intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị phẫu thuật vết thương sọ não tại Bệnh viện 198 Bộ Công an

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vết thương sọ não tại bệnh viện 198. Nghiên cứu tiến hành hồi cứu với mẫu 30 trường hợp được phẫu thuật vết thương sọ não tại bệnh viện 198 Bộ Công an thời gian từ tháng 1 năm 2013 tới tháng 8 năm 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị phẫu thuật vết thương sọ não tại Bệnh viện 198 Bộ Công an

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> <br /> ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG SỌ NÃO  <br /> TẠI BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN <br /> Đàm Đức Long*, Nguyễn Quốc Bảo*, Nguyễn Tiến Quân* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vết thương sọ não tại bệnh viện 198 <br /> Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu với mẫu 30 trường hợp được phẫu thuật vết thương sọ não tại BV 198 <br /> BCA thời gian từ tháng 1 năm 2013 tới tháng 8 năm 2014 <br /> Kết quả: Kết quả đánh giá trên 30 trường hợp: Thấy tập chung chủ yếu ở nhóm tuổi trong độ tuổi lao động: <br /> từ 21 đến 30 (40%) và 31 tới 40 (26.8%). Tỷ lệ Nam trên Nữ là 29/1. Đa số nhập viện với hội chứng tăng áp lực <br /> nội sọ > 80%, yếu chi 3.3% và động kinh 10%. Đa số các trường hợp vết thương sọ não trước phẫu thuật và sau <br /> phẫu thuật có chụp lại CTscanner đều thấy tổn thương giập não kèm theo 19 bệnh nhân (63.3%). Kết quả phẫu <br /> thuật cho thấy có 36.7% biến chứng sớm sau mổ, tỷ lệ tử vong 3.3%. Điều trị biến chứng sớm sau phẫu thuật tới <br /> khi xuất viện các bênh nhân đều cho kết quả tốt, sinh hoạt bình thường với gia đình và cộng đồng, khám lại theo <br /> hẹn sau 03 tháng <br /> Kết luận: Vết thương sọ não trong thời bình có nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông và tai nạn lao <br /> động. Biếu hiện thường thấy của bệnh nhân khi nhập viện là hội chứng tăng áp lực nội sọ. Phẫu thuật sớm lấy bỏ <br /> xương lún, dị vật, não giập và làm sạch vết thương cho cải thiện tỷ lệ tử vong và biến chứng khi xuất viện. <br /> Từ khóa: Vết thương sọ não thời bình <br /> <br /> ABSTRACT <br /> SKULL WOUND SURGERY TREATMENT AT 19.8 HOPITAL MINISTERY OF PUPLIC SECURITY <br /> Dam Duc Long, Nguyen Quoc Bao, Nguyen Tien Quan  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 153 – 156 <br /> Objectives: To  evaluate  the  results  of  surgical  treatment  of  cranio‐cerebral  wounds  in  peacetime  in <br /> 198 Hospital <br /> Material and Methods: Retrospective of 30 cases with surgical brain injury from January 2013 to August <br /> 2014 in 198 Hospital <br /> Results: Evaluation results on 30 cases: focus mainly in the age group of working age: from 21 to 30 (40%) <br /> and  31  to  40  (26.8%).  Male  on  Female  ratio  is  29/1.  Most  hospitalized  with  symptoms  of  headache  >  80%, <br /> weakness, seizures 3.3% and 10%. Most cases of cranio cerebral wounds were found to have taken damage brain <br /> contusion accompanied by 19 patients (63.3%). Surgical results showed 36.7% had postoperative complications, <br /> mortality 3.3%.  <br /> Conclusion:  Brain  injuries  in  peacetime  mainly  caused  by  traffic  accidents  and  occupational  accident. <br /> Common  manifestation  of  patients  on  admission  syndrome  increases  intracranial  pressure.  Early  surgical <br /> removal  of  bone  depressions,  foreign  body,  brain  contusion  and  wound  cleansing  for  improved  mortality  and <br /> complications at discharge. <br /> Key words: Cranio‐cerebral wounds in peacetime  <br /> <br /> * Bệnh viện 198 Bộ Công an<br /> Tác giả liên lạc: BS Đàm Đức Long; ĐT: 0968541999<br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> Email: ngominh237@gmail.com <br /> <br /> 153<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> <br /> Vết thương sọ não (VTSN) là vết thương làm <br /> dịch  não  tủy  và  mô  não  thông  thương  với  môi <br /> trường bên ngoài qua thương tích của màng não, <br /> xương sọ và da đầu <br /> <br /> Bảng 1: Phân bố độ tuổi được chẩn đoán và phẫu <br /> thuật tại BV 198 <br /> <br /> VTSN trong thời chiến nguyên nhân chủ yếu <br /> do hỏa khí(5) (đạn bắn, mảnh bom, bom bi…) còn <br /> VTSN  trong  thời  bình  có  nhiều  nguyên  nhân <br /> như TNGT, TNLĐ, TNSH. Nếu không xử trí kịp <br /> thời, đúng phác đồ sẽ để lại nhiều di chứng nặng <br /> nề ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống <br /> của bệnh nhân, gia đình cũng như xã hội. <br /> Mặc dù tỉ lệ chấn thương sọ não đang giảm <br /> xuống, có thể do lợi ích phòng ngừa của đội mũ <br /> bảo  hiểm  và  truyền  thông  giáo  dục  sức  khỏe <br /> nâng cao ý thức an toàn giao thông, tuy vậy vết <br /> thương  sọ  não  vẫn  là  thương  tổn  chấn  thương <br /> gây  tử  vong  và  gánh  nặng  di  chứng  cho  bệnh <br /> <br /> Nhóm tuổi<br /> < 20<br /> 21-30<br /> 31-40<br /> 41-50<br /> > 51<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 04<br /> 12<br /> 08<br /> 04<br /> 02<br /> 30<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 13,3<br /> 40,0<br /> 26,7<br /> 13,3<br /> 6,7<br /> 100<br /> <br /> Giới tính  <br /> Nam  29/30  bệnh  nhân  chiếm  96.7%.  Nữ <br /> 01/30 bệnh nhân chiếm 3.3% <br /> Bảng 2: Nguyên nhân gây tai nạn <br /> Nguyên nhân<br /> Tai nạn sinh hoạt<br /> Tai nạn lao động<br /> Tai nạn giao thông<br /> Nguyên nhân khác<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 03<br /> 05<br /> 20<br /> 02<br /> 30<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 10,0<br /> 16,7<br /> 66,7<br /> 6,6<br /> 100<br /> <br /> nhân và xã hội sau này. Trong những năm gần <br /> <br /> Thời gian nằm viện  <br /> <br /> đây  cùng  với  sự  tiến  bộ  không  ngừng  của  y <br /> <br /> Trung  bình  của  bệnh  nhân  là  10.3  ngày. <br /> Ngắn  ngày  nhất  là  04  ngày,  dài  ngày  nhất  35 <br /> ngày <br /> <br /> học,  chẩn  đoán  hình  ảnh  đặc  biệt  là  chụp  cắt <br /> lớp vi tính, trang thiết bị phẫu thuật. Đã giúp <br /> cho  các  bác  sĩ  trong  chẩn  đoán cũng như điều <br /> trị  kịp  thời  Chấn  thương  sọ  não  nói  chung  và <br /> VTSN nói riêng <br /> Mục tiêu điều trị phẫu thuật VTSN : <br />  + Nhấc bỏ xương lún chèn ép vào tổ chức <br /> não  lấy  bỏ  dị  vật.  làm  sạch  tổn  thương  xung <br /> quanh, tạo hình lại màng cứng nếu cần(1) <br />  + Điều trị chống nhiễm khuẩn <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Thiết kế mô tả lâm sàng, cắt ngang, hồi cứu, <br /> không đối chứng <br /> Đối tượng  <br /> 30 bệnh nhân được chẩn đoán vết thương sọ <br /> não và được phẫu thuật nhấc bỏ xương lún, làm <br /> sạch vết thương tại khoa B9 Bệnh viện 198, thời <br /> gian từ T1.2013 đến T8.2014 <br /> <br /> 154<br /> <br /> Bảng 3: Đối tượng điều trị vết thương thời bình <br /> Đối tượng điều trị<br /> Công an<br /> Người dân có bảo hiểm y tế<br /> Dịch vụ<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br /> 03<br /> 10,0<br /> 05<br /> 16,7<br /> 22<br /> 73,3<br /> 30<br /> 100<br /> <br /> Thời gian từ lúc nhập viện  <br /> Tới  lúc  được  phẫu  thuật  là  3.4  giờ.  Nhanh <br /> nhất 1giờ, lâu nhất 11 giờ <br /> Bảng 4: Tình trạng tri giác của bệnh nhân khi nhập <br /> viện <br /> Tri giác<br /> Tỉnh, tiếp xúc được (G14-15đ)<br /> Lơ mơ (G 9-13đ)<br /> Hôn mê < = 8đ<br /> <br /> Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br /> 18<br /> 60<br /> 11<br /> 36.7<br /> 1<br /> 3.3<br /> <br /> Bảng 5: Triệu chứng lâm sàng khi nhập viện <br /> Triệu chứng<br /> Yếu chi<br /> Động kinh<br /> Buồn nôn, nôn<br /> Đau đầu<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 1<br /> 3<br /> 7<br /> 24<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 3,3<br /> 10,0<br /> 23,3<br /> 80,0<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> Điểm chẩn đoán hình ảnh <br /> 30  bệnh  nhân  vào  viện  đều  được  chụp  cắt <br /> lớp  vi  tính,  trên  phim  chụp  có  chỉ  định  phẫu <br /> thuật nhấc bỏ xương lún.  <br /> Có 6/30 có hình ảnh giập não kèm theo, 1/30 <br /> có tổn thương phức tạp giập não, máu tụ nội sọ, <br /> chảy máu não thất. <br /> Sau  phẫu  thuật  có  chụp  lại  CT  sọ  thấy  có <br /> thêm 12/23 bệnh nhân có giập não kèm theo 52%. <br /> Như vậy vết thương sọ não có giập não kèm <br /> theo 19/30 bệnh nhân 63,3%. <br /> Đặc điểm phẫu thuật <br /> 100%  bệnh  nhân  được  phẫu  thuật  nhấc  hết <br /> xương  lún,  lấy  bỏ  dị  vật,  não  giập,  có  một  số <br /> trường hợp tạo hình lại màng cứng và làm sạch <br /> vết thương <br /> Bảng 6: Biến chứng sớm sau phẫu thuật <br /> Biến chứng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Rò dịch não tủy qua vết mổ sau<br /> phẫu thuật<br /> Rối loạn tâm thần và động kinh<br /> sớm sau phẫu thuật<br /> Bệnh nhân nặng xin về<br /> <br /> 02<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> 08<br /> <br /> 27,0<br /> <br /> 01<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> Tình trạng xuất viện <br /> Tất cả các bệnh nhân sau điều trị đều tốt xuất <br /> viện  về  sinh  hoạt  bình  thường.  Khám  lại  theo <br /> hẹn  sau  03  tháng.  Bệnh  nhân  nặng  xin  về,  coi <br /> như tử vong (01 ca) <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Độ tuổi và giới tính <br /> Trong  nghiên  cứu  chúng  tôi,  độ  tuổi  bị  vết <br /> thương sọ não chủ yếu xẩy ra ở người trẻ đang <br /> trong  độ  tuổi  lao  động  từ  21  ‐  40  tuổi  chiếm <br /> 66.7%.  Nam  giới  là  chính  96.7%.  Điều  này  phù <br /> hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong và <br /> ngoài nước.  <br /> Nguyên nhân và đối tượng <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh <br /> nhân bị vết thương sọ não có nguyên nhân do tai <br /> nạn giao thông chiếm 66.7% và tai nạn lao động <br /> 16.7%(2). Trong số này đối tượng điều trị chính là <br /> Dịch vụ (73,3%). Điều này chứng tỏ ý thức tham <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> gia giao thông của mọi người chưa tốt, mặc dù <br /> tuyên  truyền  về  ATGT  vẫn  hằng  ngày  trên  các <br /> phương  tiện  thông  tin  đại  chúng,  báo  đài,  … <br /> Nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Bên cạnh TNGT <br /> thì an toàn trong lao động cũng chưa được quan <br /> tâm nhiều,trong nghiên cứu  của  chúng  tôi thấy <br /> TNLĐ chỉ đứng sao TNGT <br /> Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc mổ <br /> Thời  gian  vàng  trong  điều  trị  phẫu  thuật <br /> vết  thương  sọ  não  là  6h.  Trong  nghiên  cứu <br /> này, thời gian trung bình từ lúc nhập viện tới <br /> lúc được phẫu thuật là 3‐4h. Nhanh nhất là 01 <br /> giờ  và  chậm  nhất  là  11  giờ.  Việc  phẫu  thuật <br /> cho  bênh  nhân  sớm  trong  thời  gian  này  giúp <br /> phục hồi được khiếm khuyết thần kinh và cải <br /> thiện tỉ lệ sống, chất lượng cuộc sống cho bệnh <br /> nhân sau này.  <br /> Triệu chứng lâm sàng <br /> Tất  cả  trường  hợp  nhập  viện  đều  có  biểu <br /> hiện  triệu  chứng  thần  kinh  với  đa  số  bệnh <br /> nhân có đau đầu và buồn nôn, nôn >80%, động <br /> kinh chiếm 10% và yếu chi 3.3%. Do sau chấn <br /> thương  sang  chấn  mạnh  vào  vùng  đầu  dẫn <br /> đến có sự thay đổi đột ngột về áp lực nội sọ và <br /> hoặc  có  thể  có  tổn  thương  thần  kinh  khu  trú <br /> đẫn đến bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của <br /> tăng áp lực nội sọ(4,3). <br /> Biến chứng sớm sau mổ <br /> Có 36.7% có biến chứng sau mổ, bao gồm: 1 <br /> bệnh nhân nặng xin về (3.3%), có biểu hiện của <br /> rối loạn tâm thần và động kinh sớm sau mổ 27%, <br /> dò dịch não tủy sau mổ phải điều trị 6.6%. Các <br /> trường hợp còn  lại  sau mổ  diễn  biến  tốt  không <br /> có biến chứng sớm và di chứng sau phẫu thuật. <br /> Trường  hợp  bệnh  nặng  xin  về  do  tổn  thương <br /> phức  tạp.  Giập  não  nhiều,  máu  tụ  nội  sọ,  chẩy <br /> máu não thất,chẩy máu màng mềm, kèm theo có <br /> tổn thương khác. Lúc tiến hành phẫu thuật trong <br /> tình trạng tri giác Glasgow 4 ‐ 5 điểm. <br /> Kết quả sau mổ <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi qua theo dõi <br /> tất cả các trường hợp sau khi được phẫu thuật và <br /> <br /> 155<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> điều trị các biến chứng sớm sau phẫu thuật. Đến <br /> khi  ra  viện  tất  cả  các  bệnh  nhân  đều  xuất  viện <br /> trong  tình  trạng  sức  khỏe  tốt  về  sinh  hoạt  bình <br /> thường cùng  với gia đình và cộng đồng. Khám <br /> lại theo hẹn sau 03 tháng. <br /> <br /> hình  lại  màng  cứng  trong  một  số  trường  hợp, <br /> làm  sạch  vết  thương  giúp  phục  hồi  sớm  được <br /> khiếm  khuyết  thần  kinh,  cải  thiện  chất  lượng <br /> cuộc sống cho bệnh nhân sau xuất viện. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> <br /> 1.<br /> <br /> Kiều Đình Hùng (2013): “ Kỹ thuật mổ vết thương sọ não” Phẫu <br /> thuật thần kinh NXB Y học tr 59‐79. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Kiều  Đình  Hùng  (2013):  “Vết  thương  sọ  não”,  Chấn  thương <br /> thần kinh NXB Y học tr.304‐316. <br /> <br /> 3.<br /> <br /> Lê  Xuân  Trung  và  cộng  sự  (2003):  Bệnh  học  phẫu  thuật  thần <br /> kinh NXB Y học tr 90‐100. <br /> <br /> 4.<br /> <br /> Nguyễn Công Tô (2005): “Vết thương sọ não hở” Cấp cứu ngoại <br /> khoa thần kinh NXB Y học tr 18‐23. <br /> <br /> 5.<br /> <br /> Nguyễn  Hùng  Minh  (2013):  “Vết  thương  sọ  não  do  hỏa  khí” <br /> Chấn thương thần kinh NXB Y học tr.292‐302. <br /> <br /> Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân được điều trị <br /> phẫu thuật lấy bỏ xương lún, dị vật, tổ chức não <br /> giập,  làm  sạch  vết  thương  tại  khoa  B9  BV  198 <br /> BCA, chúng tôi có một số nhận xét sau: <br /> Tuổi  thường  gặp  21  đến  41  tuổi,  Nam  giới <br /> chiếm  96,6%.Thời  gian  trung  bình  từ  lúc  nhập <br /> viện  tới  khi  được  phẫu  thuật  là  3.4  giờ.  Triệu <br /> chứng  chủ  yếu  khi  nhập  viện  trong  tình  trạng <br /> đau  đầu  nhiều,  buồn  nôn  và  nôn,  số  ít  có  trệu <br /> chứng  thần  kinh  khu  trú  như  là  yếu  chi,  động <br /> kinh. Các trường hợp vết thương sọ não thường <br /> có giập não kèm theo. Phẫu thuật sớm, kịp thời, <br /> lấy bỏ xương lún, dị vật và não giập nếu có, tạo <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài báo:  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 15/10/2014 <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:  <br /> <br /> 27/10/2014 <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br /> 5/12/2014 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 156<br /> <br />  <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2