Đồ án tốt nghiệp: Đặc điểm địa sinh thái khu vực Duy Tiên, Hà Nam. Thiết kế hệ thống xử lý Asen và sắt trong nước ngầm công suất 20m3/ngày bằng vật liệu đá ong và cát. Thời gian thi công 3 tháng
lượt xem 15
download
Đồ án được thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp phục vụ cho đời sống nhân dân huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam theo Quy chuẩn 01 – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống và Quy chuẩn 02 – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Đặc điểm địa sinh thái khu vực Duy Tiên, Hà Nam. Thiết kế hệ thống xử lý Asen và sắt trong nước ngầm công suất 20m3/ngày bằng vật liệu đá ong và cát. Thời gian thi công 3 tháng
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Đỗ Văn Bình, người đã dù dắt em trong suốt quá trình làm đồ án, giúp đỡ em rất nhiều về kiến thức cũng như tài liệu kỹ thuật và cho em nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu đề tài của đồ án. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Địa sinh thái – Khoa Môi Trường – Trường Đại học Mỏ Địa Chất đã truyền tải những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt 4 năm học làm cơ sở để em hoàn thành đồ án. Xin cám ơn tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và góp ý. Và cuối cùng, em xin dành tất cả lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới bố mẹ em, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng em nên người, đã tạo mọi điều kiện cho em được sống và học tập một cách tốt nhất để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình. Trong khoảng thời gian không dài, em đã rất nỗ lực và cố gắng để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng 6 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguy ễn Cao Huy SVTH: Nguyễn Cao Huy 1 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Cao Huy 2 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC BẢNG SVTH: Nguyễn Cao Huy 3 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC HÌNH SVTH: Nguyễn Cao Huy 4 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT SVTH: Nguyễn Cao Huy 5 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nước ngầm là nguồn nước chính phục vụ cho con người trong ăn uống và sinh hoạt. Hiện nay nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rất nhiều các chất, hợp chất độc hại và từ đó hình thành các kiểu ô nhiễm khác nhau như: nước bị ô nhiễm sắt, nước bị ô nhiễm chì nước có thành phần BOD, COD cao, nước bị ô nhiễm asen… Hiện nay trêm phạm vi Đồng bằng Bắc bộ, nước ngầm bị nhiễm asen là khá phổ biến và xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định và khu vực phía Tây Hà Nội... Qua quá trình khảo sát và đi thực địa tỉnh Hà Nam tôi nhận định nước ngầm tại một số vùng thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam có hàm lượng asen và sắt trong nước ngầm vượt quá tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống hàng chục lần và người dân nơi đây chưa có hệ thống xử lý nào phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên. Chính vì vậy cần có công trình xử lý nước để giải quyết vấn đề cấp bách nơi đây. Qua quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, tôi đã đề xuất hệ thống “xử lý asen và sắt trong nước ngầm bằng vật liệu đá ong và cát” với công suất 20 m3/ngày phục vụ cho cụm hộ dân cư. Đồ án “Đặc điểm địa sinh thái khu vực Duy Tiên, Hà Nam. Thiết kế hệ thống xử lý Asen và sắt trong nước ngầm công suất 20m3/ngày bằng vật liệu đá ong và cát. Thời gian thi công 3 tháng.” Được thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng nước cấp phục vụ cho đời sống nhân dân huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam theo Quy chuẩn 01 – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống và Quy chuẩn 02 – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. SVTH: Nguyễn Cao Huy 6 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN SVTH: Nguyễn Cao Huy 7 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội. Huyện lỵ Hoà Mạc cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong tọa độ địa lý từ 105053’26” đến 106002’43” vĩ độ Bắc và 20032’37” đến 20032’37” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Phía Đông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên. Phía Nam giáp thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục. Phía Tây giáp huyện Kim Bảng. Đơn vị hành chính: 19 xã, 2 thị trấn. Dân số : Tính đến ngày 31/12/2010 là 133.090 người. Thị trấn Hòa Mạc là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của huyện, nằm trên tuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với huyện Kim Bảng, thị xã Hưng Yên. Đặc biệt, trung tâm huyện nằm gần sông Hồng nên rất thuận tiện cho giao lưu với các địa phương khác bằng đường thủy và đường bộ. Ngoài ra, huyện còn có thị trấn Đồng Văn nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam. Hiện nay, khu công nghiệp tập trung của tỉnh đang được đầu tư xây dựng ở địa bàn thị trấn Đồng Văn và một phần của các xã Duy Minh, Bạch Thượng. SVTH: Nguyễn Cao Huy 8 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Hì nh 1. : Bản đồ vị trí huyện Duy Tiên (Nguồn: googlemap) 1.1.2. Địa hình Huyện Duy Tiên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ. Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông. Địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình: Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc Bắc, Mộc Nam, Châu Giang, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Yên Nam, Đọi Sơn...có địa hình cao hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã Đọi Sơn và Yên Nam.. SVTH: Nguyễn Cao Huy 9 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Vùng có địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng như Tiên Nội, Tiên Ngoại, Tiên Tân, Yên Bắc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện cao độ phổ biến từ 1,8 2,5 m, địa hình bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm. 1.1.3. Khí hậu Khí hậu huyện Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung mang những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa đông lạnh và ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc tính khí hậu tỉnh Hà Nam nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung có biến động lớn trong một mùa và từ năm này qua năm khác. Mặt khác, do vị trí địa lý của tỉnh Hà Nam đã tạo nên khí hậu có những nét khác biệt so với các tỉnh đồng bằng khác là mang tính chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Trung của Việt Nam. 1.1.3.1. Chế độ gió Chế độ gió của tỉnh được chia làm 2 mùa rõ rệt: Trong mùa Đông hướng gió thịnh hành là Tây Bắc; về mùa hè, hướng gió thịnh hành là Đông, Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm tại Phủ Lý là 1,9 m/s. Những tháng mùa hè, tốc độ gió trung bình đạt khoảng 1,6 đến 2,0 m/s. Tốc độ gió trung bình trong các tháng mùa đông là 1,8 đến 2,1 m/s. Hướng gió có tốc độ lớn nhất thường trùng với hướng gió thịnh hành. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được tại Phủ Lý là 32 m/s theo hướng Bắc. 1.1.3.2. Chế độ nhiệt Hàng năm, tỉnh Hà Nam nhận được một lượng bức xạ mặt trời khá lớn (trung bình khoảng 220 Kcalo/cm2). Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,90C đến 24,60C, trong một năm có tới 4 tháng (tháng 5,6,7,8) có nhiệt độ trung bình lớn hơn 280C(năm 2012). Tháng lạnh nhất trong năm là tháng I với nhiệt độ trung bình 12,70C (năm 2011) Bảng 1. : Nhiệt độ trung bình tỉnh Hà Nam (oC) Năm 2010 2011 2012 Tháng TB năm 24,6 23 23,9 SVTH: Nguyễn Cao Huy 10 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Tháng 1 17,7 12,7 14,4 Tháng 2 21,5 17,4 16 Tháng 3 21,6 16,9 19,8 Tháng 4 23 23,2 26,3 Tháng 5 28,1 26,6 28,5 Tháng 6 30,6 29,2 30,2 Tháng 7 30,3 29,6 29,7 Tháng 8 27,8 28,8 28,9 Tháng 9 28 27,2 27,2 Tháng 10 24,9 24,2 26,1 Tháng 11 21,8 23,5 23,2 Tháng 12 19,3 17,2 18,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nam năm 2013) 1.1.3.3. Lượng mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm. Trung bình hàng năm có khoảng 161 ngày có mưa. Bảng 1. : Lượng mưa trung bình tỉnh Hà Nam Tháng năm 2010 2011 2012 Cả năm 1762,1 1846,7 1769 Tháng 1 106,4 13,3 39,9 SVTH: Nguyễn Cao Huy 11 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Tháng 2 8,7 27,9 29,5 Tháng 3 17,4 95,8 24,3 Tháng 4 59,9 52,4 60,9 Tháng 5 176,9 192,8 200,5 Tháng 6 213,7 325,2 126,3 Tháng 7 334,2 223,6 253,7 Tháng 8 429,5 291,7 251 Tháng 9 209,7 405,9 382,9 Tháng 10 136,8 135,4 145,6 Tháng 11 9,9 70 182,9 SVTH: Nguyễn Cao Huy 12 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Tháng 12 59 12,7 71,5 Hình 1. : Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của lượng mưa và nhiệt độ tỉnh Hà Nam năm 2012. Biểu đồ biểu diễn rõ sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa tại tỉnh Hà Nam. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, kiểu khí hậu đặc trưng ở miền bắc Việt Nam trong đó có tỉnh Hà Nam đã trực tiếp ảnh hưởng tới hai thông số này. Lượng mưa lớn vào các tháng 7,8,9 ,cao nhất vào tháng 9(382,9 mm) và lượng mưa ít vào các tháng 12,1,2,3,4 thấp nhất vào tháng 3(24,3 mm). Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7,8, cao nhất vào tháng 6(30,2 oC) và thấp nhất vào các tháng 1,2,3,4, thấp nhất vào tháng 1(14,4 oC). Có thể thấy sự đồng điệu giữa nhiệt độ và lượng mưa trong các mùa với nhau. Mùa hạ, mùa thu nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân nhiệt độ giảm, lượng mưa cũng giảm theo. Tóm lại nhiệt độ và lượng mưa phân hóa rõ rệt theo mùa tại tỉnh Hà Nam. 1.1.3.4. Độ ẩm không khí Ở Hà Nam, độ ẩm không khí trung bình nhiều năm trong các tháng đều lớn hơn 81%, độ ẩm không khí nhiều tháng trong một năm lớn hơn 85%. Các tháng đầu mùa Đông (tháng 10 12) độ ẩm không khí có thể xuống dưới 75% do ảnh hưởng của không khí khô hanh từ phía Bắc tràn về. Cuối mùa Đông (tháng 1 3) là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt với độ ẩm trung bình 85 90%. Mùa hè, độ ẩm trung bình các tháng đạt 82 89%. Bảng 1. : Độ ẩm không khí trung bình tỉnh Hà Nam(%) Tháng Năm 2010 2011 2012 SVTH: Nguyễn Cao Huy 13 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Bình quân năm 82 81,3 84 Tháng 1 84 75 90 Tháng 2 83 87 88 Tháng 3 82 85 86 Tháng 4 90 86 84 Tháng 5 86 82 85 Tháng 6 76 84 78 Tháng 7 80 79 81 Tháng 8 88 82 83 Tháng 9 86 84 84 Tháng 10 76 82 82 SVTH: Nguyễn Cao Huy 14 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Tháng 11 75 79 85 Tháng 12 78 81 82 Hình 1. : Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của độ ẩm và nhiệt độ tỉnh Hà Nam trong năm 2012 Biểu đồ thể hiện rõ sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm của tỉnh Hà Nam trong năm 2012. Sự không đồng điệu của nhiệt độ và độ ẩm thể hiện rất rõ, nhiệt độ và độ ẩm có sự đối nghịch. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7,8 tương ứng 30,2oC ; 29,7oC ;28,9oC ứng với độ ẩm các tháng này thấp nhất trong năm tương ứng 78%, 81%, 83%. Tỉnh Hà Nam nói riêng và khí hậu miền bắc nước ta nói chung thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa xuân độ ẩm không khí lớn nhất do thời kì này có mưa phùn. Vào các tháng mùa hè có nhiệt độ cao nhất nhưng độ ẩm thấp nhất do dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng làm giảm độ ẩm trong không khí. Các tháng mùa đông 10 ;11 ;12 ánh sáng và nhiệt độ không còn ảnh hưởng nhiều tới độ ẩm nhưng kiểu thời tiết hanh khô do tính chất của gió lục địa thổi vào làm giảm độ ẩm trong không khí. Tóm lại độ ẩm và nhiệt độ phân hóa rõ rệt theo mùa tại tỉnh Hà Nam. 1.1.3.5. Bốc hơi Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đạt khoảng 835mm. Các tháng đầu mùa mưa (tháng 5 7) là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm từ 80,7 97,5mm. Thời kỳ có lượng bốc hơi ít nhất là thời kỳ có mưa phùn, độ ẩm cao, trời nhiều mây và nhiệt độ thấp nhất trong năm là 43,7 51,0mm (tháng 2 4). 1.1.4. Thủy văn Huyện Duy Tiên có mạng lưới sông, ngòi tương đối dày với 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ. SVTH: Nguyễn Cao Huy 15 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Hà Nam qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua huyện 12 km tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Duy Tiên với tỉnh Hưng Yên. Hàng năm sông bồi đắp một lượng phù sa tươi tốt cho diện tích đất ngoài đê bồi và cho đồng ruộng qua cống lấy nước tưới Mộc Nam dưới đê sông Hồng. Sông Duy Tiên đi qua địa phận huyện từ Bạch Thượng qua đập Phúc ra sông Châu Giang và nối với sông Đáy tại Phủ Lý dài 28 km, đồng thời là ranh giới tự nhiên với huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân. Trên sông có cống điều tiết Điệp Sơn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho các vùng đất trong huyện. Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội qua tỉnh Hà Tây và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý. Đoạn qua Duy Tiên dài 13 km, sông có tác dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô. Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn. Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. đặc biệt vào màu lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây ngập úng cục bộ cho vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 1.2. Kinh tế xã hội 1.2.1. Kinh tế Những năm qua, huyện Duy Tiên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2013 đạt 8,49%. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp thủy sản chiếm 50,02%, công nghiệp xây dựng chiếm 19,15%, dịch vụ chiếm 30,83%. Giá trị xuất khẩu đạt 2.344 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 79.388 tấn. SVTH: Nguyễn Cao Huy 16 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp Hình 1. : Khu công nghiệp Đồng Văn 1.2.1.1. Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Trong những năm vừa qua Duy Tiên đã tập trung phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh đầu tư và trở thành huyện đi đầu trong xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp quan trọng như: Khu công nghiệp Đồng Văn (400ha), Cụm Công nghiệp Hoàng Đông (100ha), Cụm làng nghề Hoàng Đông (9,34ha), Cụm công nghiệp Cầu Giát (30ha), khu đô thị mới Đồng Văn và nhiều dự án khác đã được quy hoạch phát triển trong những năm tới. Đồng thời, huyện còn tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý để các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Động thái này đã tạo ra sức hút đầu tư mạnh mẽ trên địa bàn. Đến nay Cụm công nghiệp Cầu Giát giai đoạn I đã thu hút 8 doanh nghiệp đầu tư, hiện nay đã đi vào hoạt động và sản xuất có hiệu quả. Cụm làng nghề Hoàng Đông có 18 doanh nghiệp và hộ tư nhân, hiện nay đã có 14 doanh nghiệp và hộ tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào sản xuất. Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thống với nhiều nghề thủ công đã có từ lâu đời như: ươm tơ, dệt lụa, mây giang đan, thêu ren, bưng trống …Duy Tiên có 6 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề truyền thống là: làng nghề trống Đọi Tam, thêu ren Vũ Xá (Yên Bắc), dệt lụa Nha Xá (Mộc Nam), mây giang đan Ngọc Động (Hoàng Đông) và 2 làng nghề mới là: làng nghề ươm tơ kéo kén Từ Đài (Chuyên Ngoại) và Mây giang đan Hoà Trung (Tiên Nội). Để khuyến khích khôi phục, SVTH: Nguyễn Cao Huy 17 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp phát triển làng nghề truyền thống, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng. Quỹ Khuyến công, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và nhân cấy nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động . Nhờ đó, các nghề truyền thống của huyện đã có bước phát triển vững chắc đạt giá trị sản xuất lớn. Tiêu biểu là nghề mây giang đan ngày càng được nhân rộng tới từng thôn, xóm. Nhiều mặt hàng đã chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế , trở thành những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của huyện như : lụa, đũi, bát đĩa mây, thêu ren, long nhãn, hạt sen … Số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Năm 2005 có 54 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đến năm 2008 tăng lên 71 doanh nghiệp với tổng số vốn chủ sở hữu lên đến 1.185.250 triệu đồng. Hoạt động sản xuất công nghiệp của Duy Tiên liên tục có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản lượng Công nghiệp – làng nghề 6 tháng đầu năm 2008 ước đạt 656 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2007, tăng 4,7 lần so với bình quân 5 năm (20012005), đạt 95% chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005 2010. Trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 3,3 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007. Tỷ trọng của ngành công nghiệp – làng nghề tăng từ 28,6% (bình quân 5 năm 2001 2005) lên 34,3% (6 tháng đầu năm 2008). Phấn đấu năm 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp – làng nghề đạt 41,82%. 1.2.1.2. Nông nghiệp Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 64% trong tổng diện tích đất tự nhiên, Duy Tiên có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặt khác, Duy Tiên được tỉnh xác định là huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp – làng nghề, trong những năm tới Duy Tiên phấn đấu hàng năm tăng 3,5% 4% giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng giảm cơ cấu ngành từ 38,6% (năm 2005) xuống còn 29% (năm 2010). Để thực hiện mục tiêu đó, UBND huyện đã tích cực thực hiện Đề án 245/ĐAUB (ngày 2562001) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn và thu được kết quả rất khả quan. Nhiều vùng đầm, vùng đất trũng đã được quy hoạch thành vùng sản xuất đa canh đạt giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất trên 1ha SVTH: Nguyễn Cao Huy 18 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp canh tác bình quân tăng từ 30,5 triệu đồng (năm 2005) lên 52,59 triệu đồng (năm 2007). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng phát triển con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô vừa và lớn. Duy Tiên vốn là địa phương có truyền thống thâm canh lúa, luôn là huyện nhiều năm liền đạt năng suất lúa cao nhất tỉnh. Đạt được kết quả đó là do huyện đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu thông qua việc tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và thâm canh gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất. Đồng thời hàng năm, huyện cũng tích cực chủ động trong công tác phòng chống bão, lũ, úng, làm tốt công tác thuỷ nông, thuỷ lợi nội đồng, nên đã hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong những năm qua, sản lượng lương thực của Duy Tiên luôn ổn định ở mức bình quân 80 nghìn tấn/năm, năng suất lúa đạt trên 118 tạ/ha. Duy Tiên có phong trào trồng cây vụ đông mạnh, nhất là mô hình đậu tương trên đất 2 lúa đã trở thành phổ biến ở các xã, thị trấn. Trong chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của huyện phát triển tương đối ổn định . 6 tháng đầu năm 2008, cả huyện có 37 nghìn con lợn, 6.217 con bò và 868. 000 con gia cầm. Nhiều mô hình nuôi thuỷ đặc sản như tôm càng xanh, rắn, kỳ đà, ba ba… được áp dụng có hiệu quả. Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1.763 tấn. 1.2.1.3. Thương mại dịch vụ Các cụm thương mại dịch vụ ở thị trấn, thị tứ từng bước được hình thành. Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, hàng hoá phong phú, giá cả không có biến động lớn, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng từ 345 tỷ (năm 2005) lên 758 tỷ (năm 2007) và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 760 tỷ. Nhằm phát huy những thành tích đạt được trong những năm qua, huyện Duy Tiên đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển KT XH đến năm 2010: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tập trung phát triển công nghiệp TTCN trên cơ sở phát triển vững chắc nông nghiệp, nâng cao chất lượng các dịch vụ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong những năm tới, đảm bảo nhịp SVTH: Nguyễn Cao Huy 19 Lớp: Địa Sinh Thái K54
- Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án Tốt Nghiệp độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 13,5%, đảm bảo an ninh lương thực. Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 11 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNDV NN, phấn đấu đến năm 2010 Duy Tiên trở thành huyện trọng điểm phát triển CNlàng nghề của tỉnh Hà Nam. Hình 1. : Dệt lụa thủ công ở Nha Xá, Duy Tiên 1.2.2. Xã hội Tình hình xã hội huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam tương đối ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14,2%, không còn hộ đói, hộ giàu tăng nhanh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 28,2%. Toàn huyện có 3/3 trường trung học phổ thông, 19/21 trường trung học cơ sở và 14/24 trường tiểu học đã xây cao tầng. Có 7 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và năm 2003 đề nghị công nhận thêm 5 trường. Huyện có khu trung tâm văn hóa, thể dục thể thao bao gồm sân tập, nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động đủ điều kiện. 100% xã, thị trấn có sân cầu lông, 50% xã có sân bóng đá, 10% thôn có sân bóng chuyển. SVTH: Nguyễn Cao Huy 20 Lớp: Địa Sinh Thái K54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế website bán điện thoại di động
94 p | 2647 | 322
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn khung xe Wave 110cc - GVHD Nguyễn Ngọc Thành
67 p | 1469 | 271
-
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu dầm Super - T
250 p | 587 | 141
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M5 - N5 tỉnh Đắc Lắc
105 p | 391 | 114
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh
100 p | 442 | 69
-
Đồ án tốt nghiệp: Tổng đài nội bộ Panasonic KX-TDA200 - GVHD Trường Quang Trung
94 p | 226 | 58
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng: Chung cư thu nhập thấp Hoàng Anh - Hải Phòng
194 p | 237 | 58
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng: Chung cư ở phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
220 p | 190 | 57
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang phục ứng dụng, ý tưởng hoa văn Baroque - thế kỷ 17
0 p | 444 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và rãnh gió mùa tới chế độ mưa trên khu vực đồng bằng Bắc bộ
55 p | 246 | 20
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản "Tìm hiểu về các loài Sao biển ở Việt Nam: Đặc điểm, phân loại, phân bố, ứng dụng và công nghệ sản xuất các sản phẩm từ Sao biển"
40 p | 185 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Thời trang dạo phố dành cho nữ độ tuổi 18-25 lấy ý tưởng từ vũ trụ giả tưởng
0 p | 290 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Đặc điểm sinh thái khu vực Lương Tài Bắc Ninh. Thiết kế hệ thống khai thác và xử lý nước cấp sinh hoạt cho cụm dân cư thị trấn Thứa công suất 800m3/ngàyđêm. Thời gian thực hiện 3 tháng
121 p | 46 | 16
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát một số đặc điểm sinh học của cá chạch Lấu (Mastacembelus armatus) giai đoạn bột lên giống
74 p | 63 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp Địa chất dầu khí: Phân tích đặc điểm môi trường trầm tích Miocen giữa khu vực Đông Bắc đứt gãy Sông Lô
94 p | 31 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu phương pháp trích và sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm
50 p | 90 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Đặc điểm sinh trưởng nấm bào ngư kim đỉnh trên cơ chất mạt cưa
74 p | 42 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn