Điều trị người mắc bệnh hen phế quản
lượt xem 6
download
Do hen là một bệnh mạn tính nên quá trình điều trị đòi hỏi phải kéo dài rất lâu. Một số người cần phải điều trị cho đến suốt đời. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng của bạn và sống theo cách của bạn là tìm hiểu tất cả những gì có thể về bệnh hen của mình và những gì bạn có thể làm để cho nó tốt hơn. - Trở thành một cộng sự đối với bác sĩ của bạn. Dùng những tài liệu mà bác sĩ cung cấp cho bạn - thông tin, giáo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị người mắc bệnh hen phế quản
- Điều trị người mắc bệnh hen phế quản Do hen là một bệnh mạn tính nên quá trình điều trị đòi hỏi phải kéo dài rất lâu. Một số người cần phải điều trị cho đến suốt đời. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng của bạn và sống theo cách của bạn là tìm hiểu tất cả những gì có thể về bệnh hen của mình và những gì bạn có thể làm để cho nó tốt hơn. - Trở thành một cộng sự đối với bác sĩ của bạn. Dùng những tài liệu mà bác sĩ cung cấp cho bạn - thông tin, giáo dục và ý kiến chuyên môn - để có thể tự giúp mình. - Nhận thức rõ về những tác nhân dị ứng và làm tất cả những gì có thể để tránh chúng.
- - Tuân thủ đúng những biện pháp điều trị mà bác sĩ khuyên. Hiểu những biện pháp điều trị của mình. Biết được công dụng và cách dùng của từng loại thuốc. - Đến tái khám định kỳ theo đúng lịch. - Thông báo cho bác s ĩ biết những thay đổi hoặc nếu các triệu chứng trở nến xấu đi một cách nhanh chóng. - Thông báo cho bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc mà bạn gặp phải. Dưới đây là những mục tiêu của việc điều trị - Phòng ngừa những triệu chứng đang tiến triển và gây khó chịu. - Phòng ngừa xảy ra cơn hen. - Phòng ngừa cơn hen nặng cần phải đến khám bệnh hay đến phòng cấp cứu hoặc phải nhập viện. - Tiếp tục duy trì những sinh hoạt hằng ngày. - Giữ chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường - Giới hạn những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất trong khả năng cho phép. Điều trị tại nhà
- Chế độ điều trị hiện tại được xây dựng sao cho hạn chế đến mức tối thiểu những khó chịu, bất lợi và hạn chế hoạt động thể lực. Nếu bạn tuân thủ điều trị một cách chặt chẽ, có thể bạn sẽ tránh hoặc giảm được số lần đến khám bệnh ở bác sĩ hay số lần phải đến phòng cấp cứu. - Nhận biết được những tác nhân gây dị ứng của mình và làm mọi cách có thể để tránh được chúng. - Bỏ hút thuốc. - Không dùng thuốc ho vì chúng không giúp ích được gì cho bệnh hen cả và còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nữa. - Aspirin và một số thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, có thể làm hen nặng hơn ở một số người. Do đó, những loại thuốc này không nên được dùng mà không có lời khuyên của bác sĩ. - Không dùng những loại thuốc xịt không cần kê toa. Chúng chứa những hợp chất có tác dụng rất ngắn nên có thể không đủ thời gian để thoát khỏi được cơn hen và có thể gây ra những ác dụng phụ không mong muốn. - Chỉ dùng những thuốc mà bác sĩ kê toa. - Không dùng những loại thuốc nam hoặc những thực phẩm bổ sung không được kê toa, ngay cả khi chúng hoàn toàn từ tự nhiên mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Một số loại trong đó có thể gây ra những tác dụng phụ
- không mong muốn hoặc gây cản trở tác dụng của thuốc mà bạn đang sử dụng. - Nếu thuốc không hiệu quả, không dùng thêm thuốc quá mức giới hạn mà bạn được kê toa. Sử dụng quá liều những thuốc điều trị hen có thể gây nguy hiểm. - Chuẩn bị sẵn sàng cho bước kế tiếp trong bảng hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Nếu bạn nghĩ thuốc đang dùng không hiệu quả, hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay lập tức. Điều trị tại bệnh viện Nếu bạn đang ở phòng cấp cứu, có thể bạn sẽ được bắt đầu điều trị ngay trong lúc các bác sĩ đang đánh giá bệnh. - Bạn có thể sẽ được cho thở oxy qua mặt nạ hoặc qua một ống gắn vào mũi. - Bạn có thể được cho thuốc đồng vận beta dạng phung qua mặt nạ hoặc qua máy phun khí dung, có thể có hoặc không có kèm theo kháng cholinergic.
- - Một phương pháp khác để cho bệnh nhân dùng thuốc đồng vận beta là dùng bình xịt có định liều (MDI: metered dose inhaler). MDI cung cấp một liều cơ bản của thuốc trong mỗi nhát xịt. - Nếu bạn đã được dùng thuốc steroid, hoặc mới ngừng thuốc steroid gần đây, hoặc cơn hen quá nặng, có thể bạn sẽ phải dùng đến steroid đường tĩnh mạch. - Nếu bạn đang dùng methylxanthine, chẳng hạn như theophylline hoặc aminophylline, nên kiểm tra nồng độ thuốc có trong máu và nên được cho qua đường tĩnh mạch. - Những người có đáp ứng kém với thuốc đồng vận beta đường phung có thể sẽ được cho thuốc dùng qua đường tĩnh mạch chẳng hạn như terbutaline hoặc epinephrine. - Bạn sẽ phải được theo dõi trong vòng ít nhất 7 giờ khi các xét nghiệm đã hoàn tất và có kết quả. Bạn sẽ được theo dõi các dấu hiệu tiến triển hoặc nặng hơn của bệnh. - Nếu đáp ứng tốt với điều trị, có thể bạn sẽ được xuất viện. Nên cảnh giác đề phòng các triệu chứng có thể quay lại trong vòng 7 giờ kế tiếp. Nếu các triệu chứng quay lại hoặc trở nặng hơn, hãy quay lại phòng cấp cứu ngay lập tức.
- - Đáp ứng của bạn với điều trị sẽ được theo dõi qua lưu lượng đỉnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ bị giữ lại bệnh viện để được theo dõi cẩn thận và điều trị để tình trạng không trở nên nặng hơn. Những tình huống cần phải nhập viện bao gồm: - Cơn hen rất nặng hoặc không đáp ứng tốt với điều trị. - Chức năng phổi kém trên phế dung ký. - Tăng nồng độ CO2 và giảm nồng độ Oxy trong máu. - Có tiền sử phải nhập viện hoặc phải dùng máy giúp thở trong cơn hen - Những bệnh nặng khác có thể gây nguy hiểm cho sự hồi phục của bạn - Những bệnh nặng về phổi hoặc tổn thương phổi, như viêm phổi hoặc tràn khí màng phổi (xẹp phổi). Nếu bạn được chẩn đoán là hen lần đầu tiên, có thể bạn sẽ được bắt đầu chế độ điều trị và theo dõi. Bạn sẽ được cho 2 loại thuốc: - Thuốc dùng để kiểm soát: dùng để kiểm soát trong thời gian dài bệnh hen kéo dài, giúp làm giảm tình trạng viêm ở phổi, là nguyên nhân
- đứng sau gây ra những cơn hen. Bạn phải dùng những loại thuốc này hằng ngày cho dù là có triệu chứng hay không. - Thuốc dùng để cắt cơn: dùng để kiểm soát trong thời gian ngắn các cơn hen. Chỉ được dùng khi đang có triệu chứng hoặc có vẻ nhưng sắp lên cơn hen, chẳng hạn như khi bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Kế hoạch điều trị cũng bao gồm những phần sau: - Nhận biết được những tác nhân gây dị ứng và tránh xa chúng hết mức có thể. - Tái khám thường xuyên. - Sử dụng lưu lượng đỉnh Ở những lần tái khám, bác sĩ sẽ xem xét lại tình trạng của bạn - Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tần số và độ nặng của cơn hen, sử dụng thuốc điều trị, và giá trị lưu lượng đỉnh. - Cũng có thể bạn sẽ được kiểm tra chức năng phổi để xem mức độ đáp ứng của phổi đối với điều trị. - Đây cũng là thời điểm tốt nhất để thông báo về những tác dụng phụ của thuốc và những vấn đề mà bạn gặp phải đối với việc điều trị.
- Bạn và bác sĩ phải cùng nhau xây dựng kế hoạch để đối phó với sự xuất hiện của các cơn hen. Bảng kế hoạch sẽ bao gồm những chi tiết sau: - Cách dùng thuốc kiểm soát - Cách dùng thuốc điều trị trong trường hợp có cơn hen - Nên làm gì nếu thuốc điều trị không có tác dụng ngay lập tức. - Khi nào cần gọi bác sĩ - Khi nào cần đến trực tiếp phòng cấp cứu. Các loại thuốc Những loại thuốc kiểm soát giúp làm hạn chế quá trình viêm có thể dẫn đến cơn hen cấp. - Thuốc đồng vận beta tác dụng kéo dài: loại thuốc này có tính chất hóa học tương tự như adrenaline, một loại hormon được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Thuốc đồng vận beta tác dụng kéo dài dạng xịt giúp giữ thông đường thở trong vòng 12 giờ hoặc hơn. Nó làm giãn các cơ của đường thở, giãn đường thở và giảm sức đề kháng của luồng khí thở ra, giúp thở dễ hơn. Chúng cũng giúp giảm viêm, nhưng không có tác dụng trên nguyên nhân thật sự của cơn hen. Tác dụng phụ của loại thuốc này là nhịp tim nhanh và run. Một số loại thuốc thuộc loại này là Salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil).
- - Corticoid dạng hít là loại thuốc chính trong nhóm này. Chúng có tác dụng cục bộ tập trung trên đường thở, với rất ít phản ứng phụ xảy ra ở ngoài phổi. Một số loại thuốc thuộc loại này là: Beclomethasone (Vancenase, Beclovent) và triamcinolone (Nasacort, Atolone). - Ức chế leukotrien. Leukotrien là một chất hóa học mạnh giúp tăng phản ứng viêm xuất hiện trong cơn hen cấp. Bằng các ức chế tác dụng của nó, thuốc sẽ làm giảm viêm. Thuốc ức chế leukotrien được xem là phòng tuyến thứ 2 chống lại hen và thường được dùng nếu hen không quá nặng đến mức cần phải cùng corticoids đường uống. Một số loại thuốc ức chế leukotrien bao gồm: Zileuton (Zyflo), zafirlukast (Accolate), và montelukast (Singulair). - Methylxanthine. Là nhóm thuốc có tính chất hóa học tương tự như như caffein. Methylxanthine là thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài. Đã từng có thời gian methylxanthine được dùng phổ biến để điều trị hen. Ngày nay, vì những tác dụng phụ tương tự như caffein biểu hiện một cách rõ rệt nên chúng ít được dùng hơn. Một số loại methylxanthine bao gồm Theophylline và aminophylline. - Natri Cromolyn là một loại thuốc khác có thể dùng để phòng ngừa sự phóng thích những chất hóa học gây ra quá trình viêm có liên quan đến hen. Loại thuốc này đặc biệt hữu ích cho những người lên cơn hen do tiếp
- xúc với một số chất gây dị ứng. Khi được sử dụng thường xuyên trước khi tiếp xúc với các dị ứng nguyên, Natri Cromolyn có thể ngăn ngừa tiến triển thành cơn hen. Tuy nhiên, không dùng loại thuốc này nếu như cơn hen đã khởi phát. Những loại thuốc dùng để cắt cơn hen. Dùng khi cơn hen đã bắt đầu khởi phát. Không được dùng để thay thế những loại thuốc kiểm soát. Không được ngừng những loại thuốc dùng kiểm soát trong suốt đợt hen cấp. - Thuốc đồng vận beta tác dụng ngắn là loại thuốc được dùng phổ biến nhất trong nhóm này. Thuốc đồng vận beta tác dụng ngắn dạng xịt cho tác dụng rất nhanh chóng, trong vòng vài phút, giúp khai thông đường thở và tác dụng thường kéo dài trong 4 giờ. Albuterol (Proventil, Ventolin) thường được dùng nhiều nhất. - Thuốc kháng cholinergic : thuốc kháng cholinergic dạng xịt giúp mở thông đường thở, tương tự với tác dụng của thuốc đồng vận beta. Thuốc kháng cholinergic dạng xịt cho tác dụng hơi chậm hơn đồng vận beta nhưng tác dụng lại kéo dài hơn, thường được dùng chung với đồng vận beta để cho hiệu quả cao hơn là sử dụng một mình. Ipratropium bromide (Atrovent) là một loại thuốc kháng cholinergic hiện đang được sử dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng ngừa bệnh hen suyễn trong mùa lạnh
5 p | 125 | 11
-
Kiểm soát bệnh hen ở người cao tuổi
2 p | 99 | 11
-
ĐIỀU TRỊ HEN SUYỂN BẰNG LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN
5 p | 96 | 9
-
Phòng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi
4 p | 134 | 9
-
Chú ý khi dùng thuốc chống trầm cảm ở người già
2 p | 116 | 8
-
Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch
5 p | 136 | 7
-
Điều trị bệnh chàm thể tạng
2 p | 128 | 7
-
Bệnh hen suyễn (Kỳ 1)
5 p | 132 | 7
-
Người bệnh hen suyễn nên ăn gì?
7 p | 122 | 6
-
Người cao tuổi dễ mắc bệnh gì?
1 p | 114 | 6
-
Đãng trí: Bệnh thời đại ở người trẻ
3 p | 59 | 5
-
Bệnh hen và những điều cần biết
5 p | 46 | 4
-
Vi-rút là nguyên nhân kích thích cơn hen suyễn
3 p | 55 | 3
-
Trị hen suyễn bằng phương pháp cổ truyền
7 p | 64 | 3
-
Phòng bệnh hen trong mùa lạnh
4 p | 73 | 3
-
Những công việc có nguy cơ mắc hen suyễn cao
5 p | 53 | 3
-
Phụ nữ mắc bệnh hen mang thai cần lưu ý gì?
3 p | 85 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn