intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê

Chia sẻ: Nguyễn Thành Chung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:182

398
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay ở nước ta năng lực sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp của nhà máy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.Do đó hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn phân bón nông nghiệp của nước ngoài. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê" đã được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê

  1. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê                        MỞ ĐẦU Trong   công   nghiệp   việc   sản   xuất   Urê   bằng   phương   pháp   tổng   hợp   từ  ammoniac và khí cacbonic được thực  hiện vào năm 1868 do A.I Badarôp đưa ra. Urê là loại phân đạm chứa nhiều hàm lượng Nitơ  nhất (46%), có tác dụng  tốt đối với  việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng.  Urê không chỉ  được sử  dụng rộng rãi trong nông nghiệp  mà nó còn được   ứng dụng   trong nhiều nghành công   nghiệp khác như: Công nghiệp sản xuất   nhựa, tổng hợp keo,.., Ngoài ra Urê có cũng được sử dụng rộng rãi trong nghành  công nghiệp dược phẩm và sản xuất sợi.  Nước   ta   là   một   nước   nông   nghiệp,   trên   70%   dân   số   sống   bằng   nghề  nông.Vì vậy nông nghiệp là một nghành quan trọng cần được đầu tư phát triển   để  đảm bảo   vấn đề  an ninh lương thực, và trở  thành một cường quốc xuất   khẩu lương thực, do đó phân bón phục vụ nông nghiệp là rất quan trọng và cần   thiết. Nhu cầu phân bón ở nước ta hiện nay  ước tính khoảng 3500000 tấn/năm. (Theo www.cuctt.mard.gov.vn thống kê năm 2006).  Để đạt được mục tiêu đó thì việc nghiên cứu tìm ra các loại phân bón mới   có tác dụng nâng cao nâng suất chất lượng sản phẩm cây trồng và giá thành rẻ là  điều rất cần thiết. Đồng thời cũng phải nghiên cứu các biện pháp cải tiến công  nghệ, thiết  bị cũng như việc đầu tư thay thế các dây chuyền sản xuất hiện đại  để nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay  ở nước ta năng lực sản xuất phân bón phục vụ  nông nghiệp của  nhà máy vẫn chưa đáp  ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.Do   đó hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn phân bón nông  nghiệp của nước ngoài. Nguyên liệu để  sản xuất Urê là từ NH3 và CO2. Hiện nay  ở nước ta có hai  nhà máy sản xuất Urê là nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ở Bắc Giang và  nhà máy Đạm Phú Mỹ ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy Đạm Phú Mỹ   ở  Bà Rịa – Vũng Tàu sử  dụng dây chuyền công   nghệ  của hãng Haldor Topsoe ( Đan Mạch) và của hãng Snamprogetti (Ý) đi từ  nguồn nguyên liệu ban đầu là khí đồng hành, tạo ra NH 3 lỏng và khí CO2 đưa và  tổng hợp Urê. Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đi từ nguồn nguyên liệu ban đầu là   than đá tạo ra NH3 lỏng và khí CO2, sử  dụng dây chuyền công nghệ  tuần hoàn  lỏng toàn bộ cho quá trình tổng hợp Urê.  Phần tính toán thiết kế Xưởng sản xuất Urê dưới đây, được trình bày dựa   trên dây chuyền của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 1
  2. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM URÊ   (NH2)2CO I. NGUYÊN LIỆU. 1. Đioxit Cacbon: Công thức hoá học  : CO2 Khối lượng phân tử : 44  (Đ.V.C) Ở  điều kiện thường điôxit cacbon là chất khí không màu.  Ở  0 C0 khi nén  đến áp suất 35,5 atm thì điôxit cacbon sẽ hoá lỏng. Chất lỏng không màu. Tiếp   tục hạ nhiệt độ nó tạo băng CO2 trắng.  Trong sản xuât Ure, nguốn nguyên liệu CO2 thường được sản xuất từ than,  khí thiên nhiên…Để  đạt được yêu cầu về độ sạch của CO2, khí sau khi sản xuất  được tinh chế và làm sạch. Trong thành phần khí theo CO2 vào tháp tổng hợp Ure  người ta quan tâm nhất là hàm lượng khí H2S vì nó gây ăn mòn thiết bị rất mạnh   và  ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong thành phần khí ngoài ra còn có   các khí khác  như  N2, H2…Hiện nay  ở  công ty Phân đạm và Hoá chất  Hà Bắc   CO2 được sản xuất từ than Antraxit  2. Amoniac Công thức hoá học:  NH3   Khối lượng phân tử: 17,03  (Đ.V.C) Ở điều kiện thường, Ammoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc.  Một số hằng số hoá lý cơ  bản của Ammoniac: Nhiệt độ sôi :   ­33,75 oC  Nhiệt độ nóng chảy :   ­77,75 oC Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 2
  3. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Nhiệt độ kết tinh :    132,4 oC Thể tích phân tử ( 0 oC, 760 atm ) :    22,081 lít Tỷ trọng (  0 oC, 760 atm ) :    0,771 g/lít Amoniac là chất hoà tan tốt trong nước. Ở nhiệt độ thường và áp suất ngoài   trời 1 lít nước hoà tan gần 750 lít NH3 khí. Ở nhiệt độ thường NH3 rất ổn định, ở  nhiệt độ cao   1200 oC thì bị phân huỷ.  Trong sản xuất Ure, Ammoniac được điều chế từ N2 , H2. Nồng độ của NH3  trong đó rất cao đạt   99,8 % khối lượng. Phần còn lại chủ  yếu là nước và 1  lượng nhỏ  khí hoà tan khác. Trong sản xuất Ure thì yêu cầu  về  nguồn nguyên  liệu NH3  cho tổng hợp Ure là NH3 lỏng giàu, lượng khí. Nguồn nguyên liệu chủ yếu ở nước ta hiện nay để sản xuất hai khí nguyên  liệu này là than, qua nhiều giai đoạn do đó thiết bị sản xuất cồng kềnh. Nên chi   phí đầu tư lớn, làm tăng giá thành sản phẩm. Hiện nay ở nước ta có nguồn nguyên liệu là khí đồng hành có thể dùng sản   xuất khí nguyên liệu cho quá trình tổng hợp Urê.Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu  là khí đồng hành cho việc sản xuất nguyên liệu tổng hợp Urê thì chi phí đầu tư  sẽ  giảm so với dây chuyền sản xuất Urê từ  khí nguyên liệu  được sản xuất từ  than. Xét tình hình cụ  thể   ở  nước ta hiện nay để  sản xuất Urê sử  dụng nguyên  liệu là than vẫn có hiệu quả tương đối cao  bởi một số điều kiện sau: + Khí sản xuất khí nguyên liệu thì tiêu thụ một lượng than rất lớn nên giải   quyết được tình trạng trì trệ của nghành than hiện nay do tạo được công ăn  việc   làm và thu nhập ổn định cho  người lao động ngành than. + Là cơ sở để xây dựng một liên hợp sản xuất nhiều mặt hàng phân bón và   hoá chất như Urê, NPK, SODA, DAP, H2SO4,.., 3. Yêu cầu về nguyên liệu cho quá trình tổng hợp Urê.   a. Yêu cầu về NH3: Nguyên liệu dùng trong sản xuất Urê là NH3 lỏng, lượng nước dầu và khí  trơ  hoà tan trong NH3 lỏng càng ít càng tốt.Hàm lượng NH3 trong Amoniac lỏng  nói chung không  nhỏ hơn 99,8%. Hàm lượng khí trơ hoà tan trong NH 3 phải thật  nhỏ.Nếu trong NH3 có hoà tan nhiều H2 và N2 thì sau khi vào tháp tổng hợp Urê  sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất tổng hợp Urê. Lượng dầu chứa trong NH 3 lỏng  Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 3
  4. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  không được lớn hơn 15ppm, nếu hàm lượng dầu quá lớn sẽ làm bẩn bề mặt trao  đổi nhiệt. Trong NH3 lỏng thường chứa bột xúc tác tổng hợp NH3, bởi vậy phải  đuư  lọc sạch trước khi vào tháp tổng hợp Urê, nếu không sẽ  che phủ  tạo lớp  cặn  trên bề bặt truyền nhiệt.  b. Yêu cầu về nguyên liệu CO2; Khí   CO2  dùng   cho   tổng   hợp   Urê   phải   đáp   ứng   những   yêu   cầu   sau:   Nồng độ CO2 ≥ 98,5% khí trơ không tham gia vào phản ứng tổng hợp ≤ 1,5% tạp  chất lưu huỳnh 
  5. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Urê khi đốt nóng dưới áp suất khí quyển, đến nhiệt độ  cao hơn nhiệt độ  nóng chảy (tonc) sẽ bị phân hủy thoát NH3. Cơ chế của quá trình như sau: (NH2)2CO   NH4OCN NH4OCN   HOCN + NH3                    Axit xyanic  HOCN + (NH2)2CO   NH2CONHCONH2     Biure Hợp chất Biure là thành phần có hại đối với cây trồng, nó làm cây trồng bị  bạc lá. Vì vậy cần phải tổng hợp Urê trong điều kiện thích hợp tránh việc tạo   Biure b. Độ tan của Urê trong các dung môi: Urê tan tốt trong nước, rượu và dung dịch amoniac. Dung dịch Urê bão hòa ở  nhiệt độ to = 20oC có 51,83% (NH2)2CO          to = 60oC có 78,8% (NH2)2CO                 to = 120oC có 95% (NH2)2CO Ở nhiệt độ trên 130oC, dung dịch nước cacbamit sẽ bị phân hủy thành NH3  và CO2. c. Tác dụng với các axit: Urê tác dụng với các axit tạo thành các muối khác nhau: ­ Hợp chất muối Nitrat: (NH2)2CO.HNO3 ít tan trong nước, khi bị đốt nóng  sẽ phân hủy và nổ. ­ Hợp chất muối phốt phát: (NH2)2CO.H3PO4  hòa tan tốt trong nước và  phân ly hoàn toàn. d. Tác dụng với các muối: Urê có phản ứng với một số muối tạo thành các phức, thường có chứa tới 2  cấu tử phân bón như Ca(NH3)2.4CO(NH2)2 Ca(H2PO4)2.H2O + (NH2)2CO   CO(NH2)2.H3PO4 + CaHPO4.H2O 3. Ứng dụng của Urê: a. Trong nông nghiệp: Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 5
  6. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Urê là loại phân đạm có thành phần Nitơ  nhiều nhất (46%) khối lượng,   cung cấp một hàm lượng đạm lớn cho cây trồng. Urê có thể  dung bón cho cây  trồng dưới dạng rắn, dạng lỏng tưới gốc hoặc sử dụng như phân phun qua lá   đối với một số loại cây trồng. Vì vậy phân Urê được sử dụng rất rộng rãi trong  nông nghiệp. b. Trong công nghiệp: Urê được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất chất dẻo, đặc biệt là nhựa   Urê­formandehit. Urê là thành phần chính của phân hóa học Urê và được dùng để  bổ  sung   thức ăn cho động vật, nó cung cấp một nguồn đạm cố định tương đối rẻ tiền để  giúp cho sự tăng trưởng. Được sử  dụng để  thay thế  cho muối (NaCl) trong việc loại bỏ  băng hay   sương muối của lòng đường hay đường băng sân bay. Nó không gây hiện tượng   ăn mòn như muối. Urê là một thành phần bổ sung cho thuốc lá để thêm hương vị. Urê là thành phần của dầu dưỡng tóc, sữa rửa mặt, dầu tắm và nước thơm. c. Trong phòng thí nghiệm: Urê là chất biến tính protein mạnh. Thuộc tính này được sử  dụng để  làm   tăng độ hòa tan của một số protein. Vì tính chất này nó được sử  dụng trong các  dung dịch đặc tới 10M. d. Trong y học: Urê được sử  dụng trong các sản phẩm da liễu để  giúp cho quá trình tái  hydrat hóa của da. Urê được sản xuất và bài tiết khỏi cơ  thể  với một tốc độ  gần như  không   đổi, nồng độ Urê trong máu chỉ  ra vấn đề  với sự  bài tiết nó hoặc trong một số  trường hợp nào đó là sự  sản xuất quá nhiều Urê trong cơ  thể.(  Theo www.  wikipedia.org) Nồng độ  Urê cao trong cơ  thể  có thể  sinh ra các rối loạn thần kinh. Thời   gian dài bị Uremia có thể làm đổi màu da sang màu xám. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 6
  7. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Tóm lại Urê có vai trò to lớn trong rất nhiều nghành và trong đời sống con   người, trong đó nhấn mạnh đến vai trò là phân bón trong sản xuất nông nghiệp.   Vì vậy nghiên cứu, thiết kế dây chuyền sản xuất Urê có ý nghĩa rất quan trọng. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 7
  8. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  PHẦN II TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT URÊ   TỪ NH3 LỎNG VÀ KHÍ CO2 I. Lựa chọn dây chuyền sản xuất: Tổng hợp trực tiếp Urê từ NH3 và CO2 bao gồm một số giai đoạn : ­ Tác dụng giữa NH3 và CO2 ( quá trình tổng hợp) ­ Chưng cất sản phẩm tổng hợp ­ Chế biến dịch Urê thành sản phẩm Những phương pháp tổng hợp Urê ít khác nhau bởi những điều kiện quá  trình tổng hợp và chúng được phân loại chủ  yếu là theo phương pháp sử  dụng  các khí chưng luyện. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến để sản xuất Urê. 1. Phương pháp không tuần hoàn NH3 dư: Trong dây chuyền sản xuất phâm đạm Urê khi thực hiện quá trình không  tuần hoàn amoniac dư  người ta dùng nó để  chế  biến các sản phẩm phụ  khác   như: amoni nitrat, amoni sunfat, các muối amoni khác hoặc NH3 lỏng. Nếu tiến  hành sản xuất Urê theo phương pháp này ta có thể  kết hợp để sản xuất các sản   phẩm khác, khi đó lại cần phải có chi phí đầu tư cho các dây chuyền sản đó. 2. Phương pháp bán tuần hoàn: Trong phương pháp có tuần hoàn amoniac chưa bị chuyển hóa thành Urê thì   người ta tách nó khỏi khí chưng luyện Urê chảy lỏng và cho quay trở  lại chu   trình. Việc chưng luyện có thể tiến hành một cấp hay hai cấp. Khi chưng luyện một cấp, Urê chảy lỏng từ tháp tổng hợp ra được tiết lưu  đến 1,2 at và được đưa vào chưng luyện  ở  70 oC. Amoniac và sản phẩm phân  hủy các muối amoni thu được sau khi chưng luyện được đưa vào chế biến thành  amoni nitrat hoặc các sản phẩm khác. Dung dịch Urê được bốc hơi cô đặc, sau   đó kết tinh. Khi chưng luyện Urê chảy lỏng hai cấp thì phần lớn Urê chảy lỏng được  quay trở lại chu trình. Tăng lượng NH 3 dư khi tổng hợp Urê sẽ  tăng được phần  Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 8
  9. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  NH3  chưng cấp  ở  cấp I của chưng luyện và lượng NH 3  được chế  biến thành  NH4NO3 bị giảm. Điều đó cho phép sử dụng lượng NH 3 dư trong quá trình tổng  hợp lớn hơn so với chưng luyện một cấp. Khí sau khi chưng luyện hai cấp là  CO2, NH3  và hơi nước có thể  đem đi chế  biến thành amoni nitrat hoặc muối   amoni quay lại quá trình. 3. Phương pháp tuần hoàn lỏng: So với các phương pháp khác thì phương pháp sản xuất Urê cùng với sự  quay trở  lại toàn bộ  các khí chưng luyện chưa hấp thụ   ở  dạng lỏng được sử  dụng phổ  biến hiện nay trong công nghệ  sản xuất Urê.  Ưu điểm nổi bật của  phương pháp này so với các phương pháp khác ở chỗ lưu trình đơn giản thiết bị  chắc chắn đáng tin cậy, định mức tiêu hao có thể giảm tới mức tối thiểu. Hiện nay tồn tại một số phương pháp tái sinh khí chưng luyện nhằm tuần  hoàn chúng: 1­ Ép nóng 2­ Hấp thụ các khí bằng dầu khoáng 3­ Hấp thụ chọn lọc NH3 và CO2 (tuần hoàn khí) 4­ Quay NH3 và CO2 trở lại chu trình ở dạng dịch lỏng của các muối amoni   (tuần hoàn lỏng) Theo phương pháp ép nóng thì hỗn hợp NH3 và CO2 được nén  ở  175  210  C, nghĩa là những điều kiện loại trừ sự tạo thành amoni cacbamat rắn. Phương   0 pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp vì những khó khăn sinh  ra khi nén hỗn hợp khí  ở  nhiệt độ cao và ít kinh tế mặc dù là sử  dụng NH 3 cao  đến 93%. Hãng CHEMICO của Mỹ  đề  ra tuần hoàn NH 3  và CO2  thực hiện  ở  trạng thái nóng đồng thời phân hủy amoni cacbamat theo các giai đoạn 70 at, 14   28 at và 1 at. Khí chưng luyện thoát ra được nén đến áp suất 210 at là áp suất   quá trình tổng hợp phải thực hiện. Việc đốt nóng các khí xảy ra do nén đoạn   nhiệt. Nhiệt dư trong quá trình tổng hợp được sử dụng để chế tạo hơi nước. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 9
  10. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Khi   hấp   thụ   NH3  và   CO2  bằng   dầu   khoáng   trơ   thì   huyền   phù   amoni  cacbamat được tạo thành đi vào tháp tổng hợp. Quá trình tổng hợp được tiến  hành ở 210 at và 180 0C. Mức độ chuyển NH3 và CO2 thành Urê là 40   50%. Nhiều phương pháp dựa vào hấp thụ chọn lọc một trong các cấu tử NH3 và  CO2 đã được đưa ra. Ví dụ: hấp thụ  chọn lọc NH 3 từ  các khí chưng luyện bởi  dung dịch Urê nitrat (phương pháp INVENTA). Dioxit cacbon không bị hấp thụ,   thải đi hoặc sử dụng lại chu trình. Hấp thụ chọn lọc khí CO2 từ khí chưng luyện  (phương pháp CHEMICO) là một ví dụ khác, theo phương pháp này thì quá trình   tổng hợp được tiến hành ở  170 atm và 175   1850C, khi có mặt lượng dư NH3  lớn (NH3/CO2= 6/1); điều đó cho phép nâng cao mức độ chuyển amoni cacbamat  thành Urê đến 76%. Việc hấp thụ khí CO2 nhờ mono etanol amin. Ngày nay đối  với phương pháp này, chế độ kỹ thuật đã khác đi chút ít. Quá trình này đã được  tiến hành dưới áp suất 280 at và ở nhiệt độ 205   232 0C, tỷ số NH3 : CO2 = (4    4,5):1. Hiệu suất Urê khi ấy là 80   85%. Tháp tổng hợp được lót bằng zinconi  để nâng cao độ bền. Nhiệt được sử dụng để chế tạo hơi nước. Quá trình được   tiến hành theo hai cấp. Việc hấp thụ khí CO 2 từ khí chưng luyện được tiến hành  chọn lọc bằng mono etanol amin. Một phương pháp hỗn hợp tuần hoàn các khí trở lại tháp tổng hợp đã được  nghiên cứu 75% NH3 và CO2 chưa phản ứng được quay trở lại chu trình ở dạng   dung dịch của các muối amoni; 25% còn lại nhờ vào hấp thụ chọn lọc. Khi hấp   thụ  chọn lọc bằng dung dịch mono etanol amin thì quá trình có thể  được thực  hiện với sự  tuần hoàn một bộ  phận hoặc toàn bộ  khí chưng luyện trở  lại chu   trình. Những phương pháp thực hiện tuần hoàn NH3  và CO2  trở  lại chu trình  ở  dạng dung dịch các muối amoni (tuần hoàn lỏng) là phương pháp triển vọng   nhất vì tính kinh tế của nó. Gần đây nhiều hãng sản xuất tiến hành làm việc theo  sự cải tiến của phương pháp này. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 10
  11. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Để  điều chỉnh nhiệt độ, tháp được trang bị  một vỏ  lạnh. Quá trình được   tiến hành trong những điều kiện được kiểm tra nghiêm ngặt thì hiệu suất tổng  hợp Urê đạt đến 68%. Quá trình tiến hành chưng luyện Urê được tiến hành theo hai cấp, cấp áp   suất dưới 20 at và gần đến áp suất khí quyển. Amoniac và cacbon dioxit quay  toàn bộ  trở  lại chu trình  ở  dạng dung dịch các muối amoni. Quá trình bốc hơi  dung dịch Urê được tiến hành dưới áp suất chân không cho đến khi hàm  ẩm  0,6%. Sản phẩm thu được  ở  dạng hạt có độ  tinh khiết cao và có hàm lượng  Biure nhỏ. Theo phương pháp Toyo Koatsu (Nhật Bản) thì việc tác dụng tương tác của   NH3 và CO2 theo thông số kỹ thuật khác đi chút ít, áp suất 220   230 at, nhiệt độ  180   190 0C và tỷ  số mol NH3 : CO2 = (3,5   4,5) : 1. Khi  ấy mức độ chuyển  hóa CO2 thành Urê là 58%. Urê chảy lỏng được đưa vào chưng luyện ở 17 atm và  2   3 atm. Khác với phương pháp Montecatin là trong phương pháp này có một   bộ phận NH3 thoát ra ở cấp chưng luyện thứ nhất  ở dạng chảy lỏng tinh khiết,   được đưa quay trở lại chu trình. Một bộ phận NH3 khác và CO2 được đưa quay  trở  lại dung dịch  ở  dạng các muối amoni. Thành phẩm được sản xuất không  những ở dạng tinh thể nhỏ mà còn ở dạng hạt. Theo phương pháp STEMI CACBON thì quá trình tuần hoàn NH3  và CO2  chưa phản  ứng được thực hiện như  phương pháp TOYO KOATSU. Quá trình  tổng hợp được tiến hành  ở  175   190 0C, áp suất 200 atm và tỷ  số  mol NH 3 :  CO2 = 4,5 : 1. Mức chuyển hóa CO2 thành Urê là 62%. Quá trình chưng luyện Urê  chảy lỏng được tiến hành theo hai cấp ở các áp suất tương ứng 18 atm và 3 atm.  Trước   khi   tạo   hạt   kết   tinh   dung   dịch   được   bốc   hơi   đến   nồng   độ   99,8%  CO(NH2)2  trong thiết bị  bốc hơi hai cấp. Quá trình bốc hơi tiến hành dưới áp   suất chân không (ở  cấp I áp suất 300 mmHg, cấp II là 15 mmHg). Urê kỹ  thuật   thu được trực tiếp từ  dung dịch 70     74% đã được chế  biến trước bằng than  hoạt tính nhằm cải thiện phẩm chất của nó. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 11
  12. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Ngày nay, hãng STEMI CACBON đã đưa một loạt những cải thiện vào  phương pháp này, điều đó đã cho phép hạ  thấp hệ  số tiêu hao và giá thành của  sản phẩm. Theo phương pháp mới quá trình tổng hợp Urê được tiến hành ở  áp   suất 130 atm, nhiệt độ 180 0C và tỷ  số mol NH3 : CO2 = 4 : 1, nghĩa là giảm so  với khi chưa cải tiến. Urê chảy lỏng từ  tháp tổng hợp ra cùng với áp suất  ấy   được đưa vào tháp thổi để phân hủy amoni cacbamat. Amoni dư  và sản phẩm phân hủy amoni cacbamat là NH3 và CO2 dạng khí  được thổi khỏi dung dịch chảy lỏng nhờ vào CO2 mới cung cấp vào tháp bằng  máy nén và chúng được quay trở  lại tháp tổng hợp. Quá trình chưng luyện hai  cấp dưới áp suất được tiến hành tiếp theo. Nhiệt dư  được tạo thành khi tổng   hợp được sử dụng để sản xuất hơi nước. Hãng TOYO KOATSU đã đề ra phương pháp liên hợp sản xuất NH3 và Urê  hạ  thấp đến 6   7 % chi phí kinh doanh và 5   10% đầu tư  cơ  bản. Bản chất   của phương pháp là chế biến CO 2 từ khí thu được bởi khí metan và cacbon oxit   thành Urê. Hãng INVENTA đề  ra phương pháp phân hủy amoni cacbamat một  cấp tiến hành ở 130 0C và áp suất 4 atm. Khi ấy việc tuần hoàn đạt đến 99%. Nhìn chung, hiện nay phương pháp tuần hoàn lỏng toàn bộ và chưng luyện  hai cấp được sử  dụng rộng rãi nhất., với những  ưu điểm nổi bật. Hiệu suất   tổng hợp Urê cao 65   68%, hiệu suất sử dụng nguyên liệu cao, định mức tiêu   hao thấp. Dây chuyền sản xuất khép kín, liên tục mà không cần thêm dây chuyền   để sản xuất các sản phẩm chứa amoni khác. Trong khuôn khổ trong cuốn đồ án  này em được giao thiết kế  dây chuyền sản xuất phân xưởng tổng hợp Urê mà  không sản xuất các sản phẩm khác. Để  tận dụng được toàn bộ  nguyên liệu,  tránh gây tổn thất, mất mát nguyên liệu trong quá trình sản xuất nên trong cuốn   đồ  án em chọn dây chuyền sản xuất Urê theo phương pháp tuần hoàn lỏng để  lỏng để tính toán. 2. Lựa chọn các điều kiện công nghệ: Các tiêu chi công nghệ chính của tháp tổng hợp là, áp suất, nhiệt độ,tỷ  lệ  phân   tử NH3 : CO2, tỷ lệ H2O : CO2, trong nguyên liệu đưa vào tháp tổng hợp. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 12
  13. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  2.1. Áp suất : Trong thực tế sản xuất do thời gian vật liệu dừng trong thpá bị hạn chế, làm cho  pha lỏng và pha khí cũng như phản  ứng của nguyên liệu phản  ứng trước khi ra   khỏi tháp không thể đạt được trạng thái cân bằng hoàn toàn,vì thế thường là trị  số áp suât hơi nước của nguyên liệu trên đỉnh tháp tổng hợp sẽ  cao áp suất khi  đạt được cân bằng. Mặt khác khí CO2  đưa vào tháp tổng không đạt được độ  thuần 100%, ngoài ra để tránh cho phần lót trong tháp không bị ăn mòn, người ta   còn đưa thêm một phần không khí hoặc oxi, như thế sẽ làm cho áp suất ở đỉnh  tháp tăng lên. Căn cứ  vào tình hình  nêu trên, việc lựa chọn áp suất thao tác của  tháp tổng phải lớn hơn áp suất hơi nước của nguyên liệu trên đỉnh tháp như thế  NH3 dư  và cacbamat  trong hỗn hợp bị phân giải trong pha lỏng.  Nói chung áp  suất thao tác tăng thì hiệu suất chuyển hoá tăng. Nhưng áp suất thao tác không  thể tăng vô hạn, bởi suất sau khi đã tăng tới mức nhất định nếu lại tăng tiếp thì  hiệu suất chuyển hoá tăng không đáng kể. Mặt khác khi tăng áp suất thì tiêu hao   động lực cũng tăng lên và yêu cấu kết cấu đối với tháp tổng hợp cũng cao. Vì  vậy việc lựa  chọn áp suất thao tác được lấy theo áp suất cân bằng của hỗn hợp   ở đỉnh tháp làm chuẩn và cao hơn 20% tức là 196 ÷ 200 at          2.2 Nhiệt độ: Nhiệt độ tháp tổng hợp tăng cao, thì tốc độ phản ứng tổng hợp tăng, hằng số cân   bằng của phản  ứng của cacbamat thoát nước lớn, hiệu suất  chuyển hoá tăng.   Nhưng khi thành phần nguyên liệu đưa cố  định thì nhiệt độ  cũng tăng lên đến  một nhất định cho hiệu suất chuyển hoá tối đa sau đó sự  chuyện hoá lại giảm   xuống. Điều chủ  yếu là khi nhiệt độ  tăng thì tốc độ  ăn mòn lớp lót bên trong  tháp tổng hợp cũng tăng, sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ ăn mòn vật liệu   là rất rõ rang, khi vượt  quá nhiệt độ  nào đó tốc độ  ăn mòn của lớp lót sẽ  tăng   nhanh. Sự lựa chọn nhiệt độ của tháp tổng hộp là  lấy khả năng chịu ăn mòn của  vật liệu làm nhân tố chính ngoài tốc độ phản ứng để xem  xét. Vì vậy chúng ta   chọn nhiệt độ khoảng 188 ÷ 190 0C.         2.3. Tỷ lệ NH3 : CO2 Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 13
  14. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Xét về lý thuyết trong điều kiện nhất định thì tỷ lệ NH 3 : CO2 lớn thì hiệu suất  chuyển hoá cao và lượng Urê tạo ra cũng cao.Nếu tỷ  lệ NH 3 : CO2  lớn quá làm  cho   thời   gian   vật   liệu   dừng   lại   trong   tháp   ruát   ngắn   sẽ   dẫn   đến   hiệu   suất   chuyển hoá giảm đi, còn áp suất cân bằng của dung dịch trong tháp sẽ  tăng cao   khi NH3:CO2 lớn quá làm cho hệ thống thu hồi cồng kềnh. Việc lựa chọn t ỷ lệ  NH#:CO2 còn phải tính đến sự cân bằng nhiệt  ở nhiệt độ tốt nhất của tháp tổng  hợp. Thực tế  sản xuất người ta thường chọn tỷ  lệ  NH 3/CO2  = 4 ÷ 5, khi có  nhiều lượng  NH3 dư  sẽ sớm xuất dịch lỏng và giảm khả năng tạo Biure.         2.4. Tỷ lệ H2O : CO2 Việc tăng tỷ lệ H2O : CO2 sẽ có tác dụng không tốt đối với phản  ứng tổng hợp   Urê, xét về cân bằng hoá học thì có lợi cho phản  ứng loại nước khỏi cacbamat   để tạo thành Urê, mà lại có lợi cho việc thuỷ phân Urê. Nếu nhiệt độ  của tháp   tổng hợp ở 188 0C thì tỷ lệ H2O : CO2 cứ tăng lên 0,1 thì hiệu suất chuyển hoá sẽ  giảm đi 1%, như  vậy làm cho chất chưa phản  ứng tăng lên, dẫn đến tỷ  lệ  đó  trong nguyên liệu đưa vào tăng cao, hiệu suất chuyển hoá càng giảm. Tỷ  lệ  đó  trong nguyên liệu đưa vào được quyết định bởi lượng  nước dung dịch cacbamat   đưa  vào , và thường lấy tỷ lệ H2O : CO2 = 0,6 ÷ 0,8. PHẦN III CƠ SỞ HOÁ LÝ TỔNG HỢP URÊ TỪ AMONIAC LỎNG VÀ   KHÍ CACBONIC Tổng hợp Urê từ khí CO2 và NH3 lỏng được tiến hành qua hai giai đoạn nối  tiếp nhau: ­ Tác dụng của CO2 và NH3  ­ Chưng cất sản phẩm tổng hợp và chế  biến dung dịch Urê thành sản  phẩm. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 14
  15. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Khi tổng hợp Urê những phản  ứng thuận nghịch xảy ra kế tiếp nhau, đầu tiên   thu được amoni cacbamat         2NH3 + CO2    NH2COONH4 + 38 kcal Sau đó, amoni cacbamat giải phóng nước và chuyển thành Urê         NH2COONH4  (NH2)2CO + H2O – 6,8 kcal Quá trình tiến hành với sự tạo thành của hai pha: ­ Pha khí gồm: NH3, CO2 và hơi nước.  ­ Pha lỏng gồm: các muối chảy lỏng của amoni cacbamat, Urê và nước Urê chỉ  bền vững trong dung dịch nước  ở nhiệt độ  nhỏ  hơn 80oC,  khi cao  hơn nhiệt độ này Urê sẽ bị hydrat hóa và chuyển thành amoni cacbamat       (NH2)2CO + H2O  NH2COONH4 – Q Trong dung dịch loãng thì amoni cacbamat hầu như  bị  chuyển hoàn toàn  thành cacbonat. Nhiệt độ  nóng chảy của cacbamat nguyên chất là 152   155oC.  Khi có mặt các muối cacbonat thì nhiệt độ nóng chảy của cacbamat giảm Hình 1. Giản đồ tan của hệ H2O – NH2COONH4 0 ( C) 152 140 Amonicacbamat 100 60 20 (NH4)2CO3.2NH4HCO3 0 Amonicabonat 0 20 40 60 80 100 NH4COONH2 ( %KL)                          Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 15
  16. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Urê được tạo thành chỉ trong pha lỏng, bởi vì  amoni cacbamat rắn khi đun  nóng giải phóng nước rất chậm. Hình 2. Giản đồ trạng thái của hệ Urê – amoni cacbamat – amoniac  NH 3 Z 90 D 10 80 20 70 30 60 40 50 50 40 60 30 119 0 0 C 120 0 80 100 0 E 90 (NH2) CO M NH4COONH2 2 X 90 80 70 A 40 30 20 10 Y          Trên đó giới hạn trường kết tinh (NH 2)2CO, NH2COONH4 và NH3. Đồng  thời khu vực phân lớp, trong đó gồm hai chất lỏng ba cấu tử, điểm thành phần   của các chất lỏng  ấy trên giao điểm của đường đẳng nhiệt, tương  ứng với   đường cong giới hạn khu phân lớp. Giản đồ  chia làm 3 trường kết tỉnh được  giới hạn bởi các đường EC, ED, EA. Các điểm trên đường cong giới hạn giữa   các trường kết tinh, biểu diễn thành phần dung dịch bão hòa của hai muối tương   ứng. Điểm E biểu diễn thành phần dung dịch bão hòa của 3 muối. Với quá trình  tổng hợp Urê khu vực có muối cacbamat chảy lỏng là quan trọng nhất. Điểm M  ở  trên giản đồ ứng với 34% (NH 2)2CO và 66% NH2COONH4 với nhiệt độ  nóng  chảy của hỗn hợp là 120 0C, nếu thêm NH3 lỏng vào hỗn hợp thì thành phần của   nó   sẽ   biến   đổi   theo   đường   MZ,   khi   đó   tỷ   số     giữa   hai   cấu   tử   (NH 2)2CO   :  NH2COONH4 là không đổi, còn lượng NH3 tăng sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy  của   cacbamat,   làm   tăng   vùng   lỏng   của   amoni   cacbamat.   Độ   tan   của   amoni   cacbamat trong NH3 là không đáng kể. Nhưng khi có mặt Urê thì độ  tan của nó   tăng khá nhanh, điều đó cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổng hợp Urê.  Như vậy, việc tăng lượng ammoniac cho quá trình tổng hợp Urê sẽ thúc đẩy sự  Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 16
  17. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  chảy lỏng của cacbamat amon, nghĩa là tăng lượng pha lỏng và do đó hiệu suất  tổng hợp sẽ tăng. 1. Cân bằng phản ứng tổng hợp Urê Theo cơ sở trên, phản ứng tổng hợp Urê được tiến hành trong pha lỏng với   hợp chất trung gian là amoni cacbamat. Phản  ứng giải phóng nước của amoni  cacbamat (giai đoạn II của quá trình) là chậm nhất, quyết định tốc độ  toàn bộ  quá trình     NH2COONH4  (NH2)2CO + H2O – Q Hằng số cân bằng của phản ứng:  [( NH 2 ) 2 CO ] x [ H 2 O] K =  [ NH 2 COONH 4 ] Giả sử ban đầu có 1 mol NH2COONH4     Khi cân bằng có x mol Cacbamat được chuyển hoá thành Urê, thì tại thời   điểm cân bằng: NH2COONH4                    1 ­  x   (mol) (NH2)2CO                              x      (mol)   H2O                                      x      (mol) Tổng số mol      :                 1 + x   (mol) x x * 1 x 1 x Hằng số cân bằng:       K n 1 x 1 x     Biểu thức tính hằng số cân bằng chỉ đúng khi phản ứng thực hiện đúng theo  hệ số tỷ lượng của phản ứng ban đầu. Nghĩa là tỷ số mol NH3/CO2 = 2. Còn khi  có lượng dư Amoniac và H20 đưa vào thì công thức trên không còn phù hợp. Nếu  xét tổng quát quá trình:           2NH3   +  CO2         (NH2)2CO  + H2O   + Q          Hằng số cân bằng : Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 17
  18. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  (NH 2 ) 2 CO x H 2 O                               K 2 NH 3 x CO2    Giả sử CO2 đưa vào là       1 mol                 NH3 đưa vào là       a mol  ( a ≥ 1)                H2O đưa vào là       b mol     Tại thời điểm cân bằng có x mol CO2 được chuyển hoá thành Urê khi đó thành  phần của các cấu tử:                 CO2                 1 –  x     mol                   NH3                a  ­  2x   mol          (NH2)2CO            x    mol          H2O              b +  x   mol Khi đó hằng số cân bằng được tính : x x b * 1 a b x 1 a b x              K a 2x b x * 1 a b x 1 a b x Công thức này phù hợp cho điều kiện thực nghiệm, khi thực hiện ở điều  kiện nhiệt độ ≤ 1900C và nó đúng trong trường hợp dư Amoniac không lớn lắm  khi tăng lượng dư ammoniac thí sự chênh lệch trong thực tế sẽ tăng lên. 2. Động học quá trình tổng hợp Urê Như trên đã trình bày, quá trình tạo Urê từ NH3 lỏng và khí CO2 gồm 2 giai  đoạn: ­ Giai đoạn 1: phản ứng tạo amoni cacbamat         2NH3 + CO2  NH2COONH4 + Q1       (1) ­ Giai đoạn 2: phân hủy amoni cacbamat tạo Urê         NH2COONH4  NH2CONH2 + Q2       (2) Qua nghiên cứu người ta nhận thấy giai đoạn 2 là giai đoạn quyết định tốc  độ phản ứng. Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 18
  19. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  Gọi k1 là hằng số của phản ứng thuận của (2) và k 2 là hằng số tốc độ phản  ứng nghịch  của (2). Phương trình tốc độ của phản ứng (2) : dx         = k1 (a − x) − k2 x 2 dt Trong đó a – nồng độ amoni cacbamat ban đầu                x – nồng độ amoni cacbamat sau phản ứng           t – thời gian phản ứng Lượng dư  NH3 trong hỗn hợp phản  ứng sẽ tác dụng với lượng nước sinh   ra, nên tốc độ phản ứng nghịch sẽ giảm và hiệu suất tạo thành Urê sẽ tăng. Do   đó, phương trình tốc độ phản ứng là: δx = k1 (a − x) − k2 x x ' δτ với x’ là hệ số hoạt tính của H2O. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp.         3.1. Ảnh hưởng của áp suất: Trong quá trình tổng hợp Urê áp suất không phải là một biến số độc lập mà nó  phụ thuộc  vào nhiệt độ và thành phần nguyên liệu ban đầu đưa vào tháp Amoni cacbamat có áp suất hơi cao, do đó mà tổng hợp Urê phải được thực   hiện dưới áp suất lớn P = 200   300 atm.Nếu thấp hơn áp suất cân bằng không  những làm NH3 thoát ra làm Amoniac dư trong pha lỏng giảm thấp đồng thời có  khả năng làm cho cacbamat amon bị phân giải từ đó làm giảm hiệu suất chuyển   hoá CO2 Hình 3: Áp suất hơi cân bằng trên Urê chảy lỏng, thu được khi quan hệ theo  tỷ lệ NH3 : CO2 = 2 Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 19
  20. Đồ án tốt nghiệp ­Thiết kế dây chuyền sản xuất Urê  ( C) 500 0 400 2 3 300 1 4 200 100 0 (atm) 100 150 200 250 Áp suất hơi trên Urê chảy lỏng phụ  thuộc không chỉ  vào nhiệt độ  chảy   lỏng, mà còn cả quan hệ giữa cấu tử NH 3 và CO2  trong hỗn hợp đầu. Nó sẽ tăng  đột biến khi tăng hàm lượng CO2 trong hỗn hợp ban đầu vượt qua tính toán lý  thuyết. Còn khi dư NH3 không dẫn đến việc tăng áp suất mạnh như thế. Tốc độ  tạo thành amoni cacbamat tăng lên gần như  tỷ lệ  với bình phương  của áp suất.  Ở  áp suất khí quyển và nhiệt độ  không cao việc tạo thành amoni   cacbamat tiến hành rất chậm, còn  ở  100 atm và 150oC thì phản  ứng xảy ra tức  thời. Mặt khác theo phương trình tổng quát tổng hợp Urê:        2NH3       +       CO2   (NH2)2CO  + H2O + Q Đây là phản ứng toả nhiệt giảm thể tích nên theo nguyên lý chuyển dịch cân  bằng thì khi áp suất tăng thì phản ứng xảy ra theo chiều thuận tạo thành Urê như  vậy hiệu suất chuyển hoá sẽ tăng.                 Để đảm bảo cho quá trình tổng hợp Urê thì áp suất  trong tháp phải lớn hơn  áp suất cân bằng trên bề  mặt Amoni Cacbamat chảy lỏng. Áp suất của Amoni  Cacbamat chảy lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ: t     (0C)             77,6     98,5    114,5    130,2     152       183        197 Phơi (atm)           2,98     8,42     18,7      38,4       83,3    150,4      259,9 Nguyễn Minh Thành – CN Vô cơ K47 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0