Địa Nhiệt
lượt xem 55
download
Điện địa nhiệt được sản xuất tại 30 quốc gia trên thế giới .Nếu tính cả việc sử dụng trực tiếp, năng lượng địa nhiệt được sử dụng trên 70 quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Địa Nhiệt
- Địa Nhiệt : Trữ lượng điện địa nhiệt toàn cầu : Đường đỏ là trữ lượng lắp đặt Đường xanh là sản lượng thực tế . Điện địa nhiệt được sản xuất tại 30 quốc gia trên thế giới .Nếu tính cả việc sử dụng trực tiếp, năng lượng địa nhiệt được sử dụng trên 70 quốc gia. Đặc điểm Kĩ Thuật của Nhà Máy • Địa nhiệt là loại năng lượng từ nguồn nhiệt tự nhiên trong lòng đất. - Càng vào sâu tâm trái đất nhiệt độ càng cao. Lớp bề mặt ngoài cùng Trái Đất có nhiệt độ trung bình là 15 độ C, dưới độ sâu khoảng 2.900 km nhiệt độ trung bình là 540 độ C và nhiệt tăng dần khi vào tâm, nóng đến khoảng 7.000 độ C. Nguồn nhiệt tự nhiên này được lấy bằng cách khoan sâu xuống lòng đất và đưa lên mặt đất dưới dạng hơi nóng hoặc nước nóng.Độ biến thiên địa nhiệt trong lỗ khoan vào khoảng 1oC/36 mét. Người ta có thể khoan các giếng xuống các bể địa nhiệt để hút hơi nước hoặc nước nóng cho việc vận hành turbine trên mặt đất, một cách tr ực tiếp hoặc gián tiếp để sản xuất điện năng Các nhà máy địa nhiệt có giới hạn công suất từ 100 kW cho đến 100 MW, phụ thuộc - vào nguồn năng lượng vào nhu cầu điện năng. Các nhà máy địa nhiệt điện chỉ lấy nhiệt lượng từ trái đất chứ không đốt nhiên liệu - nên sạch hơn các nhà máy điện dùng công nghệ khác rất nhiều. Sơ đồ khối •
- Bộ trao đổi nhiệt Nguyên lý hoạt động của các nhà máy điện địa nhiệt : Hiện nay có 3 loại sơ đồ sản xuất điện năng sử dụng nguồn địa nhiệt .Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất của bể địa nhiệt
- Trong sơ đồ trực tiếp, sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao (>2350C) và một ít nước nóng từ bể địa nhiệt. Hơi nước sẽ được dẫn vào thẳng turbine qua ống dẫn đ ể quay máy phát điện. Đây là dạng kỹ thuật cổ điển nhất và được sử dụng ở nhà máy địa nhiệt đầu tiên trên thế giới tại Lardarello, Ý (1904). Dạng kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay ,nhà máy sử dụng nước nóng ở áp suất cao (>1820C) từ bể địa nhiệt. Nước nóng ở nhiệt độ cao này tự phụt lên bề mặt thông qua giếng do chính áp suất của chúng. Trong quá trình nước nóng đ ược bơm vào máy phát điện, áp suất của nước giảm rất nhanh khi phụt lên gần mặt đất. Chính sự giảm áp này khiến nước nóng bốc hơi hoàn toàn và hơi nước sinh ra sẽ làm quay turbine phát điện. Lượng nước nóng không bốc thành hơi sẽ được bơm xuống trở lại bể địa nhiệt thông qua giếng bơm xuyên
- Trong sơ đồ gián tiếp, hơi nước địa nhiệt được làm tăng độ nóng lên trên 182OC. Hơi nước được dồn vào buồng bay hơi để giảm áp lực, do vậy một phần dung dịch được biến thành hơi nước. Hơi nước sẽ làm quay tuốc bin. Nếu trong bình chứa còn dư chất lỏng, nó có thể được đưa vào bình bay hơi để tăng thêm công suất. Đánh giá • • Hiệu suất Do các nhà máy năng lượng địa nhiệt không dựa trên các nguồn năng lượng không - liên tục, không giống với tuốc bin gió hoặc tấm năng lượng mặt trời, nên hệ số năng suất của nó có thể khá lớn và người ta đã chứng minh là đạt đến 90%. Do không phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu, địa nhiệt cũng có hệ số - công suất rất cao, nguồn địa nhiệt luôn sẵn sàng 24h/ngày, 7 ngày trong tuần. • Chi phí nhiên liệu Năng lượng địa nhiệt không cần nhiên liệu và cũng không phụ thuộc vào giá cả - nhiên liệu • Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư ban đầu cao. - Chi phí cho một nhà máy điện địa nhiệt phải kể đến các chi phí chính nh ư chi phí - khoan giếng và thăm dò các nguồn dưới sâu vì chúng chứa đựng nhiều rủi ro về mặt tài chính rất cao. Hiện tại, chi phí xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và các giếng chiếm khoảng 2- - 5 triệu € (Euro)/1MW công suất thiết kế, trong khi chi phí vận hành chiếm khoảng 0.04-0.10€/1kWh.
- • Khả năng kích hoạt Các nhà máy điện địa nhiệt cho đến gần đây được xây dựng trên rìa của các mảng - kiến tạo, nơi mà có nguồn địa nhiệt nhiệt độ cao nằm gần mặt đất. Sự phát triển của các nhà máy điện tuần hoàn kép và sự tiến bộ của kỹ thuật khoan giếng cũng như kỹ thuật tach nhiệt đã mở ra một hy vọng rằng chúng sẽ là một nguồn phát điện trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy sản xuất điện từ lòng đất có thể áp dụng trên diện rộng chứ - không chỉ trên quy mô nhỏ như suy nghĩ thông thường trước đây Cho đến nay, hơn 30 quốc gia trên thế giới đã khai thác tổng cộng 12.000 MW đ ịa - nhiệt cho các ứng dụng trực tiếp và sản xuất hơn 8.000 MW điện.. Lượng điện này đang tăng hàng năm khoảng 3% cùng với sự gia tăng số lượng các nhà máy cũng như nâng cao hệ số năng suất Dẫn chứng : nhà máy địa nhiệt điện ở Iceland Tại Iceland đã thực hiện một lỗ khoan địa nhiệt sâu 3.000 mét tại vùng núi l ửa đ ể - chuẩn bị cho dự án khai thác địa nhiệt dùng để sản xuất điện thân thiện với môi trường. - Từ lỗ khoan sâu hai dặm gần núi lửa Krafla sẽ khai thác nước siêu lỏng (là trạng thái xóa nhòa ranh giới giữa pha lỏng và hơi). Nếu được sử dụng đ ể phát điện thì Iceland sẽ tăng gấp 10 lần năng lượng khai thác từ lòng đất. - Với tổng vốn đầu tư khoảng 22 tỉ USD, thực hiện trong 10 năm, dự án đầy tham vọng của Iceland ngay từ cuối năm 2009 đã bắt đầu khai thác nguồn nước địa nhiệt siêu lỏng. Các chuyên gia đặt cược cho sự thành công của dự án là 50/50. Nếu thành công, sẽ cho ra một sản lượng điện bằng một nhà máy điện nguyên tử cỡ vừa. - Hiện tại, Iceland mới chỉ sử dụng khoảng 20% tiềm năng địa nhiệt đang có. Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng địa nhiệt bằng phương pháp thông thường thì hàng năm sẽ cho ra sản lượng khoảng 20 tỉ W/giờ, tương đương với sản lượng của 3 lò phản ứng hạt nhân.Iceland bắt đầu khai thác năng lượng địa nhiệt từ đầu thế kỷ 20. Trên hòn đảo này hiện đang hoạt động 5 nhà máy địa nhiệt điện với tổng công suất khoảng 420 MW, bằng 26,5% tổng năng lượng điện trong cả nước. Tại Việt Nam, địa nhiệt hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, với các khai triển nhà máy địa nhiệt điện đầu tiên tại Hội Văn (Bình Định). Trong các phương án phụ tải cơ sở và phụ tải cao trongkhuôn khổ kế hoạch phát triển nguồn điện giai đoạn từ nay đến 2020, tổng công suất lắp đặt địa nhiệt điện ở Việt Nam được ước tính là 100 MW, chiểm 0,3% tổng công suất lắp đặt chung.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Giảng Năng lượng tái tạo - GV. Lê Phương Trường
164 p | 1241 | 521
-
ĐỊA NHIỆT TẦNG NÔNG – NGUỒN NĂNG LƯỢNG PHONG PHÚ
7 p | 752 | 212
-
BÁO CÁO SƠ LƯỢC VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
5 p | 702 | 154
-
NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
17 p | 376 | 96
-
Năng lượng tái tạo (Phần 1) - Chương 6: Năng lượng địa nhiệt
0 p | 333 | 85
-
Tổng quan về năng lượng địa nhiệt
4 p | 348 | 85
-
Địa nhiệt - nguồn năng lượng còn bỏ phí
3 p | 150 | 34
-
Nghiên cứu hệ thống cung cấp nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời có trữ nhiệt
7 p | 152 | 23
-
Điện địa nhiệt - nguồn năng lượng vô tận
3 p | 97 | 21
-
Năng lượng địa nhiệt: Vai trò và tác động đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam
8 p | 32 | 7
-
Áp dụng phương pháp khảo sát mẫu đáy biển nghiên cứu đặc điểm hệ thống dầu khí khu vực nước sâu xa bờ, bể Phú Khánh, Biển Đông, Việt Nam
9 p | 57 | 6
-
Giáo trình Năng lượng và quản lý năng lượng: Phần 2
110 p | 9 | 6
-
Sử dụng tài liệu địa chấn và giếng khoan để dự báo áp suất thành hệ trước khi khoan: Nghiên cứu cụ thể tại một số giếng khoan bể Cửu Long và bể sông Hồng
8 p | 15 | 5
-
Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam: Số 14/2017
33 p | 52 | 4
-
Bài giảng Cơ sở nguồn và công nghệ năng lượng: Chương 9 - PGS. TS. Phạm Hoàng Lương
53 p | 5 | 3
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch khoan đến sự phân bố ứng suất của đá khô-nóng xung quanh giếng khoan ở tầng địa chất sâu
7 p | 6 | 2
-
Nhận dạng trực tuyến quá trình nhiệt điện hệ SISO cấu trúc tầng
9 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn