intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

47
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp: Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi, nồng độ vôi ngâm và dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm hoàng kim trên cơ chất vỏ bắp, từ đó xây dựng quy trình trồng nấm hoàng kim trên vỏ bắp; khảo sát sự sinh trưởng, tốc độ lan tơ trên giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim

  1. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI PHÒNG NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ BIOMASS - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Thị Tưởng An. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường Đại học Công Nghệ Tp. HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2018 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Linh
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ về mọi mặt từ rất nhiều người nên lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới tất cả mọi người. Trước hết tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến ThS. Trần Thị Tưởng An - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện toàn bộ đề tài khóa luận này. Xin cảm ơn Phòng Nhiên Liệu Sinh Học và Biomass trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí và máy móc, trang thiết bị để tôi hoàn thành bài báo cáo này. Xin cảm ơn các tiểu thườn ở khu chợ Hỗc môn đã cung cấp cho tôi nguyên liệu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghệ Tp. HCM cùng tất cả các thầy cô của Viện Khoa Học Ứng Dụng đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu cũng như kỹ năng cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài khóa luận của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 14DSH01 đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Cuối cùng xin cho tôi gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến gia đình - hậu phương vững chắc của tôi - đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi vững bước trên con đường học tập. Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi có sai sót trong việc hoàn thành đề tài. Kính mong quý thấy cô có thể nhận xét, góp ý để tôi có thể sữa chữa bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ cho các công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn!
  3. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Mục đích nguyên cứu ..............................................................................................2 4. Nhiệm vụ nguyên cứu .............................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 6. Các kết quả đạt được của đề tài...............................................................................3 7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp ...................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4 1.1. Tổng quan về cây bắp ..........................................................................................4 1.2. Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam và thế giới ...................................................6 1.3. Tổng quan về nấm hoàng kim ..............................................................................9 1.3.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................................9 1.3.2.. Nguồn gốc và phân loại ...........................................................................12 1.3.2.1 Nguồn gốc và phân bố ........................................................................12 1.3.2.2. Phân loại sinh học ..............................................................................12 1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng ...............................................................................12 1.3.3.1. Yếu tố dinh dưỡng .............................................................................12 1.3.3.2. Yếu tố môi trường ..............................................................................14 1.3.4. Giá trị dinh dưỡng ....................................................................................15 1.3.5. Tình hình sản xuất nấm sò ........................................................................17 1.3.5.1. Trên thế giới .......................................................................................17 1.3.5.2. Ở Việt Nam ........................................................................................18 1.3.6. Các nghiên cứu về Pleurotus citrinopileatus trên thế giới........................20
  4. Đồ án tốt nghiệp 1.3.7. Các nghiên cứu về nấm sò ở Việt Nam ....................................................23 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................25 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ...............................................................25 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................25 2.3. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm .............................................................25 2.3.1. Nguyên vật liệu và hóa chất .....................................................................25 2.3.1.1. Các dụng cụ chính ............................................................................26 2.3.1.2. Các thiết bị chính .............................................................................27 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27 2.4.1. Sơ đồ thí nghiệm ......................................................................................27 2.4.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch (giống cấp 1) ...................................................................28 2.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................28 2.4.1.2. Cách tiến hành....................................................................................28 2.4.1.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................................29 2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (giống cấp 2). .....................................................................29 2.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................29 2.4.2.2. Cách tiến hành....................................................................................29 2.4.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................................29 2.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim. ...................................................................................30 2.4.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................30 2.4.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................30 2.4.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................................30 2.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến mật độ của tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp ....................................................30 2.4.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................30 2.4.4.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................31
  5. Đồ án tốt nghiệp 2.3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................................31 2.3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp. .............................31 2.3.5.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................31 2.3.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp ........................................32 2.4. Xử lý số liệu ....................................................................................................35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................36 3.1. Xử lý nguyên liệu ...........................................................................................36 3.2. Quá trình trồng nấm hoàng kim ......................................................................36 3.2.1. Phối trộn dinh dưỡng ................................................................................36 3.2.2. Cấy bịch phôi ...........................................................................................36 3.2.3. Nuôi ủ tơ nấm ...........................................................................................36 3.2.4. Chăm sóc và tưới đón nấm .......................................................................37 3.2.5. Thu hái nấm ..............................................................................................37 3.2.6. Quan sát và ghi nhận kết quả chỉ tiêu ......................................................37 3.3. Thí nghiệm 1: Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch (giống cấp 1) .............................................................................40 3.4. Thí nghiệm 2: Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (giống cấp 2) ................................................................................43 3.5. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim ............................................................................................45 3.6. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim ............................................................................................49 3.7. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp .................................51 3.8. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp ...............................................55
  6. Đồ án tốt nghiệp 3.9. Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng đa lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa. ..........59 3.10. Thí nghiệm 8: Khảo sát ảnh hưởng của vôi một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa. ..........62 3.11. So sánh nghiệm thức tốt nhất của giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa .....................................................................................................................65 3.11. Một số thành phần hóa học trong mẫu vỏ bắp phơi khô ..............................66 3.12. Một số thành phần hóa học trong mẫu mụn dừa ..........................................66 3.13. Thu hoạch nấm hoàng kim ...........................................................................67 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................69 4.1. Kết luận ...........................................................................................................69 4.2. Đề nghị ............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70 Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................70 Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................70 PHỤ LỤC
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT g: gam. kg: kilo gam. mg: mili gam. mm: mili mét. ha: hécta. mL: mili lít. %: phần trăm. PGA: Potato Glucose Agar. SA: Amoni sunphat. DAP: Diamoni phosphate. KH2PO4: kali phosphate. MgSO4: magie sunphate. FAO: Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc. P: Pleruotus. NT: nghiệm thức. ASL: Acid – soluble lignin. UV: Utraviolet. Lux: đơn vị đo độ rọi trong SI.
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng bắp của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018 .........................7 Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng bắp theo khu vực tại Việt Nam ..................................8 Bảng 1.3. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của một số loài nấm sò ......................14 Bảng 1.4. Sản lượng ước tính của nấm sò ở một số quốc gia và khu vực năm 1997 ...................................................................................................................................17 Bảng 1.5. Sản lượng ước tính của nấm sò ở Hoa Kỳ 1998–2002 .............................18 Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng chính ......................................................................26 Bảng 3.1. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của thời gian ngâm vôi.....................................................................................................47 Bảng 3.2. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của nồng độ vôi ngâm ......................................................................................................50 Bảng 3.3. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố đa lượng . ....................................................................53 Bảng 3.4. Độ lan sâu của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp ....57 Bảng 3.5. Một số thành phần hóa học của vỏ bắp phơi khô .....................................66 Bảng 3.6. Một số thành phần hóa học của mẫu mụn dừa .........................................67
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cây bắp........................................................................................................4 Hình 1.2. Cấu tạo của cây bắp.....................................................................................5 Hình 1.3. Đặc điểm hình thái của nấm sò .................................................................10 Hình 1.4. Chu kỳ sinh trưởng của nấm sò .................................................................11 Hình 1.5. Các giai đoạn phát triển của tai nấm .........................................................11 Hình 1.6. Pleurotus citrinopileatus ngoài tự nhiên....................................................12 Hình 3.1. Xử lý nguyên liệu vỏ bắp ..........................................................................38 Hình 3.2. Quá trình trồng nấm hoàng kim ................................................................39 Hình 3.3. Nấm hoàng kim phân lập trên môi trường thạch PGA .............................40 Hình 3.4. Tơ nấm trên môi trường thạch nghiêng PGA (để giữ giống)....................40 Hình 3.5. Tơ nấm hoàng kim cấy chuyền lần 2 trên môi trường thạch ....................41 Hình 3.6. Khả năng tăng trưởng của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch PGA ...................................................................................................................................42 Hình 3.7. Hình ảnh tơ nấm hoàng kim dưới kính hiển vi .........................................42 Hình 3.8. Khả năng sinh trưởng và phát triển tơ nấm trên môi trường hạt thóc.......43 Hình 3.9. Khả năng tăng trưởng của tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt ...........44 Hình 3.10. Tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt được quan sát dưới kính hiển vi ...................................................................................................................................45 Hình 3.11. Tơ nấm phát triển trên cơ chất vỏ bắp ....................................................46 Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng thời gian ngâm vôi ..................................................................................46 Hình 3.13. Tơ nấm trên môi trường cơ chất..............................................................49 Hình 3.14. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng nồng độ ngâm vôi. ...................................................................................49 Hình 3.15. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5 ở 5 ngày ......................52 Hình 3.16. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5 ở 7 ngày ......................52 Hình 3.17. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 5 ở 17 ngày ....................52
  10. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.18. Sự tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng .........................................................54 Hình 3.19. Khả năng tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng ..............................................55 Hình 3.20. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 6 ở 7 ngày ......................56 Hình 3.21. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 6 ở 17 ngày ....................56 Hình 3.22. Tốc độ tăng trưởng của sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng đa lượng.....................................................................59 Hình 3.23. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 7 ở 5 ngày ......................60 Hình 3.24. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 7 ở 7 ngày ......................60 Hình 3.25. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 7 ở 17 ngày ....................60 Hình 3.26. Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi nấm hoàng kim trên giá thể với sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng ..........................................................62 Hình 3.27. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 5 ngày ......................63 Hình 3.28. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 7 ngày ......................63 Hình 3.29. Tơ nấm trên môi trường cơ chất ở thí nghiệm 8 ở 17 ngày ....................63 Hình 3.30. Giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa bổ sung vi lượng .......65 Hình 3.31. Giá thể vỏ bắp và giá thể vỏ bắp bổ sung xơ dừa bổ sung đa lượng ......65 Hình 3.32. Quả thể nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp ...........................................67
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tiến trình thực hiện thí nghiệm ...............................................................27 Sơ đồ 3.1. Quy trình trồng nấm hoàng kim trên giá thể vỏ bắp ................................68
  12. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lượng protein có thể so với thịt, cá, giàu khoáng chất, acid amin không thay thế, vitamin…. Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây bất lợi như đạm động vật hay đường, tinh bột thực vật. Trong những năm gần đây, nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, thị trường tiêu thụ nấm rộng mở lẫn trong nước và nước ngoài. Nghề trồng nấm không phức tạp, nấm sinh trưởng nhanh (ngoại trừ các nấm sinh trưởng trong môi trường đặc biệt). Nguyên liệu trồng nấm phần lớn là phế thải của các ngành nông, lâm, công nghiệp với số lượng lớn, dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Vỏ bắp là phụ phẩm sinh ra từ sản xuất nông nghiệp với lượng rất lớn nguồn phế phẩm nông nghiệp giàu chất xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) được thải ra và vứt bỏ sau khi thu hoạch và tách vỏ. Trong đó một phần được dùng để làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò và cũng hoàn toàn có thể tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm ăn nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam diện tích gieo trồng, năng suất hay sản lượng bắp có xu hướng tăng hàng năm. Do có hàm lượng cellulose và lignin khá cao nên võ bắp cũng khó phân hủy, chúng hầu như bị thải ra môi trường, một phần làm thức ăn cho gia súc hoặc được phơi khô để làm nhiên liệu, chất đốt phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc đốt lấy nhiệt lượng như vậy lại gây ra ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, nhiều địa phương đã sử dụng các nguồn phụ phẩm có sẵn như rơm rạ, mùn cưa, bông vải vụn (và một số rất ít đã sử dụng vỏ bắp) để trồng nấm, đáp ứng một phần nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là một trong những phương pháp khả thi về kinh tế nhất cho việc xử lý chất thải nông nghiệp giàu lignocellulose. Ngoài ra, nấm ăn được xem là một loại thực phẩm sạch đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng 1
  13. Đồ án tốt nghiệp bởi tính an toàn và giá trị dinh dưỡng của nó đối với sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nấm chứa rất nhiều acid amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người. Nấm hoàng kim hiện đang được nuôi trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Nấm hoàng kim là loài nấm ăn được, là một trong các loài sinh trưởng và phát triển mạnh nhất trong chi Pleurotus, chúng rất phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp trồng quanh năm ở miền Nam nước ta. Nấm hoàng kim vẫn chưa được nghiên cứu và sản xuất quy mô lớn ở Việt Nam dù có tiềm năng rất lớn. Vì vậy, đề tài “Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim” được tiến hành nhằm tận dụng phế phẩm vỏ bắp thành nguồn nguyên liệu để trồng nấm hoàng kim tăng khả năng đáp ứng nhu cầu nấm ăn của thị trường. 2. Tình hình nghiên cứu Vào năm 1827, Quél đã chứng minh rằng nấm hoàng kim khi mới phát triển mũ nấm sẽ có màu trắng, màu bẹ hoặc là màu nâu nhạt, đến khi trưởng thành thì nó sẽ rất mịn và xuất hiện thêm vằn hình gợn sóng theo chiều dọc. Theo Singer (1942) đã nghiên cứu cho thấy rằng nấm hoàng kim là một loại nấm ăn được rất phổ biến và nó có màu sang vàng tươi hấp dẫn. Nấm này cực kỳ đắng và có mùi khó chịu khi nấu không chín kỹ, do đó làm nhiều người không thích. Tuy nhiên, khi chúng được nấu chính kỹ sẽ có một hương vị rất tuyệt vời. Năm 2012, Nguyễn Phương Hạnh và Chu Thị Thu Hà nghiên cứu ứng dụng trồng nấm sò trên bã dong. Thành phần bã dong rất giàu cellulose (90%), tinh bột (5%) và có cả nitơ, photpho, kali tương ứng với 0,5%, 0,11% và 0,16%, độ ẩm của bã dong lên tới 80%. Kết quả cho thấy năng suất trồng nấm sò đạt 60 - 100% vào mùa thu - xuân với thời gian thu hoạch kéo dài khoảng một tháng. Vào mùa hè năng suất thấp hơn, chỉ có 10 - 25% và thời gian thu hoạch ngắn (10 - 15 ngày) [3]. 3. Mục đích nguyên cứu Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim. 4. Nhiệm vụ nguyên cứu Nhân giống cấp 1 (meo thạch) và cấp 2 (meo hạt), theo dõi tốc độ lan, quan sát đặc điểm của tơ nấm hoàng kim trên môi trường thạch PGA và môi trường hạt. 2
  14. Đồ án tốt nghiệp Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi, nồng độ vôi ngâm và dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm hoàng kim trên cơ chất vỏ bắp, từ đó xây dựng quy trình trồng nấm hoàng kim trên vỏ bắp. Khảo sát sự sinh trưởng, tốc độ lan tơ trên giá thể vỏ bắp bổ sung mụn dừa. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin là thu thập thông tin được công bố trên mạng internet. Phương pháp được dùng để thống kê tính toán là Microsoft Excel 2007. Phương pháp nhân giống, giữ giống nấm hoàng kim. Phương pháp khảo sát nguyên liệu: xác định hàm lượng lignin bằng phương pháp Klason, xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy khô, hàm lượng tro bằng phương pháp nung tro. 6. Các kết quả đạt được của đề tài Thu được giống cấp 1 trên môi trường thạch và giống nấm cấp 2 trên môi trường hạt. Xử lý nguyên liệu bằng nước vôi 3% với thời gian 1 ngày cho kết quả tốt nhất. Nguyên liệu 50% vỏ bắp bổ sung 50% mụn dừa theo công thức 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4 cho kết quả tốt nhất. 7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu (tổng quan về nguyên liệu vỏ bắp, mùn dừa và nấm hoàng kim). Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu (cách bố trí thí nghiệm, các phương pháp tiến hành thí nghiệm). Chương 3: Kết quả và thảo luận. Chương 4: Kết luận và đề nghị. 3
  15. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây bắp Bắp, ngô hay bẹ (danh pháp 2 phần: Zea mays L. ssp mays) là một cây thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó được trồng mở rộng ra khắp châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới và tiếp cận với người châu Âu vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 [ 20]. (Nguồn: Blog.caycanh.vn) Hình 1.1. Cây bắp Cây bắp được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu được gọi là “ lúa ngô (bắp)” sau được goi tắt thành “ngô (bắp)”. Trên thế giới, bắp là một trong những loại ngũ cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước, sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Năm 1961, diện tích trồng bắp toàn thế giới đạt 105,5 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn. Đến năm 2009, diện tích trồng bắp trên thế giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 51,3 tạ/ha, sản lượng 817,1 triệu tấn. Trong đó Trung Mỹ, Trung Quốc, Brazil là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng. Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây hoa màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây bắp không chỉ cung cấp lương thực cho người và động vật mà còn là cấy trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản lượng cả nước ta qua các năm không 4
  16. Đồ án tốt nghiệp ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng, cụ thể: năm 2001 tổng diện tích là 730.000 ha, năng suất là 40,9 tạ/ha, sản lượng 4,6 triệu tấn. Tuy vậy, cho đến nay sản xuất bắp ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu tấn bắp hạt [19]. Hình 1.2. Cấu tạo của cây bắp (Nguồn: Tiến nông dinh dưỡng cây trồng) Thành phần cấu tạo: bắp gồm có thân, lá bao, râu, lõi và hạt bắp: Thân là bộ phận nối bắp với thân chiếm 35%. Thân gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt có một lá bao (lá bi) bao xung quanh bắp. Lá bao chiếm 25% bảo vệ cho bắp trong quá trình hình thành và phát triển. Râu bắp là vòi hoa vươn dài. Trên râu có nhiều lông tơ và tiết ra nhựa làm cho hạt phấn hoa dính vào dễ đậu. Hạt bắp chiếm 30% là trục đính các hoa cái, chủ yếu làm nhiệm vụ chuyển 5
  17. Đồ án tốt nghiệp các chất dinh dưỡng từ cây vào hạt, được cấu tạo từ các chất xơ và một phần nhỏ các chất dinh dưỡng Rễ bắp chiếm 10% thành phần giúp cây bắp có thể đứng vững và hấp thụ được tất cả dưỡng chất từ đất. Đối với trái bắp: Lá bao và râu chiếm khoảng 20%, lõi chiếm 20% và hạt chiếm 60% khối lượng toàn trái bắp. 1.2. Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam và thế giới Bắp được gieo trồng rộng khăp trên thế giới với sản lượng rất cao hàng năm.Trong khi Hoa Kỳ sản xuất gần một nửa sản lượng chung của thế giới thì các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ,…Sản lượng toàn thế giới là năm 2003 là 600 triệu tấn. Năm 2004, gần 33 triệu ha bắp được gieo trồng trên khắp thế giới, với giá trị khoảng 23 tỷ USD. Bắp là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại Trung Mỹ (chỉ riêng Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Tại Việt Nam do truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm trước đây cây bắp chưa được chú trọng phát triển đến những năm 1973 mới có những định hướng phát triển cây bắp ở Việt Nam. Trong thời gian gầy đây nhờ có chính sách khuyến khích của nhà nước cũng như việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà cây bắp ở Việt Nam đã có những bước tiến dài về cả diện tích cũng như năng suất và tổng sản lượng. Ở Việt Nam bắp là cây lương thực thứ 2 sau cây lúa, là cây trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi. Năng suất bắp của nước ta những năm 60 chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng 400 nghìn tấn. Năm 1990 năng suất lên tới 1,5 tấn, có được kết quả này nhờ vào sự hợp tác với trung tâm cải tạo lúa mì Quốc tế. Những nghiên cứu chọn tạo giống bắp ở nước ta đã bắt đầu từ năm 60 của thế kỷ trước và đã có một số thành công trong việc chọn tạo giống bắp lai được đưa vào sản xuất. Những năm gần đây nhờ có chính sách khuyến khích và nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cây bắp đã có xu hướng tăng cả diện tích, năng suất và tổng sản lượng. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về diện tích trồng bắp là 7,5%, về năng suất 6,7%, sản lượng 6
  18. Đồ án tốt nghiệp 24,5%. Sự phát triển cây bắp ở Việt Nam đã được FAO cũng như các nước trong khu vực đánh giá cao. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, diện tích trồng bắp ở Việt Nam hàng năm vào khoảng 1,1 triệu ha, năng suất trung bình 43 tạ/ha, sản lượng dao động trong khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây lúa nước. Trong khi đó, nhu cầu về bắp của nước ta hiện nay là trên 5 triệu tấn/năm kể cả cho chế biến lương thực và chăn nuôi, hơn nữa, tổng sản lượng bắp sản xuất vẫn chưa đủ cho nhu cầu trong nước, hàng năm vẫn phải nhập trên nửa triệu tấn. Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của. Nhà nước và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây bắp đã có những tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời đã hình thành 8 vùng trồng bắp chính trong cả nước: Vùng miền núi Đông, vùng miền núi Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh, vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long [13]. Bảng 1.1: Sản lượng bắp của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018 Niên vụ 2015/16 Niên vụ 2016/17 Niên vụ 2017/18 Diện tích thu hoạch 1,150 1,100 1,180 (nghìn ha) Năm suất (tấn/ha) 4,55 4,64 4,66 Sản lượng (nghìn tấn) 5,230 5,100 5,500 (Nguồn: Bộ NN&PTN) 7
  19. Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng bắp theo khu vực tại Việt Nam 2011 2012 2013 2014 2015 Cả nước 1,121 1,156 1,170 1,179 1,179 Đồng bằng sông Hồng 96 86 88 88 91 Trung du và miền núi 466 502 505 515 519 Bắc Bộ Bắc Trung Bộ 207 202 206 208 210 Tây Nguyên 233 247 252 250 241 Đông Nam Bộ 79 79 80 80 79 Đồng bằng sông Mê- 40,7 40 40 38 38 kông (Nguồn: Tổng cục thống kê) Từ bảng 1.1 cùng với tỷ lệ lá bao (vỏ bắp) và râu chiếm khoảng 20% trong thành phần cấu tạo của trái bắp thì chúng ta có thể thấy tổng lượng vỏ bắp được bỏ ra hàng năm là vô cùng lớn, nên để tiêu thụ và xử lý lượng lớn vỏ bắp này một cái hợp lý thì cũng là một vấn đề nan giải. Ngoài việc sử dụng làm thức cho gia súc như trâu, bò và một phần có thể dùng làm phân hữu cơ thì trên thực tế lượng vỏ bắp vẫn còn dư ra rất nhiều. Vì vậy việc sử dụng vỏ bắp để làm giá thể trồng nấm là một giải pháp nhằm giải quyết được vấn đề lượng vỏ bắp dư thừa ra rất nhiều hàng năm. Ngoài ra bắp là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay 70% chất tinh bột trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ bắp, bắp còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Cây bắp được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng của nước ta. Năm 2010 là 1126,9 nghìn ha (trong đó diện tích trồng bắp lai), sản lượng đạt tới 4,6 triệu tấn. Tuy vậy sản lượng trồng nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, hàng năm nước phải nhập khẩu lượng lớn bắp nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi. 8
  20. Đồ án tốt nghiệp Gần đây, cây bắp còn là cây thực phẩm, người ta dùng bắp làm thực phẩm cao cấp vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao: bắp nếp, bắp đường (bắp ngọt) được sử dụng ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Bắp còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucose, bánh kẹo. Trong y dược, bắp được dùng để trị áp huyết, râu bắp được dùng để làm thuốc. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp, vậy nên điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất bắp, đặc biệt là các vùng miền núi trong điều kiện canh tác lúa bị hạn chế. Đặc biệt, bắp còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, chúng ta cũng đã bước đầu xuất bán được giống bắp sản xuất trong nước. Trong tương lai, khi đã sản xuất đủ cho nhu cầu nội địa, chắc chắn bắp sẽ là mặt hàng xuất khẩu của nước ta giống như lúa gạo, vì nhu cầu lương thực và chế biến của thế giới cũng ngày một tăng, nhiều nước trên thế giới sử dụng bắp là lương thực chính, trong khi các giống bắp được trồng ở Việt Nam đều có chất lượng tốt [13]. 1.3. Tổng quan về nấm hoàng kim 1.3.1. Đặc điểm sinh học Các loài thuộc họ Pleurotus còn có tên gọi chung là nấm sò hay nấm bào ngư. Nấm sò có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Theo Singer (1975) có tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong đó có 2 nhóm lớn: Nhóm ưa nhiệt trung bình (ôn hòa) kết quả thể ở nhiệt độ 10 - 20oC. Nhóm ưa nhiệt kết quả thể ở nhiệt độ 20 - 30oC. Nấm hoàng kim là loài thuộc nhóm này. Độ ẩm cơ chất trồng nấm 60 - 65%, độ ẩm không khí > 80%. Cơ chất trồng nấm và nước tưới cần pH 6,5 - 7,0. Ánh sáng: Không cần thiết trong thời kì nuôi sợi, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sang khuếch tán. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0