intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DỊ ỨNG THUỐC (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

141
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1. Danh pháp . Nhiếm độc dị ứng thuốc ( Toxiderrmie ). Dị ứng thuốc ( Allergie cutanée de medicamenteuse) Phản ứng thuốc ( Adverse cutaneous drug reaction - ACDRS). 1.2.Tình hình: Phản ứng thuốc khá thường gặp chiếm khoảng 2-3 % số bệnh nhân điều trị nôi trú. Nếu tính toàn bộ các biến chứng do thuốc điều trị ở bệnh nhân nội trú tỉ lệ lên tới 19 %. Phần lớn các phản ứng thuốc là nhẹ kèm theo có chứng ngứa và khỏi sau khi ngừng uống thuốc đã gây nên tình trạng dị ứng. Tuy nhiên một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DỊ ỨNG THUỐC (Kỳ 1)

  1. DỊ ỨNG THUỐC (Kỳ 1) BsCK2 Bùi Khánh Duy. 1. Đại cương. 1.1. Danh pháp . Nhiếm độc dị ứng thuốc ( Toxiderrmie ). Dị ứng thuốc ( Allergie cutanée de medicamenteuse) Phản ứng thuốc ( Adverse cutaneous drug reaction - ACDRS). 1.2.Tình hình: Phản ứng thuốc khá thường gặp chiếm khoảng 2-3 % số bệnh nhân điều trị nôi trú. Nếu tính toàn bộ các biến chứng do thuốc điều trị ở bệnh nhân nội trú tỉ lệ lên tới 19 %. Phần lớn các phản ứng thuốc là nhẹ kèm theo có chứng ngứa và khỏi sau khi ngừng uống thuốc đã gây nên tình trạng dị ứng. Tuy nhiên một số trường hợp dị ứng thuốc nặng đe doạ tính mạng người bệnh. Dị ứng thuốc có thể gây nên do dùng thuốc đường toàn thân ( tiêm, uống ) hoặc tại chỗ ( bôi, giỏ thuốc). 2. Phân loại :
  2. 2.1. Típ I : phản ứng miễn dịch kiểu trung gian IgE ( Immediate type immunologic reactions - IgE mediated ). - Thường xảy ra do thuốc ( dị ứng nguyên ) dùng đường tiêm ( tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp). - Thời gian xảy ra đột ngột khi đang tiêm, vừa dừng mũi tiêm hay trong vòng một vài phút. - Biểu hiện bằng nổi ban mề đay ( urticaria) hoặc phù mạch ( Angioedema) ở da và niêm mạc và các cơ quan khác, hoặc " cơn hen thuốc" co thắt phế quản , khó thở hoặc nặng hơn nữa là choáng phản vệ ( anaphylactic shock ) với các biểu hiện như tụt huyết áp , da lạnh tái , vã mồ hôi, tim nhanh nhỏ, co thắt phế quản, ngẹt thở, ngất hôn mê... có thể dẫn tới tử vong. - Cơ chế : ở người đã có mẫn cảm với kháng nguyên hình thành IgE cố định trên bề mặt tế bào mastocytes và basophils, khi kháng nguyên vào lần 2 xảy ra phản ứng kết hợp KN- KT làm vỡ tế bào Mast giải phóng histamine và một số chất trung gian hoá học như acetylcholin, Serotonin , bradikinin SRS.A.... mà bệnh cảnh chủ yếu là tự nhiễm độc histamine. - Thường do các thuốc trên như Penixilin, Streptomycin, Novocain, huyết thanh dị loại...
  3. 2.2. Típ II : phản ứng độc tế bào ( cytotoxic reactions ) . Thuốc hoặc chất hoá giáng của thuốc coi như là kháng nguyên kết hợp với kháng thể độc tế bào (cytotoxic antibody ) dẫn đến tiêu huỷ các tế bào như tiểu cầu gây xuất huyết, hạ tiểu cầu hoặc hạ bạch cầu. Các thuốc gây nên loại này như Penicillin. cephalosporin, Sulfonamides , rifampin, quinine, salicylamide, isoniazid, chlorpromazine. 2.3. Típ III: bệnh huyết thanh ( Serum Sickness) viêm mao mạch do thuốc (Drung - induced vasculitis). - Kháng thể là IgG hoặc ít hơn là IgM được hình thành chống lại thuốc với sự tham gia hoạt hoá của bổ thể , phức hợp miễn dịch lắng đọng ở thành mạch máu nhỏ gây viêm mao mạch ( Vasculitis) nội mạc mạch máu bị tổn thương, kết dính tiểu cầu gây tắc nghẽn, thiếu máu, hoại tử tổ chức. - Thường xảy ra trong vòng 5- 7 ngày sau khi dùng thuốc (Sulfamid , Penicllin, Streptomycin, PAS ...). - Biểu hiện bằng viêm mao mạch , tổn thương dạng mề đay, viêm khớp, viêm thận, viêm phế nang , thiếu máu tan huyết, mất bạch cầu hạt, viêm đa dây thần kinh, viêm cơ tim, sốt, nổi ban viêm mao mạch. 2.4. Típ IV : phản ứng ngoai ban dạng sởi ( Morbiliform). Phản ứng miễn dịch trung gian tế bào ( cell mediated inmune reaction), kiểu quá cảm trì hoãn các
  4. lympho bào mẫn cảm phản ứng với thuốc giải phóng ra các cytokines gây nên một đáp ứng viêm da. Viêm da tiếp xúc kể cả ban đỏ nhiễm sắc cố định thuộc loại này. 2. 5.Phân loại các hình thái lâm sàng dị ứng thuốc theo cơ chế phản ứng miễn dịch tăng mẫn cảm : - Phản ứng ngoại ban ( Exanthematous) type IV, III ? - Ban mề đay, phù mạch type I, type III. - Ban đỏ nhiễm sắc cố định type III ? , IV ? - Ban mụn nước , bọng nước type IV ? - Hội chứng Stevens johnson type III , type IV ? - Viêm mao mạch ( vasculitis ) type III . - Ban dạng lichen type IV . - Phản ứng quang dị ứng ( photoallergic) type IV. 3. Cần phân biệt dị ứng thuốc với các ban do thuốc không có cơ chế miễn dịch sau :
  5. 3.1. Đặc ứng ( idiosyncrasy ) phản ứng khi dùng thuốc ( dù với liều nhỏ ) xảy ra do thiếu hụt men do di truyền. 3.2. Nhiếm độc do dùng thuốc lâu dài gây tích luỹ thuốc như một số thuốc có chứa Hg, Arsen, vàng, belladon, Strycnin. 3.3. Trạng thái không dung nạp ( intolerance) Phản ứng bất thường khi dùng thuốc có tính chất cá thể. 3.4. Kích ứng với thuốc bôi tại chỗ . 3.5. Cơ chế không rõ. 3.6. Hiện tượng Heixheimer: xảy ra khi điều trị đặc hiệu bệnh nhiễm khuẩn (giang mai, thương hàn ) bệnh vượng, sốt cao, thương tổn da nặng hơn... cho đây là một hiện tượng " dạng phản vệ" do vi khuẩn bị tiêu diệt giải phóng nội độc tố ? 3.7. Giải phóng histamine : một số thuốc ( quinin, polymixin, tetracyclin...) gây giải phóng histamin, từ đó tác động lên cơ thể. 4.Danh mục các thuốc gây dị ứng: - Protein huyết thanh, vacxin, tinh chất cơ quan. - Kháng sinh Penĩxilin, Cephalosporin, Streptromycin,Kanamycin, womycin, Tetracyclin, Erythromycin.
  6. Các Sulphamides ( như Biseptol….) - Các thuốc chống lao : Riphamycin, Ethambutol, PAS. - Thuốc gây tê : Novocain, Lidocain. Thuốc giảm đau, hạ sốt: Aspirin, Paracetamol, Pyrazolon, (phemylbutazon, Antipyrin), Diclofenac…. - Thuốc chống sốt rét: - Thuốc chống đông Heparin - Thuốc thần kinh tâm thần: Gardenal, Chlorpromazin - Iodures và các thuốc cản quang có iốt - Các thuốc kim khí nặng : muối vàng , Bismuth, thuỷ ngân. - Các vitamin B1 , B6 , PP. Chú ý: - Thuốc nào cũng có thể có khả năng gây dị ứng. - Các lần trước dùng thuốc không có hiện tượng gì nhưng những lần sau có thể lại bị dị ứng .
  7. - Ngoài đường dùng thuốc tiêm, uống cần chú ý các thuốc bôi ngoài da, thuốc xông hít, nhỏ mắt cũng gây dị ứng, và dễ bị bỏ sót khi chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2