intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định vị thành công thị trường bán lẻ

Chia sẻ: Ho Mina | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

185
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại buổi hội thảo “Định vị thành công thị trường bán lẻ chiến lược giành thắng lợi và các tác động chủ lực”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với tạp chí Retail Asia Publishing tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cho rằng thị trường bán lẻ, trong đó có Việt Nam, sẽ đối mặt với không ít khó khăn sau thời kỳ suy thoái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định vị thành công thị trường bán lẻ

  1. Định vị thành công thị trường bán lẻ Tại buổi hội thảo “Định vị thành công thị trường bán lẻ - chiến lược giành thắng lợi và các tác động chủ lực”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với tạp chí Retail Asia Publishing tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cho rằng thị trường bán lẻ, trong đó có Việt Nam, sẽ đối mặt với không ít khó khăn sau thời kỳ suy thoái.
  2. Tuy nhiên, thị trường cũng có không ít cơ hội nếu doanh nghiệp biết tận dụng các phương thức bán lẻ hiện đại. Ông Steven HL Goh, Chủ tịch Retail Asia Publishing, cho biết mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng theo kết quả khảo sát mới đây của tập đoàn tín dụng hàng đầu thế giới MasterCard, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam vẫn khá lạc quan về nền kinh tế, cho dù điểm xếp hạng chỉ số lòng tin của Việt Nam giảm xuống 60,9 điểm so với 88,1 điểm trong cuộc khảo sát nửa cuối năm 2008 (thang điểm 100). Ảnh hưởng bởi khủng hoảng Kết quả khảo sát cũng cho thấy lòng tin của người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 38,7 điểm, mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những 1997-1998.
  3. Sự sụt giảm này, theo ông Goh, là do tác động của cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, có tâm lý trông chờ hàng hóa giảm giá và mặc cả nhiều hơn trước. “Cả thế giới đang giảm giá”, nhiều mặt hàng đang bán đổ bán tháo, giá giảm 30-70%, thậm chí giảm 90%, nhưng tình hình bán buôn được dự báo là không mấy lạc quan. Trong bốn hoặc năm năm nữa, thị trường bán lẻ khó có khả năng phục hồi như trước khủng hoảng, ông Goh nhận xét. Do vậy, cần tạo sự đột phá cũng như ứng dụng phương thức bán lẻ hiện đại, trong khi đây lại là một trong những điểm yếu của ngành bán lẻ Việt Nam. Hai phần ba doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam không dùng công nghệ thông tin trong quản lý. Ông Goh cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng thị trường bán lẻ nếu so sánh với các thị trường bán lẻ khác đã bão hòa như Malaysia, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên tại Việt Nam, thói quen mua sắm theo
  4. phương thức hiện đại còn hạn chế, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng, công nghệ hỗ trợ yếu... Ông Goh cũng nhận định ngành bán lẻ Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và có nhiều yếu tố tăng trưởng tiếp trong tương lai. Kênh bán lẻ truyền thống vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt có thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại. Kênh bán lẻ hiện đại với các loại hình đa dạng sẽ tiếp tục tăng trưởng, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam phát triển trong tương lai. Xu hướng mới trong bán lẻ
  5. Một thông điệp mới và quan trọng cho ngành công nghiệp bán lẻ được nhắc đến trong hội thảo là: “Môi trường bán lẻ sẽ thay đổi và đòi hỏi phải có các ý tưởng mới để tiếp tục phát triển”. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cho biết các kênh bán lẻ hiện đại hiện chiếm 18-20% trong cơ cấu thị trường bán lẻ, và ngày càng đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam. Để phát triển hệ thống bán lẻ cũng cần có sự hỗ trợ thêm của khoa học công nghệ, trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, những nhà thiết kế bán lẻ cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới để thu hút thêm những khách hàng mới, ông Terence Choo, Giám đốc phát triển thương mại của hệ thống cửa hàng Hexagon, cho biết. Cùng quan điểm, ông Goh cho biết sau khủng hoảng, lĩnh vực bán lẻ sẽ không trở lại bình thường mà có những chuẩn mực mới, kịch bản mới. Nhà nước sẽ can thiệp sâu hơn, ngân hàng
  6. sẽ cẩn trọng hơn trong việc cho vay, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua sắm trong hệ thống bán lẻ hiện đại nhiều hơn. Thói quen và cách thức mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam đang thay đổi một cách nhanh chóng. Ngày càng có nhiều người chuyển từ kênh mua sắm truyền thống sang các kênh mua sắm hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi... Mua bán trực tuyến đang trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trên thế giới. Việc bán hàng qua điện thoại di động và trên mạng xã hội là một bước tiến. Có thể nói “chợ Internet” đang từng bước cạnh tranh với các hình thức buôn bán truyền thống. Internet đã làm một cuộc cách mạng trong ngành buôn bán, tạo nên một không gian ảo để các nhà sản xuất và người tiêu dùng trao đổi với nhau, giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí về nhân viên, hành chính, mặt bằng chi nhánh, giải quyết vấn đề hàng tồn kho...
  7. Có lẽ cũng do khó khăn kinh tế mà người tiêu dùng trên thế giới có khuynh hướng mua bán trên mạng nhiều hơn. Do vậy, các gian hàng bán trên mạng ngày càng thêm phong phú như mạng eBay, Amazon... Bên cạnh các kênh bán hàng qua Internet, truyền hình, e-mail, tiềm năng chưa được khai phá của chiếc điện thoại di động là rất lớn. Internet, truyền hình có lợi thế riêng nhưng không thể mang theo bên mình mọi lúc như một chiếc điện thoại di động. Trong vòng hai năm, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế giới. Điều này đang và sẽ mở ra những cơ hội mới cho ngành bán lẻ của Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ, do vậy sản phẩm hàng hóa, bao bì xanh, sạch, thân thiện với môi trường là xu hướng của người tiêu dùng hiện nay và trong tương lai, ông Steven H L Goh đưa ra dự báo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2