Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh Đà Nẵng
lượt xem 84
download
Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, đán tốt nghiệp "Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH gas petrolimex chi nhánh Đà Nẵng" giới thiệu đến các bạn những nội dung về thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh Đà Nẵng, đánh giá chuỗi cung ứng hiện tại và đề xuất các biện pháp khắc phục,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đồ án để nắm bắt chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH gas petrolimex, chi nhánh Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG”. GVHD: THS. HỒ DƯƠNG ĐÔNG GV DUYỆT TS LÊ THỊ KIM OANH SVTH: NGUYỄN KIM HIỂN LỚP: 10QLCN ĐÀ NẴNG 2014
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Lời tựa Kính thưa các thầy cô giáo, Từ lúc bước chân vào cổng trường Đại học Bách Khoa với nhiều ngỡ, đến bây giờ là một sinh viên năm cuối với nhiều ước mơ, hoài bão, em đã luôn nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô. Em đã được trang bị một lượng kiến thức quý báu, đặt nền tảng cho con đường tương lại sau này. Để tổng kết những kiến thức một cách sâu sắc và có hệ thống về môn học Quản trị sản xuất, em đã thực hiện đồ án với đề tài: “ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG" Bằng sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô khoa Quản lý dự án đặc biệt là sự quan tâm chu đáo của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn: - Giáo viên hướng dẫn: Thầy HỒ DƯƠNG ĐÔNG Đến nay đồ án đã hoàn thành, nhưng do lần đầu tiên vận dụng toàn bộ các kiến thức cơ bản để thực hiện đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô góp ý và chỉ dẫn để em bổ sung vào kiến thức của mình, làm hành trang tiếp bước trên con đường sự nghiệp sắp đến. Một lần nữa nhóm em xin kính gởi đến quý Thầy cô giáo lòng biết ơn sâu sắc. Em xin giữ mãi lòng biết ơn và tôn kính đối với quý thầy cô trong suốt chặng đường sự nghiệp của mình. Kính chúc quý thầy cô cùng gia đình sức khỏe và thành công. Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Kim Hiển SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 1
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU. ....................................................................... 6 DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 7 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................... 8 1.1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: ....................................................................................... 8 1.1.1. Cơ sở hình thành ............................................................................................ 8 1.1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 8 1.1.3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu ............................................................. 8 1.1.4. Kết cấu của luận văn: ..................................................................................... 9 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG ......... 9 1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển: ................................................................... 9 1.2.2. Bộ máy tổ chức của PGC Đà Nẵng ............................................................. 10 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của PGC. .................................................................. 11 1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Gas của công ty trong những năm qua ....... 11 1.2.5. Đặc điểm về công nghệ, thị trường ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ........... 12 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 14 2.1. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG. .................................... 14 2.1.1. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng ............................................................... 14 2.1.2. Khái niệm về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng ............................. 15 2.1.3. Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng ................................................... 17 2.1.4. Lợi ích của chuỗi cung ứng ......................................................................... 20 2.2. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG ERP ..................................................................................................... 21 2.2.1. Khái niệm ERP (Enterprise Resource Planning). ........................................ 21 2.2.2. Các phân hệ chính và chức năng ................................................................. 21 2.2.3. Vai trò khi ứng dụng ERP trong quản lý chuỗi cung ứng ........................... 22 2.3. LÝ THUYẾT VỀ DỰ BÁO TRONG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT .................... 22 2.3.1 Khái niệm dự báo ......................................................................................... 22 SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 2
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất 2.3.2. Các bước dự báo .......................................................................................... 24 2.3.3. Các phương pháp dự báo ............................................................................. 24 2.4. TỔNG QUAN PHẦN MỀM PETROGAS ...................................................... 26 2.4.1. Giới thiệu ..................................................................................................... 26 2.4.2. Các thông số phần mềm .............................................................................. 26 2.4.3. Các ưu điểm của phần mềm PetroGas ......................................................... 26 2.4.4. Ứng dụng của phần mềm............................................................................. 27 Kết luận chương II ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. ..................................................... 28 3.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA PGC ĐÀ NẴNG NĂM 2013 ............ 28 3.1.1. Bối cảnh kinh tế nhiều biến động ................................................................ 28 3.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng LPG tại PGC Đà Nẵng. ....................................... 30 3.1.3. Mô hình đường vận động của hàng hóa ...................................................... 30 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY PGC ĐÀ NẴNG:................................................................................................. 32 3.2.1. Nhà cung cấp ............................................................................................... 32 3.2.2. Hoạt động phân phối .................................................................................... 34 3.2.3. Tình trạng kho bãi, dự trữ ............................................................................ 35 3.2.4. Hoạt động vận tải......................................................................................... 37 3.2.5. Dịch vụ khách hàng ..................................................................................... 38 3.2.6. Dự báo cung-cầu sản phẩm LPG. ................................................................ 40 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG HIỆN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. ....................................................................................... 46 4.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY 46 4.1.1. Các lợi thế hiện tại ....................................................................................... 46 4.1.2. Điểm hạn chế ............................................................................................... 47 4.1.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 47 SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 3
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................... 47 4.2.1. Tăng cường dịch vụ khách hàng .................................................................. 47 4.2.2. Áp dụng bài toán vận tải trong phân phối hàng hóa .................................... 48 4.2.3. Bố trí ca làm việc hợp lý nhằm tăng năng lực của kho chứa ...................... 51 4.2.4. Phối hợp giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu để giảm thiểu chí phí vay, gửi hàng. ................................................................................... 52 4.2.5. Đồng bộ hóa lượng hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng ............................. 55 Kết luận chương IV: .................................................................................................. 56 CHƯƠNG V: ỨNG DỤNG ERP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG . 57 5.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG ERP ....................................... 57 5.1.1. Mục tiêu phát triển của PGC Đà Nẵng 2015-2020. ..................................... 57 5.1.2. Sự cần thiết phải lựa chọn một giải pháp ERP để quản lý chuỗi cung ứng hiện tại các cửa hàng ............................................................................................. 57 5.1.3. Lợi ích chung cho công ty khi ứng dụng ERP............................................. 58 5.2. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ERP .................................... 59 5.2.1. So sánh với hệ thống quản lý thông tin cũ .................................................. 59 5.2.2. Quy trình nhập liệu, phản hồi thông tin khách hàng tại hệ thống cửa hàng 60 5.2.3. Quy trình khai thác thông tin phục vụ công việc quản lý ............................ 64 5.3. XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ BÁN GAS TẠI CỬA HÀNG BẰNG PHẦN MỀM PETRO GAS ........................................................................ 65 5.2.4. Đề xuất các module quản lý trong phần mềm. ............................................ 65 5.3.2. Xây dựng hệ cơ sơ dữ liệu tập trung của PetroGas: .................................... 66 5.2.2. Một số hình ảnh quản lý trực quan trên phần mềm PetroGas ..................... 67 5.3. Hiệu quả sử dụng phần mềm PetroGas tại hệ thống cửa hàng. ....................... 68 5.3.2. Các lợi ích khi ứng dụng phần mềm ERP PetroGas cho công ty ................ 68 5.3.3. Tính năng nổi bật của phần mềm PetroGas ................................................. 69 5.3.4. Yếu tố quyết định triển khai phần mềm thành công .................................... 70 SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 4
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất CHƯƠNG VI. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG. ..................................... 71 6.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHO THỊ TRƯỜNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG . 71 6.1.1. Đánh giá thị trường và chuỗi cung ứng. ...................................................... 71 6.1.2. Điều chỉnh chuỗi cung ứng tương thích với chiến lược kinh doanh ........... 72 6.2. ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG ................ 73 6.2.1. Chỉ tiêu hiệu suất hoạt động trong chuỗi cung ứng. .................................... 73 6.2.2. Thang đo lường hiệu suất hoạt động. .......................................................... 74 6.2.3. Hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuỗi cung ứng tại công ty PGC Đà Nẵng....................................................................................................................... 75 6.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CHUỖI CUNG ỨNG............................ 77 6.3.1. Cơ hội kinh doanh và xác định mục tiêu. .................................................... 77 6.3.2. Lộ trình hoạt động của ứng dụng phần mềm PetroGas. .............................. 77 6.3.3. Tạo lập chiến lược kinh doanh .................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 82 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 83 SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 5
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU. Hình 1.1. Trụ sở của công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng. ..................................... 9 Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGC Đà Nẵng ....................................................... 10 Hình 1.4. Quy trình công nghệ đóng nạp Gas bình ....................................................... 12 Hình 1.5. Quy trình công nghệ sản xuất niêm bình Gas ............................................... 12 Hình 1.6. Quy trình sơn sửa, kiểm định bình Gas cũ .................................................... 12 Biểu đồ 1.1: Nguồn cung ứng LPG trong nước ............................................................ 13 Hình 2.1. Mô hình đơn giản chuỗi cung ứng................................................................. 15 Hình 2.2. Mô hình mở rộng chuỗi cung ứng ................................................................. 16 Hình 2.3. Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng .................................................... 18 Hình 2.4. Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng hiện nay. ............................................. 20 Biểu đồ 1.2. Giá CP của LPG tại Việt Nam và thế giới trong 2 năm 2012-2013. ........ 29 Hình 3.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hoá. ............................................................... 30 Biểu đồ 1.3: Mô hình đường vận động của hàng hoá (theo kho bãi) ............................ 31 Biểu đồ 1.4. Mô hình đường vận động của hàng hóa (theo vận tải) ............................ 31 Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ LPG nhập khẩu tại thị trường Bắc, Trung, Nam. ............................ 32 Biểu đồ 1.6: Cơ cấu thị trường LPG nhập khẩu (Đơn vị: %) ........................................ 33 Biểu đồ 3.1. Tình hình cung-cầu Gas tại Miền trung và Tây Nguyên 2003-2013. (đvt: nghìn tấn) ....................................................................................................................... 41 Hình 4.1. Lưu lượng hàng tồn kho được đồng bộ hóa. ................................................. 56 Hình 4.2. Mô hình hệ thống quản lý truyền thống ........................................................ 59 Hình 4.3. Mô hình hệ thống ứng dụng ERP .................................................................. 59 Hình 4.4. Giao diện quản lý thông tin khách hàng. ....................................................... 60 Hình 4.5. Mô hình dòng thông tin của PetroGas tại cửa hàng. ..................................... 61 Hình 4.6. Quy trình khai thác thông tin cấp quản lý ..................................................... 64 Hình 6.1. Mục tiêu của việc phân định các loại thị trường. .......................................... 72 Hình 6.2. Quyết định tác động đến 5 động năng tạo nên hiệu suất chuỗi cung ứng ..... 73 SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 6
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Hình 6.3. Bốn chỉ tiêu đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng. .................. 73 Bảng 1.1. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Trung và Bắc Tây Nguyên. ............. 11 Bảng 3.1: Sức chứa của hệ thống kho đầu mối ............................................................. 36 Bảng 3.2: So sánh các hình thức vận tải ........................................................................ 37 Bảng 3.3. Tóm tắt kết quả các hàm xu hướng dự báo của lượng cung ......................... 44 Bảng 5.1. Bộ mã hóa các nghiệp vụ sản xuất – kinh doanh. ......................................... 66 Bảng 6.1. Hệ thống đo lường năng lực chuỗi cung ứng SCOR .................................... 76 Bảng 6.2. Xu hướng cải tiến các thành phần chuỗi cung ứng ....................................... 78 Bảng 6.3 : Tiến độ kế hoạch triển khai ứng dụng quản lý ERP đến các cửa hàng. ...... 80 DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn LPG: Liquefied Petroleum Gas – Khí đốt hóa lỏng PGC: Petroimex Gas Company QĐ: Quyết định HĐQT: Hội đồng quản trị ERP: Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp TSCĐ–CCDC: Tài sản cố định, công cụ dụng cụ. PCCC: Phòng cháy chữa cháy. TK: Tồn kho DT: Doanh thu. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 7
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 1.1.1. Cơ sở hình thành Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội các hình thức mua bán đều thông qua chuỗi cung ứng với các kênh phân phối nhất định để có thể đến được đại đa số người tiêu dùng nhanh chóng và đạt hiệu quả kinh tế nhất. Vì vậy các vấn đề như quản lý nguồn lực, sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động, kết hợp chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu tiêu thụ được đặt ra là hết sức cần thiết. Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng là đơn vị kinh doanh khí đốt hoá lỏng (LPG) có thị phần lớn thứ 2 tại khu vực Miền Trung, kế thừa hệ thống phân phối chuyên sâu và rộng khắp, với các lợi thế như: - Mạng lưới cửa hàng trên địa bàn Đà Nẵng và mở rộng cung cấp các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… - Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý từ những năm 1990 - Đội ngũ nhân viên có trình độ cao - Trang thiết bị, máy móc hiện đại, quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên công tác quản trị cung ứng còn hạn chế ở khâu nhập hàng, vận tải, lưu kho, dịch vụ khách hàng, đăc biệt việc sử dụng các phần mềm quản lý rời rạc đã không đáp ứng nhu cầu hiện tại, cần thiết phải có một giải pháp đồng bộ để khai thác thông tin hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài “Ứng dụng giải pháp ERP cho công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Gas Petrolimex-chi nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu. 1.1.2. Mục tiêu đề tài Ứng dụng giải pháp ERP vào công tác quản lý chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác thông tin tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng. 1.1.3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại Công ty và tập trung giải pháp ứng dụng cơ sở quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp; như quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi, dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin trong quản trị, … SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 8
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin sơ cấp từ sách báo, luận văn khoa học, internet..sau đó sử dụng phương pháp thống kê, phân tích. Kết hợp với các thông tin thứ cấp thông qua việc quan sát, phỏng vấn nhân viên của công ty. 1.1.4. Kết cấu của luận văn: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG HIỆN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHƯƠNG V: ỨNG DỤNG ERP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG CHƯƠNG VI: ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX ĐÀ NẴNG 1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển: Hình 1.1. Trụ sở của công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng. 1.2.1.1. Bối cảnh ra đời. Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng là công ty con của tổng công ty TNHH Gas Petrolimex, trực thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 9
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Là doanh nghiệp nhà nước hình thành trên cơ sở hợp nhất các xí nghiệp kinh doanh Gas của các công ty xăng dầu thuộc Bộ Thương mại theo quyết định số 1653/QĐ-BTM ngày 25/12/1998. 1.2.1.2. Giai đoạn phát triển - 11/01/1999 Hội đồng quản trị Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ra quyết định thành lập Chi nhánh Gas Đà Nẵng trực thuộc Công ty Gas Petrolimex Hà Nội trên cơ sở đổi tên và bàn giao Xí nghiệp gas Đà Nẵng. - 11/5/1999, Công ty Gas Petrolimex Hà Nội ban hành qui chế phân cấp và quản lý Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng. Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng là đơn vị kinh doanh phụ thuộc Công ty Gas Petrolimex Hà Nội. - 01/4/2005 Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gas Petrolimex ban hành quyết định số 19/PGC – QĐ – HĐQT về việc thành lập Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng trên cơ sở Chi nhánh Gas Petrolimex Đà Nẵng. Tên gọi: Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng. (Da Nang Petrolimex Gas Co., Ltd), tên viết tắt : PGC-DA NANG. Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Petrolimex, số 122 đường 2/9, Q.Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. 1.2.2. Bộ máy tổ chức của PGC Đà Nẵng 1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty. Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGC Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 10
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất 1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban trong công ty (Xem phụ lục 1.2.2.2) 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của PGC. 1.2.3.1. Chức năng Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hạ nguồn có nhiệm vụ phân phối và tàng chứa các sản phẩm dầu khí. Bán sỉ, lẻ mặt hàng gas LPG, bếp gas, các thiết bị chuyên dùng, phụ kiện gas và các hoạt động sản xuất dịch vụ liên quan, nạp gas vào bình, xe bồn, kiểm định vỏ bình, tư vấn lắp đặt hệ thống gas. 1.2.3.3. Nhiệm vụ. Sử dụng hợp lý lao động, vật tư tài sản, tiền vốn chấp hành pháp lệnh kế toán, thống kê, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Công ty xây dựng và thực hiện các kế hoạch, phương án kinh doanh nhằm mở rộng và tổ chức việc bán hàng. Quản lý và chịu trách nhiệm về lĩnh vực xây dựng cơ bản, khoa học kỹ thuật, bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường. 1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Gas của công ty trong những năm qua Bảng 1.1. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường miền Trung và Bắc Tây Nguyên. Năm Loại Gas Năm 2010 Năm 2012 2011 Gas rời 8.348 10.284 7.223 Bình 12 Kg 2.767 2.876 2.925 Bình 13 Kg 3.113 3.105 3.167 Bình 48 Kg 1.568 1.662 1.634 Tổng (Đơn vị: Tấn) 15.796 17.927 14.949 Nhận xét: - Sản lượng gas bình chiếm 51.68 % tổng số lượng ra bán ra trong năm 2012. Nhìn chung sản lượng gas bình tăng 83.000 kg mức tăng 1.09 % so với năm 2012, năm 2011 sản lượng gas bình cũng tăng lên 195.000 kg với mức tăng là 2.62 % so với năm 2010. Năm 2012 sản lượng gas bình có xu hướng tăng chậm lại do giá gas liên tục biến động. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 11
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất - Tổng doanh thu năm 2012 là 196.052 tỷ VNĐ (đạt 83% so với năm 2011), lợi nhuận trước thuế giảm 6% so với năm 2011 (từ 13.234 tỷ VNĐ xuống 12.453 tỷ VNĐ). - Trong năm 2013 tổng doanh thu công ty là 216.428 tỷ VNĐ, LNTT ước đạt 15.370 tỷ VNĐ tăng 22% so với năm 2012, nhờ các biện pháp kiểm soát chi phí đã góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty trong giai đoạn biến động giá LPG mạnh này. 1.2.5. Đặc điểm về công nghệ, thị trường ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng 1.2.5.1. Đặc điểm máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất Hình 1.4. Quy trình công nghệ đóng nạp Gas bình Hình 1.5. Quy trình công nghệ sản xuất niêm bình Gas Hình 1.6. Quy trình sơn sửa, kiểm định bình Gas cũ SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 12
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất (Nguồn: Phòng Công nghệ Đầu tư - năm 1999, “Phương án đầu tư hệ thống kho chiết nạp Gas bình”) Nhận xét: Để sản xuất gas bình, quy trình phức tạp nằm trong khâu chiết nạp từ kho lưu trữ gas sang các loại bình tương ứng, còn sản xuất niêm bình gas và sơn sửa lại bình gas thì quy trình phức tạp nằm ở khâu pha chế các nguyên liệu. Máy móc thiết bị của Công ty mang tính tự động cao, quy trình đóng nạp Gas và quy trình sản xuất niêm bình Gas là hoàn toàn tự động. Công đoạn sản xuất niêm bình Gas cũng được tự động hóa tương tự như quy trình đóng nạp bình Gas. Riêng quy trình sơn sửa kiểm định lại bình Gas cũ thì mang tính bán tự động. 1.2.5.2. Đặc điểm nguyên vật liệu: Hiện tại có đơn hai vị sản xuất được khí đốt hóa lỏng (LPG) là Nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp nhận lọc dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và Nhà máy tách khí Dinh Cố tiếp nhận khí tự nhiên từ mỏ Bạch Hổ và lưu vực sông Nam Côn Sơn đáp ứng khoảng 49% nhu cầu trong nước. Trên 51% còn lại công ty phải nhập khẩu từ thị trường ngoài nước, chủ yếu là từ Trung Quốc, Ả rập xê út và UAE,.. Biểu đồ 1.1: Nguồn cung ứng LPG trong nước1 Thị trường đầu vào nước ngoài một mặt tạo được uy tín vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo, nhưng bên cạnh đó cũng là những khó khăn đối với Công ty về chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ của các quốc gia tại. Bên cạnh đó, là các yếu tố rủi ro về vận chuyển, tỷ giá… 1 Nguồn: Báo cáo phân tích Ngành Dầu khí, Công ty CP chứng khoáng Bảo Việt, 2/7/2014. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 13
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất 1.2.5.3. Đặc điểm sản phẩm LPG là hỗn hợp hydrocarbone, không màu, không mùi, không vị, được pha thêm Elthy Mecaptan (mùi trứng thối) để dễ phát hiện khi rò rỉ. LPG có tỷ lệ giãn nở lớn; 1 đơn vị thể tích Gas lỏng bay hơi tạo ra 250 lần đơn vị thể tích Gas hơi, do vậy LPG rất thuận tiện và kinh tế khi vận chuyển, tồn trữ. Thị trường tiêu thụ của PGC Đà Nẵng gồm 12 tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và Bắc Tây Nguyên, mục tiêu được xác định là khách hàng Gas bình tại T.T Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. 1.2.5.4. Đối thủ cạnh tranh Tại thị trường Miền Trung và Bắc Tây Nguyên, ngoài Gas Petrolimex (chiếm 22,9% thị phần, đứng thứ 2) có khoàng 20 công ty khác cùng có mặt trên thị trường.các đối thủ cạnh tranh chính của công ty là Petro Việt Nam Gas (Công ty dầu khí Việt Nam-chiếm 25% thị phần), Công ty EFL gas, gas VT, gas SG Petro… Sự cạnh tranh đa dạng, nhiều mặt: về giá, sản phẩm, dịch vụ hậu mãi. Công ty sử dụng nguồn lực, thế mạnh của mình để có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường. So với các đối thủ cạnh tranh, công ty có lợi thế về uy tín, về khả năng cung ứng, mạng lưới tiêu thụ, tính đa dạng sản phẩm, hệ thống kho bãi hiện đại. CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG. 2.1.1. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng đã được phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối vật chất. Quản lý các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá đến khách hàng có hiệu quả, bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống logistics. Kết hợp quản lý 2 mặt trên một hệ thống: Cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 14
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng. Quản trị quan hệ từ người cung cấp nguyên liệu – đến người sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin. 2.1.2. Khái niệm về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng 2.1.2.1. Chuỗi cung ứng • “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – 2 Nói cách khác chuỗi cung ứng là dòng chảy của nguyên vật liệu, thông tin và các dịch vụ từ các nhà cung cấp qua các nhà máy, nhà kho cho đến khách hàng cuối cùng. 2.1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng – SCM Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng. 2.1.2.3. Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng (SCM). a. Mô hình đơn giản: CÔNG TY NHÀ KHÁCH CUNG CÂP HÀNG Hình 2.1. Mô hình đơn giản chuỗi cung ứng Một công ty chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, chỉ phải xử lý việc 2 Chopra Sunil, Pter Meindl, (2001). “Supply Chain Management: strategy, planing and operation”, Chương 1. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 15
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất. b. Mô hình mở rộng: Hình 2.2. Mô hình mở rộng chuỗi cung ứng -Nhà cung cấp dịch vụ hoạt động trong các lĩnh vực sau: SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 16
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Logistics (Hậu cần) Thiết kế sản phẩm Tài chính Công nghệ thông tin Nghiên cứu thị trường Công ty mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, các nhà phân phối hoặc từ các nhà máy có điểm tương đồng. Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, công ty còn nhận nhiều nguồn cung cấp cho quá trình sản xuất từ các nhà đối tác sản xuất theo hợp đồng. Hệ thống SCM xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy để tiếp tục sản xuất ra thành phẩm Sự phát triển trong hệ thống SCM đã đặt ra yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng. Chẳng hạn, đơn đặt hàng khi được chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có danh mục sản phẩm trong toàn bộ hệ thống phân phối hay SCM phải xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng trong khi nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất. 2.1.3. Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng 2.1.3.1. Cấu trúc quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Nhà cung cấp: là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm cho quá trình sản xuất. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất cũng được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. Đơn vị sản xuất: nơi sử dụng nguyên liệu đầu vào và áp dụng quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. 2.1.3.2. Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng. Là các nhóm chức năng khác nhau cùng nằm trong dây chuyền cung ứng. Mỗi động cơ có tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng và tạo ra những hiệu quả cụ thể: SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 17
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Sản xuất Địa Vận Thông tin điểm chuyển Tồn kho Hình 2.3. Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Địa điểm (Nơi nào tốt nhất? Để Khi nào?) làm cái gì?) Vận chuyển (Khi nào? Vận Thông tin (Cơ sở để ra quyết chuyển như thế nào?) định) Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ) a. Sản xuất: Khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, nhà quản trị phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Hệ thống SCM sẽ hỗ trợ các hoạt động về sản xuất bao gồm việc tạo kế hoạch sản xuất tổng thể tính đến khả năng của các nhà máy, tính cân bằng công việc, điều khiển chất lượng, bảo trì thiết bị. b. Vận chuyển: Bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. 6 phương thức vận chuyển cơ bản: Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 18
- Đồ án tốt nghiệp Quản trị sản xuất Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận. Đường bộ: nhanh, thuận tiện. Đường hàng không: nhanh, giá thành cao. Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (chất lỏng, chất khí..). *Nhận xét: Vận chuyển bằng đường biển hoặc đường sắt thường có chi phí rẻ hơn nhưng mất nhiều thời gian và độ tin cậy lại không cao. Tình trạng không chắc chắn này phải được đề phòng bằng việc phải có các mức dự trữ tồn kho cao và doanh nghiệp cần xác định loại vận chuyển nào cho hợp lý. c. Tồn kho: Là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo mục đích sử dụng, hàng tồn kho gồm: Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất và hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ. Xây dựng định mức hàng tồn kho hợp lý là rất quan trọng ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Để đánh giá hàng tồn kho đối với một DN, nguời ta dùng hai chỉ số là chỉ số hàng tồn kho và hệ số vòng quay hàng tồn kho. d. Địa điểm: Địa điểm là khu vực địa lý được chọn để tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu. Nó cũng bao gồm địa điểm tiêu thụ, địa điểm để sản xuất và đặt kho bãi. Nhà quản lý cần có quyết định về kích thước, số lượng và địa điểm, nên tập trung hoạt động tại số ít địa điểm hay cắt giảm hoạt động tại các địa điểm quen thuộc với khách hàng và nhà cung cấp để đạt hiệu quả kinh tế nhất. e. Thông tin: Là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn động cơ trên, liên kết tất cả những hoạt động và các công đoạn trong chuỗi cung ứng. Thông tin được sử dụng với 2 mục đích: Phối hợp hoạt động thường ngày và dự đoán lên kế hoạch. SVTH: Nguyễn Kim Hiển Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng Hệ mật mã RSA trong chữ ký điện tử
57 p | 133 | 121
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản thanh long Bình Thuận
83 p | 463 | 119
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng: Chung cư cao cấp DMC
188 p | 360 | 77
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường: Thiết kế cầu qua sông Hương - Thành phố Huế
143 p | 265 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường: Thiết kế cầu qua sông Cấm thành phố Hải Phòng
225 p | 209 | 66
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm GUIDE trong Matlab để thiết kế động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc
95 p | 376 | 62
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường: Thiết kế cầu qua sông Hoàng Long - Ninh Bình
165 p | 222 | 48
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm mô phỏng CAE trong dạy học
166 p | 232 | 39
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng của nghệ thuật OP ART trong thời trang
33 p | 376 | 37
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng: Trụ sở công an quận Thanh Xuân
212 p | 224 | 35
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng logic mờ xây dựng chương trình điều khiển tốc độ xe
14 p | 192 | 34
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng lưu trữ và chia sẻ hình ảnh địa điểm trên Android
14 p | 231 | 25
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng xử lí tín hiệu cho truyền thông Ultra-Wideband (HV Công nghệ Bưu chính viễn thông)
36 p | 170 | 20
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng
198 p | 65 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng thuật toán ML để đồng bộ pha sóng mang và định thời cho kênh pha đinh (HV Công nghệ Bưu chính viễn thông)
39 p | 107 | 13
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
102 p | 64 | 13
-
Đồ án tốt nghiệp: Ứng dụng mạng neuron nhân tạo để nhận dạng ký tự viết tay tiếng Việt
9 p | 126 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn