intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt năng suất 5 tấn/giờ

Chia sẻ: Bùi Xuân Đông | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:61

654
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án: Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt năng suất 5 tấn/giờ trình bày tổng quan tài liệu, chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ, tính cân bằng vật chất, tính và chọn thiết bị. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt năng suất 5 tấn/giờ

  1. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 2 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Ngọ Lớp: 08SH I. TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt năng suất 5 tấn/giờ II. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU: - Nguyên liệu: Rác thải sinh hoạt thành phố Đà Nẵng - Chế phẩm EM và hỗn hợp men vi sinh phân hủy: + Lượng EM sử dụng 2lit/1 tấn rác thải + Men vi sinh thêm vào 1,5% so với tông lượng rac thai ̉ ́ ̉ III. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN: - Tổng quan tài liệu - Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ - Tính cân bằng vật chất - Tính và chọn thiết bị - Tài liệu tham khảo Các bản vẽ: bản vẽ dây chuyền công nghệ; bản vẽ mặt bằng và mặt cắt phân xưởng sản xuất chính (Ao)
  2. MỤC LỤC
  3. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông LỜI NÓI ĐẦU Ở nước ta những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương…Và hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố và các địa phương khác đã trở thành vấn đề đáng báo động. Hầu như tất cả các bãi chôn lấp rác của các thành phố nước ta đều đang ở trong tình trạng quá tải. Với các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan… việc xử lý rác chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu huỷ bằng công nghệ cao, hoặc đem đi chôn lấp. Trong khi đó, nước ta vẫn phổ biến cách thiêu trực tiếp hoặc chôn lấp lộ thiên. Những cách làm này không những không giải quyết được lượng rác tồn đọng, mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đứng trước thực trạng về tình hình ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang nhức nhối, nước ta cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, sử dụng nhiều phương pháp như chôn lấp, đốt rác và sản xuất phân bón hữu cơ từ rác v.v. mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và chỉ phù hợp với từng đối tượng rác. Thêm nữa các công nghệ xử lý rác từ trước, chủ yếu là công nghệ nhập ngoại, rất đắt tiền và chưa phù hợp với rác thải Việt Nam chưa qua phân loại. Yêu cầu thực tế cần có công nghệ vừa đảm bảo hiệu quả xử lý vừa phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và biến nguồn hữu cơ này thành phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Gần đây đã xuất hiện công nghệ nội với đầu tư thấp để xây nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt (Nhà máy rác Thủy Phương, Thừa Thiên Huế), công nghệ phân hữu cơ vi sinh đa chủng POLYFA (Bình Định)…. Đấy là ví dụ cho vai trò của công nghệ nội đối với việc giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn. Tại Đà Nẵng, tình hình ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt cũng đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Bãi rác Khánh Sơn đã quá tải, chính quyền thành phố cũng đã tạm thời giải quyết bằng một bãi chôn lấp mới nằm ngay gần đó để kéo dài thời gian sử dụng của bãi chôn lấp này lên vài chục năm nữa. Như vậy, với thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt ở Đà Nẵng như hiện nay thì việc áp dụng biện pháp xử lý vừa hiệu quả vừa đem lại lợi ích kinh tế là một hướng đi đúng đắn nhất. Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt phục vụ cho nông nghiệp sạch. Với những thành quả và hiệu quả của việc áp dụng công nghệ xử lý rác ở nhiều thành phố trong cả nước, hy vọng Đà Nẵng chúng ta sẽ có nhiều cải tiến, áp dụng hiệu quả và thành công nhất các công nghệ nội trong việc xử lý rác thải sinh hoạt thành phố. “Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 5 tấn/giờ” là đề tài đồ án của em. Đây không phải là một đề tài mới vì đã có nhiều nơi trong cả nước áp dụng phương pháp này, nhưng là một đề tài có tính thực tiễn cao, bên cạnh việc giải quyết vấn đề bức bách là ô nhiễm môi tr ường đang rất cần ý thức trách nhiệm của người dân và của toàn xã hội, nó còn t ạo ra SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 3
  4. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp sạch. Phân bón vi sinh có ưu điểm là không gây tổn hại cho môi trường, là loại phân bón chứa nhiều VSV có lợi cho môi trường, giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và có tác dụng cải tạo đ ất r ất tốt. Phân vi sinh sẽ thay thế dần cho phân bón hoá học, thích hợp cho phát triển nông nghiệp bền vững. CHƯƠNG 1: ̉ ̀ ̣ TÔNG QUAN TAI LIÊU 1.1. Tông quan về rac thai sinh hoat ̉ ́ ̉ ̣ 1.1.1. Tình hình ô nhiễm rác thải trên thế giới Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, cung với sự bùng nổ dân số, nhu cầu ̀ sinh hoạt ngày càng cao, vì vây lượng các chất thải do con người thai ra càng nhiều ̣ ̉ và đa dạng về thành phần. Đối với các thành phố và đô thị, ngoài những vấn đề về nhà ở, ô nhiễm do nước thải,…, chất thải rắn mà đặc biệt là rác thải sinh hoạt là vấn đề đang quan tâm ́ không chỉ đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, quy hoạch, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, đến mỹ quan thành phố. Thực tế, chất thải gây ô nhiễm môi trường đã không được quan lý chăt che, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát ̉ ̣ ̃ triển. Nếu tính bình quân mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,5kg chất thải thì mỗi ngày trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải vào môi trường hơn 3 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ thải trên 1 tỷ tấn rác thải. Nếu các số liệu trên đổi thành đơn vị tấn chất thải rắn được thu gom mỗi năm trên đầu người, thì tại các khu đô thị ở Hoa Kỳ có đến hơn 700 kg chất thải và gần 150 kg ở Ấn Độ. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị cao, đứng đầu là Hoa Kỳ, tiếp sau là SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 4
  5. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông Tây Âu và Úc (600-700 kg/người), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Âu (300-400kg/người). Một số thành phố lớn trong khu vực châu Á: Băng cốc 1,6 kg/người, Singapo 2kg/người, Hồng Kông 2,2 kg/người. Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượng lẫn thu hồi nguyên liệu. Với một lượng rác khổng lồ như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn. Tuy nhiên các bãi rác tập trung vẫn tồn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này do nhiều nguyên nhân, từ thiếu vốn đầu tư, thiếu thiết bị đến thiếu kiến thức về chuyên môn, không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc quản lý rác. Rác có thể gây ô nhiễm nghiêm trong ̣ đến môi trường đất, nước, không khí.[1] 1.1.2. Tình hình ô nhiễm rác thải ở Việt Nam Việt Nam với trên 85 triệu người đã thải ra mỗi năm hơn 17 triệu tấn rác. Trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm khoảng 13,8 triệu tấn; rác thai công ̉ nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn; lượng rác thải y tế khoảng 2,1 vạn tấn, lượng rác thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và rác thải trong nông nghiệp (kể cả hóa chất khoảng 4,5 vạn tấn)…Dự kiến đến năm 2010, lượng rác thải hàng năm sẽ lên tới 23 triệu tấn và đương nhiên tỉ lệ rác độc hại sẽ tăng lên. Với khối lượng rác thải ngày càng gia tăng cùng với các giải pháp xử lý chưa khả thi nên ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Theo thống kê hiện nay trên cả nước có 91 bãi rác lớn, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa tới 19%. Trong khi đó có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, tạo ra nhiều mùi hôi thối hoặc các loại côn trùng, ruồi muỗi, chuột, bọ, gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân đặc biệt là những người dân sống cạnh bãi rác. Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt hiện nay xuất phát từ thực trạng quản lý môi trường và ý thức của người dân. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân nhằm tìm ra giải pháp hợp lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng và quay vòng rác thải đô thị.[1] ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̉ 1.1.3. Nguôn gôc, đăc điêm, thanh phân, tinh chât cua rac thai sinh hoat ̣ ̀ ́ 1.1.3.1. Nguôn gôc Rác thải sinh hoạt được tạo ra trong hoạt động sống của con người, chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm, dịch vụ, thương mại. Rac thai bao gồm các thành phần như: Kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, đất ́ ̉ đá, nhựa, ni lông, các thực phẩm dư thừa, quá hạn sử dung, xương động vật, tre, gỗ, ̣ giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,...có thể phân ra các nguồn phát sinh chất thải sau: SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 5
  6. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông + Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả,...Các loại này có bản chất dể phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. + Chất thải trực tiếp của động vật: Phân, da, lông. + Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống ranh, là chất thải từ khu sinh hoat của ̃ ̣ dân cư. + Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác như: Các loại vật liệu sau khi đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất dể cháy khác trong gia đình, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, các loại xỉ than... + Các chất thải từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, ni lông, thuỷ tinh, bao,...[1] 1.1.3.2. Đặc điểm Chất thải sinh hoạt thường có đặc điểm là không đồng nhất, chúng bao gồm cả những chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất hữu cơ khó phân hủy và cả các chất vô cơ. Đặc điểm này gây khó khăn rất lớn cho các quá trình xử lý sau này. [3, trang 76] Nhìn chung rác thải sinh hoạt của nước ta có những đặc điểm cơ bản sau: - Rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn khoang 80% tông các loại rác thải (13,8 ̉ ̉ triệu tấn), trong đó các loại chất thải từ nguồn thực vật chiếm số lượng nhiều hơn cả. - Chất thải hữu cơ từ rác thải sinh hoạt có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật nên chúng có hàm lượng nước rất cao, kết hợp với các chất dinh dưỡng và vi sinh vật có sẵn trong chất thải gây nên hiện tượng thối rữa nhanh lam ô nhiễm đất, nước và ̀ không khí nghiêm trọng. - Rác thải sinh hoạt ở Việt Nam chưa được phân loại tại nguồn. Do đó, rât khó ́ khăn trong viêc xử lý chung.[1] ̣ ́ 1.1.3.3. Thành phần và một số tính chất của rác thải sinh hoạt Do không được phân loại tại nguồn nên thành phần các loại chất thải trong rác thải sinh hoạt rất đa dạng và phức tạp. Trong đó tỷ lệ rác thải hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ lớn từ 55-75% . Thành phần cụ thể được thống kê trong bảng sau: * Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng [1] Phần trăm tỷ lệ theo Thứ tự Thành phần trọng lượng tươi (%) 1 Trái cây, rau quả, lá cây 73,3 Thức ăn thừa, phế thải 2 0,4 chế biến thức ăn 3 Phân động vật 3,2 4 Lông động vật 0,2 5 Nhựa 4,0 SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 6
  7. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 6 Da 0,5 7 Sợi 2,3 8 Cao su 1,6 9 Giấy, bìa carton 3,1 10 Gỗ 0,7 11 Thủy tinh 0,9 12 Sành sứ 0,8 13 Kim loại 1,9 14 Các loại khác 7,1 Tổng cộng 100,0 Dựa vào bảng trên ta thấy thành phân của rác thải chủ yếu là chất hữu cơ, ̀ chiêm hơn 50% nên rât thuận lợi cho việc xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học ́ ́ mà cụ thể là san xuât phân vi sinh. Nếu rac thai được phân loai trước khi đưa vao san ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ̉ xuât thì việc sử dụng các phương pháp sinh học càng có hiệu quả, sản phẩm của ́ quá trình đat chât lượng cao, khả năng sử dụng làm phân bón để cải tạo đất tôt, dẫn ̣ ́ ́ đến giảm thiểu đáng kể lượng rác thải, cải tạo môi trường, mang lai hiêu quả kinh ̣ ̣ tế cao. 1.1.4. Cac phương phap xử lý rac thai sinh hoat thường găp ́ ́ ́ ̉ ̣ ̣ 1.1.4.1. Phương pháp đổ rác thành đống ngoài trời Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, rác được thu gom vận chuyển đến địa điểm xác định để xử lý. Tai đó người ta đổ rac thanh từng đông có kich ̣ ́ ̀ ́ ́ thước khac nhau. Lớp rac nay đổ chông lên lớp rac khac tao nên sự hôn đôn không ́ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ theo môt qui luât nao. [1, trang 97] * Ưu điểm Phương pháp nay đơn giản, ít tốn kém nhất. ̀ * Nhược điểm - Hiện tượng thoát khí từ bãi rác do không được che phủ kín ảnh hưởng đến không khí khu vực xung quanh. - Nước mưa thấm vào rác thải, lượng nước rò rỉ cần xử lý lớn, độ ô nhiễm cao. Phụ thuộc vào tự nhiên, thời gian dài 8 tháng đến 2 năm. - Chất thải chưa được phân loại nên chất lượng sản phẩm không cao. Việc quản lý bãi rác rất khó khăn và tốn kém. 1.1.4.2.Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Landfill) Đây là phương pháp chôn lấp rác vào các hố đào có tính toán về dung lượng, có gia cố cẩn thận để kiểm soát khí thải và kiểm soát lượng nước rò rỉ. Nền tảng của SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 7
  8. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông phương pháp này là tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật tham gia phân huỷ các thành phần hữu cơ có trong rác thải, có kiểm soát hiện tượng ô nhiêm nước, đất và ̃ không khí. Cac bước tiên hanh xử ly: ́ ́ ̀ ́ - Phân loai chât thai xử lý theo phương phap chôn lâp hợp vệ sinh ̣ ́ ̉ ́ ́ - Lựa chon đia điêm chôn lâp ̣ ̣ ̉ ́ - Lựa chon qui mô bai chôn lâp ̣ ̃ ́ ̣ ̃ - Phân loai bai chôn lâp ́ - Thiêt kế bai chôn lâp ́ ̃ ́ - Quan lý và xử lý nước rò rỉ tai bai chôn lâp ̉ ̣ ̃ ́ * Ưu điểm Phương pháp này có ưu điểm là kiểm soát được hiện tượng ô nhiêm môi trường. ̃ * Nhược điểm - Chi phí đầu tư xây dựng cao. - Tốn diện tích để chứa rác. - Thời gian phân hủy rác thải lâu, kể cả phương pháp landfill mặc dù có bổ sung vi sinh vật. - Đối với chôn lấp lộ thiên, phần bề mặt không được phủ kín, nên từ bãi rác thoát ra các loại khí như NH4, CO2, H2S, NH3, indol và nhiều khí khac gây mùi khó ́ chịu, ô nhiễm không khí trầm trọng ở khu vực xung quanh. - Phương pháp chôn lấp đơn giản, nước mưa thấm vào bãi rác tạo ra lượng nước rò rỉ rất lớn, rửa trôi các chất dễ phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. - Rác chôn lấp chưa được phân loại, chứa rất nhiều các chất khó phân hủy, các chất độc hại có sẵn trong rác và các chất độc phát sinh trong quá trình ủ tạo ra mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường đất. - Bãi rác chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, do chôn lấp lộ thiên các tác nhân gây bệnh này sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe của những người sống gần khu vực bãi rác. - Với phương pháp landfill, chi phí cho lớp lót, hệ thống thu và xử lý khí, nước rác rất lớn. [1] 1.1.4.3. Phương pháp đốt Rác thải sau khi thu gom, vân chuyên về được đốt trong các lò đốt, có thể thu ̣ ̉ nhiệt để chạy máy phát điện, con phân tro có thể đem chôn lâp. ̀ ̀ ́ * Ưu điểm - Tiêu diệt được mầm bệnh, loại bỏ được các chất độc hại trong chất thải. - Hạn chế được vấn đề ô nhiễm liên quan đến nước rác. - Cho phép xử lý nhiều loại rác. - Tiết kiệm được diện tích đất cho chôn lấp. * Nhược điểm - Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị rất cao. SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 8
  9. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, khó kiểm soát lượng khí thải chứa dioxin, gây hiệu ứng nhà kính và các bệnh đường hô hấp. - Tốn nhiều nguyên liệu đốt. Phương pháp này chỉ thích hợp với rác thải công nghiệp, rác thải y tế. Không thích hợp cho xử lý rác thải sinh hoạt có hàm lượng rác hữu cơ cao như ở Việt Nam. [10] 1.1.4.4. Phương pháp ủ sinh học (Composting method) * Bản chất phương pháp Phương pháp ủ chất thải hữu cơ là quá trình phân giai môt loat cac chât hữu cơ ̉ ̣ ̣ ́ ́ có trong chât thai sinh hoat, bun căn, phân gia suc,… dưới tac dung cua tâp đoan vi ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̀ sinh vât ban đia và vi sinh vât bổ sung vao. Quá trinh ủ được thực hiên trong cả điêu ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ kiên hiêu khí và kị khi. ̣ ́ ́ * Mục đích phương pháp Phương pháp ủ chất hữu cơ có những mục đích sau: + Ổn định chất thải: Các quá trình sinh học xay ra khi ủ chất thải hữu cơ sẽ ̉ chuyển hoá các chất thải hữu cơ dễ phân huỷ thành các chất ổn định. + Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh: Do trong quá trình ủ, nhiệt độ tăng cao (có thể lên tới 80oC, trung bình khoảng 55-60 oC) nên các vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt sau 4-5 ngày ủ. + Làm cho chất hữu cơ có giá trị phân bón cao: Phần lớn các chất dinh dưỡng như N, P, K có trong thành phần các chất hữu cơ, khi bón cho cây thì cây không thể hấp thụ được, sau khi ủ thì các chất này sẽ chuyển sang vô cơ như NO3-, PO43- dễ dang ̀ cho cây hấp thụ. + Làm tơi xốp đât: Sau khi ủ chất hữu cơ trở thành dạng mùn, tơi xốp giup cây ́ ́ dễ hấp thụ.[1, tr 106-107] * Các vi sinh vật trong quá trình ủ Theo bài đăng trên website: http://www.agroviet.gov.vn/engine.asp?page=1&tu=ch%E1%BA%BF Các vi sinh vật chính trong quá trình ủ bao gồm: - Vi khẩn Vi khuẩn đóng vai trò chính trong quá trình phân huỷ và cũng là nguồn phát sinh nhiệt. Hầu hết chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và sử dung hệ enzyme để ̣ phân huỷ hoá học nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau. Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, chúng có dạng hình que, hình cầu và hình xoắn, có một số loài vi khuẩn di động. Ở thời gian đầu của quá trình ủ (25-40oC) các loài vi khuẩn không ưa nhiệt chiếm ưu thế và vài loài được tìm thấy ở vùng bề mặt các tầng đất mặt. Khi nhiệt độ khối ủ tăng lên trên 40oC vi khuẩn ưa nhiệt tiếp tục phát triển. Giống Bacillus chiếm ưu thế trội hơn hẳn và là giống có số lượng nhiều nhất. Bacillus chiêm ưu thế khi ở nhiệt độ 50-55oC nhưng lại bị suy giảm khi nhiệt độ trên 60oC. Khi ́ điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, vi khuẩn hình thành bào tử, với thành bào tử dày thì chúng có thể chống chịu được với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như nhiệt độ quá cao, quá thấp, thiếu thức ăn, khô hạn. Chúng có mặt khắp nơi trong tự nhiên và sẽ SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 9
  10. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông sinh trưởng, phát triển khi môi trường tự nhiên thuận lợi. Khi nhiệt độ giảm các vi sinh vật ôn hoà lại phát triển và chiếm ưu thế. Các loài vi khuẩn thường gặp là: Bacillus, Pseudomonas, Clostridium,… - Xạ khuẩn Hình 1.1. Hình dạng xạ khuẩn Xạ khuẩn giống nấm nhưng chúng phát triển ở dạng khuẩn ty, khi phát triển tạo thành dạng sợi nấm. Chung có hình dạng tua, đâm nhánh, trông giống như mạng nhện ́ giăng ra. Những sợi xạ khuẩn nhỏ xuất hiện ở giai đoạn cuối của quá trình ủ, dài khoảng từ 10-15cm ở bên ngoài của đống ủ. Trong quá trình ủ tạo mùn chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp như lignin, cellulose, chitin, protein để tao mun. Hệ enzyme của chúng có thể phân huỷ hoá học các hợp chất ̣ ̀ bền như than gỗ, vỏ cây, giấy báo. Một vài loài xuất hiện ở nhiệt độ cao và một vài loài xuất hiện ở pha nhiệt độ thấp Vài loài xạ khuẩn thường gặp trong quá trình ủ: Actinobifida, Actinomyces, Streptomyces, Nocardia, Pseudonocardia… - Nấm Nấm bao gồm nấm mốc và nấm men, chúng có nhiệm vụ phân huỷ các hợp chất polymer trong đất và phân ủ. Đối với quá trình ủ chung đóng vai trò quan trọng trong ́ viêc phân huỷ nhiều hợp chất phức tap thành các hợp chất đơn giản hơn, dễ phân huỷ. ̣ ̣ Nấm phân huỷ các chất còn lại ở điều kiện quá khô, môi trường axít và Nitơ thấp mà vi khuẩn không thể phân huỷ. Nấm phát triển trên lớp ngoài của hố ủ khi nhiệt độ cao, có dạng sợi trắng bao phủ phía ngoài, là loài duy nhất phát triển trong nhiệt độ ôn hoà và nhiệt độ cao. Hình 1.2. Hình dang nấm ̣ Một vài loài nấm thường gặp khi ủ: Mucor, Aspergillus, Torula, Talaromyces, Coprinus… SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 10
  11. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Sinh vật đơn bào Sinh vật đơn bào là động vật rất nhỏ, chúng được tìm thấy ở các giọt nước trong phân ủ, đóng vai trò thứ yếu trong quá trình phân huỷ. Sinh vật đơn bào lấy thức ăn từ các hợp chất hữu cơ tương tự như vi khuẩn và nấm. Tóm lại, tùy thuộc vào những khoảng nhiệt độ khác nhau trong quá trình ủ compost sự xuất hiện của các loài VSV cũng thay đổi phù hợp với bản chất của quá trình trao đổi chất ở VSV và được biểu diễn ở hình 2.3 [5]. Hình 1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự xuất hiện của VSV trong đống ủ * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ Trong quá trinh ủ có rât nhiêu cac yêu tố anh hưởng đên lam thay đôi đên thời gian ̀ ́ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̀ ̉ ́ u, quá trinh xay ra trong khôi u, chât lượng san phâm tao thanh, cụ thể như sau: ̉ ̀ ̉ ́ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ - Thành phần nguyên liệu Thành phần nguyên liệu ảnh hưởng đến quá trình ủ như thời gian chất lượng mùn, các khí tạo thành… Thành phần nguyên liệu được biểu thị qua tỉ lệ C/N. C và N là 2 nguyên tố quan trọng trong quá trình ủ, cũng là 2 nguyên tố giới hạn. C cung cấp năng lượng và cũng là nguyên liệu xây dựng tế bào, N cần thiết cho sự tăng trưởng của vi sinh vật, nếu N bị giới hạn thì quần thể vi sinh vật bị suy giảm và mất một thời gian khá lâu để phân huỷ rác. Nếu N vượt quá lượng giới hạn thì khối ủ sẽ có mùi khó chịu như NH3 gây ô nhiễm môi trường ủ. Tỉ lệ C/N thích hợp dao động trong khoảng 25:1 đến 40:1, tỉ lệ C/N thích hợp nhất là 30:1. - Kích thước nguyên liệu Nếu vật liệu ủ có kích thước lớn sẽ kéo dài thời gian ủ và không giữ ẩm tốt, còn nếu kích thước vật liệu quá nhỏ thì sẽ bit các lỗ khí làm giảm nồng độ O2, tạo quá ́ trình phân giải kị khí. Qua nghiên cứu thì kích thước nguyên liệu thích hợp nhất là từ 1,2-5 cm. - Độ ẩm SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 11
  12. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông Độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật và nồng độ O2 trong khối ủ. Nếu độ ẩm cao sẽ làm giảm nồng độ O2 trong hỗn hợp, quá trình phân giải kị khí xay ra và tạo mùi khó chịu, kéo dài thời gian phân huỷ. ̉ Nếu độ ẩm thấp hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, các chất dinh dưỡng hoà tan thấp và vi sinh vật sẽ tạo bào tử. Con độ ẩm quá cao sẽ rửa trôi chất dinh ̀ dưỡng, giảm nhiệt độ khối ủ tao điều kiện để vi sinh vật gây bệnh phát triển. ̣ Độ ẩm thích hợp cho quá trình ủ từ 40-60%. Ở giai đoạn đầu độ ẩm khoảng 55- 60% kết thúc quá trình độ ẩm khoảng 40-45%. - Nhiệt độ Nhiệt độ rất quan trọng trong quá trình ủ. Nếu ủ tốt thì nhiệt độ tăng 40-50oC sau 2-3 ngày. Nếu nhiệt độ tăng quá 60oC thì làm giảm sự phân huỷ tạo mùi hôi còn nếu thấp thì quá trình phân huỷ chậm. Nhiệt độ thường trong khoảng 55-60oC, với việc kiểm tra nhiệt độ tại những điểm khác nhau của các đống ủ ta sẽ xác định được đồ thị nhiệt độ từ đó có thể kiểm soát được nhiệt độ của quá trình ủ. Nhiệt độ được tạo ra trong quá trình hoạt động sinh hoá học của vi sinh vật. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình ủ là 50-55oC, ở mức nhiệt độ này các vi sinh vật gây bệnh được tiêu diệt và tác dụng thúc đẩy quá trình phản ứng sinh hoá. - pH pH ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật, hầu hết chúng hoạt động tốt ở môi trường trung tính và môi trường có tính axít yếu. Khoảng pH thích hợp cho các vi sinh vật phát triển là: pH = 5,5 – 8,5. Ở giai đoạn đầu của quá trình phân huy thì ̉ các axít được tạo thành làm pH giảm, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm và sự phân huỷ lignin, cellulose. Khi quá trình phân huỷ tiếp tục, các acid bị trung hoà và phân trộn có pH = 6. - Nông độ O2, CO2 ̀ Nồng độ thích hợp của O2 khoang 15-20% và của CO2 là 0,5-5%. Nồng độ oxi ̉ thấp sẽ dẫn đến phân giải kị khí tạo mùi hôi, ngược lại nồng độ oxi cao sẽ không bảo đảm độ ẩm thích hợp cho các vi sinh vật kị khí phát triển. * Kiểm soát và đánh giá quá trình ủ - Kiểm soát quá trình ủ Quá trình ủ được kiểm soát qua các yếu tố sau: + Cân bằng các chất dinh dưỡng: Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của vi sinh vật như các nguyên tố vi lượng và đa lượng… + Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp từ 50-60%. Như vậy ta phải tiến hành đảo trộn định kỳ và phun ẩm nếu độ ẩm không thích hợp. + Cung cấp không khí: Có thể cung cấp bằng phương pháp đảo trộn hoặc dùng các máy nén sục khí. + pH, Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp: 50-55oC, pH thích hợp: Trung tính - Đánh giá quá trình ủ Quá trình ủ và điểm kết thúc được đánh giá qua các yếu tố sau: + Nhiệt độ giảm đến mức nhiệt độ bình thường, không tăng trở lại + Thành phần các chất trong khối ủ: C/N, tro, COD, VS (chất rắn bay hơi) + % lượng nitrat và không có mặt của NH3 SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 12
  13. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông + Không có các loại côn trùng trước và sau sản phẩm ủ + Không còn mùi khó chịu + Xuất hiện màu trắng hay màu xám trăng của xạ khuẩn [9] ́ 1.2. Vi sinh vât và cac quá trinh chuyên hoa trong rac thai sinh hoat ̣ ́ ̀ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ 1.2.1. Vi sinh vât chuyên hoa cacbon Sự chuyển hóa vật chất carbon hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt bao gồm cả hai quá trình: - Quá trình tổng hợp do vi sinh vật. - Quá trình phân giải do vi sinh vật.[1] 1.2.1.1. Quá trình tổng hợp carbon hữu cơ nhờ vi sinh vật Quá trình này xảy ra không mạnh, nhưng luôn luôn xảy ra với cường độ khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiên cụ thể. Các vi sinh vật thực hiện quá trình này chủ yếu ̣ là các vi khuẩn quang hợp thuộc bộ Rhodospirillales gồm các họ sau: - Họ Rhodospirillaceae gồm các chi: Rhodospirillum, Rhodopsrendomonas… - Họ Chromatiaceae gồm các chi: Chromatium, Thiosarsina, Thiospirillum... - Họ Chlorobium gồm các chi: Chlorobium, Chloropseudomonas... Đặc điểm chung của chúng là tồn tại ở dạng hình cầu, hình que, hình dấu phẩy hay hình xoắn, chúng có kích thước chiều ngang khoảng 0,3-0,6 µm. Các vi khuẩn trên thường tiến hành quang hợp trong điều kiện yếm khí, CO2 được đồng hóa thông qua chu trình pentose phosphate dạng khử và các phản ứng kết hợp CO2. Phần lớn các vi khuẩn này, ngoài khả năng tổng hợp quang năng còn có khả năng cố đinh nitơ ̣ phân tử nên chúng vừa có khả năng làm giàu chất hữu cơ carbon vừa làm giàu hợp chất nitơ cho rác thải. [1, trang 40-42] 1.2.1.2. Quá trình phân giải carbon hữu cơ nhờ vi sinh vật Bao gồm các quá trình phân giải monosaccharide, oligosaccharide và polysaccharide. - Với monosaccharide, oligosaccharide quá trình phân giải xảy ra cả trong điều kiện yếm khí và hiếu khí bởi các enzyme của vi sinh vật có sẵn trong những chất thải đó. Các loại đường đơn thường bị phân giải rất nhanh. - Với polysaccharide tiêu biểu cho hợp chất hữu cơ chứa carbon từ nguồn thực vật thì sự phân giải bao gồm: * Sự phân giải tinh bột Nhiều loại vi sinh vật có khả năng sản sinh hệ enzyme amylase ngoại bào, phân giải tinh bột thành glucose, maltose và dextrin. Một số vi sinh vật tham gia sinh tổng hợp amylase cao và có nhiều ý nghĩa trong phân giải tinh bột: - Vi sinh vật tổng hợp α-amylase: Aspergillus awamorii, Asp. oryzae, Asp. niger, Bacillus amyloliquefaciens, Clostridium acetobutylinon... - Vi sinh vật tổng hợp β-amylase: Aspergillus awamorii, Asp. niger, Asp. oryzae, Saccharomyces cerevisiae, Clostridium acetobutylium... - Vi sinh vật tổng hợp γ -amylase: Asp. awamorii, Asp. usamii, * Sự phân giải cellulose SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 13
  14. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông Trong rác thải sinh hoạt có nguồn gốc thực vật, hàm lượng cellulose chiếm số lượng nhiều nhất. Đây cũng là lượng vật chất cần được chuyển hóa lớn nhất khi tiến hành xử lý. Cellulose được phân giải bởi các enzyme trong hệ enzyme cellulase ngoại bào của vi sinh vật. Tham gia vào quá trình phân giải các chất cellulose bao gồm rất nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có cả các loài thuộc nhóm vi khuẩn, các loài thuộc nhóm xạ khuẩn và các loài thuộc nhóm nấm sợi. Các loài thuộc nhóm vi khuẩn thường phát triển trước, khi đó nhiệt độ chưa cao và sự thay đổi pH trong khối ủ chưa mạnh, sau đó là sự phát triển mạnh của các loài thuộc nhóm nấm sợi và sau cùng là nhóm xạ khuẩn. Khi nhiệt độ trong khối ủ tăng lên thì chỉ có các loài vi khuẩn và xạ khuẩn chịu nhiệt trong khối ủ. Trong điều kiện hiếu khí quá trình phân giải cellulose xảy ra chủ yếu là do các vi khuẩn Bacillus sp. Trong điều kiện yếm khí, quá trình phân giải chủ yếu là do các vi khuẩn yếm khí. Những loài vi sinh vật điển hình tham gia phân hủy cellulose trong điều kiện tự nhiên: - Vi khuẩn: Acetobacterxylinum Celluvibriogilvus, Bacillus, Cellulomonas, Pseudomonas, Chlostridium,Fluorescens. - Nấm sợi: Asp. fumigatus, Asp. niger, Mucor pusillus, Penicillim notatum, Fusarium moniforme, F. solani, Piricularia oryzae, Myrothecium verucarium... - Xạ khuẩn: Streptomyces antibioticus, Str. cellulosae, Str. celluloflavus, Str. thermodiastaticus, Thermosporafusca, Nocardia cellulans. * Sự phân giải xylan Xylan là một trong những thành phần quan trọng của thực vật, phân giải xylan có ý nghĩa quan trọng trong xử lý chất thải hữu cơ. Trong thực vật, xylan được xem như chất keo liên kết các sợi cellulose với nhau, việc phá vỡ chất keo này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thủy phân celllulose có trong thực vật. Có nhiều loài vi sinh vật tham gia phân giải xylan, chúng có khả năng tổng hợp enzym xylanase, dưới tác dụng của enzym này xylan được chuyển hóa thành nhiều sản phẩm khác nhau và cuối cùng chuyển hóa thành đường. Những loài vi sinh vật tham gia phân giải xylan: - Vi khuẩn: Bacillus subtilis, B.xylophagus, B. polymyxa,Clostridium sp, Micromonospora chalcea, Cellvibriofulvus. - Nấm sợi: Aspergillus niger, Asp. oryzae, Asp. amstelodami, Alternaria kikuchiana, Chaetonium globosun, Fomes annosus, F. igniarus, Fusariummoniliforme, Gibberella sanbenetti, Myrothecium cyclopium… - Xạ khuẩn: Streptomyces albogriseolus, Streptomyces albus, Streptomyces xylopplagus, Streptomyces olivaceus. * Sự phân giải pectin Trong khối ủ chất thải hữu cơ, có các loài vi sinh vật thuộc nhóm nấm sợi và vi khuẩn tham gia phân giải pectin mạnh, do chúng tổng hợp được các enzym pectinase thủy phân pectin, điển hình như: - Nấm sợi: Aspergilus flavus, Rhizopustritici, Selerotina libetina... SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 14
  15. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Vi khuẩn: Bacillus polymyxa, Clostridium multifermentans, Erwinia aroideae. * Sự phân giải lignin Lignin có nhiều trong thực vật, có nhiều loài vi sinh vật tham gia phân giải hợp chất lignin, trong đó đáng chú ý nhất là các loài: Polysticus versicolor, stereum hirsutum, pholiota Sp., lenzies Sp., poria Sp., trametes Sp. Quá trình phân giải lignin của những loài vi sinh vật này giúp quá trình phân giải cellulose trong chất thải thực vật tốt hơn. 1.2.2. Vi sinh vât chuyên hoa nitơ ̣ ̉ ́ Sự chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ trong rac thải bao gồm các quá trình sau: ́ * Quá trình amôn hóa Quá trình amôn hóa là quá trình phân giải các chất hợp hữu cơ chứa nitơ. Tham gia quá trình này là các vi sinh vật có khả năng tổng hợp protease và những enzyme khử amin. Như vậy quá trình amôn hóa protein gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn phân giải protein. - Giai đoạn khử amin. Các loài vi sinh vật tham gia vào quá trình amôn hóa: - Nấm sợi: Aspergillus.oryzae, Asp. flavus, Asp. candidus, Mucos pusilus, Penicillium caseicolum, P. notatum, Ryzopus chimesis, Fusarium solani... - Nấm men: Saccharomyces carls bengensis, S. cerevisiae, Candide albicans, Endorycopsis fibuligera, Turolopsis insigeniosa... - Vi khuẩn: Bacillus polymyxa, B. cereus, B. themoproteplyticus, B. subtilis, Clostridium botulinum, E. coli, Proteus vulgaris,Str. lactis... - Xạ khuẩn: Streptomyces, Thermonospora fusca, Thermoactinomyces vulgaries. * Quá trình nitrat hóa Quá trình nitrat hóa được thực hiện qua hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn nitrit hóa. Đây là giai đoạn chuyển hoá NH3, NH4+ NO2-. Vi khuẩn tham gia vào giai đoạn này: Nitrosomonas, Nitrosospira, Nitrosococcus, Nitrosolobus. - Giai đoạn 2: Giai đoạn nitrat hóa. Giai đoạn chuyển hoá NO2- NO3- Vi khuẩn tham gia vào giai đoạn này: Nitrobacter, Nitrospina, Nitrococcus. Nhờ hoạt động của cua vi khuẩn các chất hữu cơ chứa nitơ được vô cơ hóa tạo ̉ ra các chất vô cơ chứa nitơ hòa tan. Đây là quá trình có lợi cho việc xử lý rác thải hữu cơ, cần được thúc đẩy trong quá trình ủ. *Quá trình phản nitrat hóa. ( NO3- NO2- NO N2O N2 ) Các vi khuẩn tham gia quá trình này như: Thiobacillus denitritficans, Bacillus licheniformis, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas stutzeri. Đây là quá trình giải phóng nitơ, không có lợi cho quá trình ủ chất thải, cần hạn chế quá trình này.[2] 1.2.3. Các quá trình khác Ngoài các quá trình trên còn có các quá trình chuyển hóa khác như quá trình chuyển hóa lưu huỳnh, quá trình phân giải phospho hữu cơ, phospho vô cơ... SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 15
  16. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông - Vi khuẩn tham gia chuyển hóa lưu huỳnh: Nhóm Thiobacillus tự dưỡng hóa năng, họ Thiorodaceae, họ Chlorobacteria ceae, Bacillus subtilis... - Vi khuẩn tham gia chuyển hóa phospho: Bacillus mycoides, Pseudomonas spp, Actinomyces spp, Mycobacterium cyaneum, Flavobacterium aurantiacus...[2] 1.3. Tông quan về phân vi sinh ̉ Phân vi sinh là loai phân chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có khả năng ̣ kích thích sự tăng trưởng của cây bằng cách gia tăng sự hấp thu những dưỡng chất cần thiết cho cây. Phân hữu cơ vi sinh do Noble Hilner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin, sau đó phát triển sản xuất tại một số nước như Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914). Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhizoliumdo Beijerink phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên năm 1889 dùng để bón cho các loại cây thích hợp của họ đậu. Phân hữu cơ vi sinh có rất nhiều loại, nhiều dạng. Tuy nhiên có thể hiểu chung là sản phẩm được chế biến từ việc kết hợp phân hữu cơ với việc chọn lọc, nuôi cấy, đưa vào một hệ vi sinh nào đó có tính năng chuyển hóa được những gì có sẵn trong môi trường đất tự nhiên trở thành những chất dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng. Như vậy một loại phân hữu cơ vi sinh thường có thành phần cơ bản bao gồm các hợp chất cacbon hữu cơ có tác dụng cải tạo đất và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có trong phân phát triển. 1.3.1. Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh - Sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hóa học, giam tinh đôc ̉ ́ ̣ hai do hoa chât gây ra mà vẫn đảm bảonâng cao năng suất thu hoach. ̣ ́ ́ ̣ - Sử dụng phân hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như:Làm tăng lượng nitơ, phospho và kali dễ tan trong đât, cải tạo và giữ độ bền cho ́ đất nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tuc do ̣ nhiêu quân thể vi sinh vât khac nhau tao ra. ̀ ̀ ̣ ́ ̣ - Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phân ̀ chi phí ngoai tệ nhâp khâu phân hoa hoc.[10] ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ 1.3.2. Nguyên liêu san xuât ́ ́ ̉ ̣ 1.3.2.1. Rac thai sinh hoat Nhà may sử dung nguôn nguyên liêu san xuât chinh từ rac thai sinh hoat. Rac thai ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ́ ̉ ̣ ́ ̉ sinh hoat bao gôm nhiêu thanh phân, trong đó thanh phân có ý nghia quan trong, quyêt ̣ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̃ ̣ ́ đinh chât lượng phân vi sinh là cac hợp chât hữu cơ dễ phân huy. Dưới tác động của ̣ ́ ́ ́ ̉ vi sinh vật thì rác hữu cơ được phân giải thành các chất mùn dễ hấp thụ cho cây trồng. Do vây để đam bao cho viêc san xuât đat hiêu quả cao thì chung ta cân phai phân ̣ ̉ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ loai nguôn rac thai trước khi đưa vao san xuât. ̣ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ́ SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 16
  17. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 1.3.2.2. Chế phẩm EM và men vi sinh Chế phẩm EM (Effective Microoganisms) được sử dụng trong xử lý rác thải, bao gồm các vi sinh vật có ích, và các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Sử dụng chế phẩm EM dạng bột, pha thành dung dịch sử dung cho quá trình khử ̣ mùi rác thải. Men vi sinh là dung dịch có ch ứ a các men phân gi ải lignin và xenlulose ho ặc các ch ấ t khác có trong nguyên li ệu. Các enzym phân gi ải lignin: Lignin pezoxidaza, mangan pezoxidaza, laccaza, ligninaza. Các enzym phân gi ải xenlulose: Exoglucanza, endogluanaza, xenlobioza, xenluloza. ̣ ̉ ́ ́ 1.3.2.3. Nguyên liêu san xuât khac * Phân urê Phân urê có dạng tròn, màu trắng trong, dễ hút ẩm, dễ chảy nước, khi tiếp xúc với không khí. Urê dạng bột thường sử dung có công thức: (NH2)2CO. ̣ * Phân lân Phân lân hay còn gọi là phân superphosphate đơn có màu xám xanh dạng bột mịn, khi gặp ẩm dễ vón cục. Trong đề tài này sử dụng phân lân dạng bột có công thức hoá học: Ca(H2PO4)2 * Phân kali Phân kali có dạng viên tròn, màu đỏ, dễ hút ẩm, chảy nước khi tiếp xúc với không khí. Phân lân dạng bột có công thức hoá học: K2O hoặc KCl. SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 17
  18. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông CHƯƠNG 2: CHON VÀ THUYÊT MINH DÂY CHUYÊN ̣ ́ ̀ 2.1. Dây chuyên công nghệ ̀ 2.1.1. Đặc điểm dây chuyên công nghệ ̀ Ở cac khu vực khac nhau trên thế giới thì đăc điêm, thanh phân tinh chât cua rac ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ́ thai cung khac nhau. Do vây công nghệ xử lý chất thải rắn (rác thải sinh hoạt) cung ̉ ̃ ́ ̣ ̃ ́ khac nhau. Trong quản lý xã hội ở các nước phát triển, họ đã có những phương phap quy ́ hoạch rac thai từng khu vực như: Khu công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp, khu ́ ̉ vui chơi, giải trí, khu hành chính sự nghiệp…nên viêc quan lý và xử lý rac thai dễ ̣ ̉ ́ ̉ dang hơn… Ở các nước đang phát triển và kém phát triển, sự phân chia khu vực đó ̀ chưa rõ ràng nên toàn bộ chất thải chưa được phân loai. Như vậy, ở những nước ̣ này, chất thải thường rất phức tạp và có chiều hướng tăng rất nhanh. [3 trang 23] Với những đặc trưng của rác thải đô thị Việt Nam, mà cụ thể là rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng, ta chọn công nghệ An sinh – ASC cho thiết kế nhà máy này. Đăc điểm của công nghệ An Sinh - ASC: [11] ̣ - Mang tính chất một dây chuyền thiết bị đồng bộ từ khâu tiếp nhận rác thải đến công đoạn sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. - Phù hợp với điều kiện địa phương. - Giá thành rẻ hơn so với dây chuyền xử lý rác nhập ngoại. - Giảm thiểu chôn lấp: Tỷ lệ chôn lấp không quá 10%. - Phù hợp với xử lý rác thải sinh hoạt tươi của thanh phố Đà Năng, rác được thu ̀ ̃ gom chưa có phân loại từ đầu nguồn: Tỷ lệ thu hồi từ 25% đến 30% so với trọng lượng rác tươi, tỷ lệ thu hồi plastic từ 7% đến 10% so với trọng lượng rác tươi. SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 18
  19. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông 2.1.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 19
  20. Đồ án công nghệ 2 GVHD: TS. Bùi Xuân Đông SVTH: Nguyễn Văn Ngọ Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2