ĐÔ THỊ THÔNG MINH:<br />
ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG<br />
<br />
ThS. Dương Trường Phúc<br />
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG - TP.HCM<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên Thế giới, trở thành trung tâm và<br />
động lực cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Đồng thời, đô thị với tư cách là một<br />
hệ thống cũng trở thành chủ thể đối mặt với những thách thức cho phát triển liên<br />
quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, đô thị với những<br />
phức tạp vốn có và mức độ phức tạp ngày càng biến đổi thì rất khó quản lý bằng<br />
phương pháp truyền thống và ngụ ý rằng việc tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải<br />
quyết các thách thức sẽ không hiệu quả. Bài viết lấy bối cảnh biến đổi khí hậu và<br />
toàn cầu hóa là thách thức chính cho phát triển đô thị, đề cập đến vấn đề đô thị<br />
thích ứng và cách tiếp cận mới trong phát triển đô thị thông minh. Thay đổi cách<br />
tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp hỗ trợ đô thị<br />
thích ứng tốt hơn trong tương lai, góp phần khẳng định vị thế của một đô thị thông<br />
minh trong khu vực.<br />
Từ khóa: đô thị thông minh, thích ứng, tiếp cận địa lý, toàn cầu hóa, biến<br />
đổi khí hậu<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên thế giới bởi các đô thị trở thành<br />
hình thái tổ chức xã hội tiêu biểu của nhiều quốc gia với phần lớn dân cư tập trung<br />
ở đó (Cohen 2003; Butler 2010) và tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất quan<br />
trọng (Dobbs et al. 2011; Sassen 2018). Đô thị còn đóng vai trò như một thỏi nam<br />
châm thúc đẩy quá trình di cư khi những nơi này mở ra nhiều cơ hội sống hơn so<br />
với khu vực nông thôn (Bettencourt et al. 2007; Bettencourt & West 2010; Glaeser<br />
2011). Về khái niệm, đô thị là các đơn vị hành chính cấp dưới của quốc gia, có sự<br />
phân bổ dân cư với ranh giới đường biên xác định rõ ràng theo luật định, có quyền<br />
tự chủ về quản trị và một bộ phận lớn dân cư làm việc ở những ngành phi nông<br />
nghiệp. Và từ đó, có thể xem xét đô thị như một hệ thống với các tiến trình khác<br />
nhau (Hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
341<br />
Hình 1. Đô thị là một hệ thống<br />
Nguồn: Tác giả<br />
<br />
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật và quá trình đô thị hóa đã<br />
thúc đẩy hình thành một hình thái đô thị gọi là đô thị thông minh. Năm 2007, thuật<br />
ngữ đô thị thông minh (smart city) xuất hiện lần đầu tiên trong một nghiên cứu về<br />
sự đổi mới của các đô thị ở châu Âu (Giffinger & Pichler-Milanović 2007). Tiếp đó,<br />
trong nhiều nghiên cứu về chiến lược đô thị, Cohen đã phác thảo những đặc điểm,<br />
chức năng và mục tiêu của đô thị thông minh có liên quan đến các chỉ số và đưa ra<br />
bảng xếp hạng những đô thị ở châu Âu (Cohen 2012a; Cohen 2012b; Cohen 2014;<br />
Cohen 2015). Mô hình của Cohen bao gồm 06 yếu tố chính: kinh tế thông minh,<br />
môi trường thông minh, con người thông minh, cuộc sống thông minh, giao thông<br />
thông minh; chính phủ thông minh; và 18 yếu tố phụ. Tuy vậy, vẫn chưa có định<br />
nghĩa thống nhất về đô thị thông minh nhưng về cơ bản đô thị thông minh là đô thị<br />
ứng dụng công nghệ thông tin (IT), trí tuệ nhân tạo (AI)… để quản lý nâng cao tiêu<br />
chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đô thị, sử<br />
dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và thích ứng với những<br />
biến đổi môi trường bên ngoài.<br />
Bên cạnh là động lực mới cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu, đô thị cũng<br />
trở thành chủ thể phải đối mặt với những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu<br />
và toàn cầu hóa. 1/ Lối sống và các hoạt động ở đô thị là nguyên nhân của tình trạng<br />
gia tăng khí thải nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu (IPCC 2014). Có lẽ những rủi ro<br />
liên quan đến biến đổi khí hậu thể hiện qua số lượng và cường độ của các hiện<br />
tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lốc xoáy… Trong những trường hợp chất<br />
lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém đã làm gia tăng nguy hiểm cho thị dân đối<br />
với các hiện tượng này. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy phạm vi địa lý của<br />
những hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng lan rộng nhưng đô thị vẫn có<br />
nguy cơ rất cao phải đối mặt với những hiểm họa từ biến đổi khí hậu. 2/ Toàn cầu<br />
<br />
342<br />
hóa xóa bỏ ranh giới giữa các quốc gia, điều đó đồng nghĩa những nước giàu và<br />
nước nghèo cùng tham gia vào một trật tự kinh tế mới. Sự khác biệt cố hữu giữa<br />
hai nhóm nước được gia tăng khi toàn cầu hóa. Và các đô thị, đặc biệt là những đô<br />
thị ở các nước đang phát triển với những mối tương tác đa chiều vốn có đang phải<br />
trải qua những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng từ những tác động trái chiều của toàn<br />
cầu hóa.<br />
Những tác động từ biến đổi môi trường bên ngoài có thể làm trì trệ tăng<br />
trưởng đô thị và đảo ngược các thành quả đạt được trong quá khứ. Một đô thị phát<br />
triển từng ngày với sự phức tạp nội tại trở nên khó quản lý bằng những phương<br />
pháp truyền thống. Mức độ phức tạp cũng ngày càng gia tăng do các tương tác và<br />
phụ thuộc lẫn nhau đang gia tăng. Tính chất phức tạp lại liên tục thay đổi của đô thị<br />
ngụ ý cho việc tìm kiếm giải pháp tối ưu trước những mối nguy bên ngoài sẽ không<br />
hiệu quả. Bên cạnh những nỗ lực đáng kể thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu tác<br />
động, các chiến lược thích ứng với những mối nguy cũng đã được quan tâm trong<br />
thời gian gần đây (Galderisi 2014). Trọng tâm của sự thích ứng bắt nguồn từ nhận<br />
thức ngày càng tăng về tác động của biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa sẽ đặc biệt<br />
nghiêm trọng ở khu vực đô thị (Brugmann 2012).<br />
2. Thích ứng của đô thị với biến đổi môi trường<br />
Thích ứng (adaptation) không phải là một thuật ngữ mới mẻ vì đã được sử<br />
dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến sự thay đổi môi trường bên ngoài (Adger et<br />
al. 2009). Thuật ngữ này bắt nguồn từ khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến<br />
hóa thông qua những nghiên cứu sâu xa của Charles Darwin về sự tiến hóa và chọn<br />
lọc tự nhiên (Smit & Wandel 2006).<br />
Những lựa chọn trước thay đổi môi trường rất quan trọng đối với một cộng<br />
đồng/một hệ thống. Thích ứng cũng được xem là một lựa chọn phản hồi quan trọng<br />
(Fankhauser 1996; Smith 1996; Pielke 1998; Kane & Shogren 2000). Do đó, thích<br />
ứng được xem như những điều chỉnh trong hành vi và các đặc tính của hệ thống làm<br />
tăng khả năng đối phó với căng thẳng bên ngoài (Brooks 2003) và việc phát triển<br />
các chiến lược thích ứng theo kế hoạch để đối phó với những rủi ro được coi là bổ<br />
sung cần thiết cho các hoạt động giảm nhẹ tổn thương (Burton 1996; Smith et al.<br />
1996; Parry et al. 1998; Smit et al. 1999).<br />
Đô thị thích ứng (urban adaptation) là khả năng thay đổi trong quy trình,<br />
thông lệ, hoặc cấu trúc của đô thị nhằm giảm nhẹ hoặc bù đắp các thiệt hại tiềm ẩn<br />
hoặc tận dụng các cơ hội liên quan đến tổn thương (Smit & Pilifosova 2003). Thích<br />
ứng ở đô thị còn được xác định bằng khả năng phục hồi của đô thị đó.<br />
Tổn thương đô thị (urban vulnerability) thường được định nghĩa là xu hướng<br />
hệ thống đô thị bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất lợi và phục hồi đô thị (urban<br />
343<br />
resilience) là khả năng của một đô thị tránh hoặc đáp trả sự kiện bất lợi đó. Nhiều<br />
tác giả nhận thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa tính dễ bị tổn thương và khả năng phục<br />
hồi (Turner II et al. 2003; Eakin & Luers 2006; Gallopín 2006; Young et al. 2006;<br />
Janssen et al. 2007; Nelson et al. 2007; Polsky et al. 2007; Vogel et al. 2007; Cutter<br />
et al. 2008; Turner II 2010; Engle 2011). Mặc dù khả năng dễ bị tổn thương và khả<br />
năng phục hồi có thể được xem như các khái niệm riêng biệt, nhưng chúng được kết<br />
nối thông qua khái niệm năng lực thích ứng và sự nhấn mạnh nhiều hơn từ tổng hợp<br />
có thể giúp đánh giá khả năng thích ứng (Engle 2011).<br />
Đô thị hóa đã làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa xã hội và môi trường,<br />
và ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng phục hồi của các thành phố theo<br />
những cách phức tạp với tốc độ đáng báo động (Romero-Lankao et al. 2016). Trong<br />
những thập kỷ qua, tính bền vững, tổn thương, thích ứng và khả năng phục hồi đã<br />
trở thành những khái niệm chính nhằm tìm hiểu động lực đô thị hiện tại và đáp ứng<br />
một loạt các thách thức hiện ra do đô thị hóa và thay đổi môi trường (Jacobs 2006;<br />
Pelling 2010).<br />
Phát triển đô thị thích ứng là thiết kế, xây dựng và phát triển liên tục của các<br />
khu vực đô thị để dự đoán và phản ứng với những thay đổi trong môi trường và xã<br />
hội. Những thay đổi này bao gồm cả các quy trình trong chính thành phố và các<br />
phát triển bên ngoài (Graaf 2012). Việc thích ứng bao gồm bốn thành phần chính<br />
(1) đặc điểm của mối nguy, (2) đặc điểm của hệ thống, (3) các cấp độ thích ứng và<br />
(4) phản ứng thích ứng (Bryant et al. 2000). Thảo luận về các giới hạn về thích ứng<br />
thường được xây dựng trên ba khía cạnh: giới hạn về sinh lý, giới hạn về kinh tế và<br />
giới hạn về công nghệ (Adger et al. 2009).<br />
Các đô thị có khả năng thích ứng rất khác nhau, trong đó đô thị ở các nước<br />
đang phát triển có mức độ thích ứng thấp hơn. Nguyên nhân là do có sự khác biệt ở<br />
tầm quản lý, các tổ chức xã hội, công nghệ, sự giàu có và chiến lược phát triển của<br />
những đô thị đó. Vì vậy, khả năng thích ứng tăng lên khi các đô thị có nhiều khả<br />
năng phục hồi và giảm xuống khi các đô thị dễ bị tổn thương (Folke et al. 2002).<br />
Nhiều chiến lược và giải pháp thích ứng được nêu ra trong các cuộc thảo<br />
luận về phát triển đô thị thường đề cập đến khía cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và đáp<br />
ứng các dịch vụ đô thị nhằm hỗ trợ thị dân có nguồn lực để thích ứng với những<br />
thay đổi bên ngoài. Song, việc nhận thức lại cách tiếp cận đô thị với tư cách phát<br />
triển vùng cũng khá quan trọng. Những nhận thức trước đây có thể đã không còn<br />
phù hợp và dẫn đến những thất bại chính sách trong phát triển đô thị, vùng đô thị.<br />
Thay đổi cách tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp<br />
hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai.<br />
<br />
<br />
344<br />
3. Tiếp cận địa lý trong phát triển đô thị thích ứng<br />
Năm 2009, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR)<br />
với nhan đề Tái định dạng địa kinh tế (Reshaping economic geography). Báo cáo đề<br />
cập đến vấn đề phát triển đô thị, vùng, quốc gia qua lăng kính địa lý dựa trên 03<br />
khái niệm: Mật độ, khoảng cách và chia cắt. Cách tiếp cận này được gọi là tiếp cận<br />
3D, gần giống như khái niệm trong nghiên cứu không gian ba chiều. So với cách<br />
tiếp cận địa lý truyền thống trong chính sách phát triển đô thị, vùng đô thị, cách tiếp<br />
cận này tỏ ra hiệu quả hơn và giúp người làm chính sách nhìn nhận các vấn đề đô<br />
thị tốt hơn để từ đó có những hỗ trợ cho thích ứng đô thị.<br />
Mật độ - Density<br />
Các hoạt động kinh tế của một khu vực, theo mọi nghĩa, là không đồng đều<br />
về mặt địa lý. Có những khu vực tích tụ nhiều tài lực, vật lực, nhân lực (tạm gọi là<br />
thành thị) nhưng cũng có những vùng lại khan hiếm những nguồn lực này (tạm gọi<br />
là nông thôn). Những danh xưng này gợi mở một khái niệm có tính chất địa lý–mật<br />
độ. Trong địa kinh tế (geo-economic), mật độ không đơn thuần là khái niệm đại<br />
biểu cho sự tập trung dân số trên một đơn vị diện tích mà còn đề cập đến mức độ<br />
tập trung của hoạt động kinh tế trên đơn vị diện tích đất được đo bằng các hoạt động<br />
kinh tế hoặc sản lượng tạo ra (Ngân hàng Thế giới 2009).<br />
Mật độ không đồng đều trong không gian kinh tế của một vùng biểu thị cho<br />
độ gập ghềnh vốn là bản chất tự nhiên của nền kinh tế thị trường vì thị trường có<br />
tính chọn lọc cao đối với những vùng có nhiều thuận lợi địa lý “trời phú” hoặc khu<br />
vực có sự ngẫu nhiên trong lịch sử có lợi (Ngân hàng Thế giới 2009). Sự phân hóa<br />
này là hình thái ban đầu của quá trình phát triển vùng nhưng dần về sau sẽ hội tụ.<br />
Mật độ cao thường gắn với những ảnh hưởng tiêu cực như tắc nghẽn giao<br />
thông, bình quân diện tích đất đầu người thấp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tích cực<br />
lại ít được thảo luận rằng mật độ cao sẽ: i) tạo ra mạng lưới xã hội rộng và dày đặc<br />
cùng các thể chế tạo thuận lợi cho sự tương tác đó (Fingleton 2007) nhằm thúc đẩy<br />
hình thành và tích lũy vốn xã hội; ii) làm tăng quy mô thị trường, kích thích nhu cầu<br />
và sự đáp ứng cho sự đổi mới (Klasen & Nestmann 2006) dẫn đường cho phát triển<br />
khoa học-công nghệ; iii) cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua các chương trình<br />
dịch tễ công cộng và cấp thoát nước. Do đó, ưu thế của mật độ cao không chỉ dừng<br />
lại ở thu nhập và của cải mà còn bao gồm cả khía cạnh xã hội.<br />
Khoảng cách - Distance<br />
Tăng trưởng cân đối theo không gian trong hàng thập kỷ là thất bại chính<br />
sách cho một số nước đang phát triển như Việt Nam. Để một quốc gia phát triển thì<br />
<br />
<br />
345<br />
phải có những vùng phát triển trước những vùng khác, tức nghĩa là những vùng có<br />
mật độ cao so với những vùng có mật độ thấp.<br />
Điều này vô hình trung tạo ra khoảng cách. Trong địa kinh tế, khoảng<br />
cách không giống với khoảng cách trong hình học của Euclicd mà biểu hiện các<br />
chi phí để đến được những nơi có mật độ kinh tế cao nhằm ám chỉ sự di chuyển<br />
dễ dàng hoặc khó khăn của hàng hoá, dịch vụ, lao động, vốn, thông tin và ý<br />
tưởng (Ngân hàng Thế giới 2009). Trong thương mại và dịch vụ, khoảng cách<br />
liên quan đến thời gian và chi phí vận chuyển; trong dịch chuyển lao động,<br />
khoảng cách bao hàm cả “chi phí tinh thần” vì cư dân phải rời bỏ nơi chốn thân<br />
quen và phải đánh đổi bằng tình trạng sức khỏe xấu hơn, tuổi thọ ngắn hơn để<br />
có những cơ hội cho cuộc sống.<br />
Khoảng cách kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lan tỏa<br />
giữa các vùng vì ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động có mối quan hệ tương tác<br />
theo không gian (Trương Thị Kim Chuyên 2011). Thêm nữa, những rào cản hữu<br />
hình (trạm thu phí…) và vô hình (chính sách…) cũng làm gia tăng khoảng cách.<br />
Chia cắt – Division<br />
Trạm thu phí hay địa giới hành chính là một trong những rào cản chính<br />
gia tăng khoảng cách và đồng thời cũng gia tăng sự cách biệt giữa các vùng mà<br />
bên ngoài dường như không nhận thấy. Trong địa kinh tế, điều này gọi là chia<br />
cắt. Nếu chia cắt diễn ra càng mạnh mẽ sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn<br />
đến việc lưu thông hàng hoá, vốn, con người và ý tưởng. Những vùng biên giới<br />
xa xôi, nơi quần cư của nhiều dân tộc ít người thường được xem là những vùng<br />
đại diện cho sự chia cắt.<br />
Ở một khía cạnh khác, đa văn hóa, đa sắc tộc ở đô thị mang đến không gian<br />
văn hóa đa dạng, nhiều kinh nghiệm và sự sáng tạo (Alesina & Ferrara 2005) nhưng<br />
cũng là nguyên nhân của chi phí điều phối cao vì không thể áp dụng chính sách<br />
chung cho toàn xã hội (Shabani et al. 2012). Thêm nữa, khi truyền thông không đầy<br />
đủ, có thể gây trở ngại cho việc phổ biến chính sách, khoa học–công nghệ ảnh<br />
hưởng hưởng xấu đến tăng trưởng (Eris 2010).<br />
Trong khuôn khổ bài viết, sự khác biệt việc tiếp cận theo cách mới so với<br />
cách cũ được chỉ ra trong bảng dưới đây nhằm lí giải vì sao nhiều chính sách phát<br />
triển cho những vùng đô thị chưa thật sự thành công bởi cách tiếp cận trong chính<br />
sách phát triển vùng thường phân tích theo các hợp phần riêng lẻ như điều kiện tự<br />
nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, thể chế…<br />
<br />
<br />
<br />
346<br />
Bảng 1. So sánh giữa hai cách tiếp cận trong phát triển đô thị<br />
TT Khía cạnh Tiếp cận địa kinh tế Tiếp cận truyền thống<br />
1 Mật độ - Mật độ biểu hiện mức độ tập - Mật độ chỉ sự tích tụ của<br />
trung của hoạt động kinh tế trên dân cư (người/km²).<br />
đơn vị diện tích đất (tổng - Tập trung vào chính sách<br />
GDP/km²). về đô thị hoá.<br />
- Chính sách chú trọng đến nỗ lực<br />
cải thiện dịch vụ công ở đô thị.<br />
2 Khoảng - Khoảng cách biểu hiện các chi - Khoảng cách thường<br />
cách phí để đến được những nơi có ám chỉ chiều dài giữa hai<br />
mật độ kinh tế cao. địa điểm (khoảng cách<br />
- Đôi khi còn ám chỉ “chi phí tinh tuyệt đối).<br />
thần” cho việc xa rời lãnh thổ - Chưa quan tâm đến khía<br />
thân quen. cạnh kinh tế và chi phí<br />
- Chính sách chính là tập trung tinh thần.<br />
khuyến khích thu hút đầu tư về đô<br />
- Tập trung chính sách<br />
thị thông qua marketing địa<br />
phát triển cơ sở hạ tầng để<br />
phương.<br />
kết nối.<br />
3 Chia cắt - Sự chia cắt diễn ra khi các - Sự chia cắt thường xem<br />
đường biên giới giữa các quốc gia xét giữa vùng phát triển và<br />
không được quản lí tốt. vùng nghèo.<br />
- Giữa các vùng trong quốc gia, - Vùng cao, vùng sâu,<br />
sự chia cắt diễn ra khi có sự phân vùng xa xem là vùng bị<br />
hóa sâu sắc về văn hoá, ngôn ngữ, chia cắt.<br />
sắc tộc và tôn giáo.<br />
- Các công cụ chính sách<br />
- Kết hợp cả ba công cụ: thể chế,<br />
thường dàn trải và ít mục<br />
cơ sở hạ tầng và cơ chế khuyến<br />
tiêu.<br />
khích có mục tiêu rõ ràng.<br />
Nguồn: Điều chỉnh từ (Trương Thị Kim Chuyên 2011)<br />
<br />
Một trong những tác lực thị trường có liên quan đến cách tiếp cận 3D là tính<br />
kinh tế nhờ sự tích tụ. Tính kinh tế nhờ sự tích tụ được tăng cường theo mật độ và<br />
suy yếu theo khoảng cách. Điều này có thể giải thích vì sao người dân thường chọn<br />
nơi có mật độ cao và chấp nhận trả giá để đến được vùng giàu có hơn. Một số nước<br />
mắc phải nỗi lo sợ vô cớ về đô thị hoá trong quá trình phát triển vì sự tập trung hóa<br />
vào một vùng là không tốt. Điều này có thể do ảnh hưởng tư duy dàn trải trong phát<br />
347<br />
triển vùng của Liên Xô trong thế kỷ trước. Ví dụ ở Việt Nam tuy thị dân chỉ chiếm<br />
30% nhưng GDP trong sản lượng quốc gia do khu vực này mang lại chiếm đến<br />
70%, và sẽ rất vô ích nếu các nhà hoạch định chính sách tốn công để hạn chế việc<br />
nhập cư vào đô thị.<br />
Tuy nhiên các thành phố mật độ cao chưa hẳn đã hấp dẫn được nhà đầu tư<br />
nếu thành phố không thoả mãn các nhu cầu về đất đai và địa điểm của những ngành<br />
kinh tế chủ đạo của mình. Bên cạnh đó, qui mô và mức độ tập trung cao của thành<br />
phố cũng gây nên những vấn nạn như vấn đề tội phạm, ô nhiễm… Tóm lại, sự tích<br />
tụ sẽ được nhiều lợi ích chỉ khi cơ sở hạ tầng được đáp ứng đầy đủ. Thông thường<br />
trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng giao cho địa phương, nhưng không phải nguồn<br />
lực và năng lực của địa phương lúc nào cũng có. Bên cạnh đó, các thành phố mới sẽ<br />
khó hoạt động tốt nếu không được bố trí gần các thành phố đã phát triển. Tuy nhiên<br />
điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lí của chính phủ.<br />
4. Kết luận<br />
Bên cạnh là động lực mới cho phát triển kinh tế quốc gia và toàn cầu, hệ<br />
thống đô thị trong thế kỷ này phải đối mặt với những thách thức cho phát triển liên<br />
quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, đô thị<br />
phải thích ứng đồng nghĩa với giảm thiểu những tác động và tận dụng cơ hội có thể<br />
có của những mối nguy bên ngoài để phát triển. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận<br />
trong phát triển đô thị có thể dẫn đến những thay đổi trong quan điểm của chính<br />
quyền đô thị và gián tiếp giúp hệ thống đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai.<br />
Việc thích ứng tốt với thách thức bên ngoài, đô thị có thể duy trì/tạo ra thương hiệu<br />
tạo nên sự khác biệt với những đô thị xung quanh.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Adger, W.N. et al., 2009. Are there social limits to adaptation to climate<br />
change? Climatic Change, 93(3–4), pp.335–354.<br />
2. Alesina, A. & Ferrara, E.L., 2005. Ethnic diversity and economic<br />
performance. Journal of Economic Literature, 43(3), pp.762–800.<br />
3. Bettencourt, L. & West, G., 2010. A unified theory of urban living. Nature,<br />
467(7318), pp.912–913.<br />
4. Bettencourt, L.M. et al., 2007. Growth, innovation, scaling, and the pace of<br />
life in cities. Proceedings of the national academy of sciences, 104(17),<br />
pp.7301–7306.<br />
5. Brooks, N., 2003. Vulnerability, risk and adaptation: A conceptual<br />
framework, Tyndall Centre Working Paper, No. 38. Norwich, UK, Tyndall<br />
Centre for Climate Change Research, University of East Anglia.<br />
<br />
348<br />
6. Brugmann, J., 2012. Financing the resilient city. Environment and<br />
Urbanization, 24(1), pp.215–232.<br />
7. Bryant, C.R. et al., 2000. Adaptation in Canadian agriculture to climatic<br />
variability and change. Climate Change, 45(1), pp.181–201.<br />
8. Burton, I., 1996. The growth of adaptation capacity: Practice and policy. In J.<br />
Smith, N. Bhatti, G. Menzhulin, R. Benioff, M.I. Budyko, M. Campos, B.<br />
Jallow, and F. Rijsberman (eds.) Adapting to Climate Change: An<br />
International Perspective. New York, USA: Springer-Verlag, pp. 55–67.<br />
9. Butler, D., 2010. Cities: The century of the city. Nature, 467(7318), pp.900–901.<br />
10. Cohen, B., 2014. The 10 smartest cities in Europe, Fast Company.<br />
11. Cohen, B., 2015. The smartest cities in the world 2015: Methodology, Fast Company.<br />
12. Cohen, B., 2012a. The top 10 smart cities on the planet, Co. Exist, 11.<br />
13. Cohen, B., 2012b. What exactly is a smart city, Co. Exist, 19.<br />
14. Cohen, J.E., 2003. Human Population: The Next Half Century. Science,<br />
302(5648), pp.1172–1175.<br />
15. Cutter, S.L. et al., 2008. A place-based model for understanding community<br />
resilience to natural disasters. Global Environmental Change, 18, pp.598–606.<br />
16. Dobbs, R. et al., 2011. Urban world: Mapping the economic power of cities,<br />
McKinsey Global Institute.<br />
17. Eakin, H. & Luers, A.L., 2006. Assessing the vulnerability of social<br />
environmental systems. Annual review of Environment and Resources, 31,<br />
pp.365–394.<br />
18. Engle, N.L., 2011. Adaptive capacity and its assessment. Global<br />
Environmental Change, 21, pp.647–656.<br />
19. Eris, M., 2010. Population heterogeneity and growth. Economic Modelling,<br />
27(5), pp.1211–1222.<br />
20. Fankhauser, S., 1996. The potential costs of climate change adaptation. In J.<br />
Smith, N. Bhatti, G. Menzhulin, R. Benioff, M.I. Budyko, M. Campos, B.<br />
Jallow, and F. Rijsberman (eds.) Adapting to Climate Change: An<br />
International Perspective. New York, USA: Springer-Verlag, pp. 80–96.<br />
21. Fingleton, B., 2007. A multi-equation spatial econometric model, with<br />
application to EU manufacturing productivity growth. Journal of<br />
Geographical Systems, 9(2), pp.119–144.<br />
<br />
<br />
349<br />
22. Folke, C. et al., 2002. Resilience and sustainable development: Building<br />
adaptive capacity in a world of transformations. AMBIO: A journal of the<br />
human environment, 31(5), pp.437–440.<br />
23. Galderisi, A., 2014. Adapting cities for a changing climate: An integrated<br />
approach for sustainable urban development. WIT Transactions on Ecology<br />
and the Environment, 191, pp.549–560.<br />
24. Gallopín, G.C., 2006. Linkages between vulnerability, resilience, and adaptive<br />
capacity. Global Environmental Change, 16, pp.293–303.<br />
25. Giffinger, R. & Pichler-Milanović, N., 2007. Smart cities Ranking of<br />
European medium-sized cities, Vienna University of Technology, Centre of<br />
Regional Science.<br />
26. Glaeser, E., 2011. Cities, productivity, and quality of life. Science, 333(6042),<br />
pp.592–594.<br />
27. Graaf, D.R., 2012. Adaptive urban development: A symbiosis between cities<br />
on land and water in the 21st century, Holland: Rotterdam University Press.<br />
28. IPCC, 2014. Climate Change 2014 (Synthesis Report). Contribution of<br />
Working Groups I, II and III to the Fifth Assessment Report of the<br />
Intergovernmental Panel on Climate Change, Geneva, Switzerland.<br />
29. Jacobs, M., 2006. Fairness and Futurity : Essays on Environmental<br />
Sustainability and Social Justice, Oxford, UK: Oxford University Press.<br />
30. Janssen, M.A., Anderies, J.M. & Ostrom, E., 2007. Robustness of social-<br />
ecological systems to spatial and temporal variability. Society and Natural<br />
Resources, 20(4), pp.307–322.<br />
31. Kane, S. & Shogren, J.F., 2000. Linking Adaptation and Mitigation in Climate<br />
Change Policy. Climate Change, 45(1), pp.75–102.<br />
32. Klasen, S. & Nestmann, T., 2006. Population, population density and<br />
technological change. Journal of Population Economics, 19(3), pp.611–626.<br />
33. Nelson, R., Adger, W.N. & Brown, K., 2007. Adaptation to environmental<br />
change: Contributions of a resilience framework. Annual review of<br />
Environment and Resources, 32, pp.395–419.<br />
34. Ngân hàng Thế giới, 2009. Tái định dạng địa kinh tế, Hanoi: NXB Văn hóa thông tin.<br />
35. Parry, M. et al., 1998. Adapting to the inevitable. Nature, 395, pp.741–742.<br />
36. Pelling, M., 2010. Adaptation to Climate Change: From Resilience to<br />
Transformation, UK: Routledge.<br />
<br />
<br />
350<br />
37. Pielke, R.A., 1998. Rethinking the role of adaptation in climate policy. Global<br />
Environmental Change, 8(2), pp.159–170.<br />
38. Polsky, C., Neff, R. & Yarnal, B., 2007. Building comparable global change<br />
vulnerability assessments: The vulnerability scoping diagram. Global<br />
Environmental Change, 17, pp.472–485.<br />
39. Romero-Lankao, P. et al., 2016. Urban sustainability and resilience: From<br />
theory to practice. Sustainability, 8(12), p.1224.<br />
40. Sassen, S., 2018. Cities in a world economy, Sage Publications.<br />
41. Shabani, Z.D., Akbari, N. & Esfahani, R.D., 2012. Effect of Population<br />
Density, Division and Distance on Regional Economic Growth. Iranian<br />
Economic Review, 16(31), p.2012.<br />
42. Smit, B. et al., 1999. The Science of Adaptation: A Framework for Assessment.<br />
Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 4, pp.199–213.<br />
43. Smit, B. & Pilifosova, O., 2003. Adaptation to climate change in the context of<br />
sustainable development and equity. Sustainable Development, 8(9), pp.1–9.<br />
44. Smit, B. & Wandel, J., 2006. Adaptation, adaptive capacity and vulnerability.<br />
Global Environmental Change, 16(3), pp.282–292.<br />
45. Smith, J.B. et al., 1996. Adapting to Climate Change: An International<br />
Perspective, New York, USA: Springer-Verlag.<br />
46. Smith, K., 1996. Environmental Hazards: Assessing Risk and Reducing<br />
Disaster, London, UK: Routledge.<br />
47. Trương Thị Kim Chuyên, 2011. Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển<br />
vùng ở Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận của Báo cáo Phát triển Thế giới 2009,<br />
Hội thảo Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế<br />
của Việt Nam, Hà Nội.<br />
48. Turner II, B.L. et al., 2003. A framework for vulnerability analysis in<br />
sustainability science. Proceedings of the National Academy of Sciences of the<br />
United States of America, 100, pp.8074–8079.<br />
49. Turner II, B.L., 2010. Vulnerability and resilience: coalescing or paralleling approaches<br />
for sustainability science? Global Environmental Change, 20, pp.570–576.<br />
50. Vogel, C. et al., 2007. Linking vulnerability, adaptation, and resilience science<br />
to practice: pathways, players, and partnerships. Global Environmental<br />
Change, 17, pp.349–364.<br />
51. Young, O.R. et al., 2006. The globalization of socio-ecological systems: an<br />
agenda for scientific research. Global Environmental Change, 16, pp.304–316.<br />
<br />
<br />
351<br />