intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TIM (PHẦN 1)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1.613
lượt xem
283
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Bình thường: phóng dòng điện 1 mV vào máy, vặn nút điều chỉnh sao cho mỗi lần ấn nút phóng điện, đường đẳng điện vọt lên & dừng đúng vị trí cao 1cm, buông nút ra, nó hạ xuống đúng đường đẳng điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TIM (PHẦN 1)

  1. ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC BƯỚC ĐỌC ĐIỆN TIM (PHẦN 1) I. Bước 1- Kỹ thuật: Gồm 5 bước nhỏ: 1. Test mV: - Bình thường: phóng dòng điện 1 mV vào máy, vặn nút điều chỉnh sao cho mỗi lần ấn nút phóng điện, đường đẳng điện vọt lên & dừng đúng vị trí cao 1cm, buông nút ra, nó hạ xuống đúng đường đẳng điện. - Nhảy quá đà( overshoot): do dây thạch anh bị chùng hoặc bộ phận đệm( amortisseur) vặn quá lỏng khiến dây nảy quá đà, đường đẳng điện vọt lên & hạ xuống quá mức. - Overdamping: do bộ phận đệm vặn chặt hoặc tăng sức cản ở da( ví dụ điện cực khô vì quên hoặc bôi ít gel dẫn điện). - Những bất thường khác: do tiếp xúc không tốt, điện cực buộc lỏng, chỗ nối dây dẫn với điện cực không chặt, phòng ẩm, cách điện không tốt… 2. Tiêu chuẩn điện thế - Bình thường:phóng dòng điện 1mV, đường biểu diễn cao 1cm. - Khi sóng quá thấp:ghi 2N, ứng với dòng điện 1mV, đường biểu diễn cao 2cm. - Khi sóng quá cao: đường biểu diễn vượt khổ giấy, ghi 1/2N, ứng với dòng điện 1mV, đường biểu diễn cao 0,5cm. 3. Tiêu chuẩn thời gian - Bình thường:tốc độ vặn giấy chạy là 25mm / giây, và 1 ô rộng 1mm ứng với 0,04 giây. - Khi nhịp tim quá nhanh hoặc muốn sóng rộng ra:cho giấy chạy nhanh 50 – 100 mm/giây. 4. Artifact:
  2. Do đó, cần chú thích vào giấy điện tim nếu bệnh nhân có các tình trạng này. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến đường biểu diễn: - Chưa chùi sạch bã nhờn trên da bệnh nhân tại điểm đặt điện cực. - Bội chất dẫn điện( nứơc muối, gel…) quá rộng làm mất sự khu trú chính xác. - Điện cực đặt trên xương nên dẫn điện kém. - Điện cực buộc lỏng nên cũng dẫn điện kém. 5. Mắc đúng điện cực- Quy luật Einthoven: tổng đại số biên độ điện thế II = I + III ( điều kiện máy ghi đồng thời 3 chuyển đạo). - Nếu DI có tất cả các sóng đều âm: nhiều khả năng mắc lộn điện cực 2 tay. II. BƯỚC 2 –TRỤC ĐIỆN TIM 1. Cách đọc giấy - Mỗi ô nhỏ: rộng 0,04 giây, cao 1mm ứng với 0,1 mV. - 5 ô nhỏ hợp thành 1 ô lớn: rộng 0,2 giây, cao 5mm. - Cứ 5 ô lớn có 1 vạch đứng: làm mốc 1 giây. 2. Cách đo sóng - Đo biên độ:lấy từ bờ trên đường đẳng điện ( đường ngang qua đoạn PR). Sóng dương nằm phía trên đường đẳng điện & ngược lại.
  3. Dùng tổng đại số để tính biên độ sóng. - Đo thời gian: chọn những điểm ở phía mà đường đẳng điện tiếp với sóng tạo hình lồi. 3.Lục trục Bailey:
  4. - Do 6 chuyển đạo ngoại biên: DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF cùng biểu thị trên 1 vòng tròn, tạo 12 múi bằng nhau có góc 30o. - DII, DIII, aVF có chiều dương ở nữa dưới vòng tròn. aVR, aVL, aVF có chiều dương ly tâm , cách nhau 1 góc 120o - Góc giữa DI, DII = góc giữa DII, DIII = 60o - Các góc nằm 1/2 trên của vòng tròn có độ âm & ngược lại. Ví dụ góc giữa aVR, aVL = -120o . - DI và aVF chia vòng tròn thành 4 múi ứng với 4 vùng của trục điện tim.
  5. ¼ trên trái: trục bất định. ¼ trên phải: trục lệch trái. ¼ dưới trái: trục lệch phải. ¼ dưới phải: trục trung gian. 4. Tính trục điện tim - Cách tính kinh điển: + Dùng 2 trong 3 chuyển đạo DI, DII, DIII. Ví dụ chọn DI, DIII . Đo biên độ mỗi sóng của phức bộ QRS ở chuyển đạo sử dụng , đơn vị là mm, trị số dương nếu sóng dương và ngược lại. + Tính tổng đại số biên độ phức bộ QRS ở mỗi chuyển đạo, lắp vào trục, vẽ được vectơ I & III. + Vẽ 2 đường vuông góc 2 vectơ trên, giao nhau tại M. OM là trục điện tim. - Quy luật vuông góc: DI vuông góc aVF. DII vuông góc aVL. DIII vuông góc aVR. - Quy luật triệt tiêu: + Tìm chuyển đạo triệt tiêu là chuyển đạo có tổng đại số biên độ bằng không, hoặc gần bằng không, hoặc có biên độ nhỏ nhất, hoặc có sóng dương bằng sóng âm. + Trục trùng với chuyển đạo vuông góc chuyển đạo triệt tiêu, dương hay âm tùy chuyển đạo vuông góc dương hay âm & ngược lại. + Ví dụ tổng đại số DIII = 0, aVR âm, trục QRS = 30o - Quy luật đường phân giác: + Tìm 2 chuyển đạo có tổng đại số biên độ bằng nhau. Trục trùng với đường phân giác của góc giữa 2 chuyển đạo đó. + Ví dụ DII = DIII trục 90o
  6. - Blốc nhánh (P): đo biên độ sóng trong ½ thời gian đầu của phức bộ QRS( ½ sau do hoạt hoá chậm thất (P)). - Trụcsóng P: cách tính tương tự trục QRS. Bình thường 0 - 90o - Trục sóng T: cách tính tương tự trục QRS. Bình thường 0 - 90o. Góc ( giữa 2 vectơ) QRS – T: Bình thường < 50 o . Lớn hơn trong bệnh lý cơ tim. Ví dụ trục QRS -10o, trục T 30o, góc QRS-T = 40o 5. Vị thế tim - Trên mặt phẳng trán: ( frontal plane) ( rotation on the AP axis)tính theo độ hoặc các chuyển đạo đơn cực chi có hình ảnh giống V1, V6 Trục đứng / vertical: aVF # V6 aVL # V1 >75độ Trục ngang / horizontal: aVF # V1 aVL # V6 0 -> -30độ Trục trung gian 30độ Bán đứng 60độ Bán ngang 0độ TIM NẰM NGANG:Phức bộ thượng mạc thất (T) (P dương, qR, T dương) ở aVL (V6) Phức bộ thượng mạc thất (T) (P dương, rS, T dương) ở aVF (V1) Phức bộ xoang (T) (P âm, rS, T âm) ở aVR. Trục tim -200
  7. TIM VỊ TRÍ TRUNG GIAN: - Phức bộ thượng mạc thất trái ở cả aVL và aVF (V6). Phức bộ xoang thất (P) hay (T) ở aVR - + 300.Vectơ QRS qua trái, xuống dưới. aVL và aVF có QRS dương giống nhau, aVR có QRS âm≈Trục QRS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2