Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh
lượt xem 17
download
Mục tiêu nghiên cứu của đồ án nhằm làm tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến tiêu dùng và làm cơ sở để đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi thói quen mua sắm, nâng cao nhận thức của người dân về hạn chế xả rác thải ra môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC SIÊU THỊ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH Ngành: Môi trường Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Bảo Trâm MSSV: 1311090643 Lớp: 13DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của PGS.TS Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2017 Sinh viên Đoàn Thị Bảo Trâm
- LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thành là nhờ có sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo từ quý thầy cô, bạn bè và người thân dành cho em. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến tất cả mọi người. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Thái Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn và khuyến khích em phát triển vấn đề nghiên cứu theo hướng đi phù hợp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy em cảm thấy thêm trân trọng và thích thú với bài báo cáo này, dù nó là một sản phẩm còn nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô giáo khoa Công nghệ Sinh học- Thực phẩm- Môi trường, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy và truyền thụ cho chúng em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để chúng em thực hiện được đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn của mình đến các anh/chị làm việc tại các hệ thống siêu thị SAIGON CO.OP đã tạo mọi điều kiện để cho em hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người bạn đã luôn chia sẻ ý tưởng, góp ý và quan tâm đến đề tài nghiên cứu này. Gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo những điều kiện tốt nhất. Sự giúp đỡ này là nguồn động viên quý giá để em vượt qua những khó khăn và hoàn thành báo cáo đề tài tốt nghiệp. TP.Hồ Chí Minh, tháng 7, năm 2017 Sinh viên Đoàn Thị Bảo Trâm SV lớp 13DMT02 khoa CN SH- TP- MT
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. IIV DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. VI DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... VIII MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 3.1.Đối tượng ................................................................................................................ 2 3.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 3.3. Phạm vi về sản phẩm.............................................................................................. 5 3.4. Tính mới của đề tài................................................................................................. 5 3.5.Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 6 3.6.Cấu trúc đồ án ......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ............................... 8 1.1. CÁC KHÁI NIỆM TRONG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 8 1.1.1. Tiêu dùng bền vững ............................................................................................ 8 1.1.1.1 Khái niệm tiêu dùng bền vững .......................................................................... 8 1.1.1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững.......................................................... 9 1.1.1.3. Các chính sách nhằm thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam.................. 10 1.1.2. Tiêu dùng xanh .................................................................................................. 11 1.1.2.1. Khái niệm tiêu dùng xanh .............................................................................. 11 1.1.2.2. Ý định và hành vi tiêu dùng xanh .................................................................. 13 1.1.2.3. Thực trạng tiêu dùng xanh ............................................................................. 13 1.1.3. Sản phẩm thân thiện môi trường ....................................................................... 23 1.1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................... 23 1.1.3.2. Ý nghĩa ........................................................................................................... 24 1.1.4. Sản phẩm xanh .................................................................................................. 26 1.1.5. Nhãn sinh thái- nhãn môi trường ...................................................................... 30 i
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM .............. 34 1.2.1. Đặc điểm của thị trường người tiêu dùng Việt Nam......................................... 34 1.2.2. Đặc điểm của thị trường tiêu dùng TP.HCM ................................................... 34 1.2.3. Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường .................................. 35 1.2.4. Phân loại các sản phẩm xanh có trên thị trường ở TP.HCM ............................ 37 1.2.5. Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam ............................................................ 37 1.2.6.Những khó khăn của người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm thân thiện với môi trường ............................................................................................................. 39 1.2.6.1. Khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm ........................................................ 39 1.2.6.2.Cân nhắc giữa giá cả và những lợi ích đi kèm ............................................... 41 1.3. CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH ................................. 42 1.3.1.Trên Thế giới ...................................................................................................... 42 1.3.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 43 1.4.TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG SIÊU THỊ VÀ CỬA HÀNG TIỆN LỢI .... 45 1.4.1. Hiện trạng các siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam ................................ 45 1.4.2. Sơ lược các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi phổ biến tại TP.HCM ........ 47 1.4.3.Hiện trạng phân phối tại các cửa hàng và siêu thị sơ bộ .................................... 51 1.5.CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TIÊU DÙNG XANH .......................... 52 1.5.1.Nghiên cứu của tác giả ngoài nước .................................................................... 52 1.5.2.Nghiên cứu của tác giả trong nước .................................................................... 55 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 62 2.1. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 62 2.2. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 62 2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 68 2.3.1. Phương pháp luận.............................................................................................. 68 2.3.2. Phương pháp cụ thể ........................................................................................... 69 2.3.2.1. Phương pháp quan sát .................................................................................... 69 2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin (điều tra bằng bảng hỏi): ............................ 69 2.3.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: ................................................. 70 ii
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.3.2.4. Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tác động (định lượng) ................ 71 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 72 3.1. HIỆN TRẠNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM XANH TẠI CÁC SIÊU THỊ ....... 72 3.2. NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TP.HCM ............................................................................... 72 3.2.1. Thông tin, đặc điểm đối tượng khảo sát ............................................................ 72 3.2.2. Nhận thức về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh .................................................. 74 3.2.3. Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng .................................................... 78 3.2.4. Kênh truyền thông và sự sẵn lòng trả thêm để mua sản phẩm xanh ................. 82 3.2.4.1. Kênh truyền thông .......................................................................................... 82 3.2.4.2. Sự sẵn lòng trả thêm để mua sản phẩm xanh ................................................. 84 3.2.5. Phân tích nhân tố ............................................................................................... 85 3.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG XANH VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN ............................................................................................ 94 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH ............................. 95 3.4.1. Các giải pháp đối với chính phủ ....................................................................... 95 3.4.2. Các đề xuất đối với doanh nghiệp ..................................................................... 98 3.4.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng .................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 102 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 102 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 105 TÀI LIỆU TRONG NƯỚC ....................................................................................... 105 TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ........................................................................................ 106 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN TỪ INTERNET ................................................................. 106 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 107 iii
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 ATM Máy rút tiền tự động 2 BĐKH Biến đổi khí hậu 3 BVMT Bảo vệ Môi trường 4 C4E Đạp xe vì Môi trường 5 CFC Chlorofluorocarbon 6 EU Các nước liên minh Châu Âu 7 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 8 GDP Gross Domestic Product 9 GEN Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu 10 GPP Green Public Procurement 11 HEPS Hiệu suất năng lượng 12 HTX Hợp tác xã 13 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 14 IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế 15 ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế 16 ITU Tổ chức Viễn thông Quốc tế 17 LHQ Liên Hiệp Quốc 18 NDRC Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc 19 OEF Organisation Environmental Footprint 20 PEF Product Enviromental Footprint 21 PTBV Phát triển bền vững 22 RCEE Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường 23 SCP Kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ bền vững của EU 24 SIP Chính sách công nghiệp bền vững của EU 25 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 26 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 27 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh iv
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 28 UBND Uỷ ban nhân dân 29 UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp 30 UNESCO Quốc 31 UNFPA Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc 32 UN-HABITAT Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc 33 UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc 34 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới 35 WB Ngân hàng Thế giới 36 WCED World Commission on Environment and Development 37 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 38 WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 39 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới v
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Danh sách các sản phẩm xanh ................................................................... 28 Bảng 1.2: Tóm tắt các chính sách/chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên Thế giới ................................................................................................. 45 Bảng 1.3: Số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam .................................. 45 Bảng 1.4: Điểm trung bình của kết quả nghiên cứu ................................................... 59 Bảng 1.5: Kết quả hồi quy với ý định mua sản phẩm xanh là biến phụ thuộc ........... 60 Bảng 1.6: Kết quả hồi quy với hành vi mua sản phẩm xanh là biến phụ thuộc ......... 61 Bảng 3.1: Thông tin cá nhân các mẫu khảo sát .......................................................... 73 Bảng 3.2: Kết quả nhận thức về phát triển bền vững của người tiêu dùng TP.HCM 76 Bảng 3.3: Kết quả nhận thức về sản phẩm thân thiện môi trường của người tiêu dùng TP.HCM ...................................................................................................................... 76 Bảng 3.4: Kết quả nhận thức về nhãn năng lượng so sánh của người tiêu dùng TP.HCM ...................................................................................................................... 76 Bảng 3.5: Kết quả nhận thức về các nhãn sinh thái của người tiêu dùng TP.HCM ... 77 Bảng 3.6: Kết quả về hành động tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TP.HCM ....... 79 Bảng 3.7: Kết quả về hành động sử dụng sản phẩm xanh của người tiêu dùng TP.HCM ...................................................................................................................... 79 Bảng 3.8: Kênh truyền thông giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh ............ 84 Bảng 3.9: Sự sẵn lòng mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng TP.HCM ............... 84 Bảng 3.10: Điểm trung bình của từng biến nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi thực hiện mua sắm xanh........................................................................................ 85 Bảng 3.11: Giá trị hệ số tin cậy thang đo và cac biến nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi thực hiện mua sắm xanh ................................................................. 87 Bảng 3.12: Các điều kiện loại biến để xác định nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi thực hiện mua sắm xanh ................................................................................. 87 Bảng 3.13: Hai nhóm nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi mua thực hiện mua sắm xanh .............................................................................................................. 88 vi
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.14: Điểm trung bình từng nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng ........................................................................................................... 89 Bảng 3.15: Giá trị hệ số tin cậy thang đo và các biến nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng ..................................................................... 91 Bảng 3.16: Các điều kiện loại biến để xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng..................................................................................... 92 Bảng 3.17: Hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng ............................................................................................................................. 93 vii
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình A: Bản đồ hệ thống siêu thị co.op trên địa bàn TP.HCM ................................... 5 Hình 1.1: Nhãn xanh Việt Nam.................................................................................. 31 Hình 1.2: Nhãn năng lượng xác nhận ........................................................................ 33 Hình 1.3: Nhãn năng lượng so sánh ........................................................................... 33 Hình 1.4: Biểu đồ mức độ hiểu biết về sản phẩm thân thiện môi trường .................. 40 Hình 1.5: Biểu đồ thể hiện tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh. ................................... 41 Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp luận về tiêu dùng xanh ............................................... 68 Hình 3.1: Trung bình mức độ quan trọng của việc mua sản phẩm xanh. .................. 85 Hình 3.2: Trung bình mức độ quan trọng khi quyết định mua một sản phẩm . ......... 91 viii
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong tình hình khủng hoảng môi trường toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích lũy nguồn vốn quốc gia, công tác bảo vệ môi trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đỏi hỏi phải không ngừng đổi mới cách làm với những giải pháp mang tính đột phát và thân thiện với môi trường qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất sạch, đặc biệt là thay đổi hành vi ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên, trong đó sản xuất và tiêu dùng bền vững được xem là một trong những yếu tố then chốt để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển và khuyến khích hình thành nền kinh tế cacbon thấp.Tuy nhiên, các khía cạnh sâu sắc của sự bền vững, bao gồm tiêu dùng xanh, vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu về tiêu dùng xanh ở các mức độ sâu sắc hơn là vấn đề thiết yếu hiện nay.[6] Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những thành phố có số dân đông đúc và có nền kinh tế công nghiệp phát triển, nhiều ngành sản xuất đã ra đời; nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển mở rộng, đã và đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nền kinh tế cũng đã bộc lộ rõ những yếu tố chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên ở cường độ cao; công nghệ còn lạc hậu, chậm đổi mới nên đã tiêu hao nhiều năng lượng, nước, nguyên vật liệu, dẫn đến tình trạng suy kiệt nguồn nước, các loại tài nguyên khoáng sản, và môi trường bị xuống cấp... Mặt khác, một bộ phận dân cư vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững. Vấn đề này nếu cứ tiếp diễn sẽ ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại cũng 1
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP như tương lai. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường này, điều quan trọng nhất là con người phải thay đổi được hành vi mua sắm và tiêu thụ của mình. Tiêu dùng xanh hiện nay cũng đã tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp cải thiện tình trạng này. Việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam và cụ thể ở một thành phố đang phát triển như TP. Hồ Chí Minh sẽ cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan khác của Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp và nhất là người tiêu dùng trong việc đưa việc sử dụng các sản phẩm tiêu dụng xanh trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng và phổ biến rộng hơn để làm thay đổi ý thức thói quen của người tiêu dùng. Do đó, em chọn đề tài: “Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh” nhằm làm tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến tiêu dùng và làm cơ sở để đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi thói quen mua sắm, nâng cao nhận thức của người dân về hạn chế xả rác thải ra môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Bởi, một khi người dân coi trọng việc mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm xanh sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá nhận thức tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Đánh giá hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh tại TP.HCM. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Khách mua hàng ngẫu nhiên tại các hệ thống của siêu thị tại TP.HCM, các cá nhân trên 18 tuổi sống tại TP.HCM và đủ kiến thức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiện nay, TP.HCM có rất nhiều hệ thống siêu thị lớn điển hình 5 hệ thống lớn CO.OPMART, BIGC, EMART, AEON, VINMART với rất nhiều chương trình khuyến khích tiêu dùng xanh như: - Siêu thị EMART đưa việc quản lý thân thiện môi trường vào hệ thống quản lý như việc phát triển các cửa hàng thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng và khí gas, mở rộng kinh doanh các loại sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích tiêu dùng xanh, truyền bá văn hóa thân thiện với môi trường, đóng góp xã hội qua các chiến dịch bảo vệ môi trường - Big C cho biết trong tương lai tất cả các đại siêu thị của Big C sẽ là các đại siêu thị xanh, góp phần cùng cộng đồng bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững, cụ thể như cuối năm 2010, Big C đã đưa vào hoạt động thế hệ đầu tiên các đại siêu thị Big C xanh, sử dụng tất cả các công nghệ thân thiện với môi trường trong đó có bóng đèn tiết kiệm điện; trang bị hệ thống giám sát và quản lý điện năng nhưng cũng chưa có chương trình nào cụ thể để khuyến khích người tiêu dùng tiêu tiêu dùng xanh chỉ có chương trình giới thiệu túi nilon thân thiện môi trường đến người tiêu dùng. - Công ty TNHH AEON Việt Nam tổ chức Lễ trồng cây mang tên ”Cánh rừng quê hương AEON” với mong muốn đóng góp 1 phần nhỏ nỗ lực của mình, mang đến thêm nhiều mảng xanh hơn cho môi trường và xã hội, cũng như góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh cho thế hệ tương lai. - “Tôi chọn nông sản sạch” là Chương trình do công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco phát động, với mong muốn tạo làn sóng ủng hộ sản xuất nông nghiệp sạch từ đông đảo người tiêu dùng, thông qua đó cổ vũ, động viên, lan tỏa văn hóa làm nông nghiệp sạch cho những hộ sản xuất nông nghiệp Việt. Chương trình cũng giới thiệu, đồng hành, hỗ trợ và tôn vinh các hộ sản xuất uy tín, các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của Việt Nam, các vùng nông nghiệp nổi tiếng, các chuỗi sản xuất sạch đang hình thành và phát triển trên tất cả các tỉnh, thành cả nước. Chương trình sẽ được tổ chức thực hiện tại các vùng nông nghiệp lớn trên cả nước, được truyền thông rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương 3
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tiện truyền thông đại chúng, qua hệ thống siêu thị VinMart, VinMart+ và trang thương mại điện tử Adayroi.com. Hệ thống SAIGON CO.OP với chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi thường xuyên có các chương trình khuyến khích tiêu dùng xanh, nổi bật nhất đó là chương trình định kỳ hằng năm vào tháng 5. Qua 7 lần tổ chức (từ năm 2010 đến nay), chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh đã đạt được những con số ấn tượng. Vận động được hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh. Mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng lên từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại các hệ thống siêu thị Co.opmart. Những con số trên đã phần nào thể hiện sức lan tỏa rộng khắp của chiến dịch trong cộng đồng cả nước. Vai trò của cộng đồng cũng được thể hiện mạnh mẽ hơn thông qua việc kiên trì theo đuổi mục tiêu xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho những doanh nghiệp xanh và doanh nghiệp. Chính vì dẫn đầu trong các phong trào kích cầu tiêu dùng xanh nên tôi sẽ chọn hệ thống của SAIGON CO.OP để thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng khi siêu thị đã có rất nhiều chương trình khuyến khích tiêu dùng xanh. Chọn 10 siêu thị trên địa bàn TP.HCM trong hệ thống siêu thị SAIGON CO.OP (gồm Quận 1, Quận 10, Quận 6, Quận 12, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp). 4
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình A: Bản đồ hệ thống siêu thị CO.OP trên địa bàn TP.HCM (Nguồn: Trang thông tin điện tử hệ thống Saigon Co.op) Danh sách cụ thể các siêu thị: - Quận 1: Co.opmart Cống Quỳnh: 189C Cống Quỳnh - P.Nguyễn Cư Trinh, Q1, TPHCM. - Quận 10: Co.opmart Lý Thường Kiệt: 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10, TPHCM. - Quận 6: Co.opmart Hậu Giang: 188 Hậu Giang, P.6, Q.6, TPHCM. - Quận 12: Co.opmart Nguyễn Ảnh Thủ: 167/2 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM. - Quận Phú Nhuận: Co.opmart Rạch Miễu: 48 Hoa Sứ, P.7, Q. Phú Nhuận. TP.HCM. Co.opmart Nguyễn Kiệm : 571-573 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TPHCM. - Quận Gò Vấp: Co.opmart Phan Văn Trị : 543/1 Đường Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Co.opmart Foodcosa: 304A Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM. - Quận Bình Thạnh: Co.opmart Đinh Tiên Hoàng: 127 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q.Bình Thạnh, TPHCM. - Quận Thủ Đức: Co.opmart BìnhTriệu: Số 68/1 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM. 3.3. Phạm vi về sản phẩm Điều tra được thực hiện ở 3 ngành hàng. Trong đó sản phẩm nghiên cứu hành vi mua sản phẩm xanh là thực phẩm, hàng gia dụng và túi nilon. 3.4. Tính mới của đề tài 5
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiện tại chưa có đề tài nào tại TP.HCM xác định nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Đề tài này được nghiên cứu bằng cách đi khảo sát người tiêu dùng tại các siêu thị từ đó tổng hợp kết quả xác định các mối quan tâm mà người tiêu dùng chú ý đến khi mua sản phẩm xanh đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng TP.HCM. 3.5. Ý nghĩa đề tài Ý nghĩa khoa học: Việc đánh giá, phân tích hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng tại một số siêu thị và xác định được nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng sẽ giúp nhà quản lý trong việc hoạch định nhu cầu tiêu dùng xanh và bảo vệ môi trường làm thúc đẩy phát triển bền vững. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo đánh giá mức độ nhận thức hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng ở các đô thị nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đồng thời đề ra hướng giải pháp phát triển đô thị tiêu dùng xanh cho nhiều năm tới. Các nhà sản xuất và quản lý có thể dựa trên kết quả của nghiên cứu để có các kế hoạch, chính sách phù hợp với nhu cầu và dễ dàng đưa các sản phẩm xanh đến gần với người tiêu dùng nhằm mục tiêu đẩy mạnh hành vi tiêu dùng xanh. 3.6. Cấu trúc đồ án Đồ án có 154 trang bao gồm cả danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong đó có 23 bảng và 9 hình. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đồ án được chi làm ba chương: - Chương 1: Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu. Gồm: Các khái niệm: tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm xanh, nhãn sinh thái- nhãn môi trường Tổng quan hiện trang tiêu dùng xanh ở Việt Nam, các chính sách thúc đẩy, hệ thống siêu thị và của hàng tiện lợi, các nghiên cứu liên quan. 6
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Gồm: nội dung nghiên cứu, sơ lược địa bàn nghiên cứu và các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 7
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM TRONG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tiêu dùng bền vững 1.1.1.1 Khái niệm tiêu dùng bền vững Chủ nghĩa tiêu dùng đang đánh dấu thời đại của chúng ta. Nhưng từ khi biến đổi khí hậu(BĐKH) diễn ra, con người không thể tiếp tục khai thác những nguồn tài nguyên trên Trái đất mà không nghĩ về tương lai. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đạt được nhiều hơn mà tổn thất ít hơn hay nói cách khác là làm thế nào để tiêu dùng bền vững? Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững được đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung c ủa chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED – World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban Brundtland. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.[12] Như vậy, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau. Cần hiểu rằng “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là biết tiêu dùng hiệu quả hơn, tốt hơn và bớt sử dụng tài nguyên hơn. Điều này đặc biệt đúng cho người dân đang sống trong nghèo khổ thường có nhu cầu gia tăng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững không phải là khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách thông minh hơn. Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu 8
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường.[5] 1.1.1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững Tiêu dùng là đặc điểm trung tâm của xã hội. Khi nền kinh tế được cải thiện, cá nhân cũng như Chính phủ, công ty và tổ chức cũng gia tăng việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ như lương thực, ăn mặc, giao thông, giáo dục, y tế và giải trí vui chơi. Tiêu dùng tăng còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế, thường là một tiêu chí mà các Chính phủ sử dụng để đánh giá sự thành công của họ. Song, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội và tài chính. Tiêu dùng tăng đòi hỏi tăng sản xuất và thường dẫn đến việc sử dụng tài nguyên tăng lên, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh chất thải. Thậm chí nếu có thể kiểm soát và tăng hiệu suất các quy trình sản xuất, thì những vấn đề trên cũng không thể giải quyết một cách hiệu quả, nếu không giải quyết vấn đề tiêu dùng liên tục tăng. Nhiều vấn đề điển hình về xã hội và tài chính khác cũng do việc tăng tiêu dùng gây ra. Những cá nhân có mức tiêu dùng cao thường gặp phải gánh nặng chi phí như mắc nợ, thời gian và sự căng thẳng làm việc để đảm bảo tiêu dùng, thời gian cần có để bảo quản, làm sạch, nâng cấp tài sản, đó là cách tiêu dùng làm mất thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Vì vậy, tiêu dùng bền vững là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát triển bền vững. Thông thường, tiêu dùng bền vững hay được hiểu nhầm là công cụ nhằm vào việc giảm tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển. Mục đích thật sự của tiêu dùng bền vững là để phát triển các cơ hội tiêu dùng cho phép mọi người thỏa mãn được nhu cầu của mình, song không phát sinh những hậu quả tiêu cực với môi trường, xã hội và tài chính. Nhu cầu thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã rõ rệt từ lâu ở hầu hết các 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá quy phạm sản xuất GMP của sản phẩm phi lê cá đông lạnh tại trung tâm kinh doanh thủy sản APT
43 p | 530 | 149
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh
100 p | 443 | 69
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước Sông Lô đoạn chảy qua Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
67 p | 237 | 44
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - SVTH. Nguyễn Thị Thu Phương
26 p | 238 | 38
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, thành phố Lào Cai giai đoạn 2013-2015
42 p | 176 | 22
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước sông Hóa đoạn chảy qua huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
27 p | 182 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (Terminalia catappa)
126 p | 75 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tính rủi ro về xói mòn đất tiềm ẩn và định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng Lâm Đồng
0 p | 155 | 14
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Công trình Sân vận động Hoa Phượng
13 p | 107 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết methanol từ cây elephantopus sp.
83 p | 49 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá khả năng kí sinh tuyến trùng Meloidogyne spp. gây hại cây trồng của chủng nấm Paecilomyces sp.
66 p | 51 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh trên thịt heo tươi tại chợ Bình Triệu
56 p | 70 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng Trichoderma với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây rau
131 p | 56 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt gà tại chợ Thị Nghè, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
54 p | 45 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chỉ tiêu vi sinh trên gan heo tại địa bàn chợ Bàu Sen quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
59 p | 44 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cháo dinh dưỡng ở một số quận tại thành phố Hồ Chí Minh
51 p | 41 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (Penaeus monodon) làm vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống
111 p | 56 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh trên sản phẩm thịt bò tại chợ Hoàng Hoa Thám
54 p | 55 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn