Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tạo chế phẩm Nucleopolyhedrosis virus (NPV) để phòng trừ sâu khoang Spodoptera litura
lượt xem 8
download
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định ảnh hưởng của acid boric đến hiệu lực diệt sâu khoang của NPV, xác định ảnh hưởng của rỉ đường đến hiệu lực diệt sâu khoang của NPV, tìm ra loại chất mang và phụ gia phù hợp để tạo chế phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tạo chế phẩm Nucleopolyhedrosis virus (NPV) để phòng trừ sâu khoang Spodoptera litura
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM Nucleopolyhedrosis virus (NPV) ĐỂ PHÒNG TRỪ SÂU KHOANG Spodoptera litura Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HAI Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ NGỌC DIỆU MSSV: 1411100016 Lớp: 14DSH01 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018.
- Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của chúng em dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Thị Hai Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH của trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Những kết quả này hoàn toàn không sao chép từ các nghiên cứu khoa học khác dưới bất kỳ hình thức nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Ngọc Diệu
- Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình chúng em đã tạo điều kiện cho chúng em học tập để chúng em có thành quả như ngày hôm nay. Trong suốt khoảng thời gian học tại trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng em đã được các thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập tại trường, cũng như trong quá trình thực hiện đồ án. Chúng em xin chân thành cám ơn đến Thầy Cô, nhờ có Thầy Cô đã trang bị kiến thức cho chúng em để có thể thực hiện đồ án này. Chúng em cũng xin cảm ơn Thầy Cô trong phòng thí nghiệm và các bạn cùng khóa đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn các Thầy Cô trong hội đồng Phản Biện đã dành thời gian đọc và nhận xét đồ án tốt nghiệp này. Chúng em xin gửi đến Thầy Cô lời chúc sức khỏe trân trọng nhất. Trong quá trình làm đồ án, do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức chưa đầy đủ, nên có nhiều thiếu sót, mong các thầy cô bỏ qua. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Ngọc Diệu
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3 1.1. Giới thiệu về sâu khoang Spodoptera litura ........................................................... 3 1.1.1 Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 3 1.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái .......................................................................... 4 1.1.3 Mức độ gây hại.................................................................................................... 6 1.1.4 Biện pháp phòng trừ ........................................................................................... 6 1.2. Các nghiên cứu về phòng trừ sâu khoang………………………………………..7 1.2.1 Ngoài nước .......................................................................................................... 7 1.2.2 Trong nước .......................................................................................................... 8 1.3. Giới thiệu về Nucleopolyhedrosis virus (NPV) ....................................................... 8 1.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................................. 8 1.3.1.1 Đặc điểm hình thái ........................................................................................ 10 1.3.1.2 Cơ chế tác động của virus lên côn trùng ...................................................... 11 1.3.1.3 Hiệu lực diệt sâu ............................................................................................ 14 1.3.1.4 Ưu nhược của NPV ....................................................................................... 15 1.3.2. Nghiên cứu sử dụng NPV để trừ sâu hại cây trồng ......................................... 16 1.3.2.1 Ngoài nước ..................................................................................................... 16 1.3.2.2 Trong nước ..................................................................................................... 19 1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất NPV ........................................ 20 1.3.3.1 Nồng độ lây nhiễm ......................................................................................... 20 1.3.3.2 Tuổi sâu .......................................................................................................... 20 1.3.3.3 Thời gian thu hoạch sâu chết........................................................................ 21 1.3.4 Ảnh hưởng của các chất phụ gia đến hiệu lực diệt sâu của NPV ................. 21 1.3.5 Ảnh hưởng của các chất phụ gia và chất mang đến hiệu lực diệt sâu của NPV ............................................................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 26 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 26
- Đồ án tốt nghiệp 2.2. Vật liệu .................................................................................................................... 26 2.2.1 Nguyên liệu ....................................................................................................... 26 2.2.2 Dụng cụ ............................................................................................................. 26 2.2.3 Hóa chất ............................................................................................................ 26 2.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 27 2.3.1 Ảnh hƣởng của Acid boric đến hiệu lực diệt sâu của NPV.......................... 27 2.3.1.1 Chuẩn bị ......................................................................................................... 27 2.3.1.2 Tiến hành thí nghiệm.....................................................................................30 2.3.2 Ảnh hƣởng của rỉ đƣờng đến hiệu lực diệt sâu của NPV ............................ 32 2.3.2.1 Chuẩn bị ......................................................................................................... 32 2.3.2.2 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................... 34 2.3.3 Ảnh hƣởng của chất mang và chất phụ gia trong việc tạo chế phẩm ......... 35 2.3.3.1 Chuẩn bị ......................................................................................................... 36 2.3.3.2 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................... 38 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 40 3.1 Ảnh hưởng của acid boric đến hiệu lực trừ sâu của NPV..................................... 40 3.2 Ảnh hưởng của rỉ đường đến hiệu lực diệt sâu của NPV...................................... 41 3.3 Ảnh hưởng của chất mang đến hiệu lực diệt sâu của NPV................................... 44 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 47 4.1 Kết luận .................................................................................................................... 47 4.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 48 A. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI ...................................................................................... 48 B. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ......................................................................................... 52 C. TÀI LIỆU INTERNET ............................................................................................ 52 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................... 53 I. Ảnh hƣởng của acid boric đến hiệu lực diệt diệt sâu của NPV ............................. 53
- Đồ án tốt nghiệp II. Ảnh hƣởng của rỉ đƣờng đến hiệu lực diệt diệt sâu của NPV ............................. 54 III. Ảnh hƣởng của chất phụ gia và chất mang đến hiệu lực diệt sâu của NPV ..... 57 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................... 61 I. Ảnh hƣởng của acid boric đến hiệu lực diệt diệt sâu của NPV ............................. 61 II. Ảnh hƣởng của rỉ đƣờng đến hiệu lực diệt diệt sâu của NPV ............................. 62 III. Ảnh hƣởng của chất phụ gia và chất mang đến hiệu lực diệt sâu của NPV ..... 63 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................... 68 HÌNH ẢNH .................................................................................................................... 68 Hình 1. Dịch ly tâm. .................................................................................................. 68 Hình 2. Dịch đem đi ly tâm. ..................................................................................... 68 Hình 3. Pha dịch. ....................................................................................................... 68 Hình 4. Hộp thức ăn nhân tạo ................................................................................. 68 Hình 5. Cắt thức ăn thành 40 miếng………………………………………………69 Hình 6. Hộp nuôi sâu có thức ăn nhân tạo. ............................................................. 69 Hình 7. Sâu tuổi 4...................................................................................................... 69 Hình 8. Phun dịch vào thức ăn nhân tạo. ............................................................... 69 Hình 9. Gắp sâu vào thức ăn ……………………………………………………...70 Hình 10. Các hộp sâu…………………………… .................................................... 70 Hình 12. Thể vùi virus. ............................................................................................. 70 Hình 11. Buồng đếm. ................................................................................................ 70 Hình 13. Sâu ở các công thức. .................................................................................. 71 Hình 14. Sâu chết do NPV. ....................................................................................... 72
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các chế phẩm NPV đã đăng ký kiểm soát dịch hại ở nhiều nơi trên thế giới. ...................................................................................................................................... 9 Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của acid boric bổ sung đến hiệu lực diệt sâu (%) của NPV. .. 40 Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của rỉ đƣờng bổ sung đến hiệu lực diệt sâu (%) của NPV. ..... 42 Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của chất mang bổ sung đến số sâu chết do NPV ...................... 44 Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của chất mang bổ sung đến hiệu lực sâu của NPV sau 8 ngày . ........................................................................................................................................... 45
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sâu khoang Spodoptera litura ......................................................................... 3 Hình 1.2 Ngài...................................................................................................................... 3 Hình 1.3. Vòng đời sâu khoang ........................................................................................ 5 Hình 1.4. Cơ chế tác động của Baculovirus .................................................................. 11 Hình 1.5. Biểu hiện của sâu chết do NPV. ..................................................................... 12 Hình 1.6. Sự lây nhiễm của NPV lên sâu ký chủ .......................................................... 13 Hình 1.7 Chu trình sống của virus côn trùng ............................................................... 14 Hình 1.8. Rỉ đƣờng .......................................................................................................... 24 Hình 2.1. Quy trình thử nghiệm ảnh hƣởng của acid boric đến hiệu lực diệt sâu của NPV. .................................................................................................................................. 27 Hình 2.2. Lấy sâu chết do NPV nghiền cùng với nƣớc cất, lọc và thu dịch thô. ........ 28 Hình 2.3. Quy trình nuôi sâu phòng thí nghiệm. .......................................................... 29 Hình 2.4. Thức ăn nhân tạo. ........................................................................................... 30 Hình 2.5. Phun dịch và gắp sâu. ..................................................................................... 31 Hình 2.6 Quy trình thử nghiệm ảnh hƣởng của rỉ đƣờng đến hiệu lực diệt sâu của NPV. .................................................................................................................................. 32 Hình 2.7 Các hộp thức ăn đƣợc phun dịch và gắp sâu. ............................................... 35 Hình 2.8. Quy trình thử nghiệm ảnh hƣởng của rỉ đƣờng đến hiệu lực diệt sâu của NPV. .................................................................................................................................. 36 Hình 3.1. Ảnh hƣởng của acid boric bổ sung đến hiệu lực diệt sâu (%) của NPV ... 41 Hình 3.2 Ảnh hƣởng của rỉ đƣờng bổ sung đến hiệu lực diệt sâu (%) của NPV. ...... 43
- Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Từ thập niên 70 đến thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học, lĩnh vực hóa học và kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã có sự thay đổi rất mạnh mẽ: sự hiểu biết sâu hơn về phương thức tác động của thuốc BVTV đã cho phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có phương thức tác động của BVTV đã cho phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có phương thức tác động khác trước, được sử dụng một cách hiệu quả và an toàn trong ngành sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức và bừa bãi trong thời gian dài dẫn đến một loạt vấn đề như: ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, phát triển quần thể sâu bệnh kháng thuốc, bùng phát dịch hại thứ cấp, tăng đầu vào hóa chất và nguy hiểm độc hại do tích tụ dư lượng thuốc trừ sâu trong chuỗi thức ăn (Armes et al. 1992; Kranthi et al. 2002). Sâu khoang S. litura là loài sâu ăn tạp, gây hại trên nhiều loài cây trồng (Matsuura and Naito 1997; Sahayaraj and Paulraj 1998). Các nghiên cứu cho biết, sâu khoang đã kháng lại với nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học dẫn đến sự bùng phát thành dịch và sự thất bại của biện pháp quản lý loài sâu hại này (Ahmad et al. 2007, Hong Tong et al, 2013). Để khắc phục tình trạng kháng thuốc của sâu khoang, Nucleopolyhedrosis đã được sử dụng do khả năng gây chết sâu cao nhưng lại an toàn đối với thiên địch và môi trường (Tohnishi et al., 2005; Shaurub et al., 2014; Nasution et. al., 2015). SLNPV được chứng 1
- Đồ án tốt nghiệp minh có hiệu quả gây chết rất cao (Trang and Chaudhari, 2002; Kumari and Sing, 2009; Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Hoài Hương, 2015). Tuy nhiên tác nhân sinh học nên NPV bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu để bảo quản virus, duy trì hiệu lực diệt sâu của virus là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, nhóm sinh viên tiến hành đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm Nucleopolyhedrosis virus NPV phù hợp để phòng trừ sâu khoang Spodoptera litura”. 2.Mục đích nghiên cứu Tìm ra chất bổ sung thích hợp để tạo chế phẩm NPV trừ sâu khoang Spodoptera litura. 3.Mục tiêu nghiên cứu Xác định ảnh hưởng của acid boric đến hiệu lực diệt sâu khoang của NPV. Xác định ảnh hưởng của rỉ đường đến hiệu lực diệt sâu khoang của NPV. Tìm ra loại chất mang và phụ gia phù hợp để tạo chế phẩm. 4.Nội dung nghiên cứu Khảo sát ảnh hưởng cả acid boric đến hiệu lực diệt sâu của NPV. Khảo sát ảnh hưởng của rỉ đường đến hiệu lực diệt sâu của NPV. Khảo sát khả năng diệt sâu của các dạng chế phẩm. 2
- Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về sâu khoang Spodoptera litura Tên khoa học: Spodoptera litura Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera 1.1.1 Đặc điểm hình thái Sâu khoang trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng. Trứng hình bán cầu, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ, có phủ một lớp lông màu vàng rơm. Hình 1.1. Sâu khoang Spodoptera litura (https://www.forestryimages.org/browse/detail.cfm?imgnum=1949066) Hình 1.2 Ngài (Nguồn: Trần Văn Hai, 2009). 3
- Đồ án tốt nghiệp Sâu non mới nở có màu xanh sáng, dài khoảng 1mm, đầu to đen bóng. Sâu non đẫy sức có màu xám tro đến nâu đen, vạch lưng màu vàng ở đốt bụng thứ nhất có khoang đen to nên được gọi là sâu khoang. Sâu có 5- 6 tuổi, đẫy sức trước khi hóa nhộng dài 38-50 mm. Sâu làm nhộng trong đất (Hill, 1975; USDA, 1982; CABI, 2009). Nhộng dài từ 15-22mm, có màu xanh nõn chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. Mép trước đốt bụng thứ 4 và vòng quanh mép trước đốt bụng thứ 5-7 có nhiều chấm lõm, cuối bụng có một đôi gai ngắn (USDA, 1982; CABI, 2009). 1.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái Thời gian trứng: 2-6 ngày. Sâu non có 6 tuổi: 12-37 ngày. Tiền nhộng: 1-4 ngày. Nhộng: 4-14 ngày. Trưởng thành: 5-8 ngày. Vòng đời trung bình của sâu khoang từ 25-48 ngày. Hai đến năm ngày sau khi xuất hiện, trưởng thành cái cái đẻ 50 đến 300 trứng theo từng ổ ở mặt dưới của lá (ưa thích). Trứng nở trong ba đến bốn ngày (Chari và Patel, 1983). Một trưởng thành cái có thể đẻ là 1.500 đến 2.500 trứng trong khoảng sáu đến tám ngày. Cây thầu dầu là loại vật chủ được ưa chuộng nhất cho các con cái đẻ trứng (Chari và Patel, 1983). Các cánh đồng mới được tưới nước cũng rất hấp dẫn đối với những con cái đẻ trứng. 4
- Đồ án tốt nghiệp Hình 1.3. Vòng đời sâu khoang (Nguồn http://tiennong.vn/w79/sau-khoang-sau-an-tap-hai-rau-dau-spodoptera- litura.aspx). Sâu khoang thường trải qua 6 tuổi. Sâu tuổi 1 đến tuổi 3 không lẩn trốn ánh sáng. Sâu từ tuổi 4 đến tuổi 6 chui xuống đất, có hiện tượng lẫn trốn ánh sáng nên ban ngày thường ẩn nấp ở những chỗ kín trên mặt đất, hoặc chui xuống những khe nẻ ở dưới mặt đất và đến tối thì chui lên để gây hại. Khi sâu đẫy sức thì chui xuống đất hoá nhộng, trước khi hoá nhộng nó làm một kén bằng đất có hình bầu dục rồi chui vào đó hoá nhộng. (Chari và Patel, 1983). Nhộng thường vũ hoá vào buổi chiều mát và vào lúc chập tối, sau khi vũ hoá vài giờ trưởng thành có thể bắt đầu giao phối và vào đêm hôm sau thì bắt đầu đẻ trứng. Tuổi thọ trung bình của trưởng thành cái là 8,3 ngày và có thể đẻ được 2.673 trứng. Tuổi thọ trung bình của trưởng thành đực là 10,4 ngày (Yamanaka và cộng sự, 1975; Ahmed và cộng sự, 1979). Theo Yamanaka et al. (1975), trung bình một trưởng thành cái có thể đẻ được 2000 – 2600 quả, thời gian đẻ trong trong khoảng 5 ngày ở 25 ° C (77 ° C). Sâu khoang phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn 5
- Đồ án tốt nghiệp nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Sâu vừa nở gặm vỏ trứng và sống tập trung 1-2 ngày, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập tính ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Sâu non phát triển thích hợp ở nhiệt độ và ẩm độ cao. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong có hóa nhộng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). 1.1.3 Mức độ gây hại Spodoptera litura là đối tượng gây hại nặng trên rau muống. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm chất lượng. Sâu non có 6 tuổi, sâu tuổi nhỏ ăn biểu bì của lá, sâu tuổi lớn ăn cả thịt lá chỉ chừa lại gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. 1.1.4 Biện pháp phòng trừ Biện pháp canh tác Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. Biện pháp cơ giới vật lý Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay. Biện pháp sinh học Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng: Nhiều tác nhân sinh học đã được sử dụng để trừ sâu khoang ăn tạp như : các loại nấm côn trùng Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Paecilomyces 6
- Đồ án tốt nghiệp fumosorosea (Asi et al, 2013), vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Agsaoay, 1998), Nuclepolyhedrosis viru... Ngài sâu khoang có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bẫy bả chua ngọt để thu hút ngài khi chúng phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất. Dùng bẫy pheromone để dự báo trước sự đẻ trứng của sâu ăn tạp. Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone, thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ. Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt. Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên. Thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại. Các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC…, các loại thuốc có hoạt chất Emamectin; Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)… Biện pháp hóa học Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT. Chú ý phun khi sâu còn nhỏ tuổi (sâu tuổi 1 – 2). 1.2. Các nghiên cứu về phòng trừ sâu khoang 1.2.1 Ngoài nƣớc Sâu khoang ăn tạp (Spodoptera litura) là loài sâu hại nguy hiểm cho nền nông nghiệp của nhiều nước ở châu Á, châu Phi và vùng Thái Bình Dương. Loài sâu này ăn tạp và gây hại cho hơn 150 loài cây trồng khác nhau và là loài sâu hại chính trên các loài cây trồng có giá trị kinh tế như bông, đậu nành, cà chua, thuốc lá, bắp, khoai tây và các loài cây rau ăn lá (Hill, 1993 ; Rao et al, 1993). Sâu khoang phân bố khắp nơi trên 7
- Đồ án tốt nghiệp thế giới và gây hại nặng cho nhiều nước nhiệt đới như: Ấn Độ, Pakistans, Banglades, Srilanca, Indonesia, Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Hawaii, các nước Đông Nam Á (Hill, 1993; Singh and Jalali, 1997). 1.2.2 Trong nƣớc Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng nhân sinh khối nấm Isaria tenuipes để ứng dụng phòng trừ sâu khoang Spodoptera litura (Fab.) hại cây trồng (Trần Văn Cảnh, 2012) Nghiên cứu khả năng phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura fabricius) của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica (friedrichs & bally) samson & hywel-jones (Nguyễn Thị Bích Thảo, 2013). Bằng phương pháp thu thập, tuyển chọn và khai thác khả năng phòng trừ sinh học của các chủng Nucleopolyhedrosis NPV (NPV), nhóm tác giả Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Hoài Hương (2016) đã phân lập được 2 chủng NPV có hiệu quả cao đối với sâu khoang ăn tạp. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm NPV-Spl (Nucle Polyhedrosis Virus) từ tế bào gốc sâu khoang để phòng trừ sâu hại cây trồng nông nghiệp (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2014). 1.3. Giới thiệu về Nucleopolyhedrosis virus (NPV) 1.3.1 Giới thiệu chung Nuclear polyhedrosis virus (NPV) thuộc họ Baculoviridea là một trong 7 thành viên thuộc nhóm virus ký sinh côn trùng. Virus NPV có dạng hình que, kích thước 40 – 70 x 250 – 400 nm (80 – 180 kbp) (Phạm Thị Thùy, 2004). Baculovirus thuộc họ Baculoviridae chỉ có 1 chi. Chi này được chia thành các nhóm phụ là virus đa diện nhân (NPV), virus hạt (GV) và Oryctes giống virus (OV). Theo Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014), NPV có cấu tạo gồm: vỏ ngoài, vỏ capsid, và lõi acid nucleic. 8
- Đồ án tốt nghiệp Vỏ ngoài: là một lớp màng nhầy ngoài cùng có tính chất là protein và gọi là protein ngoài. Protein ngoài mang trính kháng nguyên và có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ. Vỏ capsid: Vỏ capsid nằm kế tiếp bên trong lớp vỏ ngoài và được ngăn cách với lớp vỏ ngoài bởi một lớp keo dính. Protein cấu tạo nên vỏ Capsid được gọi là protein trong. Protein trong mang tính kháng nguyên làm tăng khả năng gây bệnh của vi rút. Genom: Genom của virus NPV là một phân tử DNA gồm 2 mạch xoắn kép (DNA ds). Khi nhiễm vào tế bào vật chủ virus tuồn lõi DNA vào tế bào vật chủ, DNA của virus sử dụng năng lượng, nguyên liệu và riboxom của tế bào vật chủ để tổng hợp nên protein và quá trình nhân lên của DNA. Mặt khác khi tế bào bị nhiễm virus, DNA của vi rút sinh ra men azenaza ức chế DNA của tế bào chủ và phân giải tạo thành các nucleotit tự do. Sau khi tổng hợp đủ các thành phần như vỏ, DNA (lõi...), virus tiến hành lắp ráp để tạo thành thể virus mới. Bảng 1.1. Các chế phẩm NPV đã đăng ký kiểm soát dịch hại ở nhiều nơi trên thế giới. Côn trùng Tên thƣơng mại của sản phẩm Quốc gia Heliothis spp. Biotrol VHZ and Virion H Mỹ Heliothis spp. Elcar Mỹ Lymantria dispar Gypcheck Mỹ Mamestra brassicae Mamestrin Phần Lan Neodiprion lecontei Lecont-virus Mỹ/Canada Orgyia seudotsugata Biocontrol-1 and Virtuss Mỹ Nguồn: Erayya et al (2013) 9
- Đồ án tốt nghiệp 1.3.1.1 Đặc điểm hình thái NPV có cấu trúc hình học, 5 - 6 đến 20 cạnh với nhiều nhóm virus khác nhau. Các acid nucleic (DNA, RNA) gồm dạng sợi đơn và sợi đôi. Theo Phạm Thị Thùy (2004), virus thuộc nhóm này có dạng hình que, kích thước từ 40 - 70 nm x 250 - 400 nm, bên ngoài là một lớp vỏ có cấu tạo từ lipoprotein bao quanh một lớp protein nằm trong lõi DNA (Nucleocapsid), trong có chứa các virion, các virion bao gồm 11 - 25 polypeptide. Trong số polypeptide đó thì có khoảng 4 - 11 polypeptide được kết hợp với nucleocapsid và số polypeptide còn lại kết hợp với capsid. DNA ở dạng sợi vòng gồm hai sợi, với trọng lượng phân tử từ 50 - 10 x 106 các virion được bao quanh bởi một tinh thể protein và được gọi là thể vùi. Kelly (1985) cho rằng, virus có dạng hình que có một hoặc nhiều nucleocapsid được bao bọc bởi một lớp vỏ, nucleocapsid là một phức hợp gồm DNA và protein (gọi tắc là Deoxyribo Nucleo Protein - DNP) và chúng cũng được bao quanh bởi một lớp vỏ capsid (bên trong lớp vỏ capsid này chỉ có một hoặc nhiều nucleocapsid), nếu là một nucleocapsid thì gọi là NPVs Nucleocapsid đơn, nếu có nhiều nucleocapsid trong vỏ capsid thì gọi là NPVs Nucleocapsid – Multiple. Cấu tạo của nucleocapsid: nucleocapsid có dạng hình que, dáng hơi cong, đường kính 40 nm, dài 350 nm, có màng bọc bên ngoài (capsid). Nucleocapsid bao gồm hai loại protein, đó là một lõi DNP protein và màng capsid protein và từ 3 - 8 polypeptide nhỏ (Summer, M.D et al, 1978). Cấu tạo của thể virus: thể virus hình gậy gồm các nucleocapsid được bao bọc, mỗi vỏ bao có thể có một hoặc nhiều nucleocapsid, có loại có tới 30 nucleocapsid. Lớp vỏ bao gồm có lipid, trong vỏ còn có 8 - 10 polypeptide (Harrap, K.A., 1972., Kelly, D.C., 1982, 1985). Cấu tạo của khối đa diện (polyhedral): Theo Crook, N.E. et al (1982) thì polyhedral là những khối kết tinh lớn, kích thước từ 1 - 4 µm, có dạng hình vuông hoặc gần như hình cầu, bên trong có chứa nhiều hạt virus, có khi lên tới 100 hạt, bao quanh 10
- Đồ án tốt nghiệp các virus đó là mạng lưới kết tinh hình mắt cáo. Polyhedral còn bao gồm nhiều polypeptide. Protein polyhedron có trọng lượng phân tử thay đổi từ 27.000 - 34.000 million , phụ thuộc vào loại virus (Bergold, G.H., 1963 Harrap, K.A., 1972). Polyhedral có đặc điểm là ổn định ở pH trung tính. pH kiềm 9,5 trở lên sẽ làm nó bị hòa tan (Faust, R.M. et al , 1966). Minon, F. et al (1979) còn cho biết polyhedra hoàn thiện được một lớp vỏ có hình thái riêng biệt vây quanh, chức năng của lớp vỏ này chưa được xác định. 1.3.1.2 Cơ chế tác động của virus lên côn trùng Hình 1.4. Cơ chế tác động của Baculovirus (https://sites.google.com/site/allaboutbiopesticides/home/entomopathogenic-virus) Chế phẩm virus NPV được phun điều lên lá. Sau đó sâu ăn lá nhiễm virus NPV. Thể vùi của virus cùng thức ăn xăm nhiễm vào ruột côn trùng. Tại ruột côn trùng dưới tác động các men tiêu hóa thể vùi bị hòa tan và giải phóng các virion. Qua mô ruột giữa các virion nhân lên và đi vào tế bào nhân ruột giữa. Tại đây các thế hệ virion mới được hình thành và xâm nhập vào các cơ quan khác như hạt bạch huyết, tế bào thể mỡ, ống tiêu hóa,...Sau giai đoạn cuối lây nhiễm sẽ hình thành các vỏ bọc bảo vệ các virion sau đó tạo thành các PIB. Khi côn trùng chết sẽ giải phóng các PIB và tiếp tục lây 11
- Đồ án tốt nghiệp nhiễm sang các con khác. Sâu chết chứa lượng virus khoảng 108 PIB, thời gian gây chết của virus đối với côn trùng từ 4 – 7 ngày. Virus NPV lây nhiễm khoảng 400 loài côn trùng (chủ yếu là bộ cánh vẩy, cánh màng, bộ hai cánh). A B Hình 1.5. Biểu hiện của sâu chết do NPV. (Nguồn: https://sinhhoc247.com/virus-gay-benh-va-ung-dung-cua-virus-trong- thuc-tien-a5088.html). Sâu non sau khi nhiễm NPV không có biểu hiện gì rõ rệt và không thay đổi về thức ăn. Sau 5-7 ngày các đốt thân sưng phồng lên, căng mộng nước. Cơ thể sâu chuyển sang màu trắng đục, da bở, dễ bị vỡ. Trước khi chết sâu thường leo lên ngọn cây, bám chân vào cành cây, trút đầu xuống đất. Dịch chiết trắng chảy ra ngoài và sâu chết (hiện tượng sâu chết treo). Dịch trắng tiếp tục chảy (Phạm Thị Thùy, 2004). 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất xúc xích tiệt trùng cà chua tại công ty Vissan
85 p | 500 | 130
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất bia đen
63 p | 377 | 116
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất thủ nghiệm trà sữa trân châu uống liền
72 p | 463 | 93
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu bảo đảm an toàn thông tin bằng kiểm soát “Lỗ hổng“ trong dịch vụ Web
74 p | 538 | 85
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất đồ hộp cá tra kho
81 p | 308 | 81
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu trang phục dạo phố Nữ giới độ tuổi 16- 21 tuổi và bộ sưu tập ngày mới
101 p | 798 | 80
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất đồ hộp mực nhồi rau quả sốt cà chua
96 p | 277 | 79
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu Statcom, ứng dụng trong truyền tải điện năng
65 p | 259 | 65
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất nước quả đục từ ổi ruột hồng
82 p | 306 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ chế biến đồ hộp tự ngâm trong nước muối
71 p | 214 | 48
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định hàm lượng các axit amin thủy phân trong một số loài nấm lớn ở vùng Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
100 p | 194 | 44
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: Nghiên cứu về hình học practal. Viết chương trình cài đặt một số đường và mặt practal
116 p | 346 | 41
-
Tóm tắt Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình MVC thiết kế và xây dựng website quản lý hệ thống phân phối dược phẩm
19 p | 517 | 38
-
Báo cáo đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu xác định các loại axit amin trong một số loài nấm lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
38 p | 258 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ DC Servo
58 p | 32 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu hệ thống quản lý các trạm viễn thông
64 p | 16 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu triển khai công nghệ FTTH-GPON trên mạng viễn thông của VNPT Hải Phòng
91 p | 12 | 6
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống đo và giám sát nồng độ chất độc – hại trong không khí ứng dụng công nghệ Internet vạn vật
45 p | 13 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn