhân loại Utopia tự do bằng “sự an cư đầy chất thơ”. Sự xuất hiện của mạng Internet đã trang bị cho văn học động cơ tự do, giải phóng một vài yếu tố không tự do nào đó trong hoạt động nghệ thuật trước kia, chắp cho văn học đôi cánh tự do để văn học có thể thỏa sức tận hưởng tự do, càng tự do hơn trong việc thể hiện tinh thần tự do. Có thể nói, sở dĩ mạng tiếp nạp được văn học hoặc gọi là văn học tiến bước được vào mạng là ở chỗ chúng tồn tại một điểm tựa lô gíc đồng bộ và cộng hưởng: tự do. “Tự do” đã trở thành điểm kết hợp tuyệt vời nhất của văn học và mạng, đó là chất keo gắn kết nghệ thuật và khoa học kĩ thuật số, tính tự do của mạng và sự tự do nhân văn đã cung cấp cho nhân loại thêm một mảnh đất lí tưởng, mới mẻ, đặc biệt.
  6. Sự thể hiện tinh thần tự do của văn học mạng được tiến hành trong quá trình phá vỡ các lề thói văn học truyền thống. Ví dụ: 1) Tính phi công lợi của việc viết qua mạng đã hình thành nên sự tự do trong động cơ sáng tác. Dân mạng lên mạng viết phần lớn xuất phát từ tâm lí vui chơi, giãi bày nỗi lòng và giao lưu ước vọng, không màng tên tuổi trong giới văn chương, thu nhập bản quyền và địa vị xã hội, như thế khi viết có thể tự do tự tại, không có gì gò bó ràng buộc, tùy ý phát huy, thể hiện tâm tình “chân ngã” bằng tâm trạng “vô ngã”. Nhà văn Trương Kháng Kháng đã từng hình dung trạng thái này như sau: “bất luận cá to hay cá nhỏ đều tự do tung tăng bơi lội trong thế giới mạng, đặt câu hỏi và trả lời, đau khổ và vui sướng, tất cả đều diễn ra âm thầm, lặng lẽ. Người trên bờ không nghe thấy họ phát ngôn, lời họ nói ra là để cho chính họ và bạn bè nghe. Những âm thanh đó phát ra từ đáy lòng cô đơn, tĩnh lặng, trong không gian bao la tìm kiếm một tiếng vọng xa xôi. Nguyện ước ban đầu của người viết trên mạng có lẽ chỉ là vì muốn tâm sự, anh ấy (cô ấy) chỉ trung thành với những cảm nhận của cá nhân m ình, coi thường mọi sự mưu cầu về danh tiếng và ý đồ lợi ích – đây là điều quan trọng nhất và đáng quý nhất”(10). 2) Đặc điểm ẩn tên của hoạt động viết trên mạng đã đem đến sự tự do trong việc tạo các thân phận ảo, xóa bỏ cảm giác phải gánh vác trách nhiệm trong văn học. Internet đã phá bỏ hàng rào đẳng cấp thân phận của người sáng tác, chỉ cần muốn, bất k ì người nào đều có thể lên mạng viết và đăng tải các tác phẩm của m ình... 3) Kĩ thuật truyền của mạng đã cung cấp cho dân mạng sự tự do trong việc công bố, truyền tải tác phẩm, dùng sự “truyền tải không giấy” để tiến hành quá trình “truyền tải không trở ngại” cho văn học, giải quyết được vấn đề “xuất bản tác phẩm khó”. Khả năng mở rộng các nút thông tin của mạng Internet đã xóa bỏ những lo lắng về sự “xuất đầu lộ diện” của các thành quả sáng tác, rỡ bỏ những trở ngại về các giấy phép xem xét tư cách tác phẩm trước khi xuất bản, giúp các đối tượng văn học xuất thân từ dân gian đang ở trong thế yếu có được quyền bình đẳng để đăng tải tác phẩm. Kĩ thuật số đã thay thế nguyên tử bằng bit, thay thế trang sách bằng trang mạng, dùng các “đường truyền mềm” để xóa bỏ trọng lượng và thể tích của tác phẩm, đồng thời dùng phương thức mạng
  7. nhện bao phủ và vươn dài xúc giác để kéo đại dương văn học đến trước mắt mỗi độc giả, giúp mọi người có thể tận hưởng sắc xuân văn học qua màn hình nhỏ, đáp ứng đầy đủ sự mong đợi “được có mặt” của hàng trăm nghìn độc giả dành cho văn học, biến “bao công sức mỏi mắt tìm” thành “có dễ như trở lòng bàn tay”. 4) Đặc trưng trao đổi qua lại của mạng còn tạo cho văn học sự tự do trong giao lưu. Trên mạng, sự giao lưu giữa tác giả và độc giả, giữa độc giả và độc giả được diễn ra bình đẳng và nhanh chóng, tự do và rõ ràng, một tác phẩm sau khi lên mạng, lập tức có thể có được sự phản hồi của độc giả, không những có sự hiển thị về số lượng người truy cập, vị trí xếp hạng, mà còn có những lời bình luận chân thực, thẳng thắn, không hề giấu diếm hoặc những lời bình đặc sắc. Thế giới thần kỳ được tạo bởi các đầu ngón tay này có thể tóm bắt được tất cả mọi điều kì diệu, “độc giả ngầm ẩn” của văn học đã trực tiếp đi vào “phông tiếp nhận” của người lên mạng, “kết cấu vẫy gọi” của tác phẩm nhanh chóng kiểm chứng “tầm đón đợi” của người lên mạng, sự giao lưu qua lại giữa tác giả, độc giả, nhà phê bình và sự trao đổi thân phận đã cùng nhau tụ hội trên diễn đàn tự do có nhiều tiếng phát ngôn này. Ý nghĩa thứ ba của văn học mạng là phá bỏ thông lệ cũ từ nhiều phương diện khác nhau, cung cấp cho diễn tiến lịch sử của thể chế văn học một khả năng mới và sự lựa chọn mới. Do sự biến đổi của các phương tiện thông tin số hóa, văn học mạng bắt đầu tiến hành quá trình thay đổi kĩ thuật đối với thể chế văn học truyền thống, khiến mô hình văn học chính thống phải đối mặt với sự tháo bỏ, dùng một kĩ thuật và thủ pháp nghệ thuật khác để tiến hành cuộc “phẫu thuật online” cho văn học. Điều này đã yêu cầu chúng ta phải điều chỉnh phương thức nhận thức của mình đối với văn học, xem xét lại các thông lệ và quan niệm văn học vốn có. Điều này chủ yếu thể hiện trên bốn phương diện: Một là, công cụ truyền tải văn học từ các kí hiệu ngôn ngữ chuyển sang các kí hiệu số. Từ trước đến nay, văn học luôn được coi là “nghệ thuật của
  8. ngôn ngữ”, nhưng trong hoạt động viết trên mạng, quan niệm văn học được định luận từ xa xưa đó đã có sự thay đổi. Sau khi “lấy máy thay bút”, hoạt động viết trên mạng không còn dùng “bút mực giấy nghiên” để viết các nét ngang phẩy mác của từng con chữ, mà tiến hành thao tác trên bàn phím và con chuột để máy tính xử lý nét các bit và chuyển đổi mã, điều này đã khiến việc viết các con chữ gồm rất nhiều nét đó biến thành việc nhẹ nhàng nhập các ký hiệu trên bàn phím, có phần mềm sáng tác còn có thể tiến hành viết tự động bằng máy vi tính, sáng tạo và tư duy theo máy, giao phó mọi sự tưởng tượng nghệ thuật và thể hiện ngôn ngữ của tác giả cho máy vi tính hoàn thành. Không những thế, các bit với hệ cơ số hai có thể chuyển thành các ký tự, cũng có thể là tín hiệu hình ảnh hoặc âm thanh. Bởi vậy, tác phẩm mạng có thể bao gồm các ký tự, cũng có thể là sự kết hợp hữu cơ đa phương tiện giữa âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động, văn học lúc này đây đã giảm đi sự dựa dẫm vào công cụ ngôn ngữ đơn lẻ, không những phá vỡ được sự gò bó của “nghệ thuật ngôn ngữ”, mà còn thực hiện sự “đổi mới toàn diện” cho sự tồn tại của bản thể. Hai là hình thái tác phẩm từ “đường truyền cứng” chuyển sang “đường truyền mềm”. Hoạt động viết lách, in ấn các tác phẩm văn học truyền thống được xuất hiện dưới hình thức đường truyền cứng là sách vở, tạp chí, báo in..., đó là sự tồn tại mang tính vật chất có thể tích và trọng lượng; còn văn học mạng lại tồn tại trong máy vi tính dưới hình thức đường truyền mềm điện tử hóa, truyền trên Internet. “So với bút, máy đánh chữ hoặc máy in, máy vi tính đã khiến dấu vết viết lách của nó mất đi tính vật chất”(11). Các tác phẩm mạng dùng “bit” để thay thế “nguyên tử”, dùng “thông tin” để thay thế “vật chất”, dùng “con chữ trong không trung” để thay thế “cuốn sách trong bàn tay”, đây chính là “đảo lộn quan niệm mong đợi của chủ thể đối với thế giới theo mô hình Descartes, tức thế giới được tổ thành bởi rất nhiều vật thể phong phú, sự tồn tại của chúng hoàn toàn khác với sự tồn tại của tinh thần”.
  9. Ba là sự phân hóa loại hình văn học và sự mơ hồ trong ranh giới văn học. Trong hoạt động viết trên mạng, ranh giới giữa ghi chép thực và hư cấu, giữa sáng tác văn học và những ghi chép thực về cuộc sống, giữa văn học và phi văn học đang dần dần được xóa mờ, như Kim Châu Đại Liên không có nước mắt của Lão Dung (Vương Tuấn Đào) đã từng gây tiếng vang lớn trên khắp các trang mạng văn học, nhưng nó không thể coi là sáng tác văn học. Phương pháp truyền thống chia thể loại văn học thành bốn thể loại: thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch, hoặc phương pháp chia thể loại văn học thành hai thể loại của Trung Quốc cổ đại (văn vần và văn xuôi), hay phương pháp phân chia thành ba thể loại của văn loại truyền thống phương Tây (tự sự, trữ tình và kịch) đều đã trở nên mơ hồ hoặc bị mờ nhạt. Tiểu thuyết Hoa hồng trong gió của tác giả được mọi người trong các phòng chat trên mạng lắp ghép mà thành, giống tiểu thuyết và càng giống tản văn hơn. Trong các phần miêu tả của tác phẩm Ha ha, đại học của Lí Trăn liên tục xuất hiện các hình ảnh động Flash đa phương tiện; các tác phẩm như từ A đến Z, Gần thì bất kính, xa thì lại oán viết xen lẫn cả tiếng Trung và tiếng Anh, giống như cuộc thử nghiệm “viết bằng song ngữ”; tác phẩm Hài quảng cáo Kim Dung trong năm đã viết thành kịch bản quảng cáo truyền hình hết sức sinh động; thậm chí còn có thể cải biên các tác phẩm văn học thành trò chơi điện tử (như Kéo co,Nhà thơ hành động)... Do tính chân thực của nội dung và sự nhiệt tình tham gia của người lên mạng ngày một tăng, một số thể văn mới trên mạng như “thể chat” (sáng tác dưới hình thức chat) , thể “liên khúc” (nhiều người cùng một lúc tham gia sáng tác một tác phẩm), “thể lắp ghép”, “thể” đang không ngừng xuất hiện, thông qua sự sàng lọc, lựa chọn của văn đàn, mong được chấp nhận như các thể văn thường gặp khác. Bốn là sự thay đổi căn bản của phương thức truyền bá văn học. Như con đường thưởng thức đã chuyển từ “đẩy” sang “kéo”. Trước kia mối quan hệ giữa truyền bá và tiếp nhận là tác động (đẩy) và chịu tác động, người tiếp nhận thưởng thức cái gì được quyết định bởi quá trình “tác động – chịu tác động” đơn tuyến. Quan hệ giữa truyền bá và tiếp nhận trong văn học mạng là sự tác động
  10. qua lại mang tính năng động (kéo), chỉ cần rê chuột là dân mạng có thể thực hiện được mong muốn “nghĩ đến là nhìn thấy, nhìn thấy là lấy được”, hoàn toàn nắm quyền chủ động trong tay. Negroponte (Nhà khoa học nghiên cứu máy vi tính của Mỹ) nói: “số hóa sẽ làm thay đổi bản chất của các phương tiện truyền thông đại chúng, quá trình “đẩy” (pushing) bit cho mọi người sẽ biến thành quá trình cho phép mọi người (hoặc máy tính của họ) “kéo” (pulling) ra các bit mà họ muốn lấy”(12). Sự lựa chọn này của dân mạng văn học về mặt khách quan đã xóa bỏ vị trí trung tâm của người thực hiện tác động trong tác phẩm, cũng làm thay đổi phương thức truyền bá văn học. Đồng thời, các thông tin bit không có thể tích và trọng lượng có thể vận hành bằng tốc độ ánh sáng, có thể giúp phương thức truyền bá văn học trở nên nhanh chóng, thần tốc, nó có thể nén lịch sử thành “một hiện tại không có sự khác biệt về thời đại”, đồng thời có thể “biến tất cả mọi khu vực và mọi thời đại thành khu vực này và giây phút này”(13), như thế, văn học mạng đã phá vỡ hàng rào truyền bá truyền thống của văn học trên cả ba phương diện “vật chất, thời gian, không gian”, tiến hành cuộc cách mạng căn bản đối với phương thức truyền bá văn học./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2