intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị bằng châm cứu

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bệnh thận suy già sớm, có 2 đường kinh thường bị nặng nhất là thận kinh và tâm kinh, sau đó mới đến các kinh phế, can, tỳ. Kinh nào bệnh thì huyệt chẩn đoán của nó trở nên đau nhói khi ta dùng đầu ngón tay ấn vào. Bạn đừng ngạc nhiên khi bác sĩ ấn vào: - Hai huyệt thận du, chí thất ở vùng thắt lưng để xem thận kinh có bệnh hay không. Thận du là huyệt nằm dưới gai ngang đốt sống thắt lưng thứ 2, từ đường giữa cột sống ngang ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị bằng châm cứu

  1. Điều trị bằng châm cứu Trong bệnh thận suy già sớm, có 2 đường kinh thường bị nặng nhất là thận kinh và tâm kinh, sau đó mới đến các kinh phế, can, tỳ. Kinh nào bệnh thì huyệt chẩn đoán của nó trở nên đau nhói khi ta dùng đầu ngón tay ấn vào. Bạn đừng ngạc nhiên khi bác sĩ ấn vào: - Hai huyệt thận du, chí thất ở vùng thắt lưng để xem thận kinh có bệnh hay không. Thận du là huyệt nằm dưới gai ngang đốt sống thắt lưng thứ 2, từ đường giữa cột sống ngang ra 1,5 tấc; chí thất: ngồi hoặc nằm sấp, huyệt là điểm gặp nhau của đường thẳng ngang qua đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 và đường thẳng đứng cách đốc mạch 3 tấc. Có thể dựa theo xương sườn để xác định đốt sống lưng thứ 12 để lấy xuống 2 đốt.
  2. - Huyệt cự khuyết ở vùng thượng vị để xem tâm kinh. Cự khuyết: ngồi ngay hoặc nằm ngửa, huyệt là điểm gặp nhau của hai bờ sườn và rốn tỷ lệ 6/8 dưới hoặc 2/8 trên. - Huyệt trung phủ ở phía trên ngực để xem phế kinh. Trung phủ: dưới cuối ngoài xương đòn gánh chừng 1 tấc. - Huyệt kỳ môn ở dưới vú để xem can kinh. Kỳ môn: nằm ngửa, huyệt là giao điểm của 2 đường thẳng ngang qua đầu núm vú và huyệt cự khuyết, thường nằm vào bờ trên của xương sườn. - Huyệt chương môn ở bên bụng để xem tỳ kinh. Chương môn: dưới đầu của xương sườn cụt thứ 11. Đó là những cái “chuông báo động”, kinh nào bệnh thì sẽ reo lên: “đau! đau quá!” khi bị ấn mạnh ngón tay vào. Ngược lại, sau khi châm cứu điều chỉnh thì “chuông” vẫn reo, nhưng reo ngạc nhiên: “không đau nữa!”. Tùy theo kinh bệnh mà bác sĩ sẽ châm bổ và cứu ấm các huyệt sau ở về phía bên trái: âm cốc, huyệt thận ở tai, thiếu hải, xích trạch, khúc tuyền, âm lăng tuyền, thận du, chí thắt, khí hải...
  3. - Âm cốc: ngồi ngay thòng chân xuống hoặc co gối để nổi gân lên, huyệt ở đầu trong nếp gấp khoeo, sau lồi cầu trong xương chày, khe trong của gân cơ bán gân (chắc, nhỏ ở phía dưới) và gân cơ bán mạc (mềm, lớn hơn ở trên). - Thiếu hải: co tay, huyệt ở chỗ sũng, huyệt nằm cuối lằn chỉ tay ở sát đầu trong nếp gấp khớp khuỷu tay. - Xích trạch: gấp nếp khuỷu tay, chỗ sũng phía quay của gân cơ 2 đầu cánh tay. - Khúc tuyền: ngồi ngay, co đầu gối, đo vào lằn chỉ phía trong khuỷu đầu gối. Huyệt ở đầu trong nếp gấp khoeo, trước và trên huyệt âm cốc (nêu trên). - Âm lăng tuyền: để ngay chân, điểm gặp nhau của chỗ lõm phía sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày. - Khí hải: nằm ngửa, từ rốn đo xuống 1,5 tấc. Huyệt là điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn rốn - bờ trên xương mu. Nếu bệnh đã nặng, mất quá nhiều nhiệt làm cho tay chân đều lạnh, thiếu máu, mặt xanh, lưỡi hồng nhạt, mí mắt trắng bệch thì bác sĩ phải thêm nhiệt vào bằng cách châm bổ cứu nóng các huyệt mệnh môn, cao hoang, nhiên cốc (trái), thiếu phủ (trái)...
  4. - Mệnh môn: chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2. - Cao hoang: huyệt là nơi gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài đốc mạch 3 tấc. - Nhiên cốc: xác định đường tiếp giáp da gan chân - mu chân. Huyệt sát giữa bờ dưới xương thuyền. - Thiếu phủ: khi nắm chặt các ngón tay lại, đầu mút của ngón tay út chỉ vào đâu thì đó là huyệt (giữa xương bàn tay thứ 5 và 4), huyệt nằm trên đường văn của lòng bàn tay. Bạn hãy chú ý ở những chỗ được châm cứu: khi châm đúng, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác tăn tăn, rần rần, lan tỏa. Khi được cứu, một cảm giác ấm áp dễ chịu chạy sâu vào bên trong. Bạn nhớ cho châm cứu viên biết khi nào sắp cảm thấy nóng để họ đưa mồi ngải cứu ra xa. Và bạn cũng nên nhớ vị trí các huyệt trên để bắt chước cứu ấm các huyệt đó. Cái gì sẽ xảy ra sau đó? Nhiều khi thật kỳ diệu! Bạn cảm thấy ngay trong người ấm áp dễ chịu, và điều lạ hơn là các huyệt chẩn đoán hết đau ngay khi ấn ngón tay vào như trước. Như vậy là đủ, chúng ta ngừng châm cứu. O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2