Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY BẰNG ĐẶT STENT XUYÊN THÀNH<br />
DẠ DÀY QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Phạm Hữu Tùng * - Trần Đình Trí*-Võ Xuân Quang*- Hồ Đăng Quý Dũng*- Bùi Hữu Hoàng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nội soi (NS) dẫn lưu (DL) nang giả tụy (NGT) xuyên thành dạ dày là một kỹ thuật điều trị mới<br />
ít xâm lấn. Chúng tôi hồi cứu để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của DL NGT tại Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Đối tượng - phương pháp: Tất cả bệnh nhân (BN) được chọn để NS DL NGT xuyên thành vào dạ dày tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy từ 8/2003- 8/2008. Các BN được theo dõi để rút stent sau 1 tháng.<br />
Kết quả: Chúng tôi DL NGT xuyên thành vào dạ dày cho 45 BN gồm 31 nam và 14 nữ, tuổi trung bình: 39<br />
(15-83) tuổi. Thủ thuật đặt stent thành công là 42 BN (93,3%). Có 5 trường hợp thất bại: 2 BN không đặt được<br />
stent, 1 trường hợp tụt stent vào lòng nang, 1 trường hợp tạo áp xe phải chuyển mổ, 1 trường hợp nang xẹp<br />
không hoàn toàn. Một trường hợp di lệch stent vào ống tiêu hóa đã được đặt stent thành công ở lần 2. Tỷ lệ điều<br />
trị thành công nói chung là 40 trường hợp (89%).<br />
Kết luận: NS DL NGT xuyên thành dạ dày là kỹ thuật an toàn và hiệu quả. Với chi phí điều trị hợp lý,<br />
chúng tôi hy vọng trong tương lai kỹ thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOSCOPIC TRANSMURAL DRAINAGE OF PANCREATIC PSEUDOCYSTS<br />
IN CHO RAY HOSPITAL<br />
Pham Huu Tung, Tran Dinh Tri, Vo Xuan Quang, Ho Dang Quy Dung, Bui Huu Hoang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 33 – 37<br />
Background and study aims: Endoscopic drainage of pancreatic pseudocyts is a new less invasive<br />
treatment. We retrospectively reviewed the efficacy and the safety of endoscopic transmural drainage of pancreatic<br />
pseudocysts in Cho Ray Hospital<br />
Patients and Methods: All selective patients with pancreatic pseudocyst who underwent endoscopic<br />
drainage in Cho Ray hospital from 08-2003 to 08-2008 were included in the study. Patients were followed during<br />
one month after drainage for removing the stents.<br />
Results: Of 45 patients included 31 men and 14 women with median age of 39 (15-83) years. The technical<br />
success rate was 93.3%. Cystogastrostomy failed in 2 patients. Procedure-related complications consist of 2<br />
patients: one case of abscess and one case in which the stent migrated into the cyst, required surgery. The cyst<br />
completely failed to resolve in 1 patient. One stent migrated into the digestive tube required a second endoscopic<br />
drainage. Overall, endoscopic drainage was successful in 40 patients (89%).<br />
Conclusions: Endoscopic drainage is an effective and safe measure in the treatment of pancreatic<br />
pseudocysts. As it has quite adequate cost, this technique should be widely used in Vietnam.<br />
Các NGT có kích thước <br />
cấp, viêm tụy mạn và chấn thương tụy, thể hiện<br />
6cm, có triệu chứng hoặc có biến chứng được chỉ<br />
bằng sự tụ dịch bất thường ở vùng quanh tụy,<br />
định can thiệp điều trị. Trước đây, phẫu thuật<br />
với một vách được tạo bởi mô xơ do viêm mạn.<br />
* BV Chợ Rẫy ** Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
bóc tách nang hay mở thông nang-ruột là<br />
phương pháp chủ yếu để điều trị. Hiện nay, DL<br />
NGT bằng stent đặt xuyên thành dạ dày và tá<br />
tràng qua NS được xem như một thủ thuật hiệu<br />
quả và an toàn hơn trong nhóm BN chọn lọc. NS<br />
DL NGT lần đầu tiên được Rogers và cộng sự<br />
(cs.) báo cáo vào năm 1975(6). Sau đó, kỹ thuật<br />
được hoàn chỉnh thêm trong những năm 80.<br />
Hiện nay, nó được áp dụng rộng rãi trên thế<br />
giới. Ở Việt Nam, phương pháp này chỉ mới<br />
được áp dụng ở một số trung tâm. Do vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá về đặc<br />
điểm, hiệu quả và các tai biến-biến chứng của<br />
phương pháp DL NGT xuyên thành dạ dày qua<br />
NS tại Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng<br />
BN bị NGT có chỉ định DL qua NS tại Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ 8/2003-8/2008<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
NGT tồn tại > 4 tuần, có triệu chứng; CT scan<br />
và/hoặc siêu âm xác định khoảng cách từ lòng<br />
dạ dày đến nang 1cm, không có hình ảnh nang<br />
đè vào dạ dày, tá tràng qua NS, có rối loạn đông<br />
máu, BN không hợp tác.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Nghiên cứu hồi cứu, Ghi nhận tỷ lệ thành<br />
công của thủ thuật, tỷ lệ tai biến-biến chứng.<br />
Đánh giá hiệu quả làm xẹp nang sau 1 tháng.<br />
<br />
Dụng cụ<br />
Stent nhựa 7F-10F # 3-4cm, dao kim (needle<br />
knife), dây dẫn (guidewire) , ống đẩy stent, máy<br />
soi dạ dày hay tá tràng<br />
<br />
Quy trình<br />
Kỹ thuật<br />
1) tạo lỗ mở thông dạ dày vào nang,<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2) luồn một dây dẫn vào nang,<br />
3) đưa 1 stent vào trên dây dẫn,<br />
4) dùng ống đẩy đưa stent vào trong,<br />
5) stent đã vào đúng vị trí,<br />
6) rút dây dẫn và ống đẩy.<br />
<br />
Theo dõi và đánh giá<br />
Theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm và<br />
CT. Stent được lưu tại chỗ trong 4 tuần, sau đó<br />
rút.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm BN nghiên cứu<br />
Có 45 BN gồm 31 nam và 14 nữ. Tuổi trung<br />
bình: 39 tuổi (15-83). Hầu hết BN đều có đau<br />
bụng: đau bụng kèm nôn ói (2 BN: 4,44%), đau<br />
bụng và sờ thấy u thượng vị (20 BN: 44,44%),<br />
đau bụng kèm nôn ói và sờ thấy u (10 BN:<br />
22,22%). Vị trí nang chủ yếu ở thân tụy (15 BN:<br />
37,5%), đầu và thân tụy (2 BN: 5%), đầu tụy (4<br />
BN: 10%), đuôi tụy (4 BN: 10%). Kích thước<br />
nang trung bình: 11,7cm (5,5-23cm). Nguyên<br />
nhân NGT: chấn thương bụng (23 BN: 51,11%),<br />
viêm tụy cấp(8 BN: 17,78%), sau mổ (5<br />
BN:11,11%), do rượu (2 BN: 4,44%), do viêm<br />
tụy mạn (1 BN: 2,22%), không rõ nguyên nhân<br />
(6 BN: 13,33%).<br />
<br />
Kết quả<br />
Đặt stent thành công: 42/45 ca (93,3%) trung bình 1,1 stent/ 1 BN (1-2 stent). Thời gian<br />
lưu stent trung bình: 4 tuần. Thời gian nằm<br />
viện trung bình:7,75 ngày (1-23 ngày), thời<br />
gian nằm viện sau thủ thuật trung bình: 2,5<br />
ngày (1-6 ngày). Tỷ lệ biến chứng: 3/45 ca<br />
(6,6%) : tiêu chảy xảy ra ở tất cả BN và tự ổn<br />
định; nhiễm trùng tạo áp xe: 1/45 ca (2,2 %)<br />
phải chuyển mổ; di lệch stent: 2/10 ca (4,4%); 1<br />
ca di lệch ra ngoài, được đặt stent lần 2 có kết<br />
quả tốt. Một ca di lệch vào trong được chuyển<br />
mổ để nối nang vào ống tiêu hóa. Một trường<br />
hợp nang tồn lưu, không điều trị gì thêm.<br />
Không có trường hợp nào tử vong. Tỷ lệ điều<br />
trị thành công sau 1 tháng: 40/45 ca (89%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Kết quả đặt stent trong dẫn lưu nang giả<br />
tụy<br />
Chúng tôi đã thành công 42/45 BN (93,3%),<br />
trong đó 2 trường hợp không đặt được stent do<br />
dịch chảy ra làm nang xẹp nhanh, 1 trường hợp<br />
tụt stent vào lòng nang phải chuyển mổ và đây<br />
cũng chính là tai biến thủ thuật duy nhất (2,2%),<br />
không ghi nhận tai biến thủng, xuất huyết…<br />
Biến chứng xảy ra 2/45 BN(4,4%): 1 trường hợp<br />
nhiễm trùng nang tạo áp xe sau khi xuất viện 1<br />
tuần, phải nhập viện phẫu thuật. Trường hợp<br />
khác là do di lệch stent vào ống tiêu hóa phải đặt<br />
stent lần 2. Sau 1 tháng theo dõi, kiểm tra qua<br />
siêu âm 40/45 BN có nang xẹp hoàn toàn và<br />
được nội soi rút stent. Một trường hợp nang xẹp<br />
không hoàn toàn và BN được theo dõi định kỳ<br />
mỗi 3 tháng. Tỷ lệ thành công chung của chúng<br />
tôi là 89% và không có biến chứng tử vong.<br />
Về theo dõi, tiêu chảy không phải là biến<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chứng mà là một hiện tượng tất yếu xảy ra sau<br />
thủ thuật do dịch trong nang thoát vào ống tiêu<br />
hóa. Chúng tôi rút kinh nghiệm hút thật nhiều<br />
dịch nang trước khi ngưng thủ thuật để làm<br />
giảm lượng dịch đi vào ống tiêu hóa.<br />
Tỷ lệ thành công của chúng tôi tương<br />
đương với các báo cáo được tham khảo. Tỷ lệ<br />
biến chứng có thấp hơn các tác giả khác, có lẽ<br />
nhờ chọn bệnh đúng và chỉ đặt 1 stent vào<br />
nang nên giảm được biến chứng xuất huyết do<br />
thủ thuật. Thời gian nằm viện trung bình: 7,7<br />
ngày, chủ yếu là để thực hiện chẩn đoán và<br />
chuẩn bị, thực sự thời gian nằm viện sau thủ<br />
thuật chỉ có 2,5 ngày. Nghiên cứu của Shyam<br />
Varadarajulu tại Mỹ, năm 2008, thời gian này<br />
là 2,65 ngày so với phẫu thuật là 6,5 ngày và<br />
chi phí điều trị chỉ hơn một nửa so với phẫu<br />
thuật(14). Theo Matatoshi Dohmoto thì thời gian<br />
nằm viện trung bình là 3 ngày(11).<br />
<br />
So sánh với kết quả của một số nghiên cứu khác trên thế giới<br />
Bảng: So sánh kết quả so với các tác giả khác<br />
Tác giả<br />
Năm<br />
Số ca<br />
Thời gian theo dõi<br />
Thành công thủ thuật<br />
Kết quả điều trị<br />
Biến chứng<br />
Tử vong<br />
<br />
Cremer Smits Binmoeller Beckingham Dohmoto D. Cahen Barthet<br />
BVCR<br />
(3)<br />
(15)<br />
(2)<br />
(7)<br />
(11)<br />
(4)<br />
(10)<br />
Bỉ<br />
Ha Lan<br />
Đức<br />
Nam Phi<br />
Đức<br />
Hà lan<br />
Pháp<br />
1989<br />
1995<br />
1995<br />
1999<br />
2001<br />
2005<br />
2008<br />
2008<br />
33<br />
37<br />
53<br />
34<br />
47<br />
92<br />
50<br />
45<br />
31 tháng 32 tháng 22 tháng<br />
46 tháng 4-10 năm 43 tháng 7,3 tháng 1 tháng<br />
100%<br />
92%<br />
94%<br />
71%<br />
100%<br />
97%<br />
98%<br />
93,3%<br />
88%<br />
65%<br />
90%<br />
62%<br />
89%<br />
71%<br />
90%<br />
89%<br />
13%<br />
16%<br />
11%<br />
14,7%<br />
15%<br />
34%<br />
18%<br />
4,4%<br />
0%<br />
0%<br />
0%<br />
NA<br />
NA<br />
1%<br />
2%<br />
0%<br />
<br />
Tỷ lệ thành công của chúng tôi cũng tương<br />
đương với các báo cáo được tham khảo. Tỷ lệ<br />
biến chứng có thấp hơn các tác giả khác, có lẽ do<br />
chọn bệnh có chọn lọc và chỉ đặt 1 stent vào<br />
nang nên giảm được biến chứng xuất huyết do<br />
thủ thuật. Thời gian nằm viện trung bình: 7,75<br />
ngày nhưng chủ yếu là để thực hiện chẩn đoán<br />
và chuẩn bị, thực sự thời gian nằm viện sau thủ<br />
thuật trung bình chỉ có 2,5 ngày. Nghiên cứu của<br />
Shyam Varadarajulu tại Mỹ, năm 2008, thời gian<br />
này là 2,65 ngày so với phẫu thuật là 6,5 ngày và<br />
chi phí điều trị chỉ hơn một nửa so với phẫu<br />
thuật(14). Theo Matatoshi Dohmoto thì thời gian<br />
nằm viện trung bình là 3 ngày(11).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Một vài nhận xét về kỹ thuật<br />
Để tăng hiệu quả và giảm các tai biến, biến<br />
chứng của thủ thuật.<br />
<br />
Chọn bệnh đúng là yếu tố quyết định thành<br />
công<br />
Vấn đề chọn bệnh rất quan trọng để đảm<br />
bảo thành công(11). Một yếu tố quan trọng trong<br />
chọn bệnh là bề dày vách nang-lòng dạ dày hoặc<br />
tá tràng. Khi khoảng cách này > 1cm, tỷ lệ thất<br />
bại sẽ cao(13). I. J. Beckingham và cs. thất bại 10/34<br />
BN,trong đó có 7 trường hợp có vách nang<br />
>1cm(7). Chúng tôi dựa vào CTscan để đo khoảng<br />
cách nói trên để chỉ định thủ thuật. Mặt khác,<br />
trên hình ảnh CT scan, chúng tôi có thể dự kiến<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
được vị trí sẽ đặt stent qua xác định vị trí tiếp<br />
cận gần nhất.<br />
<br />
Có thể thực hiện thủ thuật không cần màn<br />
tăng sang<br />
Theo Kozarek(9), sau khi đưa được dao kim<br />
vào nang, cần bơm thuốc cản quang để khẳng<br />
định đã chọc đúng vào nang, ngoài ra còn xác<br />
định sự thông thương giữa nang với ống tụy(8).<br />
Chúng tôi không dùng X quang trong lúc làm<br />
thủ thuật mà dựa vào các yếu tố: cảm giác xuyên<br />
qua nang rất đặc trưng, dịch nang thoát ra sau<br />
khi xuyên kim qua vách. Do đó, thủ thuật đơn<br />
giản và quy trình rút ngắn hơn<br />
Sự chọn lựa stent<br />
Chúng tôi sử dụng stent nhựa 5-10F, loại<br />
thẳng, 1 đầu cong và 2 đầu cong. Loại 5F chúng<br />
tôi dùng để đặt vào ống tụy, 7-10F dùng để đặt<br />
vào nang ở vị trí dạ dày hoặc tá tràng. Stent có<br />
khẩu kính nhỏ (7F) sẽ có nguy cơ tắc gây nhiễm<br />
trùng khi dịch nang lợn cợn nhiều mô hoại tử.<br />
Chỉ có 5 trường hợp được đặt stent 10F nhưng<br />
thao tác đẩy stent khó khăn hơn. Để khắc phục,<br />
có thể dùng bóng nong hoặc dao cắt để mở rộng<br />
lỗ thông vào nang.Tuy nhiên, khi dùng dao cắt<br />
sẽ có nguy cơ xuất huyết cao hơn. Nên mở lỗ<br />
thông 3-5mm để giảm nguy cơ này(15). Đối với<br />
người mới bắt đầu, chúng tôi nhận thấy loại<br />
stent thẳng dễ đặt hơn loại 1 đầu cong hay 2 đầu<br />
cong. Tuy nhiên, loại stent thẳng có nguy cơ di<br />
lệch stent và gây xuất huyết. Do đó, nên dùng<br />
loại stent 2 đầu cong để giảm bớt nguy cơ(1,15,16,4).<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp tụt stent vào nang khi<br />
làm thủ thuật do dùng stent 1 đầu cong. Khi đẩy<br />
stent, phần cong của stent vào nang nhiều nên bị<br />
cuộn lại trong nang và BN phải mổ sau đó. Một<br />
trường hợp di lệch stent vào ống tiêu hóa sau 2<br />
tuần khi dùng stent thẳng, BN đã được nội soi<br />
đặt lại stent lần 2 và cho kết quả tốt.<br />
Số lượng stent cần đặt vào nang<br />
Chúng tôi sử dụng 1-2 stent cho 1 BN. Số<br />
lượng stent nên đặt bao nhiêu là tốt nhất thì<br />
chưa rõ. Theo Tony, nên đặt 2 stent cho 1 BN(16).<br />
Câu hỏi được đặt ra là liệu đặt 2 stent có dẫn lưu<br />
<br />
4Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tốt hơn đặt 1 stent hay không? Marianne E.<br />
Smits đã thành công trên 37 BN với chỉ 1 stent và<br />
lưu stent 4-6 tuần(15). Một số tác giả cho rằng khi<br />
đặt nhiều stent sẽ có nguy cơ gây chèn ép vào<br />
vách nang gây họai tử, tổn thương mạch máu<br />
gây xuất huyết. Mặc dù số lượng BN chưa nhiều<br />
và tương đối chọn lọc, nhưng với kết quả điều<br />
trị thành công khá cao (89%), chúng tôi nghĩ<br />
rằng, chỉ cần đặt 1 stent cũng đủ để dẫn lưu và<br />
giảm các tai biến-biến chứng do thủ thuật.<br />
<br />
Chọn điểm đặt stent<br />
Có hai yếu tố quan trọng để chọn vị trí<br />
xuyên dao kim: Vị trí cao nhất mà nang chèn<br />
ép vào dạ dày, tránh không xuyên dao kim ở<br />
vị trí gần sát phần thấp. Hướng tiếp cận khi<br />
đẩy stent là trực diện với nang giúp đẩy stent<br />
nhanh và dễ dàng hơn. Khi hai yếu tố này<br />
không tốt, thao tác đẩy stent khó khăn, dịch<br />
nang chảy ra nhiều và điểm đặt stent sẽ thay<br />
đổi, gây khó khăn cho việc đặt stent. Đây cũng<br />
chính là 1 nguyên nhân trong 2 trường hợp đặt<br />
stent thất bại của chúng tôi.<br />
Vai trò của siêu âm nội soi (EUS: Endoscopic<br />
Ultrasound)<br />
Siêu âm nội soi là phương tiện rất tốt trong<br />
việc xác định kích thước của vách nang, tính chất<br />
của dịch nang và khảo sát được sự hiện diện của<br />
giả phình mạch trong vách nang. Từ đó, giúp<br />
xác định vị trí xuyên kim vào nang thích hợp<br />
tránh được tai biến. Có thể thực hiện siêu âm nội<br />
soi trước hoặc đồng thời với thủ thuật dẫn lưu<br />
như là sự dẫn đường. Thiết bị này giúp nội soi<br />
dẫn lưu nang vào dạ dày hoặc tá tràng trong<br />
những trường hợp không thấy hình ảnh của<br />
nang chèn vào qua nội soi. Giovannini đã thành<br />
công 33/35 bệnh nhân (94%) không thấy hình<br />
ảnh chèn của nang vào ống tiêu hóa(16), một số<br />
báo cáo khác có tỷ lệ thành công là 96,4%(10), và<br />
94%(13). Trong trường hợp có hình ảnh nang chèn<br />
vào dạ dày thì không có sự khác biệt rõ ràng về<br />
hiệu quả và tính an toàn khi dùng và không<br />
dùng siêu âm nội soi để dẫn lưu nang(10). Theo<br />
Kahalesh và cộng sự tỷ lệ thành công và biến<br />
chứng khi dùng và không dùng siêu âm nội soi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
dẫn lưu nang là 94% so với 93% và 19% so với<br />
18%(5).<br />
<br />
Vai trò của ERCP trước khi dẫn lưu nang<br />
ERCP giúp chẩn đoán sự thông nối giữa<br />
nang với ống tụy, giúp lựa chọn phương pháp<br />
dẫn lưu thích hợp. Tuy nhiên, một số tác giả cho<br />
rằng ERCP không thật sự cần thiết khi có đủ 2<br />
điều kiện là nang chèn vào ống tiêu hóa và vách<br />
nang < 1cm. ERCP có thể gây nhiễm trùng nang<br />
nếu dẫn lưu thất bại(8). Ngoài ra để đánh giá cấu<br />
trúc của ống tụy có thể dựa vào siêu âm bụng,<br />
siêu âm nội soi hoặc CT scan(12). Tỷ lệ nang thông<br />
với ống tụy trong viêm tụy cấp và viêm tụy mạn<br />
là 50% và 20%(10). Trong lô nghiên cứu của chúng<br />
tôi đa số BN không cần ERCP trước khi dẫn lưu.<br />
Khả năng áp dụng<br />
Nội soi DL NGT có thể dùng đường xuyên<br />
thành vào dạ dày hoặc DL nang vào tá tràng, DL<br />
qua nhú vater. Tuy chưa phải là biện pháp tốt<br />
nhất vì chỉ định còn hạn chế nhưng đây là một<br />
thủ thuật đơn giản và hiệu quả. Đầu tư ban đầu<br />
thấp, chi phí thủ thuật thấp do các dụng cụ có<br />
thể dùng lại như dây dẫn, dao kim… Thủ thuật<br />
này có thể thực hiện ngay ở tuyến tỉnh, nhưng có<br />
sự phối hợp chặt chẽ với ngoại khoa.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với mục tiêu là đánh giá hiệu quả và các tai<br />
biến-biến chứng của phương pháp đặt stent<br />
xuyên thành dạ dày qua NS để DL NGT. Qua<br />
nghiên cứu trên 45 BN, tỷ lệ thành công của thủ<br />
thuật là 93,3%, tỷ lệ tai biến là 2,2%, tỷ lệ biến<br />
chứng là 4,4%, tỷ lệ điều trị thành công sau 1<br />
tháng theo dõi là 89% và thời gian nằm viện sau<br />
thủ thuật là 2,5 ngày(1-6 ngày). Do vậy, DL NGT<br />
xuyên thành vào dạ dày là một phương pháp<br />
nhẹ nhàng ít xâm lấn, kinh tế, hiệu quả và an<br />
toàn. Trên cơ sở các nghiên cứu đã công bố và<br />
qua một loạt trường hợp NGT được điều trị<br />
thành công, chúng tôi xin giới thiệu một hướng<br />
điều trị mới về NGT, hy vọng trong tương lai kỹ<br />
thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
17.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Gastrointestinal Endoscopy, 59(7), pp. 873-879.<br />
Binmoeller, S. H. W. A. S (1995), “ Transpapillary and<br />
transmural drainage of pancreatic pseudocysts”, Gastrointest<br />
Endosc 42(3), pp. 219-224.<br />
Cremer, D. J. E (1989), “ Endoscopic management of cysts and<br />
pseudocysts in chronic pancreatitis: long-term follow-up after<br />
7 years of experience”, Gastrointest Endosc 35(1), pp. 1-9.<br />
D. Cahen1, E. R., P. Fockens1, G.Weverling2, K. Huibregtse1,<br />
M. Bruno1. (2005), “ Endoscopic Drainage of Pancreatic<br />
Pseudocysts: Long−Term Outcome and Procedural Factors<br />
Associated with Safe and Successful Treatment”, Endoscopy<br />
37(10), pp. 977-983.<br />
Giovannini, M (2007), “ What is the best endoscopic treatment<br />
for pancreatic pseudocysts?”, Gastrointest Endosc, 65(4), pp.<br />
620-623.<br />
J. Beckingham, J. E. J (1997), “ Endoscopic management of<br />
pancreatic pseudocysts”, British Journal of Surgery, 84(12), pp.<br />
1638-1645.<br />
J. Beckingham, J. E. J (1999), “ Transmural endoscopic<br />
drainage of pancreatic pseudocysts”, British Journal of Surgery,<br />
86(3), pp. 422-423.<br />
Jose, S (1990), “ Endoscopic Cystogastrostomy and<br />
Cystoduodenostomy of Pancreatic Cysts and Pseudocysts”,<br />
Digestive Endoscopy, 2(2), pp. 218-223.<br />
Kozarek, R. A (1994), “Endoscopic drainage of pancreatic<br />
pseudocyst”, Advanced therapeutic endoscopy, Raven Press 2nd<br />
ed, pp. 401-405<br />
Marc Barthet, M., PhD, Gatien Lamblin, MD, Mohamed<br />
Gasmi, MD, Veronique Vitton, MD, Ariadne Desjeux, MD,<br />
Jean-Charles Grimaud, MD (2008), “ Clinical usefulness of a<br />
treatment algorithm for pancreatic pseudocysts”, Gastrointest<br />
Endosc 67(2), pp. 245-252.<br />
Matatoshi Dohmoto, D. K. R (2001), “ German experience<br />
with endoscopic transmural drainage for pancreatic<br />
pseudocysts”, Digestive Endoscopy, 13(3), pp. 137-141.<br />
Martin Kru¨ger, M, Andrea S. Schneider, MD, Michael P.<br />
Manns, MD, Peter N. Meier (2006), “ Endoscopic<br />
management of pancreatic pseudocysts or abscesses after an<br />
EUS-guided 1-step procedure for initial access”, Gastrointest<br />
Endosc 2006;63:409-16.), 63(3), pp. 409-416.<br />
Shivakumar Vignesh, M. & William R. Brugge, M (2008), “<br />
Endoscopic Diagnosis and Treatment of Pancreatic Cysts”, J<br />
Clin Gastroenterol, 42, pp. 493-506.<br />
Shyam Varadarajulu, T. L, Wilcox, C. M., Drelichman, E. R.,<br />
Kilgore, M. L. & Christein, J. D (2008), “ EUS versus surgical<br />
cyst-gastrostomy for management of pancreatic pseudocysts”,<br />
Gastrointestinal Endoscopy, In Press, Corrected Proof.<br />
Smits, M. E., Rauws, E. A. J., Tytgat, G. N. J. & Huibregtse, K<br />
(1995), “The efficacy of endoscopic treatment of pancreatic<br />
pseudocysts”, Gastrointestinal Endoscopy, 42(3), pp. 202-207.<br />
Todd H Baron (2008), “ Endoscopic Drainage of Pancreatic<br />
Pseudocysts”, J Gastrointest Surg 12, pp. 369–372.<br />
Yusuf, T. E. & Baron, T. H (2006), “Endoscopic transmural<br />
drainage of pancreatic pseudocysts: results of a national and<br />
an international survey of ASGE members”, Gastrointest<br />
Endosc, 63(2), pp. 223-227.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Baillie, J (2004), “ Pancreatic pseudocysts (Part I)”,<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />