Đồ án Tốt nghiệp: Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN
lượt xem 19
download
Qua đồ án, bạn đọc có thể biết được các thành phần và cách hoạt động của MPLS.Nắm được ưu và nhược điểm của MPLS, và tại sao MPLS sẽ được triển khai rộng rãi. Sử dụng MPLS ta có thể dễ dàng mở rộng mạng lưới mạng mà không cần phải cấu hình router lõi, chi phí cho sự mở rộng ít,… MPLS có khả năng linh hoạt và chuyển mạch tốc độ cao dựa trên sự kết hợp của IP và ATM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn thầy Dương Hữu Ái đã hướng dẫn em thực hiện đề tài. Thầy đã nhắc nhở và theo sát hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài. Thầy đã cung cấp các tài liệu và giải đáp các thắc mắc, các sai sót của em. Xin cám ơn thầy đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình em thực hiện. Xin chân thành cảm ơn thầy. Xin cảm ơn các bạn khác đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài, các bạn đã nhận xét, đánh giá góp ý rất nhiều, bên cạnh đó các bạn còn giúp đỡ tài liệu tham khảo và động viên em trong quá trình thực hiện. Chúng em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả những thầy cô trong Khoa Tin Học Ứng Dụng đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiên Nguyễn Thiện Vỹ i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS .............................................2 1.1. Giới thiệu về chuyển mạch đa giao thức (MPLS)................................................2 1.2. Lợi ích của MPLS ...................................................................................................3 1.3. Một số ứng dụng của MPLS ..................................................................................4 CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MPLS .............................................5 2.1. Sơ lược về công nghệ IP và công nghệ ATM........................................................5 2.1.1. Công nghệ IP .....................................................................................................5 2.1.2. Công nghệ ATM ................................................................................................5 2.2. Khái niệm cơ bản về MPLS ...................................................................................6 2.3. Các thành phần trong MPLS ................................................................................7 2.3.1. Cấu trúc của nút MPLS ....................................................................................7 2.3.2. Nhãn MPLS .......................................................................................................7 2.3.2.1. Shim header .................................................................................................9 2.3.2.2. Các loại nhãn đặc biệt...............................................................................10 2.3.2.3. Ngăn xếp nhãn ...........................................................................................11 2.3.2.4. Cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn (LFIB) .................................................12 2.3.2.5. Phân phối nhãn bằng giao thức phân phối nhãn LDP ..............................13 2.3.3. Chế độ duy trì nhãn: .......................................................................................14 2.4. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane) ...............................................................14 2.5. Mặt phẳng dữ liệu.................................................................................................16 2.6.Các thiết bị chính của MPLS ...............................................................................16 2.6.1. Thiết bị LSR (label switch Router) ..............................................................16 2.6.2. Thiết bị LER (label edge Router) ..................................................................17 2.7. LSP (label switch Path) .......................................................................................17 2.8. FEC (Forwarding Equivalence Class) ...............................................................18 2.9. Các hình thức hoạt động của MPLS ...................................................................19 CHƯƠNG 3: MẠNG RIÊNG ẢO MPLS VPN .........................................................25 ii
- 3.1. Giới thiệu về MPLS VPN .....................................................................................25 3.1.1. Định nghĩa VPN ............................................................................................25 3.1.2. Mô hình Overlay VPN và Peer to Peer VPN ................................................27 3.1.2.1. Mô hình Overlay VPN ...............................................................................27 3.1.2.2 . Mô hình Peer – to – Peer .........................................................................30 3.1.3. Mô hình mạng MPLS VPN ............................................................................33 3.1.3.1. Kiến trúc và thuật ngữ trong MPLS VPN ..................................................36 3.1.3.2. Mô hình định tuyến MPLS VPN ................................................................37 3.1.3.3. VRF - Virtual Routing and Forwarding Table ..........................................38 3.1.3.4. Route Distinguisher, Route Targets, MP-BGP, và Address Families ......40 3.2. Chuyển tiếp gói trong mạng MPLS VPN ..........................................................45 3.3. So sánh VPN truyền thống và MPLS VPN ........................................................49 KẾT LUẬN ..................................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... vi NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................... vii iii
- DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1. Mô hình chuyển tiếp gói tin trong IP 5 2.2. Mô hình ATM 6 2.3. Khái niệm về MPLS 7 2.4. Cấu trúc một nút MPLS 7 2.5. Chỉ ra cấu trúc của một nhãn MPLS. 8 2.6. Cấu trúc của nhãn MPLS 9 2.7. Các loại nhãn đặc biệt 11 2.8. Ngăn xếp nhãn 11 2.9. Cấu trúc của LFIB 13 2.10. Sự duy trì nhãn MPLS 14 2.11. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane) 15 2.12. Ví dụ về một LSP qua mạng MPLS 18 2.13. Mô hình LSP Nested 18 2.14. Định tuyến, chuyển mạch, chuyển tiếp 20 2.15. Mạng MPLS 20 2.16. Quá trình xây dựng bảng routing table 21 2.17. Quá trình phân phối nhãn của router B 22 2.18. Quá trình tạo bảng LIB 22 2.19. Quá trình phân phối nhãn của router C 22 2.20. Quá trình tạo bảng LFIB 23 2.21. Quá trình kiểm gán nhãn tại ingress LSR 23 2.22. Quá trình hoán đổi nhãn 23 2.23. Quá trình tháo nhãn tại egress LSR 24 3.1. Mô hình mạng Overlay trên Frame relay 28 3.2. Mạng Overlay - Customer Routing Peering 29 3.3. Đường hầm GRE trên mạng overlay 29 3.4. Đưa ra khái niệm của mô hình VPN ngang hàng. 30 3.5. MPLS VPN với VRF 32 iv
- 3.6. Định nghĩa mô hình peer to peer ứng dụng trong MPLS VPN 32 3.7. Biểu đồ tổng quan về MPLS VPN 34 3.8. Mô hình MPLS VPN 36 3.9. Các thành phần của MPLS VPN 37 3.10. Chức năng của router PE 38 3.11. Chức năng của VRF trên một touter PE thực hiện tách tuyến 39 khách hàng 3.12. Mô hình MPLS 41 3.13. Mô tả tiến trình quảng bá tuyến 42 3.14. Sự sống của một gói IPv4 qua mạng đường trục MPLS VPN 47 tuyến và quảng bá nhãn. 3.15. Đời sống của gói IPv4 qua mạng đường trục MPLS VPN 47 3.16. Chuyển tiếp gói trong mạng MPLS VPN 48 3.17 Mô hình VPN truyền thống 49 3.18 MPLS VPN 50 v
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay với tốc độ phát triển chóng mặt của Internet và lợi ích to lớn do việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực văn phòng, quản lí… thì mạng riêng ảo dường như là thứ không thể thiếu đối với các công ty. Từ nhu cầu truy cập dữ liệu của công ty từ xa, đến việc tạo mối quan hệ với khách hàng, giúp họ có thể khai thác một phần nguồn tài nguyên của mình mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cần thiết cho thông tin. VPN truyền thống dựa trên công nghệ ATM, Frame Relay và IP gặp không ít nhược điểm như khả năng quản lý, tính bảo mật, chất lượng dịch vụ. Hâu quả là có thể mất lưu lương, mất kết nối, thậm chí giảm đặc tính của mạng. Ngoài ra còn phải kể đến các chi phí không nhỏ dành cho việc thuê dịch vụ viễn thông để kết nối mạng. Gần đây, Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức - MPLS được các hãng cung cấp dịch vụ quan tâm đặc biệt bởi khả năng vượt trội trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao qua mạng IP, bởi tính đơn giản, hiệu quả và quan trọng nhất là khả năng triển khai VPN. Với ưu điểm chuyển tiếp lưu lương nhanh, khả năng linh hoạt, đơn giản điều khiển phân luồng và phuc vu ̣linh hoạt các dịch vu ̣định tuyến, tận dụng được đường,giảm chi phí. Công nghệ MPLS đang dần thay thế các công nghệ truyền thống khác như IP và ATM.MPLS VPN giải quyết được những hạn chế của các mạng VPN truyền thống dựa trên công nghệ ATM, Frame Relay và IP như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí lắp đặt và có độ bảo mật cao cho doanh nghiệp. Do vậy việc tìm hiểu và ứng dụng VPN trên nền MPLS được xem là vấn đề cấp thiết để giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới này và từ đó có thể ứng dụng vào việc phát triển của doanh nghiệp mình cùng với sự đi lên của ngành mạng viễn thông quốc tế. 1
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS 1.1. Giới thiệu về chuyển mạch đa giao thức (MPLS) MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp ba và chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi (core) và định tuyến tốt mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label). MPLS là một phương pháp cải tiến việc chuyển tiếp gói trên mạng bằng cách gắn nhãn vào mỗi gói IP, tế bào ATM, hoặc frame lớp hai. Phương pháp chuyển mạch nhãn giúp các Router và các bộ chuyển mạch MPLS-enable ATM quyết định theo nội dung nhãn tốt hơn việc định tuyến phức tạp theo địa chỉ IP đích. MPLS cho phép các ISP cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần phải bỏ đi cơ sở hạ tầng sẵn có. Cấu trúc MPLS có tính mềm dẻo trong bất kỳ sự phối hợp với công nghệ lớp hai nào. MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp hai, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một mạng chuyển mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích trên một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, các ISP có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được hiệu quả cạnh tranh cao. Đặc điểm mạng MPLS: - Không có MPLS API, cũng không có thành phần giao thức phía host. - MPLS chỉ nằm trên các router. - MPLS là giao thức độc lập nên có thể hoạt động cùng với giao thức khác IP như IPX, ATM, Frame Relay,… - MPLS giúp đơn giản hoá quá trình định tuyến và làm tăng tính linh động của các tầng trung gian. Phương thức hoạt động: Thay thế cơ chế định tuyến lớp ba bằng cơ chế chuyển mạch lớp hai.MPLS hoạt động trong lõi của mạng IP. Các Router trong lõi phải enable MPLS trên từng giao tiếp. Nhãn được gắn thêm vào gói IP khi gói đi vào mạng MPLS. Nhãn được tách ra khi gói ra khỏi mạng MPLS. Nhãn (Label) được chèn vào giữa header lớp ba và header lớp hai.Sử dụng nhãn trong quá trình gửi gói sau khi đã thiết lập đường đi. MPLS tập trung vào quá trình hoán đổi nhãn (Label 2
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Swapping). Một trong những thế mạnh của kiến trúc MPLS là tự định nghĩa chồng nhãn (Label Stack). Công thức để gán nhãn gói tin là: Network Layer Packet + MPLS Label Stack Không gian nhãn (Label Space): có hai loại. Một là, các giao tiếp dùng chung giá trị nhãn (per-platform label space). Hai là, mỗi giao tiếp mang giá trị nhãn riêng, (Perinterface Label Space). Bộ định tuyến chuyển nhãn (LSR – Label Switch Router): ra quyết định chặng kế tiếp dựa trên nội dung của nhãn, các LSP làm việc ít và hoạt động gần giống như Switch. Con đường chuyển nhãn (LSP – Label Switch Path): xác định đường đi của gói tin MPLS. Gồm hai loại: Hop by hop signal LSP - xác định đường đi khả thi nhất theo kiểu best effort và Explicit route signal LSP - xác định đường đi từ nút gốc Kỹ thuật chuyển mạch nhãn không phải là kỹ thuật mới. Frame relay và ATM cũng sử dụng công nghệ này để chuyển các khung (frame) hoặc các cell qua mạng. Trong Frame relay, các khung có độ dài bất kỳ, đối với ATM độ dài của cell là cố định bao gồm phần mào đầu 5 byte và tải tin là 48 byte. Phần mào đầu của cell ATM và khung của Frame Relay tham chiếu tới các kênh ảo mà cell hoặc khung này nằm trên đó. Sự tương quan giữa Frame relay và ATM là tại mỗi bước nhảy qua mạng, giá trị “nhãn” trong phần mào đầu bị thay đổi. Đây chính là sự khác nhau trong chuyển tiếp của gói IP. Khi một route chuyển tiếp một gói IP, nó sẽ không thay đổi giá trị mà gắn liền với đích đến của gói; hay nói cách khác nó không thay đổi địa chỉ IP đích của gói. Thực tế là các nhãn MPLS thường được sử dụng để chuyển tiếp các gói và địa chỉ IP đích không còn phổ biến trong MPLS nữa. 1.2. Lợi ích của MPLS MPLS là phương pháp cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin IP trên mạng bằng cách thêm vào nhãn (label). MPLS kết hợp các ưu điểm của kỹ thuật chuyển mạch (switching) của lớp 2 và kỹ thuật định tuyến (routing) lớp 3. Do sử dụng nhãn để quyết định chặng tiếp theo trong mạng nên router ít làm việc hơn và hoạt động gần giống như switch. MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp 2, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên một mạng 3
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN chuyển mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích trên một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, các ISP có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được hiệu quả cạnh tranh cao. Khả năng mở rộng đơn giản. Tăng chất lượng mạng, có thể triển khai các chức năng định tuyến mà các công nghệ trước không thể thực hiện được như định tuyến hiện (explicit routing), điều khiển lặp. Tích hợp giữa IP và ATM cho phép tận dụng toàn bộ các thiết bị hiện tại trên mạng. Tách biệt đơn vị điều khiển với đơn vị chuyển mạch cho phép MPLS hỗ trợ đồng thời MPLS và B-ISDN. Việc bổ sung các chức năng mới sau khi triển khai mạng MPLS chỉ cần thay đổi phần mềm điều khiển. 1.3. Một số ứng dụng của MPLS Internet có ba nhóm ứng dụng chính: voice, data, video với các yêu cầu khác nhau. Voice yêu cầu độ trễ thấp, cho phép thất thoát dữ liệu để tăng hiệu quả. Video cho phép thất thoát dữ liệu ở mức chấp nhận được, mang tính thời gian thực (realtime). Data yêu cầu độ bảo mật và chính xác cao. MPLS giúp khai thác tài nguyên mạng đạt hiệu quả cao. Một số ứng dụng đang được triển khai là: MPLS VPN: nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng mạng công cộng có sẵn để thực thi các kết nối giữa các site khách hàng. MPLS Traggic Engineer: Cung cấp khả năng thiết lập một hoặc nhiều đường đi để điều khiển lưu lượng mạng và các đặc trưng thực thi cho một loại lưu lượng. MPLS QoS (Quality of service): Dùng QoS các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ với sự đảm bảo tối đa về QoS cho khách hàng. 4
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MPLS 2.1. Sơ lược về công nghệ IP và công nghệ ATM 2.1.1. Công nghệ IP IP là thành phần chính của kiến trúc của mạng Internet. Trong kiến trúc này, IP đóng vai trò lớp 3 và nó định nghĩa cơ cấu đánh số, cơ cấu chuyển tin, cơ cấu định tuyến và các chức năng điều khiển ở mức thấp (ICMP). Gói tin IP gồm địa chỉ của bên nhận, địa chỉ là một số duy nhất trong toàn mạng và mang đầy đủ thông tin cần cho việc chuyển gói tin tới đích. Ưu điểm nổi bật của giao thức TCP/IP là khả năng định tuyến và truyền gói tin một cách hết sức mềm dẻo, linh hoạt. Nhưng IP không đảm bảo chất lượng dịch vụ và tốc độ truyền tin theo yêu cầu. Hình 2.1 Mô hình chuyển tiếp gói tin trong IP 2.1.2. Công nghệ ATM ATM là một kỹ thuật truyền tin tốc độ cao. ATM nhận thông tin ở nhiều dạng khác nhau như thoại, số liệu, video và cắt ra thành nhiều phần nhỏ gọi là tế bào (cell). Các tế bào này sau đó được truyền qua các kết nối ảo VC. Vì ATM có thể hỗ trợ thoại, số liệu và video với chất lượng dịch vụ trên nhiều công nghệ băng rộng khác nhau nên nó được coi là công nghệ chuyển mạch hàng đầu. 5
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Công nghệ ATM có thế mạnh ưu việt về tốc độ truyền tin cao, đảm bảo thời gian thực và chất lượng dịch vụ theo yêu cầu định trước. Nhưng ATM cũng có nhược điểm là tốn băng thông ( do chia gói tin thành các gói nhỏ 53 byte), lãng phí đường truyền, kích thước gói tin nhỏ bị hạn chế tác dụng khi tốc độ truyền vật lý tăng nhiều. Hình 2.2 Mô hình ATM Tóm lại: Bên cạnh những ưu điểm của công nghệ IP và công nghệ ATM còn có những nhược điểm của nó. Chính vì vậy công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) được đề xuất để tải các gói tin trên các kênh ảo và khắc phục được các vấn đề mà mạng ngày nay đang phải đối mặt, đó là tốc độ, khả năng mở rộng cấp độ mạng, quản lý chất lượng, quản lý băng thông dựa trên đường trục và có thể hoạt động với các mạng Frame relay và chế độ truyền tải không đồng bộ (ATM) hiện nay để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của người sử dụng mạng. Công nghệ MPLS kết hợp những ưu điểm của IP (độ mềm dẻo, khả năng mở rộng) và của ATM (tốc độ cao, QoS, điều khiển luồng). 2.2. Khái niệm cơ bản về MPLS Công nghệ Chuyển mạch nhãn đa giao thức - MPLS là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP (IP switching) sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP.Ý tưởng khi đưa ra MPLS là: “Định tuyến ở biên, chuyển mạch ở lõi” 6
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Hình 2.3 Khái niệm về MPLS 2.3. Các thành phần trong MPLS 2.3.1. Cấu trúc của nút MPLS Một nút của MPLS có hai mặt phẳng: mặt phẳng chuyển tiếp MPLS và mặt phẳng điều khiển MPLS. Nút MPLS có thể thực hiện định tuyến lớp ba hoặc chuyển mạch lớp hai. Hình sau mô tả cấu trúc cơ bản của một nút MPLS Hình 2.4. Cấu trúc một nút MPLS 2.3.2. Nhãn MPLS Một nhãn MPLS là một trường 32 bit cố định với cấu trúc xác định. Nhãn được 7
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN dùng để xác định một FEC. Đối với ATM, nhãn được đặt ở trường VCI hoặc là VPI của mào đầu ATM. Tuy nhiên, nếu là khung trong Frame Relay, nhãn lại được đặt ở trường DLCI của mào đầu Frame Relay. Kỹ thuật lớp 2 như Ethernet, Token Ring, FDDI, và kết nối point – to – point không thể tận dụng được trường địa chỉ lớp 2 của chúng để mang nhãn đi. Những kỹ thuật này mang nhãn trong những mào đầu đệm (shim). Mào đầu nhãn đệm được chèn thêm vào giữa lớp kết nối và lớp mạng. Việc sử dụng mào đầu nhãn đệm cho phép hỗ trợ MPLS trên hầu hết các kỹ thuật Lớp 2. Kiểu khung (Frame mode): Kiểu khung là thuật ngữ khi chuyển tiếp một gói với nhãn gắn trước tiêu đề lớp ba. Một nhãn được mã hoá với 20 bit, nghĩa là có thể có 2^20 giá trị khác nhau. Một gói có nhiều nhãn, gọi là chồng nhãn (label stack). Ở mỗi chặng trong mạng chỉ có một nhãn bên ngoài được xem xét. Hình 2-5 mô tả định dạng tiêu đề của MPLS Hình 2.5. Chỉ ra cấu trúc của một nhãn MPLS. Trong đó: - EXP=Experimental (3 bit): dành cho thực nghiệm. Cisco IOS sử dụng các bit này để giữ các thông báo cho QoS; khi các gói MPLS xếp hàng có thể dùng các bit EXP tương tự như các bit IP ưu tiên (IP Precedence). - S=Bottom of stack (1 bit): là bít cuối chồng. Nhãn cuối chồng bit này được thiết lập lên 1, các nhãn khác có bít này là 0. - TTL=Time To Live (8 bit): thời gian sống là bản sao của IP TTL. Giá trị của nó được giảm tại mỗi chặng để tránh lặp (giống như trong IP). Thường dùng khi người điều hành mạng muốn che dấu cấu hình mạng bên dưới khi tìm đường từ mạng bên ngoài. Kiểu tế bào (Cell mode): Thuật ngữ này dùng khi có một mạng gồm các ATM LSR dùng MPLS trong mặt phẳng điều khiển để trao đổi thông tin VPI/VCI thay vì dùng báo hiệu ATM. Trong 8
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN kiểu tế bào, nhãn là trường VPI/VCI của tế bào. Sau khi trao đổi nhãn trong mặt phẳng điều khiển, ở mặt phẳng chuyển tiếp, router ngõ vào (ingress router) phân tách gói thành các tế bào ATM, dùng giá trị VCI/CPI tương ứng đã trao đổi trong mặt phẳng điều khiển và truyền tế bào đi. Các ATM LSR ở phía trong hoạt động như chuyển mạch ATM – chúng chuyển tiếp một tế bào dựa trên VPI/VCI vào và thông tin cổng ra tương ứng. Cuối cùng, router ngõ ra (egress router) sắp xếp lại các tế bào thành một gói. 2.3.2.1. Shim header Layer 2 header Label Layer 3 header Layer 4 header Data Hình 2.6. Cấu trúc của nhãn MPLS Việc hỗ trợ cho mào đầu đệm yêu cầu bộ định tuyến gửi có một đường dẫn để chỉ cho bộ định tuyến nhận biết rằng khung này chứa một mào đầu chèn thêm. Các kỹ thuật khác nhau sử dụng các cách khác nhau. Ethernet sử dụng giá trị ethertype 0x8848 và 0x8847 để chỉ sự có mặt của mào đầu chèn thêm. Giá trị Ethertype 0x8847 được sử dụng để chỉ ra rằng một khung đang mang gói unicast MPLS, và giá trị ethertype 0x8848 chỉ ra rằng khung đang mang gói multicast MPLS. Token ring và FDDI cũng sử dụng giá trị loại này như là một phần của mào đầu SNAP. PPP sử dụng một Chương trình điều khiển mạng có chỉnh sửa (NCP – Network Control Program) được biết đến như là giao thức điều khiển MPLS (MPLS CP) và đánh dấu tất cả những gói chứa một mào đầu chèn thêm với 0x8281 trong trường giao thức PPP. Frame Relay sử dụng ID giao thức lớp mạng SNAP (NLP ID – Network Layer Protocol) và mà đầu SNAP được đánh dấu với giá trị dạng 0x8847 theo đó chỉ ra khung đang mang mào đầu chèn thêm. ATM sử dụng mào đầu SNAP với giá trị ethertype dang 0x8847 và 0x8848. Nhãn MPLS chứa các trường sau: Trường nhãn (label field): 20 bit đầu là giá trị của nhãn. Giá trị này nằm trong khoản từ 0 đến 220-1 hoặc 1048575. Tuy nhiên, 16 giá trị đầu tiên không được dùng để sử dụng; nó được sử dụng với những ý nghĩa đặc biệt. Các bit từ 20 đến 22 là 3 bit thực nghiệm (EXP – experimental).Những bit này chỉ được sử dụng trong chất lượng của dịch vụ (QoS); khi các gói MPLS xếp 9
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN hàng có thể dùng các bit EXP tương tự như các bit IP ưu tiên (IP Precedence). Chú ý: Những bit được đặt tên là “thực nghiệm” là có lý do lịch sử. Trong quá khứ, không ai biết cách sử dụng những bit này. Trường ngăn xếp (stack field): 1 bit, bit 23 là bit cuối của ngăn xếp. Bit này sẽ được lập là 1 khi đây là nhãn cuối cùng của ngăn xếp, còn đối với các nhãn khác nó là 0 (bit BoS). Chồng nhãn là sự tập trung của những nhãn mà được đặt phía trên của gói. Chồng nhãn có thể chỉ gồm 1 nhãn, hoặc nhiều nhãn. Số lượng các nhãn (ở đây là trường 32 bit) mà ta có thể tìm thấy trong ngăn xếp là vô hạn, mặc dù ta ít khi nhìn thấy một ngăn xếp có bốn nhãn hoặc hơn. Trường TTL: Bit thứ 24 đến 31 là 8 bit sử dụng làm bit thời gian sống (Time to live TTL). Những TTL này có chức năng giống như TTL trong IP header. Nó được tăng lên 1 sau mỗi bước nhảy, và chức năng chính của nó là tránh một gói bị mắc kẹt trong vòng lặp định tuyến. Nếu vòng định tuyến xảy ra và không có TTL, thì vòng lặp gói là mãi mãi. Nếu TTL của một nhãn về 0 thì gói sẽ bị loại bỏ. Chú ý: Nút ATM MPLS chỉ mang những nhãn trong trường VCI hoặc VPI/VCI của mào đầu ATM. Các trường EXP, Stack, TTL không được hỗ trợ. Tuy nhiên QoS và chức năng phát hiện loop vẫn có và có thể được thực hiện khi sử dụng kỹ thuật ATM. 2.3.2.2. Các loại nhãn đặc biệt Untagged: gói MPLS đến được chuyển thành một gói IP và chuyển tiếp đến đích. Nó được dùng trong thực thi MPLS VPN. Nhãn Implicit-null hay POP: Nhãn này được gán khi nhãn trên (top label) của gói MPLS đến bị bóc ra và gói MPLS hay IP được chuyển tiếp tới trạm kế xuôi dòng. Giá trị của nhãn này là 3 (trường nhãn 20 bit). Nhãn này được dùng trong mạng MPLS cho những trạm kế cuối. Nhãn Explicit-null: được gán để giữ giá trị EXP cho nhãn trên (top label) của gói đến. Nhãn trên được hoán đổi với giá trị 0 và chuyển tiếp như một gói MPLS tới trạm kế xuôi dòng. Nhãn này sử dụng khi thực hiện QoS với MPLS. Nhãn Aggregate: với nhãn này, khi gói MPLS đến nó bị bóc tất cả nhãn trong chồng nhãn ra để trở thành một gói IP và thực hiện tra cứu trong FIB để xác định giao tiếp ngõ ra cho nó. 10
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Hình 2.7. Các loại nhãn đặc biệt 2.3.2.3. Ngăn xếp nhãn Những bộ định tuyến MPLS tốt (capable) cần nhiều hơn 1 nhãn ở trên mỗi gói để định tuyến gói này trong mạng MPLS. Hình 2.8.Ngăn xếp nhãn Có nhiều kiểu đóng gói mà lớp 2 có thể đáp ứng hoặc liên kết được có sự hỗ trợ của Cisco IOS như: PPP, HDLC, Ethernet ... Giả thiết rằng giao thức truyền tải là IPv4, và phương thức đóng gói đường link là PPP, lưu trữ nhãn hiện nay là sau header PPP nhưng trước header IPv4. Bởi vì ngăn xếp nhãn trong khung Lớp 2 được đặt trước header của Lớp 3 hoặc những giao thức truyền tải khác, ta có thể có những giá trị mới trong trường giao thức lớp kết nối dữ liệu, những giá trị này chỉ ra được phần tiếp theo của header lớp 2 sẽ là gói được dán nhãn MPLS. Trường giao thức lớp kết nối dữ liệu là một giá trị chỉ ra loại tải mà khung lớp 2 truyền đi. Bảng 2-1 chỉ ra tên và giá trị đối với trường nhận dạng giao thức (Protocol Identifier – PI) trong header lớp 2 đối với các loại đóng gói lớp 2 khác nhau. 11
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Layer 2 Encapsulation Layer 2 Protocol Name Value (hex) Type Identifier name PPP PPP Protocol field 0281 Ethernet/802.3 LLC/SNAP Ethertype value 8847 Encapsulation HDLC Protocol 8847 NLPID (Network Level Frame Relay 80 Protocol ID) Bảng 2.1: Giá trị xác định giao thức MPLS cho các dạng đóng gói lớp 2 ATM không có mặt trong bảng 2 -1 nói trên bởi vì nó sử dụng duy nhất cách đóng gói theo nhãn. Trong bảng trên, NLPID là 0x80, giá trị này cho biết header giao thức truy nhập mạng con (subnetwork Access Protocol SNAP) đang được sử dụng. Header SNAP được sử dụng trong Frame Relay để cho bên nhận biết rằng Frame Relay đang sử dụng giao thức vận chuyển gì. Header SNAP bao gồm nhận dạng duy nhất tổ chức (Organizationally Unique Identifier – OUI) của 0x000000 và dạng Ethernet là 0x8847 ở đây giao thức truyền tải là MPLS. Giao thức truyền tải về mặt lý thuyết có thể không là gì hết; Cisco IOS hỗ trợ IPv4 và IPv6. Trong trường hợp AToM, ta sẽ thấy giao thức truyền tải có thể là bất kỳ giao thức phổ biến lớp 2 nào, như Frame Relay, PPP, HDLC, ATM và Ethernet. 2.3.2.4. Cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn (LFIB) LFIB được duy trì bởi một nút MPLS chứa một chuỗi các entry (mục nhập). Như hình dưới đây, mỗi đường nhập vào chứa một nhãn tới và một hoặc vài mục phụ. LFIB được lập bảng chứa các giá trị trong nhãn tới. 12
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Hình 2.9. Cấu trúc của LFIB Mỗi mục phụ bao gồm một nhãn ra, giao diện ra và địa chỉ nút nhảy tiếp theo. Các mục phụ với đường vào riêng biệt có thể giống hoặc khác nhãn vào. Chuyển tiếp Multicast yêu cầu mục phụ với đa nhãn ra, mà ở đó một nhãn vào được đưa đến tại một giao diện cần được gửi tới đa giao diện ra. Thêm vào gói ra, giao diện ra và thông tin bước nhảy tiếp theo, một đường vào trong bảng chuyển tiếp có thể bao gồm thông tin liên quan đến nguồn (resource) của gói có thể sử dụng, như hàng đợi ra mà gói phải được đặt vào. Một nút MPLS có thể duy trì một bảng chuyển tiếp đơn, một bảng chuyển tiếp trên mỗi giao diện của nó hoặc là kết hợp cả hai. Trong trường hợp có nhiều bảng chuyển tiếp, chuyển tiếp gói được thực hiện bởi giá trị của nhãn tới cũng như giao diện vào mà ở đó gói đến 2.3.2.5. Phân phối nhãn bằng giao thức phân phối nhãn LDP Trong một miền MPLS, một nhãn gán tới một địa chỉ (FIB) đích được phân phối tới các láng giềng ngược dòng sau khi thiết lập session. Việc kết nối giữa mạng cụ thể với nhãn cục bộ và một nhãn trạm kế (nhận từ router xuôi dòng) được lưu trữ trong LFIB và LIB. MPLS dùng các phương thức phân phối nhãn như sau: - Yêu cầu xuôi dòng (Downstream on demand). 13
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN - Tự nguyện xuôi dòng (Unsolicited downstream). Hình 2.10. Sự duy trì nhãn MPLS 2.3.3. Chế độ duy trì nhãn: Chế độ duy trì nhãn tự do (liberal label retention mode): duy trì kết nối giữa nhãn và mạng đích nhưng không lưu giữ trạm kế cho đích đến đó. LSR có thể chuyển tiếp gói ngay khi IGP hội tụ và số lượng nhãn lưu giữ rất lớn cho từng đích đến cụ thể nên tốn bộ nhớ. Chế độ duy trì nhãn thường xuyên (conservative label retention mode): duy trì nhãn dựa vào hồi đáp LDP hay TDP của trạm kế. Nó hủy các kết nối từ LSR xuôi dòng mà không phải trạm kế của đích đến chỉ định nên giảm thiểu được bộ nhớ. 2.4. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane) Mặt phẳng điều khiển MPLS chịu trách nhiệm tạo ra và lưu trữ LFIB. Tất cả các nút MPLS phải chạy một giao thức định tuyến IP để trao đổi thông tin định tuyến đến các nút MPLS khác trong mạng. Các nút MPLS enable ATM sẽ dùng một bộ điều khiển nhãn (LSC – Label Switch Controller) như router 7200, 7500 hoặc dùng một mô-đun xử lý tuyến (RMP – Route Processor Module) để tham gia xử lý định tuyến IP. Các giao thức định tuyến Link-state như OSPF và IS-IS là các giao thức được chọn vì chúng cung cấp cho mỗi nút MPLS thông tin của toàn mạng. Trong các bộ định tuyến thông thường, bản định tuyến IP dung để xây dựng bộ lưu trữ chuyển mạch nhanh (Fast switching cache) hoặc FIB (dùng bởi CEF - Cisco Express Forwarding). 14
- Nghiên cứu chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và ứng dụng vào VPN Tuy nhiên với MPLS, bản định tuyến IP cung cấp thông tin của mạng đích và subnet prefix. Các giao thức định tuyến link - state gửi thông tin định tuyến (flood) giữa một tập các router nối trực tiếp (adjacent), thông tin liên kết nhãn chỉ được phân phối giữa các router nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng giao thức phân phối (LDP – Label Distribution Protocol) hoặc TDP (Cisco‘s proproetary Tag Distribution protocol). Các nhãn được trao đổi giữa các nút MPLS kế cận để xây dựng nên LFIB. MPLS dùng một mẫu chuyển tiếp dựa trên sự hoán đổi nhãn để kết nối với các mô-đun điều khiển khác nhau. Mỗi mô-đun điều khiển chịu trách nhiệm đánh dấu và phân phối một tập các nhãn cũng như lưu trữ các thông tin điều khiển có liên quan khác. Các giao thức cổng nội (IGP – Interior Gateway Potocols) được dùng để xác nhận khả năng đến được, sự liên kết, và ánh xạ giữa FEC và địa chỉ trạm kế (next-hop address). Các mô đun điều khiển MPLS gồm: - Định tuyến Unicast (Unicast Routing) - Định tuyến Multicast (Multicast Routing) - Kỹthuật lưu lượng (Traffic engineering) - Mạng riêng ảo (VPN – Virtual private Network) - Chất lượng dịch vụ(QoS – Quality of service) Hình 2.11. Mặt phẳng điều khiển (Control Plane) 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất sữa gạo lức
80 p | 902 | 187
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước ép bưởi
85 p | 641 | 156
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất xúc xích tiệt trùng cà chua tại công ty Vissan
85 p | 499 | 130
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất bia đen
63 p | 376 | 116
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất thủ nghiệm trà sữa trân châu uống liền
72 p | 463 | 93
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu bảo đảm an toàn thông tin bằng kiểm soát “Lỗ hổng“ trong dịch vụ Web
74 p | 536 | 85
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất đồ hộp cá tra kho
81 p | 307 | 81
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu trang phục dạo phố Nữ giới độ tuổi 16- 21 tuổi và bộ sưu tập ngày mới
101 p | 782 | 80
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất đồ hộp mực nhồi rau quả sốt cà chua
96 p | 274 | 79
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu Statcom, ứng dụng trong truyền tải điện năng
65 p | 258 | 65
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất nước quả đục từ ổi ruột hồng
82 p | 303 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ chế biến đồ hộp tự ngâm trong nước muối
71 p | 212 | 48
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định hàm lượng các axit amin thủy phân trong một số loài nấm lớn ở vùng Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
100 p | 190 | 44
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Nghiên cứu về hình học practal. Viết chương trình cài đặt một số đường và mặt practal
116 p | 346 | 41
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình MVC thiết kế và xây dựng website quản lý hệ thống phân phối dược phẩm
19 p | 517 | 38
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu chế biến bánh in từ nhân hạt điều
79 p | 205 | 28
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng malt thóc trong đồ uống có cồn
88 p | 185 | 22
-
Báo cáo đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định các loại axit amin trong một số loài nấm lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
38 p | 258 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn