Định luật tuần hoàn và bảng HTTH các nguyên tố hoá học
lượt xem 251
download
Câu 1. Sự sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn dựa vào: A. điện tích hạt nhân B. khối lượng nguyên tử C. độ âm điện D. số electron hóa trị Câu 2. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố được xếp lần lượt theo thứ tự nào? A. Số khối tăng dần B. Điện tích hạt nhân tăng dần C. Số lớp electron tăng dần D. Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định luật tuần hoàn và bảng HTTH các nguyên tố hoá học
- ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ BẢNG HTTH CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Câu 1. Sự sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn dựa vào: A. điện tích hạt nhân B. khối lượng nguyên tử C. độ âm điện D. số electron hóa trị Câu 2. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố được xếp lần lượt theo thứ tự nào? A. Số khối tăng dần B. Điện tích hạt nhân tăng dần C. Số lớp electron tăng dần D. Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần Câu 3. Trong cùng một chu kỳ của bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trái sang phải thì: A. bán kính nguyên tử giảm dần B. độ âm điện tăng dần C. ái lực với electron tăng dần D. cả A, B, C đều đúng Câu 4. Trong những điều khẳng định sau đây, điều nào sai? A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. Trong một chu kỳ, số electron ở lớp ngoài cùng tăng lần lượt từ 1 đến 8. C. Chu kỳ nào cũng mở đầu bằng một kim loại kiềm và tận cùng bằng một khí hiếm. D. Nguyên tử của nguyên tố trong cùng chu kỳ có số electron bằng nhau. Câu 5. Kết luận nào sau đây không đúng? Trong một chu kỳ, theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì: A. Độ âm điện tăng dần. B. Nguyên tử khối tăng dần. C. Tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, còn tính phi kim tăng dần. D. Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit tăng dần. Câu 6. Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? A. số khối B. độ âm điện C. năng lượng ion hóa D. ái lực với electron Câu 7. Trong một chu kỳ, số oxi hóa trong hợp chất oxit cao nhất của các nguyên tố thuộc nhóm A biến đổi như thế nào? A. tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Câu 8. Các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm chính có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử? A. số electron hóa trị B. số lớp electron C.số electron ở lớp K D. số phân lớp electron Câu 9. Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng? Các nguyên tố nhóm IA A. được gọi là các kim loại kiềm thổ. B. dễ dàng cho 2 electron để đạt cấu hình bền vững. C. dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững. D. nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững. Câu 10. Trong cùng một phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trên xuống dưới thì: A. bán kính nguyên tử tăng dần. B. năng lượng ion hóa giảm dần. C. độ âm điên giảm dần D. cả A, B, C đều đúng. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng? A. Số chu kỳ của bảng hệ thống tuần hoàn liên quan với số electron. B. Các nguyên tố xếp ngoài bảng thuộc 2 họ: lantan và actini. C. Bảng hệ thống tuần hoàn hiện nay có 7 chu kỳ và 8 nhóm. D. Số nhóm liên quan đến số electron ở lớp ngoài cùng. 35 37 Câu 12. Hai nguyên tử đồng vị 17 Cl và 17 Cl có vị trí như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. Cùng một ô. B. Hai ô kế tiếp nhau và cùng chu kỳ.
- C. Hai ô cùng chu kỳ và cách nhau bởi một ô khác. D. Hai ô cùng nhóm và cách nhau bởi một ô khác. Câu 13. Điều nào sau đây là sai khi nói về bảng hệ thống tuần hoàn? A. Các nguyên tố trong phân nhóm chính nhóm n có n electron ở lớp ngoài cùng. B. Nguyên tố ở chu kỳ m có m lớp electron. C. Trong cùng một chu kỳ, độ âm điện thường giảm từ trái sang phải . D. Trong một phân nhóm chính, bán kính nguyên tử thường tăng từ trên xuống. Câu 14. Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố trong nhóm đó. B. Nguyên tử của nguyên tố trong cùng một nhóm bao giờ cũng có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau. C. Các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hoá học tương tự nhau. D. Tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A biến đổi tuần hoàn. Câu 15. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng? Flo là: A. phi kim hoạt động hóa học mạnh nhất. B. đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất. C. nguyên tố bền nhất. D. nguyên tố có độ âm điện lớn nhất. Câu 16. Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: A. Fe, Ni, Co B. Br, Clo, I C. C, N, O D. O, Se, S Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử nhỏ nhất? A. nitơ (Z = 7) B. bitmut (Z = 83) C. assen (Z = 33) D. photpho (Z = 15) Câu 18. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất? D. nitơ (Z = 7) A. natri (Z = 11) B. photpho (Z = 15) C. flo (Z = 9) Câu 19. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng? A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se, Te Câu 20. Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần kích thước nguyên tử? A. Li < Na < K < Rb < Cs B. Cs < Rb < K < Na < Li C. K < Na < Li < Rb < Cs D. Cs < Rb < Na < Li < K Câu 21. Cho dãy các nguyên tố O, S, Se, Te. Độ âm điện của các nguyên tố trên biến đổi như thế nào? B. giảm C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng A. tăng Câu 22. Độ âm điện của dãy nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl biến đổi theo chiều nào sau đây? B. giảm C. giảm rồi tăng D. tăng rồi giảm A. tăng Câu 23. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg, Ca, Sr, Ba. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ Mg → Ba), tính kim loại thay đổi theo chiều: A. tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Câu 24. Cho dãy các nguyên tố nhóm VA: N, P, As, Sb, Bi. Từ N đến Bi theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều: A. tăng dần B. giảm dần C. giảm rồi tăng D. tăng rồi giảm Câu 25. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần? A. Al, Na, Mg B. Be, Ca, Cs C, K, Ca, Al D. Na, Ca, Al Câu 26. Dãy các nguyên tố xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần? A. N, O, F B. S, F, Cl C. F, Cl, Br D. P, Si, S Câu 27. Ái lực với electron của nguyên tử trong dãy các nguyên tố : B, C, N, O biến đổi như thế nào? A. không đổi B. giảm D. tăng rồi giảm ` C. tăng Câu 28. Ái lực đối với electron của nguyên tử trong dãy các nguyên tố: F, Cl, Br, I biến đổi như thế nào? B. giảm C. tương đương nhau D. giảm rồi tăng A. tăng Câu 29. Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb (thuộc nhóm IA trong bảng hệ thống tuần hoàn). Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố nào có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất? A. Li (Z = 3) B. Na (Z = 11) C. Rb (Z = 37) D. K (Z = 19) Câu 30. Nguyên tố A (Z = 13), nguyên tố B (Z = 16). Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Tính kim loại của A > B B. Bán kính nguyên tử A > B C. Độ âm điện: A < B D. Tất cả đều đúng
- Câu 31. Nguyên tố A (Z = 17), nguyên tố B (Z = 53). Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Độ âm điện A > B B. Tính phi kim A > B C. Bán kính nguyên tử A < B D. Ái lực đôi với electron A > B Câu 32. Nguyên tố Cs trong nhóm IA được sử dụng để chế tạo tế bào quang điện bởi vì trong số các nguyên tố không có tính phóng xạ, Cs là kim loại có: A. giá thành rẻ, dễ kiếm B. năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất C. bán kính nguyên tử nhỏ nhất D. năng lượng ion hóa thứ nhất rất lớn Câu 33. Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hóa học giống nhau nhất? A. Ca, Mg B. P, S C. Ag, Ni D. N, O Câu 34. Hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có tính chất axit mạnh nhất là: A. SiO2 B. Na2O C. P2O5 D. Cl2O7 Câu 35. Hợp chất hiđroxit cao nhất của nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có tính chất axit yếu nhất là: A. Al(OH)3 B. H3P4 C. H2SiO3 D. H2SO4 Câu 36. Hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có tính bazơ mạnh nhất là: A. Al2O3 B. MgO C. NaO2 D. SiO2 Câu 37. Hợp chất hiđroxit cao nhất của nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có tính chất bazơ mạnh nhất là: A. H2SiO3 B. Mg(OH)2 C. NaOH D. Al2(OH)3 Câu 38. Cho các oxit: Li2O (1), CO2 (2), B2O3 (3), BeO (4), N2O5 (5). Tính bazơ của các oxit được xếp theo chiều tăng dần là: A. (1) < (4) < (2) < (3) < (5) B. (2) < (5) < (3) < (4) < (1) C. (3) < (5) < (2) < (1) < (4) D. (5) < (2) < (3) < (4) < (1) Câu 39. Cho các axit: HF, HI, HCl, HBr. Dãy các axit được sắp xếp theo chiều mạnh dần về tính axit là: A. HF < HI < HCl < HBr B. HF < HCl < HBr < HI C. HI < HBr < HCl < HF D. HF < HI < HBr < HCl Câu 40. Biến thiên tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là: B. giảm C. không thay đổi D. giảm rồi tăng A. tăng Câu 41. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào? B. giảm C.vừa giảm vừa tăng D. không thay đổi A. tăng Câu 42. Nguyên tố X ở nhóm VIIA, chu kỳ 4. Điện tích hạt nhân của X là: D. 35+ A. 35 B. 25 C. 33 Câu 43. Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, phân nhóm VI A. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là: A. 14 B. 15 C. 16 D. 17 Câu 44. Vonfram có số điện tích hạt nhân là 74. Vị trí của vonfram trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. chu kỳ 6, phân nhóm VB B. chu kỳ 6, phân nhóm VIB C. chu kỳ 5, phân nhóm VIB D. chu kỳ 6, phân nhóm VIA Câu 45. Nguyên tố Y có Z = 24, vị trí của Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. chu kỳ 4, phân nhóm IA B. chu kỳ 3, phân nhóm VIB C. chu kỳ 4, phân nhóm VIA D. chu kỳ 4, phân nhóm VIB Câu 46. Nguyên tố Q có Z = 30, vị trí của Q trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. chu kỳ 4, phân nhóm IIA B. chu kỳ 4, phân nhóm IIB C. chu kỳ 3, phân nhóm IIA D. chu kỳ 3, phân nhóm IIB Câu 47. Nguyên tố X có Z = 29, vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A.chu kỳ 4, phân nhóm IA B. chu kỳ 3, phân nhóm IB C. chu kỳ 4, phân nhóm IB D. chu kỳ 3, phân nhóm IA Câu 48. Một nguyên tố M thuộc nhóm A. Trong phản ứng oxi hóa khử M tạo ion M 3+ có 37 hạt proton, nơtron, electron. Vị trí của nguyên tố M trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. chu kỳ 3, phân nhóm IIIA B. chu kỳ 4, phân nhóm IIIA C. chu kỳ 3, phân nhóm IVA D. chu kỳ 3, phân nhóm IIA Câu 49. Các nguyên tố phân nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. các nguyên tố s B. các nguyên tố p
- C. các nguyên tố s và p D. các nguyên tố d và f Câu 50. Các nguyên tố phân nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. các nguyên tố s và p B. các nguyên tố d và f C. các nguyên tố s và d D. các nguyên tố p và f Câu 51. Nguyên tố X có hình electron là: 1s 2s 2p 3s . Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần 2 2 6 1 hoàn là: A. ô số 11, chu kỳ 3, nhóm VIIA. B. ô số 9, chu kỳ 3, nhóm IA C. ô số 11, chu kỳ 3, nhóm IA D. ô số 9, chu kỳ 3, nhóm VIIA Câu 52. Nguyên tố Y có cấu hình electron là: 1s 2s 2p 3s 3p5. Vị trí của nguyên tố Y trong bảng hệ thống 2 2 6 2 tuần hoàn là: A. ô số 17, chu kỳ 5, nhóm VA B. ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA C. ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VA D. ô số 17, chu kỳ 5, nhóm VIIA Câu 53. Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d54s2. Vị trí của Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. chu kỳ 4, nhóm IIA B. chu kỳ 4, nhóm VIIB C. chu kỳ 4, nhóm IIB D. chu kỳ 4, nhóm VIIA Câu 54. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s2. Có các nhận định sau: 1. X ở chu kỳ 4, nhóm IIA 2. X là kim loại vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng 3. X ở chu kỳ 4, nhóm VIIIA 4. X có 2 electron hóa trị, hóa trị cao nhất của X là II. Các nhận định đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 55. Một nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1, kết luận nào sau đây luôn đúng? A. X thuộc chu kỳ 4 B. X là kali C. X thuộc phân nhóm IA D. X thuộc phân nhóm IB Câu 56. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây? A. chu kỳ 2, các nhóm IIA và IIIA B. chu kỳ 3, các nhóm IA và IIA C. chu kỳ 2, các nhóm IIIA và IVA D. chu kỳ 3, các nhóm IIA và IIIA Câu 57. X và Y là 2 nguyên tố thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng nhóm A của bảng hệ thống tuần hoàn (ZX < ZY). Tổng số hạt mang điện trong hai nguyên tử X và Y là 64. Xác định tên hai nguyên tố X và Y? A. Mg và Ca B. Al và K C. Na và K D. O và S Câu 58. Nguyên tử X, cation Y2+, anion Z- đều có cấu hình electron: 1s22s22p6. Tính chất của X, Y, Z là: A. X là kim loại, Y là khí hiếm, Z là kim loại B. X là khí hiếm, Y là phi kim, Z là kim loại C. X là khí hiếm, Y là kim loại, Z là phi kim D. X là kim loại, Y là khí hiếm, Z là phi kim Câu 59. Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là [Xe] 4f145d76s2 thì nguyên tố đó là: A. nguyên tố kiềm thổ B. nguyên tố chuyển tiếp C. nguyên tố khí trơ D. nguyên tố đất hiếm Câu 60. Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lược là 23; 27; 29. Các nguyên tố đó là: A. kim loại D. khí hiếm B. phi kim C. á kim Câu 61. Cho các nguyên tố Y1, Y2, Y3, Y4, Y5 lần lược có cấu hình electron là: Y1: 1s22s22p63s23p1 Y2: 1s22s22p63s23p64s1 Y3: 1s22s22p2 Y4: 1s22s22p63s23p64s2 2 2 6 2 6 10 2 3 Y5: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p Trong các nguyên tố trên thì nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ? C.cả A, B đều đúng D. cả A, B đều sai A. Y1,Y3, Y5 B. Y2, Y4, Y5 Câu 62. Cho các nguyên tố X1, X2, X3,X4, X5, X6, X7 lần lược có cấu hình electron là: X1: 1s22s22p3 X2: 1s22s22p63s2 2 2 6 2 6 10 1 X4: 1s22s22p63s23p3 X3: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
- X5: 1s22s22p63s23p63d104s24p3 X6: 1s22s22p63s23p63d54s1 2 2 6 2 6 2 2 X7: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s Các nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm là: A. X1, X2, X4 B. X1, X4, X5 C. X3, X5, X6 D. X3, X6, X7 Câu 63. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X: [Ar] 4s2 T: [Kr] 5s1 M: 1s22s22p4 2 5 5 1 N: 1s22s22p5 Y: [Ne] 3s 3p V: [Ar] 3d 4s Z: [Ne] 3s23p3 Q: [Ar] 3d64s2 Các nguyên tố là kim loại nằm trong tập hợp nào sau đây? A. Y, Z, M, N B. X, T, V, Q C. X, N, M, N D. Y, Z, V, Q Câu 64. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: K: [Ar] 3d24s2 N: [Ar] 3d104s24p4 L: [Ar] 3d54s1 O: [Xe] 6s2 M: [Ar] 3d104s24p5 P: [Kr] 4d105s25p5 Các nguyên tố là phi kim nằm trong tập hợp nào sau đây? D. tất cả đều sai A. K, L, O B. M, N, P C. K, L, O Câu 65. Những ion nào sau đây có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. D. tất cả đều đúng A. Cl-, S2-, P3- B. F-, S2-, P3- C. Cl-, S2-, N3- Câu 66. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố A có electron điền vào phân mức năng lượng cao nhất là 4f. Vậy nguyên tử của nguyên tố A có mấy lớp electron? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 67. Trong 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng hệ thống tuần hoàn, số nguyên tố với nguyên tử chứa 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 68. Nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử là 20. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20. B. Vỏ của nguyên tử có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Nguyên tố hóa học này là một phi kim. D. Hạt nhân nguyên tử của nó có 20 proton. Câu 69. Nguyên tố R thuộc phân nhóm IIA, nó tạo với clo một hợp chất trong đó nguyên tố R chiếm 36,036% theo khối lượng. Tên của nguyên tố R là: A. Be B. Mg C. Ba D. Ca Câu 70. Nguyên tố A có thể tạo với oxi một oxit có công thức AO 2, trong đó % khối lượng của A và O bằng nhau. Nguyên tố A là: A. C B. N C. S D. P Câu 71. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2, hợp chất với hiđro của R chứa 75% khối lượng R, R là: A. C B. S C. Cl D. Si Câu 72. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2. Hợp chất của nó với hiđro chứa 12,5% hiđro về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. C B. N C. Si D. S Câu 73. Hợp chất với hiđro của một nguyên tố có công thức là RH2. Hợp chất oxit cao nhất của nó chứa 60% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. As B. P C. S D. Cl Câu 74. Nguyên tố Z tạo hợp chất khí với hiđro có công thức chứa ZH2. Trong oxit cao nhất của Z thì nguyên tố Z chiếm 40% về khối lượng. Tên nguyên tố Z là: B. lưu huỳnh D. nitơ A. photpho C. clo Câu 75. Trong oxit của một nguyên tố R thuộc nhóm IIA chứa 92,627 %R theo khối lượng. Tên và kí hiệu của nguyên tố R là gì? A. đồng (Cu) B. kẽm (Zn) C. thuỷ ngân (Hg) D. cadimi (Cd)
- Câu 76. Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VA có tỉ lệ về khối lượng mX: mO = 3,5 : 10. Nguyên tố đó là: A. P B. As C. Sb D. N Câu 77. Nguyên tố X là phi kim thuộc chu kỳ 2 của bảng hệ thống tuần hoàn. X tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất của XO2. Nguyên tố X tạo với kim loại Y hợp chất có công thức Y4X3, trong đó X chiếm 25% về khối lượng. Kim loại Y là: A. Na B. Mg C. Al D. Si Câu 78. Hiđroxit cao nhất của một nguyên tố R có dạng HRO4. R tạo hợp chất khí với hiđro chứa 2,74% hiđro theo khối lượng. R là nguyên tố nào sau đây? A. flo B. clo C. brom D. iôt Câu 79. Nguyên tố R thuộc nhóm A. Trong oxit cao nhất thì R chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxit đó là: A. SO3 B. P2O5 C. CO2 D. Cl2O7 Câu 80. Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro ứng với công thức chung RH4. Oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 72,73% oxi về khối lượng. Công thức hợp chất khí với hiđro và oxit của nguyên tố đó là: A. SiH4, SiO2 B. SnH4, SnO2 C. PbH4, PbO2 D. CH4, CO2 Câu 81. Hợp chất của nguyên tố R với hiđro có dạng RH3. Hợp chất của nó với oxi có thành phần phần trăm về khối lượng là: 43,662%R và 56,338 %O. Công thức oxit của R là: A. N2O5 B. P2O5 C. As2O5 D. Bi2O5 Câu 82. Một nguyên tố R có 2 electron ngoài cùng thuộc phân lớp 3p. Hợp chất oxit cao nhất của R có tỉ lệ khối lượng mR : : mO= 7 : 8. Tên R và hợp chất với hiđro là: A. S, H2S B. Si, SiH4 C. C, CH4 D. P, PH3 Câu 83. Oxit của một nguyên tố có hóa tri II chứa 19,75% oxi về khối lượng. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là: A. 1s22s22p63s23p63d34s2 B. 1s22s22p63s23p64s2 2 2 6 2 6 5 2 D. 1s22s22p63s23p63d104s2 C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s Câu 84. Công thức oxi cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức chung là RO3. Trong hợp chất đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Vị trí R trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. ô số 34, chu kỳ 4, nhóm VIA B. ô số 16 chu kỳ 3, nhóm VIA C. ô số 52, chu kỳ 5, nhóm IVA D. ô số 35, chu kỳ 4, nhóm VIIA Câu 85. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất của R là: A. RH3, R2O3 B. RH4, RO2 C. RH5, R2O5 D. RH2, RO3 Câu 86. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào đây có hóa trị cao nhất đối với oxi bằng 1: A. Nhóm IA B. nhóm VIIA C. Nhóm IIA D. Nhóm VIA
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HÒAN
20 p | 2398 | 394
-
Bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản: Chương 2 - Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn
14 p | 1356 | 293
-
Hướng dẫn giải bài tập Hóa học 10: Phần 1
64 p | 823 | 129
-
Định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn
3 p | 361 | 113
-
Bài giảng Hóa học 10 bài 11: Luyện tâp - Bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử
15 p | 403 | 67
-
Giáo án Hóa học 10 bài 11: Luyện tâp - Bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử
10 p | 448 | 60
-
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn & Chương 3: Liên kết hóa học
14 p | 191 | 25
-
Tìm hiểu bảng hệ thống tuần hoàn
6 p | 195 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy và học chương 2 - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - hóa học lớp 10 - THPT - ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
63 p | 68 | 7
-
Giáo án Hóa học lớp 10 bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học
4 p | 36 | 6
-
Giải bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học SGK Hóa 10
6 p | 161 | 4
-
Hóa học 10 - Cơ bản và nâng cao: Phần 1
94 p | 22 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 7
31 p | 24 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 8
8 p | 40 | 4
-
Giải bài tập Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học SGK Hóa 10
5 p | 135 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
4 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn